Thị trường mua bán nợ của Việt Nam đã được hình thành từ những
năm 2000 nhưng cho đến nay vẫn chưa phát triển theo đúng tiềm
năng của nó. Thị trường vẫn ở giai đoạn sơ khai, quy mô nhỏ với
những hàng hóa đơn điệu và thiếu tính thanh khoản.
Trong giai đoạn tới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Việt Nam
cần hướng tới sự phát triển của thị trường mua bán nợ nói chung
và thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp nói riêng để
đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, góp phần tăng trưởng kinh tế
bền vững. Thị trường mua bán nợ phát triển sẽ giúp cho tình hình tài
chính của các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại (NHTM) được
lành mạnh, minh bạch, đồng thời khơi thông nguồn vốn trong nền
kinh tế. Trong bài viết này tác giả tập trung nghiên cứu về thị trường
mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp.
11 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng tới sự phát triển của thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 191- Tháng 4. 2018
Hướng tới sự phát triển của thị trường mua bán
nợ ngân hàng và doanh nghiệp tại Việt Nam
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ
Vũ Thị Nhài
Ngày nhận: 26/01/2018 Ngày nhận bản sửa: 15/03/2018 Ngày duyệt đăng: 23/04/2018
Thị trường mua bán nợ của Việt Nam đã được hình thành từ những
năm 2000 nhưng cho đến nay vẫn chưa phát triển theo đúng tiềm
năng của nó. Thị trường vẫn ở giai đoạn sơ khai, quy mô nhỏ với
những hàng hóa đơn điệu và thiếu tính thanh khoản.
Trong giai đoạn tới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Việt Nam
cần hướng tới sự phát triển của thị trường mua bán nợ nói chung
và thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp nói riêng để
đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, góp phần tăng trưởng kinh tế
bền vững. Thị trường mua bán nợ phát triển sẽ giúp cho tình hình tài
chính của các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại (NHTM) được
lành mạnh, minh bạch, đồng thời khơi thông nguồn vốn trong nền
kinh tế. Trong bài viết này tác giả tập trung nghiên cứu về thị trường
mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp.
Từ khóa:thị trường mua bán nợ, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp
1. Tổng quan về thị trường
mua bán nợ ngân hàng và
doanh nghiệp
hị trường mua
bán nợ là một bộ
phận cấu thành
của thị trường
tài chính, là nơi
mua bán, trao đổi các khoản
nợ là các chứng khoán nợ, bao
gồm trái phiếu chính phủ, trái
phiếu doanh nghiệp, trái phiếu
đô thị, giấy chứng nhận tiền
gửi, các khoản nợ được chứng
khoán hóa, các khoản nợ của
khách hàng đối với tổ chức tín
dụng và các công cụ phái sinh
tín dụng.
Thị trường mua bán nợ bao
gồm thị trường mua bán nợ
chính phủ và chính quyền địa
phương, thị trường mua bán nợ
ngân hàng và doanh nghiệp.
Thị trường mua bán nợ ngân
hàng và doanh nghiệp là nơi
mua bán, trao đổi các khoản
nợ của ngân hàng và doanh
nghiệp. Hàng hóa trên thị
trường này gồm trái phiếu
doanh nghiệp, giấy chứng
nhận tiền gửi, thương phiếu,
các khoản nợ đã được chứng
khoán hóa và các khoản nợ
của khách hàng đối với tổ
chức tín dụng (TCTD).
Trong thị trường mua bán nợ
ngân hàng và doanh nghiệp,
hoạt động mua bán nợ nhằm
mục đích trao đổi và chuyển
giao phần tài sản là các khoản
nợ cần phải thu từ đối tượng
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 191- Tháng 4. 2018
này sang đối tượng khác.
Thực chất, đó chính là việc
chuyển nhượng lại quyền thu
hồi nợ từ chủ nợ sang bên
mua nợ để bên mua nợ trở
thành chủ nợ mới của bên nợ.
