Trong kho tàng văn học dân gian của cộng đồng các dân tộc thiểu số ởViệt Nam nói
chung và dân tộc Thái nói riêng, có truyện thơ “Xống chụxon xao” từng được ví như một
“Truyện Kiều của dân tộc Thái” và đã được nhiều người biết đến, tuy nhiên khi nói đến
huyền thoại vềKhủn Tinh thì từtrước đến nay cho dù đã có một vài bài nghiên cứu cá
biệt, xu hướng chung vẫn coi huyền thoại vềKhủn Tinh như là một truyện thơ đơn thuần
của người Thái. Với góc độnhìn nhận như vậy, Huyền thoại Khủn Tinh chưa bao giờthể
hiện được những giá trịđộc đáo của mình và do vậy không nhận được sựquan tâm đầy
đủtheo nghĩa tương xứng với vai trò vốn có .
Nghiên cứu vềcác huyền thoại là một công việc còn khá mới mẻ ởnước ta. Trên tạp
chí “Văn hoá nghệthuật” số6 năm 2005, trong bài viết Cách đọc huyền thoại trong bối
cảnh lý thuyết thếkỷXX giới thiệu vềtác phẩm Thi pháp của huyền thoại của E.M.
Meletinsky, PGS- TS Trần Nho Thìn đã phải viết: “Chủnghĩa hiện thực vẫn được chúng
ta xem là thành tựu cao nhất của văn học nên chúng ta thường có nhận thức không đầy
đủ, thiếu khách quan khoa học vềhuyền thoại.”(trang 110). Ít lâu sau, cũng trên tạp chí
“Văn hoá nghệthuật” (số8 năm 2005), tiến sĩĐỗLai Thuý có nêu trong bài Phương
pháp phê bình thi pháp học, khi đềcập đến vai trò của vô thức: “Đặc biệt, khi phát hiện
được vai trò quan trọng của vô thức trong sáng tạo nghệthuật, người ta thấy trong tạo
phẩm không chỉcó những chủ ý của nhà văn, mà còn có những điều nằm ngoài ý định mà
ngay nhà văn cũng không biết đến hoặc không kiểm soát nổi.” (trang 12) ( Điều này cũng
đúng và có vai trò hết sức quan trọng đối với các văn bản thuộc vềthểloại huyền thoại).
Bản thân cuốn sách Thi pháp của huyền thoại và những ý kiến khác trong những bài viết
của các bậc học giảtrên đây đã mởra con đường đểcó thểtiếp cận với các giá trịbấy lâu
nay còn tiềm ẩn trong Huyền thoại Khủn Tinh. Một trong những giá trị đó thểhiện ởviệc
tâm thức của cộng đồng đã xây dựng nên hình tượng An Ca (xem Sầm Văn Bình-
“Huyền thoại Khủn Tinh- những cứliệu bên ngoài một lễhội”- T/c Văn hoá NghệAn số
71, ngày 25/2/2006, tr.13). Theo đó, An Ca mang trong bản thểmình ba dòng huyết
thống: người- tiên- rồng. Đây là một “mảnh văng ra” từhuyền thoại vềLạc Long Quân-
Âu Cơ được biết đến trên suốt các chặng đường đấu tranh lâu dài trong lịch sửcủa toàn
dân tộc. Có thểnói rằng, chưa cần kểđến các giá trịkhác, chỉriêng một điều này thôi
cũng đủtạo nên giá trịđặc sắc cho Huyền thoại Khủn Tinh, bởi khó có thểtìm được cách
xây dựng hình tượng như vậy trong những câu chuyện huyền thoại của các dân tộc khác
trên đất nước Việt Nam.
Một cốt truyện mang nội dung của huyền thoại được phát triển theo những quy luật
riêng liên quan đến lý thuyết của huyền thoại. Câu chuyện huyền thoại có không gian
riêng, có tư duy và sựvận động riêng; nó chú trọng đến việc phục vụcho tâm thức của cả
cộng đồng và do đó, nó không chấp nhận một vài áp đặt vềmặt khoa học hoặc lịch sử.
