Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông của đại học quốc gia Hà Nội đến năm 2012, tầm nhìn chiến lược đến năm 2020

 Luật Công nghệ Thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;  Quyết định số 246/2005/QĐ – TTg ngày 6 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Công nghệ Thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;  Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg ngày 3 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010;

doc29 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông của đại học quốc gia Hà Nội đến năm 2012, tầm nhìn chiến lược đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2012, TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 5102 /QĐ-KHCN ngày 03 tháng 10 năm 2008 của Giám đốc ĐHQGHN) MỤC LỤC KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2012, TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2020 ---------------------------- I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CNTT-TT CỦA ĐHQGHN. 1.1. Danh mục các văn bản luật, chính sách của Đảng, Nhà nước và ĐHQGHN về CNTT. Luật Công nghệ Thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006; Quyết định số 246/2005/QĐ – TTg ngày 6 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Công nghệ Thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg ngày 3 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010; Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Công nghệ Thông tin Việt Nam đến năm 2020; Chỉ thị 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH”; Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình hành động triển khai chỉ thị 58/CT/TW của Bộ Chính trị”; Công văn số 15 – CV/ĐU ngày 27 tháng 1 năm 2003 của Đảng Uỷ Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) về “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng Công nghệ Thông tin ở ĐHQGHN giai đoạn 2002-2005”; Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ở ĐHQGHN giai đoạn 2002-2005; Kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT của ĐHQGHN đến năm 2007; Nghị định số 07/2001/ NĐ - CP ngày 1 tháng 2 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về Đại học Quốc gia; Quyết định số 16/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia; Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ khóa III, ĐHQGHN tháng 10 năm 2005; Kế hoạch chiến lược của ĐHQGHN giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn đến năm 2020; 1.2. Xu hướng phát triển và ứng dụng CNTT ở Việt Nam và thế giới. CNTT-TT trên thế giới đã có những tiến bộ vượt bậc trong 10 năm qua, năm 2008 được xem là thời điểm tiền đề cho việc bắt đầu thập niên mới với những đặc trưng sau: Tập trung cho kết nối con người với nhau (connecting people). Lấy người dùng làm trung tâm (user-centric). Nhiều nền phát triển phần mềm và người dùng có thể tự phát triển được ứng dụng cho mình. Máy vi tính, công nghệ điện tử, công nghệ nano cho phép chế tạo các thiết bị ngày càng nhanh, càng nhỏ gọn, tiêu thụ ít điện năng và được tích hợp nhiều dịch vụ trên đó, như “cả hệ thống trên một con chip” (SoC), cũng như tích hợp nhiều dịch vụ trên một thiết bị gia dụng. Các ứng dụng không chỉ chạy trên PC, mà còn chạy trên Internet, trong “đám mây” giữa các PC, giữa các TV, giữa các điện thoại di động, giữa các ô-tô, giữa các dụng cụ gia dụng, … 3 yếu tố đặc trưng: trải nghiệm công nghệ cao khắp nơi; các thiết bị phong phú được kết nối dịch vụ với nhau; sức mạnh của giao diện người dùng tự nhiên (Natural User Interface). Các nhà quản lý và công nghệ đều nhấn mạnh về ý nghĩa sáng tạo công nghệ, của nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng nhằm thực hiện những kỳ vọng (và phát triển tự nhiên) của 10 năm tiếp theo. Máy tính sẽ có ở khắp nơi, sẽ phục vụ đắc lực đào tạo và chăm lo sức khỏe con người. Máy tính sẽ dần thay thế các sách giáo khoa bằng chính các máy tính nhỏ gọn, cầm tay, đặt phẳng trên ngay mặt bàn, có nối mạng khắp nơi, tương tác tự nhiên (chứ không chỉ qua