Trong hoạt động mua bán nợ
này, bên thứ ba hay bên mua
nợ không có trong hợp đồng
nợ ban đầu, còn bên bán nợ là
chủ nợ đã cho vay nợ mà chưa
đến hạn đòi nợ hoặc chưa thể
đòi nợ được khi đã đến hạn
hoặc quá hạn cho vay.
Thị trường mua bán nợ ngân
hàng và doanh nghiệp được
phân loại theo các tiêu chí
khác nhau.
Nếu phân theo tiêu chí tính
chất của khoản nợ thì thị
trường mua bán nợ ngân hàng
và doanh nghiệp gồm thị
trường mua bán nợ đủ tiêu
chuẩn và thị trường mua bán
nợ xấu. Thị trường mua bán
nợ đủ tiêu chuẩn (Standard
debt market) là nơi mua bán,
trao đổi các công cụ nợ của
ngân hàng và doanh nghiệp
đạt tiêu chuẩn, đó là trái phiếu
doanh nghiệp, giấy chứng
nhận tiền gửi tại các TCTD.
Thị trường mua bán nợ xấu
(Bad debt market) là nơi giao
dịch các khoản nợ xấu của các
TCTD.
Nếu phân theo quá trình luân
chuyển vốn thì thị trường
mua bán nợ gồm thị trường
mua bán nợ sơ cấp và thị
trường mua bán nợ thứ cấp.
Thị trường mua bán nợ sơ cấp
(Primary debt market) là thị
trường giao dịch các khoản nợ
được phát hành lần đầu tiên.
Việc mua bán trên thị trường
mua bán nợ sơ cấp làm thay
đổi chủ nợ của các khoản nợ
này. Thông qua việc mua bán
nợ trên thị trường mua bán nợ
sơ cấp, chủ nợ đã có thể cho
doanh nghiệp vay vốn nhằm
tài trợ vốn cho các chương
trình, dự án.Thị trường mua
bán nợ thứ cấp (Secondary
debt market) là thị trường giao
dịch những khoản nợ đã được
phát hành nhằm tìm kiếm lợi
nhuận.
Các chủ thể tham gia trên thị
trường mua bán nợ ngân hàng
và doanh nghiệp bao gồm các
cơ quan quản lý nhà nước, Sở
giao dịch, hiệp hội các nhà
kinh doanh mua bán nợ, các
tổ chức đánh giá xếp hạng tín
nhiệm, các tổ chức tham gia
tư vấn và trung gian tạo lập
thị trường, các chủ thể tham
gia mua và bán nợ.
Cơ quan quản lý nhà nước về
thị trường mua bán nợ được
thành lập để thực hiện chức
năng quản lý nhà nước đối
với thị trường mua bán nợ nói
chung và thị trường mua bán
nợ ngân hàng và doanh nghiệp
nói riêng. Cơ quan này trực
thuộc Bộ Tài chính và chịu
trách nhiệm nền tảng, cơ sở hạ
tầng, quy chế hoạt động cho
việc hình thành và phát triển
thị trường mua bán nợ. Các
cơ quan quản lý chuyên ngành
cấp phép hoặc cho ý kiến việc
phát hành riêng lẻ trái phiếu
của các doanh nghiệp chuyên
ngành, ví dụ như Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam (NHNN)
cấp phép việc phát hành trái
phiếu của các TCTD; Cục
giám sát bảo hiểm cấp phép
phát hành trái phiếu của các
doanh nghiệp bảo hiểm.
Sở giao dịch mua bán nợ ngân
hàng và doanh nghiệp được
tổ chức dưới hình thái là một
doanh nghiệp hoạt động theo
khuôn khổ pháp luật về chứng
khoán. Tại sở giao dịch mua
bán nợ ngân hàng và doanh
nghiệp, giao dịch về các
khoản nợ được tập trung tại
một địa điểm, các lệnh được
chuyển tới sàn giao dịch và
tham gia vào quá trình ghép
lệnh để hình thành nên giá
giao dịch. Sở giao dịch này
chính là thị trường mua bán
nợ tập trung trong đó việc
giao dịch các khoản nợ đã
được chứng khoán hóa được
thực hiện trên sàn giao dịch
hay qua hệ thống mạng thông
tin máy tính điện tử do các
thành viên của Sở giao dịch
thực hiện.