Một ví dụ: trong không gian của huyền thoại, Promete bịthần Dớt trừng phạt bằng cách
trói vào một mỏm đá trên đỉnh núi Capcadơ đểngày ngày bịmột con kền kền lớn đến mổ
moi móc tim gan.
13 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2048 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Huyền thoại khủn tinh một tác phẩm đặc sắc của cộng đồng dân tộc thái Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HUYỀN THOẠI KHỦN TINH MỘT TÁC PHẨM ĐẶC SẮC CỦA CỘNG ĐỒNG
DÂN TỘC THÁI VIỆT NAM
Trong kho tàng văn học dân gian của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói
chung và dân tộc Thái nói riêng, có truyện thơ “Xống chụ xon xao” từng được ví như một
“Truyện Kiều của dân tộc Thái” và đã được nhiều người biết đến, tuy nhiên khi nói đến
huyền thoại về Khủn Tinh thì từ trước đến nay cho dù đã có một vài bài nghiên cứu cá
biệt, xu hướng chung vẫn coi huyền thoại về Khủn Tinh như là một truyện thơ đơn thuần
của người Thái. Với góc độ nhìn nhận như vậy, Huyền thoại Khủn Tinh chưa bao giờ thể
hiện được những giá trị độc đáo của mình và do vậy không nhận được sự quan tâm đầy
đủ theo nghĩa tương xứng với vai trò vốn có .
Nghiên cứu về các huyền thoại là một công việc còn khá mới mẻ ở nước ta. Trên tạp
chí “Văn hoá nghệ thuật” số 6 năm 2005, trong bài viết Cách đọc huyền thoại trong bối
cảnh lý thuyết thế kỷ XX giới thiệu về tác phẩm Thi pháp của huyền thoại của E.M.
Meletinsky, PGS- TS Trần Nho Thìn đã phải viết: “Chủ nghĩa hiện thực vẫn được chúng
ta xem là thành tựu cao nhất của văn học nên chúng ta thường có nhận thức không đầy
đủ, thiếu khách quan khoa học về huyền thoại...”(trang 110). Ít lâu sau, cũng trên tạp chí
“Văn hoá nghệ thuật” (số 8 năm 2005), tiến sĩ Đỗ Lai Thuý có nêu trong bài Phương
pháp phê bình thi pháp học, khi đề cập đến vai trò của vô thức: “Đặc biệt, khi phát hiện
được vai trò quan trọng của vô thức trong sáng tạo nghệ thuật, người ta thấy trong tạo
phẩm không chỉ có những chủ ý của nhà văn, mà còn có những điều nằm ngoài ý định mà
ngay nhà văn cũng không biết đến hoặc không kiểm soát nổi.” (trang 12) ( Điều này cũng
đúng và có vai trò hết sức quan trọng đối với các văn bản thuộc về thể loại huyền thoại).
Bản thân cuốn sách Thi pháp của huyền thoại và những ý kiến khác trong những bài viết
của các bậc học giả trên đây đã mở ra con đường để có thể tiếp cận với các giá trị bấy lâu
nay còn tiềm ẩn trong Huyền thoại Khủn Tinh. Một trong những giá trị đó thể hiện ở việc
tâm thức của cộng đồng đã xây dựng nên hình tượng An Ca (xem Sầm Văn Bình-
“Huyền thoại Khủn Tinh- những cứ liệu bên ngoài một lễ hội”- T/c Văn hoá Nghệ An số
71, ngày 25/2/2006, tr.13). Theo đó, An Ca mang trong bản thể mình ba dòng huyết
thống: người- tiên- rồng. Đây là một “mảnh văng ra” từ huyền thoại về Lạc Long Quân-
Âu Cơ được biết đến trên suốt các chặng đường đấu tranh lâu dài trong lịch sử của toàn
dân tộc. Có thể nói rằng, chưa cần kể đến các giá trị khác, chỉ riêng một điều này thôi
cũng đủ tạo nên giá trị đặc sắc cho Huyền thoại Khủn Tinh, bởi khó có thể tìm được cách
xây dựng hình tượng như vậy trong những câu chuyện huyền thoại của các dân tộc khác
trên đất nước Việt Nam.
