Với tư cách nhà triết học, về phương diện thế giới quan, J.J.Rousseau là người theo thuyết thần luận. Ngoài sự tồn tại của thần linh, ông còn thừa nhận sự tồn tại của linh hồn bất tử. Trong lĩnh vực lý luận nhận thức, ông đề cao cảm giác luận, mặc dù ông thừa nhận tính chất bẩm sinh của các ý niệm đạo đức(1). Trong đạo đức học, ông coi đức hạnh là “khoa học cao siêu của các tâm hồn đơn sơ”, bởi triết học đích thực là “lắng nghe tiếng nói của lương tâm”(2).
13 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Jean Jacques Rousseau (1712 -1778) nhà triết học khai sáng pháp mang lập trường chính trị cấp tiến –tả khuynh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JEAN JACQUES ROUSSEAU (1712 - 1778) NHÀ TRIẾT HỌC KHAI
SÁNG PHÁP MANG LẬP TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CẤP TIẾN – TẢ
KHUYNH
NGUYỄN THỊ BÍCH LỆ(*)
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, Jean Jacques Rousseau được biết đến
không chỉ với tư cách nhà tư tưởng vĩ đại, nhà Khai sáng lỗi lạc của Triết
học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Ông còn được biết đến với tư cách nhà
chính trị học, nhà nghệ thuật học, nhà văn, nhà giáo dục học.
Với tư cách nhà triết học, về phương diện thế giới quan, J.J.Rousseau là
người theo thuyết thần luận. Ngoài sự tồn tại của thần linh, ông còn thừa
nhận sự tồn tại của linh hồn bất tử. Trong lĩnh vực lý luận nhận thức, ông
đề cao cảm giác luận, mặc dù ông thừa nhận tính chất bẩm sinh của các ý
niệm đạo đức(1). Trong đạo đức học, ông coi đức hạnh là “khoa học cao
siêu của các tâm hồn đơn sơ”, bởi triết học đích thực là “lắng nghe tiếng
nói của lương tâm”(2).
Với tư cách nhà chính trị học, J.J.Rousseau mang lập trường cấp tiến. Ông
là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp tiểu tư sản theo đường lối cánh tả trong
các nhà Khai sáng Pháp. Từ lập trường cấp tiến - tả khuynh, ông phê phán gay
gắt các quan hệ đẳng cấp phong kiến và chế độ chuyên chế, ủng hộ nền dân chủ
tư sản và các quyền tự do của công dân, tán thành sự bình đẳng của con người
bất chấp nguồn gốc xuất thân; đồng thời, lên án các lãnh tụ chính trị đề cao khía
cạnh kinh tế và hạ thấp vai trò của đạo đức, của đức hạnh trong chính trị. Những
tư tưởng này của ông đã trở thành khẩu hiệu và phương châm hành động của giai
cấp tư sản Pháp trong cuộc cách mạng (1789 - 1794).
Với tư cách nhà nghệ thuật học, mặc dù thừa nhận nghệ thuật là lĩnh vực
mãi mãi cần thiết cho nhân loại, song J.J.Rousseau vẫn giữ quan điểm coi
nghệ thuật là lĩnh vực luôn chứa đựng những yếu tố nhục cảm và do vậy,
nó luôn bị con người sử dụng cho những mục đích bất chính của họ và là
một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy đồi của xã hội. Với
năng khiếu âm nhạc, ông đã đề xuất một kiểu ký âm mới cho âm nhạc và
sáng tác nhạc kịch.
Với tư cách nhà văn, J.J.Rousseau đã để lại cho nhân loại những áng văn
tuyệt tác ca ngợi tình yêu chân thật, đấu tranh cho tự do hôn nhân, tự do
luyến ái. Những cuốn tiểu thuyết của ông đã tạo nên một trào lưu văn học
lãng mạn mới, trong đó tiểu thuyết July hay nàng Heloise mới được coi là
câu chuyện tình nổi tiếng nhất thế kỷ XVIII.