Hiệp hội các nhà kinh doanh
mua bán nợ với mục tiêu là
bảo vệ lợi ích cho các doanh
nghiệp thành viên và cho toàn
ngành mua bán nợ nói chung.
Hiệp hội này có tác dụng
khuyến khích hoạt động đầu
tư và kinh doanh mua bán nợ,
ban hành và thực hiện các quy
tắc tự điều hành trên cơ sở các
quy định pháp luật về mua bán
nợ. Đồng thời hiệp hội cũng
thực hiện việc điều tra và giải
quyết những tranh chấp giữa
các thành viên trong quá trình
hoạt động kinh doanh và hiệp
hội cùng tham gia để xây
dựng các tiêu chuẩn hóa các
nguyên tắc và thông lệ trong
ngành kinh doanh mua bán nợ.
Các tổ chức đánh giá, xếp
hạng tín nhiệm là các doanh
nghiệp chuyên đưa ra các
đánh giá về tình hình và triển
vọng của các doanh nghiệp
khác dưới dạng các hệ số tín
nhiệm. Việc sử dụng công
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
3Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 191- Tháng 4. 2018
cụ xếp hạng tín nhiệm nhằm
minh bạch hóa thông tin giữa
các nhà đầu tư và kinh doanh
mua bán nợ. Nói cách khác,
xếp hạng tín nhiệm là việc
đo lường mức độ rủi ro chủ
thể phá sản không thanh toán
được các khoản nợ. Các tổ
chức xếp hạng tín nhiệm sẽ
đánh giá khả năng phát hành
nợ có thể thanh toán nợ gốc
và lãi đúng hạn và đo lường
khả năng vỡ nợ. Tổ chức có
thể xếp hạng tín nhiệm của
nhà phát hành công cụ nợ
hoặc riêng công cụ nợ hay còn
gọi là xếp hạng từng đợt phát
hành.
Các tổ chức tham gia tư vấn
và trung gian tạo lập thị
trường như tổ chức ký gửi và
thanh toán chứng khoán nợ
là tổ chức nhận lưu giữ các
chứng khoán và tiến hành
nghiệp vụ thanh toán bù trừ.
Bên cạnh đó còn có các công
ty chứng khoán, quỹ đầu tư
chứng khoán và các trung gian
tài chính.
Các chủ thể tham gia bán
nợ bao gồm các TCTD, các
doanh nghiệp có nợ cần bán.
Các chủ thể tham gia mua nợ
bao gồm các doanh nghiệp
mua bán nợ chuyên nghiệp
được cơ quan quản lý nhà
nước cấp phép tham gia thị
trường mua bán nợ ngân
hàng và doanh nghiệp. Đây là
những doanh nghiệp thường
xuyên mua bán các khoản nợ
với số lượng lớn và có các
bộ phận chức năng bao gồm
nhiều chuyên gia có kinh
nghiệm về mua bán nợ để
nghiên cứu thị trường và đưa
ra các quyết định đầu tư.
2. Thực trạng thị trường
mua bán nợ ngân hàng và
doanh nghiệp của Việt Nam
2.1. Thực trạng thị trường
mua bán nợ doanh nghiệp đủ
tiêu chuẩn
Thị trường mua bán nợ ngân
hàng và doanh nghiệp đủ tiêu
chuẩn của Việt Nam thời gian
qua chính là thị trường mua
bán trái phiếu doanh nghiệp.