Một cốt truyện mang nội dung của huyền thoại được phát triển theo những quy luật
riêng liên quan đến lý thuyết của huyền thoại. Câu chuyện huyền thoại có không gian
riêng, có tư duy và sự vận động riêng; nó chú trọng đến việc phục vụ cho tâm thức của cả
cộng đồng và do đó, nó không chấp nhận một vài áp đặt về mặt khoa học hoặc lịch sử...
Một ví dụ: trong không gian của huyền thoại, Promete bị thần Dớt trừng phạt bằng cách
trói vào một mỏm đá trên đỉnh núi Capcadơ để ngày ngày bị một con kền kền lớn đến mổ
moi móc tim gan...Theo lý thuyết thì cho đến tận bây giờ Promete vẫn đang tiếp tục phải
chịu đựng hình phạt đó. Tuy nhiên, du khách nào cũng biết rõ mười mươi là việc lặn lội
leo trèo lên đỉnh núi với mục đích nhìn thấy Promete là một việc vô nghĩa lý, bởi vì du
khách đang sống trong không gian thực. Hoặc như, tâm thức cộng đồng của toàn thể nhân
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
dân Việt Nam không bao giờ chấp nhận đối với việc bàn luận xem việc bà Âu Cơ đẻ ra
cái bọc trăm trứng là có hay không... Hoặc như, huyền thoại Mị Châu- Trọng Thuỷ có
mối liên quan với dấu tích Loa thành nổi tiếng...Trong lịch sử hình thành của một câu
chuyện huyền thoại, luôn có hiện tượng tồn tại một thực thể/ biểu tượng làm cầu nối qua
lại giữa không gian thực và không gian huyền thoại; và trong công việc nghiên cứu về
huyền thoại thì phải biết chấp nhận những điểm dừng thích hợp. Sở dĩ phải nói khá rườm
rà về điều này là do Huyền thoại Khủn Tinh có phần liên quan với nhân vật Tạo Nọi (có
cuộc sống trong không gian thực) được phụng thờ ở Mường Ham (Châu Cường, Quỳ
Hợp). Chắc hẳn nhiều người đồng ý rằng, trong hoàn cảnh mập mờ lẫn lộn và không
phân định rõ sự đúng sai thì việc phủ nhận đối với một mối quan hệ là công việc dễ dàng
và đơn giản nhất, ít gặp rắc rối nhất. Tuy nhiên, đoạn trích dẫn sau đây có thể giúp cho
việc tiếp cận để có cơ sở kết hợp hai trường không gian (thực và huyền thoại), hay nói
cách khác- nhân vật Tạo Nọi sẽ là một thực thể kết nối: “...cơ sở huyền thoại được bảo
tồn cả trong các hình thức cổ điển của sử thi. Nhưng các hình thức cổ điển được phát
triển trong điều kiện thống nhất các dân tộc (...), đã hoàn thành những bước tiến quan
trọng trên con đường giải huyền thoại hoá. Khác với sử thi cổ đại, chúng dựa vào các
truyền thuyết lịch sử và trước hết chúng sử dụng ngôn ngữ của truyền thuyết lịch sử để kể
về các sự kiện của quá khứ xa xăm, nhưng không phải là quá khứ huyền thoại, mà là quá
khứ lịch sử, hay đúng hơn là quá khứ dã sử. Sự khác biệt chủ yếu với sử thi cổ đại không
phải ở mức độ xác thực của câu chuyện, mà là ở chính “ngôn ngữ” kể chuyện được
truyền đạt thông qua các thuật ngữ của nhân chủng học, chứ không phải là của vũ trụ học,
được giải thích bởi các tên địa dư; các tên gọi lịch sử (...) được xây dựng theo kiểu thời
gian huyền thoại, thời gian khởi thuỷ và thời gian hành động tích cực của các bậc tiên tổ