Với tư cách nhà giáo dục học, J.J.Rousseau kịch liệt phê phán hệ thống
giáo dục theo đẳng cấp của chế độ phong kiến và đề xuất xây dựng một hệ
thống giáo dục mới lấy việc đào tạo những công dân tích cực, biết quý
trọng lao động làm mục tiêu chính.
J.J.Rousseau sinh ngày 28 tháng 6 năm 1712 trong một gia đình thợ thủ
công làm nghề sửa chữa đồng hồ ở Geneve (Thụy Sĩ). Ông nội của
J.J.Rousseau vốn là người Pháp. Bố đẻ của J.J.Rousseau là Issac Rousseau.
Khi J.J.Rousseau mới ra đời được 9 ngày thì mẹ đẻ ông mất. Mười năm
tuổi thơ của cậu bé mồ côi J.J.Rousseau sống trong sự đùm bọc, nuôi dạy
của cha. Ông Issac Rousseau cho cậu con trai đọc rất nhiều cuốn sách viết
về cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử. Trong số đó,
J.J.Rousseau thích nhất là những cuốn sách của Plutarque (50 - 125) viết về
các nhân vật lịch sử Hy Lạp và La Mã cổ đại. Sau này, khi nhớ lại thời thơ
ấu của mình, J.J.Rousseau đã nói rõ, sở dĩ ông thích các tác phẩm của nhà
văn Hy Lạp cổ đại là bởi chúng đã đem đến cho ông một tinh thần tự do và
cộng hòa, một tính cách bất khuất và kiêu căng, một lối sống không cam chịu,
không chấp nhận số phận nô lệ(3).
Năm 1722, do khó khăn trong cuộc sống gia đình, ông Issac Rousseau đã
phải rời bỏ Geneve đi kiếm sống ở nhiều nơi. Ông gửi J.J.Rousseau cho em
trai mình ở lại Geneve. Trong 5 năm sống với chú ruột, thoạt đầu
J.J.Rousseau được gửi vào học ở một trường nội trú và tại đây, theo lời ông
kể trong tập hồi ký – Tự bạch, “chúng tôi học… tất cả cái rác rưởi vớ vẩn
từng được coi là sự giáo dục”(4). Sau hai năm, ông thôi học ở đây để theo
học nghề chạm khắc vỏ đồng hồ. Trong những năm tháng này, mặc dù có
cuộc sống không đến nỗi vất vả, lại được sống ở Geneve - nơi mà trong
lòng chế độ phong kiến đã có sự xuất hiện của bầu không khí dân chủ tư
sản, nhưng vốn là con người có khát vọng tự do từ nhỏ, J.J.Rousseau luôn
cảm thấy cuộc sống của mình là tù túng, bản thân mình bị bạc đãi, coi khinh.
Do vậy, ngày 14 tháng 3 năm 1728, khi gần tròn 16 tuổi, J.J.Rousseau đã tìm
cách trốn khỏi Geneve.
Trong những năm tháng lưu lạc để kiếm sống và mưu tìm sự nghiệp, từ
1728 đến 1741, thoạt đầu ở Thụy Sĩ, sau đó ở Pháp, Italia và năm 1742 đến
Paris - thủ đô nước Pháp, J.J.Rousseau đã trải qua nhiều công việc, từ thư
ký sở địa chính, chép nhạc thuê đến gia sư. Ở đâu, làm nghề gì, ông cũng
luôn gặp khó khăn trong cuộc sống, không hài lòng với công việc và phải
chứng kiến những cảnh bất công, phi lý. Ngay cả ở Paris – thủ đô hoa lệ
của nước Pháp, ông cũng luôn cảm thấy xã hội thượng lưu xa lạ với chính
mình, xa lạ với cuộc sống của những người lao động mà ông yêu mến. Để
ổn định cuộc sống, đã có lúc ông buộc phải từ bỏ đạo Tin lành mà ông vốn
là một tín đồ ngay từ nhỏ để trở thành một tín đồ Giatô giáo theo ý muốn
của người khác. Mặc dù phải lo kiếm sống hàng ngày, song J.J.Rousseau
vẫn không từ bỏ thói quen đọc sách. Ở tuổi 20, ông đã đọc rất nhiều tác
phẩm của Plato, Virgil, Horace, Montaigne, Pascal, Voltaire,… Với ông,
đọc sách bao giờ cũng là công việc hứng thú và là cách tốt nhất để tự trang
bị kiến thức. Tư duy triết học, chính trị học, văn học và cả âm nhạc, nghệ
thuật của ông đã được hình thành và phát triển trong chính những năm
tháng lưu lạc để kiếm sống này. Vào những năm cuối của cuộc sống lưu lạc
này, ông đã bắt đầu ghi chép những suy nghĩ tản mạn của mình về những
lĩnh vực mà ông quan tâm.