Hàng hóa được giao dịch là
những trái phiếu doanh nghiệp
không chuyển đổi, trái phiếu
có thể chuyển đổi, trái phiếu
kèm chứng quyền; trái phiếu
có bảo đảm, trái phiếu không
có bảo đảm; trái phiếu có thể
mua lại trước hạn, trái phiếu
có thể bán lại trước hạn; trái
phiếu có lãi suất cố định, trái
phiếu có lãi suất thả nổi, trái
phiếu có định mức tín nhiệm
hoặc không.
Hàng năm, thị trường phát
hành trái phiếu doanh nghiệp
dao động trong khoảng từ
25.000 tỷ đồng đến 35.000
tỷ đồng. Trong số trái phiếu
doanh nghiệp phát hành hàng
năm, khoảng 99% trái phiếu
doanh nghiệp phát hành theo
Bảng 1. Quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2012-2016
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Phát hành đại chúng 214 210 1.189 - -
Phát hành riêng lẻ 28.707 34.412 22.922 63.860 129.636
Tổng quy mô phát hành 28.921 34.622 24.111 63.860 129.636
Tỷ lệ phát hành riêng lẻ (%) 99,26 99,39 95,07 100,00 100,00
Tỷ lệ phát hành đại chúng (%) 0,74 0,61 4,93 0 0
Nguồn: Bộ Tài chính
Hình 1. Quy mô giao dịch trái phiếu doanh nghiệp tại các Sở
giao dịch chứng khoán
Nguồn: Ủy ban chứng khoán Nhà nước
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
4 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 191- Tháng 4. 2018
hình thức riêng lẻ.
Tính thanh khoản của những
trái phiếu doanh nghiệp đã
từng bước được cải thiện.
Nhiều công ty chứng khoán
khi phát hành trái phiếu doanh
nghiệp đã đưa ra cam kết sẽ
mua lại trái phiếu của doanh
nghiệp mình với hạn mức nhất
định nhằm tạo thanh khoản
cho những trái phiếu đó.
Thị trường giao dịch trái
phiếu doanh nghiệp Việt Nam
thời gian qua với quy mô rất
nhỏ, cấu trúc thị trường chưa
được định hình rõ. Đa phần
là thị trường sơ cấp hay còn
gọi là thị trường phát hành.
Trên thị trường thứ cấp rất ít
ghi nhận các giao dịch về trái
phiếu doanh nghiệp.
Trái phiếu doanh nghiệp tập
trung ở kỳ hạn từ 3- 5 năm và
trên 5 năm, điều này cho thấy
trái phiếu doanh nghiệp trung
và dài hạn đang là định hướng
phát hành của doanh nghiệp
hiện nay. Đây là dạng chứng
khoán nợ không bị phản ánh
vào tài khoản vay và nợ thuê
tài chính nên luôn là công
cụ nợ tích cực mà các doanh
nghiệp muốn sử dụng. Nếu
doanh nghiệp phát hành loại
trái phiếu chuyển đổi, khi trái
phiếu tới hạn, trái chủ thành
cổ đông và doanh nghiệp
không bị áp lực thanh toán.
Nhóm các nhà đầu tư tham gia
giao dịch mua bán trái phiếu
doanh nghiệp là các NHTM,
quỹ đầu tư, công ty chứng
khoán, công ty bảo hiểm và
các nhà đầu tư cá nhân. Trong
đó nhà đầu tư tham gia chính
trên thị trường trái phiếu
doanh nghiệp là các NHTM.
Hệ thống công nghệ thông tin
phục vụ cho thị trường trái
phiếu doanh nghiệp còn thiếu
và lạc hậu. Hiện nay mới có
hệ thống thỏa thuận giao dịch
OTC, hệ thống giao dịch tại
Sở, hệ thống thanh toán theo
mô hình Interdealer là chủ
đạo. Chưa có hệ thống đăng
ký phát hành/cấp phép phát
hành, hệ thống đấu thầu tiêu
chuẩn, hệ thống cấp mã ISIN
trực tuyến, hệ thống niêm yết
thông tin trái phiếu, hệ thống
thông tin định giá và hệ thống
thông tin cấp quốc gia về trái
phiếu doanh nghiệp.