chuột và bàn phím như thập niên vừa qua). Người dùng có thể tham gia các loại hình hoạt động sử dụng phương tiện điện tử, gọi chung là e-* (như e-books, e-learning, e-education, e-library, e-science, e-health, e-business, e-commerce, e-agriculture, e-government …) ở mọi lúc, mọi nơi. Chính phủ nước ta đã ban hành “Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” tại quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 nêu rõ những mục tiêu cần đạt: - Ứng dụng rộng rãi CNTT-TT trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế. Hình thành, xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để Việt Nam đạt trình độ trung bình khá trong khu vực ASEAN. - Công nghiệp CNTT-TT trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng 20 - 25%/năm, đạt tổng doanh thu khoảng 6 - 7 tỷ USD vào năm 2010. - Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phủ trên cả nước, với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, giá rẻ. - Đào tạo ở các khoa CNTT-TT trọng điểm đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong khu vực ASEAN. Bên cạnh những xu hướng và nhu cầu khách quan về phát triển CNTT-TT trên thế giới và Việt Nam, còn có những thách thức lớn đối với CNTT-TT của nước ta như: chưa có nền công nghiệp CNTT-TT thực sự; chất lượng đào tạo của đa số các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu, thiếu nhân lực bậc cao về CNTT-TT; nghiên cứu còn tản mạn, chưa có những nghiên cứu của Việt Nam mang tính đột phá về công nghệ; các doanh nghiệp mới chỉ tập trung gia công phần mềm, chưa chú trọng công việc nghiên cứu và phát triển; việc liên kết hàn lâm – công nghiệp về CNTT-TT còn chưa rõ nét; sự lúng túng và thất bại của một số dự án quốc gia về CNTT-TT (như kế hoạch phát triển công nghiệp phần mềm theo Nghị quyết 07/2000 và Chỉ thị 58/TW; Đề án 112, …); việc vi phạm bản quyền phần mềm ở nước ta vẫn còn ở mức cao; v.v. Như vậy, CNTT-TT sẽ bùng nổ tiếp và ngày càng tiến tới phục vụ hữu ích hơn, đa dạng hơn những nhu cầu của con người và là động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. CNTT-TT có ý nghĩa đặc biệt trong giáo dục. Các nước phát triển và các nước có nền sản xuất hoặc dịch vụ hiện đại đã có đại học số hóa, làm thay đổi và mở ra những hình thức đào tạo, hình thức học mới rất hiệu quả. Sự tác động này sẽ còn tiếp tục làm sâu sắc thêm ý nghĩa của CNTT-TT trong những năm sắp tới. 1.3. Vai trò to lớn của CNTT-TT với sự phát triển của ĐHQGHN Tiềm năng và vai trò của CNTT-TT đã được Đảng và Nhà nước khẳng định trong “Chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” được ban hành theo QĐ số 246/2005/QĐ – TTg ngày 6 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ: “CNTT-TT là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Quán triệt chủ trương của Nhà nước, ĐHQGHN với sứ mệnh “Xây dựng và phát triển mô hình một trung tâm đào tạo đại học, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm các đại học tiên tiến trong khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế, đóng vai trò nòng cốt, là đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước” đã nhận thức rõ vai trò quan trọng hàng đầu của CNTT-TT đối với sự hình thành và phát triển của mình. Đảng ủy ĐHQGHN đã khẳng định trong Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ở ĐHQGHN giai đoạn 2002-2005: Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược xây dựng và phát triển ĐHQGHN, là một phương tiện quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý; ĐHQGHN cần phải xây dựng và thực hiện tốt nhiệm vụ này. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT ở ĐHQGHN Nguồn nhân lực CNTT-TT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong ĐHQGHN, cung cấp nguồn nhân lực bậc cao về CNTT-TT cho đất nước. Phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao, góp phần tăng cường năng lực công nghệ thông tin quốc gia. Phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT ở ĐHQGHN phải gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đổi mới giáo dục đại học, xây dựng đại học nghiên cứu. Đổi mới cơ bản và toàn diện đào tạo nhân lực CNTT-TT theo hướng hội nhập và đạt trình độ quốc tế, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT tại ĐHQGHN, phát huy mọi nguồn lực trong nước và tranh thủ các nguồn lực ngoài nước cho phát triển nguồn nhân lực này. Nghiên cứu CNTT-TT Công nghiệp CNTT-TT hiện đang là một ngành kinh tế mũi nhọn, được nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Nghiên cứu CNTT-TT theo hướng hiện đại nhằm tạo ra những giá trị sáng tạo KHCN về CNTT-TT, tạo sản phẩm phục vụ nhu cầu của ĐHQGHN và của xã hội, góp phần khẳng định vai trò của ĐHQGHN trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Ứng dụng và cơ sở hạ tầng CNTT-TT Ứng dụng rộng rãi CNTT-TT trong đào tạo, nghiên cứu, quản lý là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển ĐHQGHN thành đại học nghiên cứu đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Ứng dụng CNTT-TT để đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao hiệu quả đào tạo, nghiên cứu và quản lý trong tất cả các đơn vị của ĐHQGHN. Cơ sở hạ tầng CNTT-TT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng của ĐHQGHN, được ưu tiên đầu tư, phát triển, đảm bảo hiện đại, đồng bộ, quản lý và khai thác hiệu quả. Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT-TT nhằm tạo cơ sở cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT phục vụ đào tạo trình độ đẳng cấp quốc tế, nghiên cứu ứng dụng và quản lý. Kế hoạch phát triển hạ tầng CNTT-TT phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ và sinh viên ĐHQGHN trong nghiên cứu và học tập, cũng như đáp ứng nhu cầu quản lý của ĐHQGHN và của các đơn vị thành viên tạ̣i các cơ sở ở Hà Nội và Hòa Lạc. Xây dựng hạ tầng CNTT-TT phải đi đôi với triển khai các ứng dụng để khai thác có hiệu quả, đồng thời có tầm nhìn xa, phân tích thiết kế hệ thống có tính mở, cho phép dễ dàng mở rộng về quy mô và nâng cấp về công nghệ. 1.4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện Kế hoạch tổng thể về phát triển và ứng dụng CNTT ở ĐHQGHN giai đoạn 2002-2007. ĐHQGHN đã xây dựng “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ở Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2002-2005”; “Kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT của ĐHQGHN đến năm 2007”. Trong 5 năm qua, về cơ bản ĐHQGHN đã thực hiện các mục tiêu quan trọng đề ra trong những kế hoạch này, xây dựng những điều kiện ban đầu cho một kết cấu hạ tầng về thông tin, góp phần nâng cao đáng kể hiệu quả công tác quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học; đồng thời cung cấp nguồn nhân lực CNTT với quy mô ngày càng nhiều cả về chất và lượng cho nền kinh tế Việt Nam. Trong công việc nghiên cứu và phát triển, có một số công trình được công bố trên các tạp chí và hội nghị uy tín quốc tế về CNTT. Một số đơn vị và cá nhân được những giải thưởng cao cấp quốc gia về sản phẩm CNTT. Một số thành tựu chính trong các hoạt động về CNTT vừa qua là: 1.4.1. Về đào tạo nguồn nhân lực CNTT Loại hình đào tạo CNTT trong thời gian qua đã được đa dạng hóa bao gồm đào tạo bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Số giảng viên CNTT đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua. Một số đơn vị trong ĐHQGHN đã có những chương trình đào tạo CNTT theo đẳng cấp quốc tế. Ngoài ra, nhiều chương trình đào tạo hợp tác nước ngoài được thành lập như chương trình Đại học Pháp (PUF) về Thông tin - Hệ thống - Công nghệ (IST) góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và môi trường đào tạo, cũng như đội ngũ giảng viên về CNTT của ĐHQGHN. Đã đào tạo được hàng nghìn cử nhân, hàng trăm thạc sĩ. Sinh viên ngành CNTT của ĐHQGHN có truyền thống đạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế và quốc gia, đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường tuyển dụng. Một số thành tựu cụ thể được nêu trong các bảng thống kê dưới đây. Bảng 1: Số sinh viên tốt nghiệp CNTT, Toán – Tin ứng dụng giai đoạn 2001-2007 