Sự nghiệp sáng tạo lý luận của J.J.Rousseau thực sự bắt đầu trong những
năm 1742 - 1756 khi ông chuyển tới sống ở Paris.
Năm 1742, J.J.Rousseau viết tác phẩm đầu tay - Kiến nghị lập bản ký âm mới
cho âm nhạc. Ông gửi bản kiến nghị này lên Viện Hàn lâm khoa học Paris,
nhưng không được Hội đồng giám định thông qua, vì phương pháp ghi âm
mới của ông còn rắc rối, phức tạp hơn cách ghi nốt nhạc đương thời.
Năm 1743, J.J.Rousseau làm thư ký riêng cho De Montaigu - Đại sứ Pháp
tại Vinise. Với công việc này, ông đã có thêm những hiểu biết về chính trị.
Song, với bản tính của một con người phóng khoáng, yêu tự do, ông không
chịu nổi cách đối xử keo kiệt, bủn xỉn và thái độ trịnh thượng của viên đại
sứ này và do vậy, ông đã xin thôi việc (năm 1744).
Năm 1745, J.J.Rousseau làm quen, rồi sau đó kết hôn (1768) và sống trọn
đời với cô gái nghèo, thất học Therese Levasseur - người đã chia sẻ với ông
mọi nỗi đau buồn của cuộc sống, cùng ông nếm trải mọi khó khăn, gian
khổ cũng như niềm hạnh phúc giản dị. Trong tập hồi ký - Tự bạch, khi nói
về Therese Levasseur, ông viết: “Therese là niềm an ủi duy nhất và có thực
mà Trời đã ban cho tôi trong cảnh cùng khổ, và chỉ riêng niềm an ủi ấy đủ
giúp tôi chịu đựng được cuộc đời”(5).
Năm 1746, J.J.Rousseau làm thư ký riêng cho bà Dupin, giúp bà chép bản
thảo cuốn sách về vấn đề phụ nữ. Cùng với công việc này, ông còn làm
nghề chép nhạc thuê để kiếm sống. Trong thời gian này, ông làm quen với
D.Diderot (1713 - 1784) và cùng với D.Diderot, D’ Alambert và một số
nhà tư tưởng khác biên soạn Từ điển Bách khoa toàn thư. Trong bộ Từ điển
(gồm 35 tập) này, ông viết các mục về kinh tế chính trị và âm nhạc. Cũng
trong thời gian này, ông còn viết một số bài báo nhằm truyền bá kiến thức
khoa học, nghệ thuật, tuyên truyền tư tưởng tự do, bình đẳng, chống giáo
hội và chế độ quân chủ chuyên chế đương thời.