2.2. Thực trạng thị trường
mua bán nợ xấu ngân hàng
Trong giai đoạn 2012- 2016,
nợ xấu toàn ngành ngân hàng
tuy giảm về tỷ lệ nhưng lại
tăng về quy mô. Năm 2012,
tỷ lệ nợ xấu NHNN thông
báo là 4,12% và trong 5 năm
qua tỷ lệ này liên tục giảm,
đến năm 2016 chỉ còn 2,52%.
Tuy nhiên về số tuyệt đối thì
nợ xấu lại tăng từ 118.408 tỷ
đồng năm 2012 lên 150.000 tỷ
đồng năm 2016.
Trên thị trường mua bán nợ
xấu của ngân hàng hiện nay
chỉ có VAMC và khoảng 20
AMC của các NHTM tham gia
vào việc mua bán các khoản
nợ xấu.
VAMC là công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên do
nhà nước sở hữu 100% vốn
điều lệ và chịu sự quản lý nhà
nước, thanh tra, giám sát của
NHNN. Với số vốn điều lệ
Bảng 2. Cơ cấu tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2016
Đơn vị: %
NHTM Quỹ đầu tư CTCK CTBH Cá nhân Khác Tổng
Trong nước 73,24 2,57 15,21 0,80 1,87 6,31 100
Nước ngoài 2,28 41,56 21,51 0,00 0,00 34,65 100
Nguồn: Bộ Tài chính
Hình 2. Cơ cấu kỳ hạn nợ của dư nợ trái phiếu doanh nghiệp
giai đoạn 2012-2016
Nguồn: Bộ Tài chính
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
5Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 191- Tháng 4. 2018
ban đầu khi thành lập là 500
tỷ đồng,VAMC được giao
nhiệm vụ xử lý nợ xấu ngành
ngân hàng, thúc đẩy tăng
trưởng tín dụng hợp lý cho
nền kinh tế. Công ty thực hiện
các hoạt động mua nợ xấu của
các TCTD; thu hồi nợ, đòi nợ
và xử lý bán nợ, tài sản bảo
đảm; cơ cấu lại khoản nợ, điều
chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển
nợ thành vốn góp, vốn cổ
phần của khách hàng vay.
Đến hết tháng 11/2017,
VAMC đã mua vào khoảng
290.000 tỷ đồng nợ xấu từ các
TCTD, trong khi đó mới chỉ
xử lý được khoảng 60.000 tỷ
đồng, còn khoảng 230.000 tỷ
đồng vẫn chưa có hướng giải
quyết.
Các TCTD bán nợ xấu cho
VAMC sẽ nhận được trái
phiếu đặc biệt, được sử dụng
trái phiếu đặc biệt này để tái
cấp vốn tại NHNN với hạn
mức tái cấp vốn tối đa 70%
mệnh giá trái phiếu và do
Thống đốc quyết định dựa
vào mục tiêu chính sách tiền
tệ quốc gia cũng như kết quả
trích lập dự phòng và xử lý nợ
xấu.
Đến cuối năm 2017, vốn
Hình 3. Tình hình nợ xấu của ngành ngân hàng giai đoạn
2012-2016
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Hình 4. Số dư nợ gốc VAMC đã mua nợ xấu từ các TCTD
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: VAMC
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Hình 5. Tình hình nắm giữ trái phiếu đặc biệt của VAMC tại các NHTM, tháng 12/2017
Đơn vị: tỷ đồng
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
6 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 191- Tháng 4. 2018
điều lệ của VAMC là 2.000
tỷ đồng. Từ cuối năm 2017,
VAMC đã tiến hành mua nợ
xấu của các TCTD theo giá thị
trường. Đã có 41 TCTD đang
nắm giữ trái phiếu đặc biệt
của VAMC. Trong đó, VAMC
đã mua 38.758 tỷ đồng nợ
xấu của Ngân hàng TMCP
Sacombank, 21.131 đồng
của BIDV, 1.486 tỷ đồng của
ACB.