tiên định trật tự kế tiếp,...” (E.M. Meletinsky- Thi pháp của huyền thoại, nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2004, trang 374). Người viết bài này muốn nói thêm rằng, việc tìm
cách kết hợp hai trường không gian là việc khó khăn nhưng không phải là không thể làm
được. Điểm mấu chốt ở đây là phải có các bước tiếp cận với lý thuyết về huyền thoại
(như đã nói ở trên đây, lý thuyết này còn rất mới mẻ), tiếp cận với những hướng tư duy
nguyên thuỷ vốn là tiền đề cho việc hình thành nên nội dung của một câu chuyện huyền
thoại... Thời gian gần đây, xuất hiện một số bài viết về huyền thoại Khủn Tinh, về nhân
vật Tạo Nọi, về địa danh Mường Ham. Một vài tác giả có thể là do chưa có điều kiện tiếp
cận để tìm hiểu những lý thuyết mang tính cập nhật trong việc nghiên cứu huyền thoại (cả
ở trong nước và cả trên thế giới), hoặc bởi lý do khác, nên chưa có đủ sự tự tin để khai
thác mảnh đất mỡ màu của Huyền thoại Khủn Tinh, từ đó mà chưa hội đủ được tính
thống nhất trong quan điểm chung về các giá trị đặc sắc của Huyền thoại Khủn Tinh.
Những giá trị này luôn tồn tại một cách khách quan trong bản thân của cốt truyện, trước
đây cũng như thế, bây giờ cũng như thế và mai sau cũng như thế.
…Với những giá trị về mặt huyền thoại, Huyền thoại Khủn Tinh sẽ được coi là một trong
những câu chuyện huyền thoại hay nhất của cộng đồng dân tộc Thái Việt Nam.
SẦM VĂN BÌNH
Tạp chí “Văn hoá Nghệ An”
Số 84 ngày 10/ 9/ 2006. Trang 12- 13.
Búi tóc của người Thái
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
(Sầm Văn Bình)
BÚI TÓC CỦA NGƯỜI THÁI
Thưở trước, cả đàn ông và phụ nữ Thái đều có búi tóc, về sau đàn ông mới để tóc ngắn như
bây giờ. Búi tóc ở vị trí cao nhất, linh thiêng nhất trên cơ thể nên đã được coi là nơi trú ngụ của
hồn vía, được đặt ngang hàng với thể xác. Ở quê tôi (huyện Quỳ Hợp ), khi làm lễ buộc chỉ cổ
tay (hăng vẳn ) các thầy cúng thường phải có lời mời gọi tất cả các vía của thân thể, gồm ba
mươi vía ngụ trên búi tóc, chín trăm vía ngụ trong thân mình (xảm xíp mình vẳn cau, cau họi
mình láng vẳn), gọi như thế mới được coi là đầy đủ. Cũng từ quan niệm này mà người Thái có
tục kiêng đánh vào đầu, không xoa đầu trẻ con. Trong sinh hoạt hành ngày, khi cần phải với tay
lấy vật gì ở phía trên đầu người khác thì phải có lời xin phép trước; ngoài ra người ta cũng kiêng
việc đi qua dưới dây phơi quần áo; khi đội khăn, mũ, nón…ngoài tác dụng tránh nắng, giữ ấm,
còn có thêm tác dụng bảo vệ, che chắn cho các vía đang ngụ trên đầu.
Con gái Thái khi về nhà chồng mới phải búi tóc và búi tóc là sự tượng trưng cho niềm hạnh
phúc hôn nhân. Khi có người chẳng may chồng mất thì mới để xoã tóc, coi đó là dấu hiệu đau
buồn, tang thương. Ngày thường, trừ lúc chải đầu, gội đầu, hong tóc, nếu không có lý do gì đặc
biệt mà cứ để xoã tóc, người đàn bà sẽ bị cho là vô ý thức, bị coi khinh, rẻ rúng.