Năm 1749, J.J.Rousseau viết luận văn Luận về khoa học và nghệ thuật để
tham dự cuộc thi do Viện Hàn lâm khoa học Dijon tổ chức với chủ đề
“Việc chấn hưng khoa học và nghệ thuật có góp phần làm cho phong tục
thuần khiết hay không”. Trong luận văn này, ông đã khẳng định sự tiến bộ
của khoa học và nghệ thuật là cái mà nhân loại luôn cần đến, song tội lỗi là
ở chỗ, do khoa học lấn át tôn giáo, tính nhục cảm chiếm ưu thế trong nghệ
thuật và sự phóng đãng tràn ngập văn chương đã để cho con người lợi dụng
khoa học, văn học và nghệ thuật thực hiện những mục đích bất chính. Với
quan điểm này, ông còn cho rằng, do tầng lớp thượng lưu quý tộc chỉ biết
sống xa hoa trên đầu những người dân lao động, nên khoa học, văn học và
nghệ thuật càng phát triển thì xã hội quý tộc càng lún sâu vào con đường
trụy lạc và những người lao động ngày càng nghèo khổ. Và, để phân biệt
những nhà khoa học, nghệ thuật chân chính với những kẻ áp bức, bóc lột
nhân dân, ông đã dành những trang cuối của luận văn này để ca ngợi công
lao của các nhà khoa học, nhà triết học, như Bacon, Descartes, Newton.
Luận văn này đã được Viện Hàn lâm khoa học Dijon trao giải thưởng. Nó
đã làm cho J.J.Rousseau trở nên nổi tiếng và khiến cho D.Diderot phải thốt
lên rằng, chưa bao giờ ông thấy có trường hợp nào lại thành công đến thế.
Song khi được công bố vào năm 1750, nó đã gây nên nhiều phản ứng trái
ngược nhau trong xã hội Pháp đương thời: giới quý tộc Pháp thì lên tiếng
chê bai, thậm chí công kích, còn đông đảo quần chúng nhân dân thì hoan
nghênh cả nội dung lẫn tác giả của nó(6).
Năm 1753, J.J.Rousseau viết luận văn Về nguồn gốc của sự bất bình đẳng
cũng lại để tham dự cuộc thi do Viện Hàn lâm khoa học Dijon tổ chức với
chủ đề “Nguồn gốc của sự bất bình đẳng giữa người và người là gì? Nó có
phù hợp với luật tự nhiên hay không?”. Trong luận văn này, ông đã vạch rõ
nguồn gốc của sự bất bình đẳng trong xã hội là ở chế độ tư hữu tài sản. Với
khẳng định này, ông kịch liệt phản đối chế độ tư hữu tài sản và lên án mạnh
mẽ những kẻ quyền thế đã ra sức bênh vực và biện minh cho sự bất bình
đẳng đó. Ông viết: “Những kẻ quyền thế luôn tìm mọi cách để bênh vực
cho sự bất bình đẳng. Họ giải thích rằng, bất bình đẳng là một quy luật tự
nhiên, cũng như bàn tay có ngón ngắn, ngón dài. Nhân dân rên rỉ dưới sự
áp bức của họ thì họ lại dẫn Kinh thánh ra để bịt miệng thiên hạ”(7). Theo
ông, bất bình đẳng không phải là một quy luật tự nhiên, mà là sản phẩm
của xã hội loài người; nó tồn tại và phát triển từ khi xuất hiện chế độ tư hữu
tài sản; rằng con người đã tạo ra sự bất bình đẳng thì con người cũng có thể
xóa bỏ nó. Ông cũng đã phân biệt rõ hai loại bất bình đẳng giữa người với
người. Đó là bất bình đẳng tự nhiên như người cao, kẻ thấp; người thông
minh, kẻ đần độn và bất bình đẳng xã hội - bất bình đẳng do cơ chế xã hội tạo
nên, như kẻ giàu, người nghèo.
Với luận văn Về nguồn gốc của sự bất bình đẳng, trong những năm 1754 -
1755, J.J.Rousseau đã thực sự dấn thân vào một cuộc đấu tranh chính trị.