Hầu hết khoản nợ xấu VAMC
mua từ các TCTD đều có
tài sản bảo đảm là bất động
sản hoặc tài sản hình thành
từ vốn vay, kể cả bất động
sản, nhà máy, xí nghiệp, khu
công nghiệp, dự án, trái phiếu
doanh nghiệp...
Việc VAMC mua các khoản
nợ xấu từ các TCTD thực
ra không phải là hình thức
mua đứt bán đoạn, mà trách
nhiệm xử lý nợ xấu vẫn nằm
trên vai của các TCTD. Hàng
năm TCTD vẫn phải trích
lập dự phòng rủi ro 20% cho
trái phiếu VAMC. Điều này
đã làm cho lợi nhuận của các
TCTD giảm mạnh, đây là lý
do mà nhiều TCTD không
muốn bán nợ xấu cho VAMC,
họ muốn ôm nợ, giấu nợ để
giảm áp lực về thua lỗ trong
hoạt động kinh doanh.
Đã có một số NHTM mua
lại khoản nợ xấu đã bán cho
VAMC trước thời hạn 5 năm
như Vietcombank, Vietinbank,
VPbank, MBbank, Năm
2016, Vietcombank là ngân
hàng đầu tiên mua lại toàn
bộ 4.300 tỷ đồng nợ xấu của
mình tại VAMC để chủ động
xử lý thu hồi nợ. Năm 2017,
VIB mua lại 30% số nợ đã bán
cho VAMC và có hướng mua
lại toàn bộ khoản nợ đã bán
trước đó.
Thời gian qua, tốc độ thu
hồi nợ so với tổng dư nợ mà
VAMC đã mua lại từ các
TCTD còn hạn chế do có
những vướng mắc về cơ chế,
chính sách. VAMC đã thực
hiện bán ra được 139 khoản
nợ của 59 khách hàng với giá
bán là 7.816 tỷ đồng, bán tài
sản bảo đảm với giá bán là
11.026 tỷ đồng. Hình thức xử
lý của VAMC vẫn là thu hồi
nợ qua bán nợ, qua xử lý tài
sản bảo đảm và qua việc đôn
đốc khách hàng trả nợ. Việc
bán nợ chủ yếu là bán lại cho
các TCTD trong nước chứ
chưa bán cho nhà đầu tư nước
ngoài do những vướng mắc về
hành lang pháp lý.
Những AMC của các NHTM
thực hiện mua bán nợ của các
TCTD khác và mua bán nợ
trực thuộc ngân hàng mình.
Tuy nhiên số vốn điều lệ của
các AMC này nhỏ và hiệu
quả hoạt động kinh doanh
không cao. Thời gian qua đã
có những trường hợp một số
NHTM mua bán nợ chéo của
nhau thông qua AMC của
ngân hàng mình. Vốn để mua
nợ chéo là vốn ảo qua con
đường ủy thác đầu tư, mua trái
phiếu ngân hàng nhằm luân
chuyển nợ trên sổ sách ngân
hàng, giữ cho số nợ không
thành nợ xấu.
2.3. Thực trạng thị trường
mua bán nợ xấu doanh
nghiệp
Bên cạnh hoạt động của
VAMC trong nỗ lực giải quyết
nợ xấu ngành ngân hàng thì
Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên Mua bán nợ
Việt Nam (DATC) cũng đã
Hình 6. Cơ cấu tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu VAMC đã mua, tháng 12/2017
Nguồn: VAMC
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
7Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 191- Tháng 4. 2018
tích cực tham gia mua, xử lý
80.143 tỷ đồng nợ xấu, trong
đó 63.000 tỷ đồng (chiếm
21%) mua và xử lý nợ xấu
theo chỉ định, 17.143 tỷ đồng
(chiếm 79%) mua và xử lý
nợ trực tiếp theo cơ chế thị
trường.