Có một búi tóc đẹp và đầy đặn là niềm kiêu hãnh của đôi vợ chồng và cả thông gia hai họ, bởi
mái tóc cũng được coi là lộc của chủ nhân, là phúc của tổ tiên. Lời chúc sức khoẻ và sống lâu
dành cho người cao tuổi thường dùng câu “lặp cau dù đỉ, vỉ hủa dù thau” (vuốt búi tóc bình an,
chải đầu nhàn hưởng thọ).Người phụ nữ Thái chăm chút cho mái tóc của mình từ lúc bước vào
tuổi dậy thì.
Thời gian gần đây, ngoài việc quan tâm đến mái tóc của mình, người phụ nữ Thái còn phải quan
tâm đến cả…luật giao thông. Khi tham gia giao thông bằng phương tiện mô tô xe máy trên
những đoạn đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, người phụ nữ Thái phải tạm thời sổ búi tóc
ra kẹp sau gáy để có thể đội được mũ bảo hiểm.Âu đó cũng là cách thức khả dĩ hợp tình hợp
lýđể cho búi tóc từ thời xa xưa của người Thái hoà nhập vào cuộc sống hiện đại hôm nay.
SẦM VĂN BÌNH
Địa chỉ: Sầm Văn Bình, Yên Luốm, Châu Quang, Quỳ Hợp, Nghệ An.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
MỘT SỐ KHÁC BIỆT TRONG NGÔN NGỮ NGƯỜI THÁI NHÓM TÀY- MƯỜNG
(NGHỆ AN) SO VỚI NGÔN NGỮ THÁI CỦA CÁC NHÓM KHÁC, CÁC ĐỊA
PHƯƠNG KHÁC(Sầm Văn Bình)
.. tìm hiểu và giới thiệu về những điểm khác biệt trong ngôn ngữ người Thái thuộc nhóm
Tày Mường (Táy Mướng) ở Nghệ An so với các nhóm khác..
MỘT SỐ KHÁC BIỆT TRONG NGÔN NGỮ NGƯỜI THÁI NHÓM TÀY- MƯỜNG (NGHỆ AN)
SO VỚI NGÔN NGỮ THÁI CỦA CÁC NHÓM KHÁC, CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÁC
Khi tìm hiểu và giới thiệu về những điểm khác biệt trong ngôn ngữ người Thái thuộc nhóm
Tày Mường (Táy Mướng) ở Nghệ An so với các nhóm khác, các địa phương khác, chúng tôi
muốn cung cấp cho những bạn đọc có mối quan tâm chung đến ngôn ngữ Thái, kể cả ở khu
vực Tây Bắc Nghệ An và ở các địa phương khác, có cơ hội hiểu thêm về tính chất chung nhất
trong sự chuyển hoá của ngữ âm tiếng Thái qua quá trình “vận động, giao thoa” đan xen
giữa các địa phương khác nhau, các giai đoạn phát triển khác nhau từ trong lịch sử. Từ đây
sẽ có thêm những điểm nhấn về sự hoà đồng và hiểu biết về đặc điểm ngữ âm trong cuộc
sống và sinh hoạt của người Thái ở các vùng khác nhau. Đối với công việc nghiên cứu liên
quan đến ngôn ngữ Thái nói chung, cũng sẽ tránh được quan điểm phiến diện, một chiều-
đôi lúc có thể gây nên sự phản cảm trong tâm lý của một nhóm cụ thể nào đó. Mặt khác, khi
được tiếp cận với các văn bản cổ được người xưa ghi chép bằng các hệ chữ Thái khác nhau,
trong một mức độ nhất định cũng cho phép đạt được sự ghi nhận, nắm bắt nội dung dễ
dàng và nhanh chóng hơn.
Dưới đây là kết quả của một số tìm hiểu ban đầu, xin được đưa ra để bạn đọc cùng tham
khảo (các từ không đặt dấu thanh điệu):
I. Chuyển hoá qua lại của phụ âm:
1, Phụ âm d- nh:
Nghệ
An
Nhóm (địa
phương)
khác
Nghĩa tiếng Việt
Nhao
Diêm
Da
Nha
Nhanh
Nhương
Nhan
Dao
Nhiêm
Nha
Da
Danh
Dương
Dan
Dài
Ngó, nhìn
Kết thúc
Bà nội
Ngắm
Bói áo
Dòng (nước)
v.v...