Khi luận văn này bị loại ra khỏi cuộc thi, ông đã gửi bản thảo sang Hà Lan
nhờ Nhà xuất bản Michel Ray ấn hành. Tháng 6 năm 1755, luận văn này đã
ra mắt công chúng Hà Lan và ngay lập tức, nó cũng đã xuất hiện ở các hiệu
sách của thủ đô Paris. Cũng ngay lập tức, luận văn này đã nhận được sự
công kích mãnh liệt từ giới thượng lưu quý tộc Paris và tác giả của nó -
J.J.Rousseau - cũng chịu chung số phận. Vua Louis XV, khi gọi
J.J.Rousseau là “gã dân đen khốn nạn”, “tên ngoại kiều Geneve”, đã chất
vấn ông với tư cách đó mà “dám trổ tài múa chữ, tự cho mình cái quyền
công khai nói về tự do ngay giữa Paris ư?”. Hầu tước D’Argenson - một
chính khách Pháp, bạn của các nhà Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, người
được J.J.Rousseau ca ngợi là nhà thông thái đáng kính - lên án ông về tội
đã lăng mạ, phỉ báng xã hội Pháp, bác bỏ chế độ tư hữu tài sản, phê phán
lối sống của giới quý tộc thượng lưu và coi những quan niệm mà ông đưa
ra là “hết sức quá đáng”. Ngay cả F.M.Voltaire (1694 - 1778) - nhà Khai
sáng Pháp hàng đầu, người được coi là thần tượng của tầng lớp thị dân
Pháp đương thời và là bạn cao niên của J.J.Rousseau, khi nhận được sách
tặng của J.J.Rousseau đã viết thư phê phán ông và gọi triết lý của ông là
thứ “triết lý của bọn khố rách áo ôm”, là lời lẽ của kẻ chuyên “xui bọn nhà
nghèo cướp lại tài sản của nhà giàu” mà khi đọc nó, “người ta thấy ngứa
ngáy”. Không thể chấp nhận được sự công kích ấy, J.J.Rousseau đã viết
thư đáp trả và công khai phản kích lại trên báo chí với những lời lẽ còn cay
độc, sâu sắc hơn nữa(8).
Tuy nhiên, trước sự công kích dữ dội của giới quý tộc thượng lưu Paris,
J.J.Rousseau đã buộc phải trở về quê hương ông - Geneve. Tại đây, ông
cho tái bản luận văn Về nguồn gốc của sự bất bình đẳng với lời tựa mới và
đề tặng nền cộng hòa Geneve. Cũng tại đây, ông đã lấy lại tư cách công
dân Genene và khôi phục tín ngưỡng gốc của mình là đạo Tin lành.
Năm 1756, J.J.Rousseau lại rời bỏ Geneve để đến sống ẩn dật ở
Montmorency - một vùng quê hẻo lánh ở phía Bắc Paris, trong một ngôi
nhà nhỏ bỏ hoang của một ẩn sĩ đã quá cố từ lâu. Những ngày sống ở đây,
ông hầu như không tiếp xúc với bạn bè và bạn bè ông, kể cả D.Diderot,
cũng xa lánh ông, vì họ không đồng tình với việc ông rời bỏ Paris để sống
trơ trọi, cô độc ở đây với thái độ của một con người ghét đời và kiêu kỳ.
Cũng do vậy mà tình bạn giữa ông với các nhà triết học trong nhóm Bách
khoa toàn thư ngày càng phai nhạt, tan vỡ.
Tháng 1 năm 1761, J.J.Rousseau cho ra mắt công chúng Pháp cuốn tiểu
thuyết July hay nàng Heloise mới. Trong tiểu thuyết này, thông qua câu
chuyện tình éo le, trắc trở giữa nàng July - con gái một nam tước với chàng
gia sư Xanh - Prơ, ông đã đưa ra một quan niệm mới về tình yêu và hết
lòng ca ngợi tình yêu chân thật, ngợi ca những con người dám đấu tranh
cho tự do hôn nhân, tự do luyến ái, đồng thời lên án gay gắt kiểu cưỡng ép
hôn nhân của chế độ phong kiến đương thời. Chính vì thế mà tiểu thuyết này
đã được đông đảo công chúng Paris, nhất là các bậc mệnh phụ và lớp trẻ nồng
nhiệt tiếp nhận.