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng Trường ĐHCN 187 177 167 149 196 197 184 1257 Trường ĐHKH Tự nhiên 180 202 198 102 89 119 117 1007 Tổng 367 379 365 251 285 316 301 2264 Bảng 2: Số giảng viên CNTT, Toán – Tin ứng dụng giai đoạn 2001-2007 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Trường ĐHCN 25 27 31 35 35 47 58 Trường ĐHKH Tự nhiên 13 15 16 18 19 20 20 Tổng 38 42 47 53 54 67 78 * Ghi chú: Số liệu trên chưa tính các cán bộ về hưu, các cán bộ chuyển đi, các cán bộ cắt hợp đồng trong giai đoạn 2001-2007. Bảng 3: Số giải thưởng sinh viên về Olympic Tin học các năm 2003-2007 2003 2004 2005 2006 2007 Giải nhất 1 3 1 3 Giải nhì 2 3 2 2 3 Giải ba 1 4 5 7 5 Giải kh. Khích 3 1 2 2 1.4.2. Nghiên cứu về CNTT Trong thời gian qua các trường ĐHKHTN, ĐHCN, và Viện CNTT đã thực hiện 3 đề tài cấp nhà nước, 1 đề tài cấp thành phố, 17 đề tài NCCB về CNTT, 4 đề tài trọng điểm, 5 đề tài đặc biệt ĐHQGHN và hàng chục đề tài ĐHQGHN. Nghiên cứu về CNTT đã góp phần tiếp thu các kiến thức hiện đại, đổi mới chương trình đào tạo, phát triển các sản phẩm CNTT và tiếp cận trình độ CNTT của thế giới phục vụ đào tạo, nghiên cứu tại ĐHQGHN và từng bước phục vụ nhu cầu của Nhà nước và xã hội. Các hướng nghiên cứu ngày càng được đa dạng hóa. Trường ĐHCN tập trung nghiên cứu theo các chủ đề thuộc các chuyên ngành Khoa học máy tính, Mạng và truyền thông máy tính, Các hệ thống thông tin, Công nghệ phần mềm với 4 đề tài trọng điểm ĐGQGHN và 51 đề tài cấp ĐHQGHN giao cho trường quản lý (đề tài QC)… Viện CNTT đi sâu nghiên cứu các phương pháp toán học trong xử lý ảnh và xử lý thông tin, trí tuệ nhân tạo, ứng dụng CNTT, dạy và học điện tử, … Trường ĐHKHTN với các hướng nghiên cứu tập trung là đảm bảo toán học cho hệ thống máy tính, tính toán khoa học. Trong giai đoạn 2002-2007, có hơn 100 bài báo về CNTT đã được công bố trên các tạp chí và hội nghị quốc gia, quốc tế. ĐHQGHN có những sản phẩm CNTT tham dự các hội chợ KHCN toàn quốc (TechMart), tham dự VIFOTEC, và các kỳ thi sáng tạo toàn quốc. Năm 2006, sản phẩm Mr.TEST của Trung tâm nghiên cứu và phát triển Công nghệ phần mềm thuộc Trường ĐHCN đã đạt giải nhất tại cuộc thi “Nhân tài đất Việt” và đã phát huy tốt hiệu quả trong những năm vừa qua. 1.4.3. Ứng dụng CNTT Nhận thức về ứng dụng CNTT trong toàn ĐHQGHN đã từng bước được nâng cao. Nhiều khóa học, huấn luyện về sử dụng mạng, hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc đã được tổ chức. Hiện tại 100% cán bộ quản lý đã sử dụng mạng VNUnet trong công tác quản lý văn thư, cán bộ và sinh viên của một số đơn vị đã được thí điểm cung cấp các dịch vụ internet phục vụ đào tạo chất lượng cao, đào tạo liên kết quốc tế. Tại các trường, khoa trực thuộc đã tổ chức các trung tâm truy cập internet phục vụ sinh viên, nhiều phòng kết nối đào tạo từ xa với trang thiết bị hiện đại. Trung tâm Thông tin thư viện đã bước đầu triển khai thư viện điện tử phục vụ bạn đọc. Ứng dụng CNTT trong đào tạo và quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học đã được đẩy mạnh, thực hiện thí điểm từng bước đại học số hóa, các đơn vị đào tạo đã triển khai đào tạo thí điểm các mô hình đào tạo điện tử, đầu tư cho các phần mềm phục vụ đào tạo, quản lý và nghiên cứu khoa học đã được tăng cường đáng kể từ nhiều nguồn khác nhau, ĐHQGHN đã hoàn tất một số phần mềm quan trọng phục vụ đào tạo theo tín chỉ và chất lượng cao và sẽ đưa vào hoạt động trong thời gian tới. Hệ thống Quản lý đào tạo và quản lý người học ở ĐHQGHN theo học chế tín chỉ đã được xây dựng và đang được hoàn thiện. Tổ chức nghiên cứu, xây dựng và triển khai hệ thống e-Learning trên hạ tầng công nghệ mạng của ĐHQGHN. Triển khai các dịch vụ thông tin phục vụ dạy và học (đưa bài giảng, bài tập, thời khóa biểu, trao đổi, hỏi đáp giữa giáo viên, sinh viên…) trên VNUnet/Internet. 