2, Phụ âm l- đ:
Nghệ
An
Nhóm (địa
phương)
khác
Nghĩa tiếng Việt
Đi
Lan
Đao
Lương
Lơ
Li
Đan
Lao
Đương
Đơ
Đẹp, xinh
Cháu
Ngôi sao
Màu vàng
Đâu
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
v.v...
3, Phụ âm b- v, p- v:
Nghệ
An
Nhóm (địa
phương)
khác
Nghĩa tiếng Việt
Pi
Vi
Văng
Vao
Vi
Bi
Băng
Bao
Cái quạt
Cái lược
Vũng suối
Một loại ong
v.v...
II. Chuyển hoá qua lại của vần:
Vần i- ay và ua- ô:
Vần
Nghệ
An
Nhóm
(địa
phương
) khác
Nghĩa tiếng
Việt
i-
ay
Phi
Chay
Phay
Chi
Lửa
Cái dùi
ua-
ô
Lô
Khô
Chuôn
Lua
Khua
Chôn
Đuốc
Cái cầu
Biện, sửa
v.v...
III. Biến đổi vần:
Vần
Nghệ
An
Nhóm
(địa
phươn
g)
khác
Nghĩa tiếng
Việt
ay- ai pai pay Bên, phía
au- o bo bau Không
ap-
ac
Lạc Lạp Kéo (đt)
ang-
ăng
Tang
(bơ)
Tăng
(bơ)
Lá bướm
bạc
âng-
ưng
Thưng Thâng đến
anh-
inh
phanh phinh Sưởi, hơ
ôp-
ôc
Tôc Tôp Rơi
ôn-
un
(manh)
hôn
(manh)
hun
Con ruồi
ông-
ung
Mông mung Nhìn, trông
ôi- ơi (hay) (hay) Chõ hông
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
mơi muôi nhỏ
ưa- ơ Bơ Bưa Con bướm
ưa-
ươc
Chươc
Ngươc
Hươc
Chưa
Ngưa
Hưa
Sợi dây
Con rồng
hàm (răng)
uc-
ưc
Lưc luc Con, con cái
iêu-
eo
đeo điêu Một, độc
ia- e xia xe Mất (rồi)
ăng-
ong
bong Băng ẩng
ia-
ưa
hia Hưa Thuyền
êm-
im
tim Têm đầy
ươi-
ơi
ơi ươi Chị gái
aư- ơ Bơ Baư Lá cây
êm-
ên
Xên Xêm Dây
ôi- oi moi Môi Nhìn
ông-
ong
hong Hông gọi
v.v...
IV. Biến đổi qua thành ngữ:
Thành ngữ chung Nghĩa tiếng
Việt
Nhao- hi Dài
đi- ngam (am) đẹp, xinh
Chương- hong Của cải
Khung- ông Súng
Xơ- xong Trong trẻo, rõ
Hong- hiêc Kêu, gọi
Dam- dư Thăm viếng
v.v...
V. Biến đổi phụ âm:
Phụ
âm
Nghệ
An
Nhóm
(địa
phươ
ng)
khác
Nghĩa tiếng
Việt
h- t tat hat Thác nước
v- ng Nghên Vên Ngày
h- l lon hon Thường,
hay
Kh- h hong khong Của cải
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
v- p pi vi Cái quạt
Ng-
nh
nhin nghin Nghe thấy
p- ph Phăt Păt Quật, giũ
Ch- x xam cham Hắt hơi
v- ph phen ven Hơn, nhất
t- ch Ta nai Cha
nai
Bên ngoại
Th- đ điêu Thiêu Cái que
d- l Liên Diên Xếp, ken
v.v...