Tháng 5 năm 1762, J.J.Rousseau tiếp tục cho ra mắt công chúng Pháp cuốn
tiểu thuyết thứ hai của ông - Emile hay bàn về giáo dục. Trong tiểu thuyết
này, thông qua câu chuyện hư cấu về cách dạy dỗ của anh gia sư Jean
Jacques đối với cậu học trò Emile, J.J.Rousseau đã đưa ra một quan niệm
mới về giáo dục: hãy để cho trẻ được phát triển theo quy luật tự nhiên, bố
mẹ không nên cưỡng chế con cái theo ý mình. Quan điểm giáo dục này của
ông tuy có đôi chỗ thái quá, nhưng nhìn chung, hoàn toàn trái ngược với
nền giáo dục gò bó của chế độ phong kiến và Giáo hội đương thời. Cái bao
trùm toàn bộ quan điểm giáo dục này là nêu cao tinh thần dân chủ và tự do,
hướng sự nghiệp giáo dục vào việc đào tạo ra những công dân kiểu mới
trong một xã hội mới. Chính vì lý do này mà ngay sau khi ra mắt công
chúng Pháp, tiểu thuyết Emile hay bàn về giáo dục đã bị thu hồi và tác giả
của nó bị truy nã.
Một tháng trước khi tiểu thuyết Emile hay bàn về giáo dục ra đời, tháng 4
năm 1762, tác phẩm quan trọng nhất, có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất của
J.J.Rousseau - Bàn về Khế ước xã hội đã được Nhà xuất bản Michel Ray ở
Amsterdam (Hà Lan) cho ra mắt độc giả.
Bàn về Khế ước xã hội, như tác giả của nó - J.J.Rousseau đã viết: “Luận
văn nhỏ này trích từ một công trình nghiên cứu rộng hơn mà trước kia tôi
đã tiến hành nhưng chưa lượng sức mình, nên phải bỏ đi từ lâu. Đoạn rút ra
ở đây là đoạn khá nhất mà tôi có thể yên tâm trình bày với công chúng.
Những phần khác không còn nữa”(9). Mục đích của tác phẩm này, như
J.J.Rousseau đã chỉ rõ, là để “tìm xem trong trật tự dân sự có chăng một số
quy tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết đối đãi với con người như con
người; và có chăng những luật pháp đúng với ý nghĩa chân thực của nó”;
đồng thời “gắn liền cái mà luật pháp cho phép với cái mà lợi ích thúc đẩy
phải làm, khiến cho công lý và lợi ích không tách rời nhau”(10).
Toàn bộ nội dung tác phẩm này được J.J.Rousseau chia làm bốn quyển.
Quyển thứ nhất gồm 9 chương, trình bày những ý niệm chung về quá trình
hình thành xã hội từ trạng thái tự nhiên chuyển sang trạng thái dân sự và
những ý niệm chung về việc thành lập “Công ước xã hội”. Quyển thứ hai
gồm 12 chương, chủ yếu bàn về vấn đề lập pháp, trong đó hai chương đầu
bàn về ý chí chung của toàn dân, về chủ quyền tối cao và cơ quan quyền
lực tối cao của một nước. Quyển thứ ba gồm 18 chương, chủ yếu bàn về
vấn đề hành pháp và cơ quan hành pháp. Quyển thứ tư gồm 9 chương, chủ
yếu bàn về vấn đề tư pháp và cơ quan tư pháp.
Tư tưởng chủ đạo của J.J.Rousseau trong Bàn về Khế ước xã hội cũng như
trong các tác phẩm khác (“những áng văn chương”) của ông, như nhà
nghiên cứu, dịch giả Hoàng Thanh Đạm - người dịch, chú thích và bình
giải Bàn về Khế ước xã hội đã khẳng định, là “lý tưởng tự do, bình đẳng”,
là đề cao và hết lòng “bênh vực tự do, bình đẳng”, “bảo vệ tự do, dân
chủ”(11).