1.4.4. Cơ sở hạ tầng CNTT Mạng VNUnet bao phủ một phạm vi địa lý với đường kính gần 10 km, với trên 3000 máy tính, gần 100 máy chủ dịch vụ, thiết bị mạng đủ đáp ứng nhu cầu vận hành cơ bản hiện nay. Ngoài đường thuê bao kết nối Internet qua Viettel, mạng VNUnet còn có hai tuyến kết nối với bên ngoài: đường kết nối với mạng VinaREN bằng cáp quang (với tốc độ hiện nay là 45Mbps, sắp nâng lên 155Mbps) và đường kết nối với mạng các cơ quan Đảng và Chính phủ (do Đề án 112 xây dựng) bằng cáp quang (tuy nhiên, thực tế chưa đưa vào khai thác). Ở hầu hết các đơn vị đã có hạ tầng mạng LAN. Một số ít đơn vị (Văn phòng ĐHQGHN, Trường ĐHNN, Trường ĐHKT, Viện CNTT ...) có hạ tầng CNTT-TT tương đối tốt, Trường ĐHCN có cơ sở hạ tầng CNTT-TT ở mức tốt. Ở đại đa số các đơn vị khác, số lượng máy tính cho cán bộ sử dụng trong công việc về cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác nhưng nói chung các máy chủ còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng so với nhu cầu ứng dụng. Các đơn vị đào tạo đã có các phòng thực hành máy tính phục vụ thực tập và cho sinh viên khai thác thông tin. ĐHQGHN là một trong những đơn vị đầu tiên tham gia VinaREN. VNUnet đã kết nối với mạng VinaREN bằng tuyến cáp quang, hiện đang ở khả năng khai thác liên thông với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu ở nước ngoài với tốc độ kết nối cho Việt Nam là 45Mbps. Hiện nay, nhiều tài liệu điện tử của các cơ sở đào tạo và nghiên cứu trên thế giới có tham gia TEIN2 đã được cung cấp lên mạng này và cán bộ sinh viên ĐHQGHN đã có thể khai thác thường xuyên. Đặc biệt, một số đơn vị như Trường ĐHCN, Trường ĐHKHTN đã tổ chức thành công một số hội thảo từ xa qua mạng (video conferencing) với các đại học khác ở nước ngoài thông qua đường truyền VinaREN/TEIN2. Trong thời gian tới cần chuẩn bị đủ điều kiện kỹ thuật để khai thác tốt hơn, nhiều đơn vị khác trong ĐHQGHN có thể sử dụng các dịch vụ của VinaREN. Tuy nhiên, còn khá nhiều những bất cập và khiếm khuyết thể hiện sự nhận thức, đầu tư sức người sức của cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT là chưa tương xứng với tầm vóc cần có của ĐHQGHN, kết quả thu được trong một số hoạt động chưa tương xứng với kỳ vọng và đầu tư. Chi tiết hơn về thực hiện kế hoạch CNTT giai đoạn 2002-2007 được nêu trong phần Phụ lục. II. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CNTT-TT ĐẾN NĂM 2012, TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2020 Phát triển và ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý và đẩy mạnh hội nhập quốc tế ở ĐHQGHN. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT Phát triển mạnh về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại ĐHQGHN, góp phần tăng cường nhân lực CNTT-TT của đất nước, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chú ý đào tạo nhân lực CNTT-TT và nâng cao trình độ CNTT-TT của cán bộ viên chức của chính ĐHQGHN. Đến năm 2020, đạt trình độ quốc tế về đào tạo nhân lực công nghệ thông tin đối với tất cả các ngành, chuyên ngành CNTT-TT, đạt trình độ tương đương với trường trong nhóm 100 trường mạnh nhất về CNTT-TT ở Châu Á, nhóm 500 trường trên thế giới. Các chương trình đào tạo được cập nhật hằng năm, bám sát nhu cầu xã hội và với những khái niệm và thành tựu tiên tiến được giới hàn lâm các nước thừa nhận đưa vào giảng dạy. Thực hiện việc liên kết đa ngành, đa lĩnh vực trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT. Mở những ngành / nhóm ngành / liên ngành mới (thí điểm) với CNTT-TT làm trung tâm, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội Việt Nam và thị trường CNTT-TT trên thế giới. Nghiên cứu khoa học CNTT-TT Các nghiên cứu cần tập trung vào phát huy thế mạnh của ĐHQGHN, đáp ứng yêu cầu khoa học và ứng dụng của CNTT-TT trong 10 năm tới cũng như các yêu cầu từ thực tiễn kinh tế xã hội của Việt Nam, tập trung nhiều vào tương tác người – máy tính (giao diện người dùng tự nhiên), xử lý ngôn ngữ tự nhiên, công nghệ tri thức, công nghệ Internet thế hệ mới, dịch vụ đa phương tiện, dịch vụ thông tin phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học cũng như các dịch vụ thông tin liên quan đến chăm sóc sức khỏe, y tế cộng đồng, tính toán khoa
Tài liệu liên quan