VI. Biến đổi nghĩa:
Nghệ An
Nhóm
(địa
phương)
khác
Nghĩa tiếng Việt
cum hen Phù hộ, độ trì
Dươc,
diêc
e Muốn
Hôm beo Lừa, dối
Măn Lâng Thường hay
nhanh Bâng Ngắm nghía
Lang păt Lôc xang Cọn nước
Tâng canh Và, với
Phươn pan Mâm
hoc ep Học tập
Châm ôt Chậm chạp, trễ
Xi la Chăc chi Rau thìa là
chang Chưt Nhạt
moc Mươi Sương
Tơ cong Dưới, bên dưới
Măn khay Dầu, mỡ, béo
dan cham E ngại
Chăp
chiên
Xiêm ca Thằn lằn
v.v...
Trong phần này, không loại trừ có một số từ đã bị Việt hoá và quá trình chuyển nghĩa
cũng đồng nghĩa với hành trình khôi phục nguyên nghĩa của các từ tiếng Thái. Công việc khôi
phục nguyên nghĩa của các từ tiếng Thái phụ thuộc rất nhiều vào ý thức bảo tồn của người
dân. Một thực tế rõ ràng là công việc này không còn có cơ hội để có thể thu được kết quả
khả quan như mong muốn bởi những người Thái có thể biết được các từ nguyên nghĩa trong
tiếng Thái đa phần đã về “mường Then” với tổ tiên. Ngoài sự tuyên truyền cần phải có để
nâng cao nhận thức của cả cộng đồng người dân tộc Thái (và cả các dân tộc khác), có một
điều rất quan trọng là tìm lại các từ nguyên nghĩa trong các văn bản chữ Thái cổ còn lưu giữ
được. Bài viết này mới chỉ là sự khởi đầu bằng cách đưa ra một số biến đổi mang tính quy
luật nhất định trong quá trình biến đổi ngữ âm Thái từ địa phương này qua địa phương khác,
từ nhóm này qua nhóm khác. Mong rằng những thông tin này sẽ còn tiếp tục được bổ sung
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
và được hoàn thiện dần trong một tương lai không xa.
SẦM VĂN BÌNH
Địa chỉ: Sầm Văn Bình, Yên Luốm, Châu Quang, Quỳ Hợp, Nghệ An.
Email: sambinhct@gmail.com
Khắp - một hình thức sinh hoạt độc đáo của dân tộc Thái
(Cà Chung)
Giới thiệu :
Khắp - một hình thức sinh hoạt độc đáo của dân tộc Thái
Dân tộc Thái có những hình thức sinh hoạt văn hoá rất phong phú như: các lễ hội cầu an, cầu
mưa, hội tung còn, lễ cơm mới, lễ hội xên lẩu nó, lễ cưới, lễ mừng nhà mới v.v... Trong đó
"khắp" là một hình thức sinh hoạt tinh thần không thể thiếu được. Trong đám cưới, người ta có
thể khắp với nhau kéo dài hết ngày này qua ngày khác, có khi kéo dài ba bốn ngày. Ở các ngày
lễ, Tết, lớp trai gái trẻ khắp với nhau thâu đêm suốt sáng... Cả người hát và người nghe đều say
xưa thán thưởng. Sau các cuộc vui như vậy, người ta thường không quan tâm đến bữa tiệc có
những gì, mà chủ yếu là bàn luận về những làn điệu khắp của người nọ, người kia. Vào trong
bản người Thái hiện nay, người dân không bỏ qua chương trình phát thanh khắp Thái của Đài
Phát thanh truyền hình Sơn La, thậm chí còn sốt ruột đợi chờ. Nhà nhà đều có dăm ba chục đĩa
video khắp Thái, thường mở mỗi khi có khách đến chơi nhà.
Khắp nghĩa thực là hát, nhưng còn có nghĩa là thơ ca, làn điệu dân ca, cách trình diễn thơ
ca... Những lời khắp có vần vè như thơ nhưng hơn nữa nó còn có nhạc điệu và tiết tấu rất cao.