Thật vậy, trong Bàn về Khế ước xã hội, J.J.Rousseau đã khẳng định:
“Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong
xiềng xích”; “tự do là từ bản chất con người mà có. Luật đầu tiên của tự do
là mỗi người phải được chăm lo sự tồn tại của mình… và do đó tự mình
làm chủ lấy mình”. Rằng, “từ bỏ tự do của mình là từ bỏ phẩm chất con
người, từ bỏ quyền làm người và cả nghĩa vụ làm người” và nếu cần phải
tìm xem “điều tốt nhất cho tất cả mọi người” là gì, “đỉnh cao nhất của các
hệ thống lập pháp” là gì thì tất cả chúng ta đều thấy “điều đó quy gọn vào
hai mục tiêu: Tự do và bình đẳng”. Do vậy, mọi cộng đồng quốc gia đều
cần đến một Khế ước xã hội và vấn đề cơ bản của Khế ước xã hội đó là
“mỗi thành viên trong khi khép mình vào tập thể, dùng sức mạnh tập thể,
vẫn được tự do đầy đủ như trước, vẫn chỉ tuân theo chính bản thân
mình”(12).
Với tư tưởng đó, J.J.Rousseau đã công khai tuyên bố lập trường chính trị cấp
tiến của ông - đấu tranh cho tự do, bình đẳng và dân chủ, cho nền cộng hòa
và chống lại chính thể quân chủ chuyên chế. Cũng chính vì thế mà ngay sau
khi ra mắt công chúng, Bàn về Khế ước xã hội của ông đã bị cấm lưu hành
và bản thân ông cũng bị truy nã.
Trong bối cảnh đó, giữa tháng 6 năm 1762, ông đã rời Pais để trở về
Geneve. Nhưng tại Geneve - quê hương ông, chính quyền và Giáo hội
Geneve cũng ra lệnh đốt sách của ông và truy nã ông, khiến ông phải lẩn
tránh khắp nơi. Năm 1765, khi ông đang ẩn náu ở Motier - một địa phương
nhỏ thuộc vùng Neuchatel(Thụy Sĩ), ngôi nhà nhỏ mà ông đang sống đã
thường xuyên bị những người dân quá khích trong vùng ném gạch đá theo
sự xúi giục của các giáo sĩ.
Năm 1766, J.J.Rousseau được nhà triết học Anh - D.Hume tạo điều kiện
cho cùng đi sang Anh. Nhưng tại Anh, ông vẫn cảm thấy bất ổn, nhất là khi
ông cảm nhận thấy cách đối xử có ý đồ không tốt của D.Hume đối với ông
trên bước đường lưu vong. Trong tập hồi ký Tự bạch, ông viết: “Những kẻ
khốn khổ thì ở đâu cũng bị khốn khổ. Ở Pháp người ta hạ lệnh bắt giam, ở
Thụy Sĩ người ta ném đá vào nhà, ở Anh người ta làm nhục. Người ta đã
bán cho mình mảnh đất dung thân bằng giá quá đắt”(13). Không thể sống
mãi trong tình cảnh đó, đầu năm 1768, ông trở lại Pháp ẩn náu tại một vùng
gần biên giới Pháp - Italia cho đến giữa năm 1769 thì trở lại Paris, khi việc
truy lùng ông không còn gay gắt như trước nữa.
Trong những năm 1772 - 1773, J.J.Rousseau tập trung viết tập Đối thoại
với tiêu đề Rousseau - người phán xét Jean Jacques nhằm mục đích thanh
minh để công chúng đương thời và đời sau hiểu rõ con người thực của ông,
tư tưởng của ông và tâm địa độc ác của những kẻ từng làm hại ông. Năm
1766, ông bắt đầu viết tập ký sự Những điều mơ mộng của một người lãng
du cô đơn để nói lên tâm sự và những suy nghĩ của mình về tương lai. Tập
ký sự này hoàn thành thì cũng là lúc ông trút hơi thở cuối cùng vào ngày 2
tháng 7 năm 1778. Thi hài ông được chôn cất tại một hòn đảo nhỏ có tên
gọi Dương Liễu, nhưng vào ngày 9 tháng 11 năm 1794, nhân dân Pháp đã
rước di hài của ông từ đảo Dương Liễu vào điện Pantheon - nơi chôn cất
các danh nhân đã