Thông qua hoạt động mua bán
nợ và tài sản theo chỉ định và
theo cơ chế thị trường, DATC
đã có tác động ảnh hưởng
tích cực đến các ngân hàng và
doanh nghiệp, giúp cho các
NHTM xử lý nhanh được khối
lượng lớn nợ tồn đọng, làm
tăng tính thanh khoản của hệ
thống ngân hàng và nâng cao
năng lực tài chính cho ngân
hàng và các doanh nghiệp.
DATC đã hỗ trợ các doanh
nghiệp nhà nước cổ phần hóa
thành công như Tổng công
ty mía đường, các Tổng công
ty xây dựng, công trình giao
thông, Tổng công ty xây dựng
đường thủy, Tổng công ty
hàng hải, Tổng công ty thuốc
lá, giúp Nhà nước thu hồi
nợ đọng thuế và tăng thu cho
Ngân sách Nhà nước qua số
thuế nộp hàng năm và quan
trọng nhất là tăng công ăn
việc làm, góp phần ổn định
kinh tế- xã hội tại các địa
phương.
Hiện nay DATC là doanh
nghiệp hàng đầu trong lĩnh
vực mua bán nợ gắn với tái
cơ cấu, giúp cho nhiều doanh
nghiệp đang đứng trên bờ vực
phá sản có cơ hội hồi sinh trở
lại. Các doanh nghiệp sau khi
được DATC tái cơ cấu, phục
hồi hoạt động sản xuất kinh
doanh đã được niêm yết trên
Sở giao dịch chứng khoán như
Đường Kon Tum (KTS), Mía
đường Sơn La (SLS), Vitaly
(VTA), Procimex Việt Nam
(PRO)
2.4. Đánh giá thị trường mua
bán nợ ngân hàng và doanh
nghiệp của Việt Nam
*Kết quả đạt được
- Thị trường mua bán nợ đủ
tiêu chuẩn đã từng bước đóng
vai trò là kênh huy động vốn
quan trọng cho nền kinh tế,
để đầu tư phát triển, doanh
nghiệp mở rộng sản xuất kinh
doanh, dư nợ của thị trường
trái phiếu doanh nghiệp
khoảng 3% GDP. Thị trường
trái phiếu doanh nghiệp Việt
Nam dần từng bước khẳng
định vai trò và vị thế trong
cấu trúc thị trường tài chính.
- Đã thành lập các doanh
nghiệp chuyên mua bán nợ
xấu, đó là Công ty mua bán nợ
và tài sản tồn đọng tại doanh
nghiệp thành lập theo Quyết
định số 55/2004/QĐ-TTg
ngày 6/4/2004 với mục tiêu xử
lý các khoản tồn đọng và tài
sản tồn đọng nhằm góp phần
lành mạnh hóa tình hình tài
chính doanh nghiệp, thúc đẩy
quá trình sắp xếp và chuyển
đổi các doanh nghiệp Nhà
nước. Ngày 29/4/2014 doanh
nghiệp đã chính thức chuyển
đổi thành Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên Mua
bán nợ Việt Nam (DATC)
do Nhà nước làm chủ sở
hữu. Mục tiêu hoạt động của
DATC là hỗ trợ quá trình tái
cơ cấu, sắp xếp, chuyển đổi sở
hữu doanh nghiệp nhà nước
và bảo toàn phát triển vốn
chủ sở hữu nhà nước đầu tư
tại DATC và vốn của DATC
đầu tư tại các doanh nghiệp
khác. Bên cạnh đó, sự ra đời
và đi vào hoạt động của Công
ty quản lý tài sản (VAMC)
đã tạo điều kiện thúc đẩy thị
trường mua bán nợ, góp phần
xử lý nợ xấu của các TCTD,
cải thiện chất lượng tín dụng.
- Nguồn cung hàng hóa cho
thị trường mua bá