Có lẽ ngay từ thời kỳ hái lượm, săn bắt, người Thái đã có những từ "thút phắc" (ngọn rau),
"đuông nó" (cái măng), "cản bon" (bẹ khoai nước)... Khi chuyển sang thời kỳ nông nghiệp lúa
nước định hình thì đã có các từ "pết" (vịt), "cáy" (gà), "sáy" (trứng), "xuân" (vườn)... Đó là
những từ sinh hoạt đơn giản rời rạc. Đến khi hình thành xã hội bản mường, người ta có thể ghép
những từ đơn lẻ đó thành các cụm từ như: "thút phắc, đuông nó"; "cản bon, hon nó"; "pết sáy,
cáy khăn"; "pết sáy, cáy xuân"... Những cụm từ như vậy càng ngày càng xuất hiện nhiều và dần
dà phát triển thành các câu thành ngữ, tục ngữ (quãm khống khái).
Khi xã hội bản mường phát triển thì xuất hiện những cụm từ gồm nhiều chữ hơn và có vế, có
vần như:
Khan pên pết nọi hã chí xo ép sáy
Khan pên cáy nọi hã chí xo ép khăn
Khan pên xao pun lan chí xo ép vãy tặc tuộng
(Là vịt con ta xin học đẻ trứng
Là gà con ta xin học gáy te te
Là gái lứa cháu xin học nói học chào)
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Phẵng quãm pết mẵn chí xia sáy
Phẵng quãm cáy mẵn chí xia xuôn
Nhẵng quãm nhuỗn năm chí xia pi nọng
(Nghe lời vịt sẽ mất trứng
Nghe lời gà sẽ mất vườn
Nghe lời xúc xiểm sẽ mất tình anh em)
Tộc té nọi kin khảu bái nó
Khó té nọi kin khảu bái bon
(Cực từ nhỏ ăn cơm trộn măng
Nghèo từ nhỏ ăn cơm trộn lá khoai nước)
Cùng với những câu có vế có vần đó người ta đã tạo cho nó những nhịp điệu, tiết tấu cho phù
hợp. Thế là khắp xuất hiện. Xã hội bản mường là điều kiện chín muồi để phát triển và định hình
các thể loại khắp, đồng thời phát triển mạnh thể loại kể chuyện dân gian bằng khắp.
Hiện nay có khá nhiều làn điệu khắp khác nhau tuỳ theo nội dung bài khắp, tuỳ thuộc ngữ
cảnh người khắp, tuỳ từng địa phương...
Theo nội dung: nếu là "Quan tô mương" hay "Táy pú xấc" (sử thi) thì không khắp mà chỉ
"lôn" tức đọc có làn điệu. Nếu là "Chương Han" (anh hùng ca) thì chỉ "khắp xư" nghĩa là ngâm
tương tự ngâm thơ trong tiếng Việt. Còn các tác phẩm như Xống chụ xon xao, Tản chụ Xiết
xương, Xcók xken thì khắp theo điệu "báo xao" hoặc "pãn lảu pãn khảu"...
Theo ngữ cảnh: khi đang trên rừng kiếm củi hái măng thì khắp theo điệu "khảm pá qua
đông" (hát qua rừng qua núi), khi đi trên đường thì khắp theo điệu "long tông" (hát đi trên cánh
đồng), khi trên mâm rượu thì khắp điệu "pãn lảu pãn khảu", khi múa vòng hay trên hạn khuống
thì khắp điệu "báo xao"...
Theo địa phương: mỗi địa phương sẽ có làn điệu khắp khác nhau như "khắp Tãy Muổi",
"khắp Tãy La", "khắp Tãy Lay"... Trong đó có thể gộp lại thành bốn nhóm chính như sau: Nhóm
Muổi - La - Mụak - Thanh: nhóm này mỗi mường có làn điệu rất khác nhau, nhưng vì người các
mường này có điệu nói tương tự nhau nên họ có thể hát chuẩn tất cả các làn điệu của mường
khác trong nhóm, người Mường La, Mường Mụak có thể hát chuẩn làn điệu "Tãy Muổi", "Tãy
Thanh" và ngược lại. Nhóm này thường đệm bằng các loại nhạc cụ: "pí pặp", "xlo", "pí tam lãy".
Nhóm Lay - Xo - Chiên: Nhóm