Kế toán doanh nghiệp - Chương 3: Kế toán thuế (tax accounting)

3.1 Những vấn đề chung 3.2 Kế toán thuế Giá trị gia tăng 3.3 Kế toán thuế Tiêu thụ đặc biệt 3.4 Kế toán thuế Xuất nhập khẩu 3.5 Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp 3.6 Kế toán thuế Thu nhập cá nhân 3.7 Kế toán thuế Tài nguyên 3.8 Kế toán thuế Nhà đất, tiền thuê đất 3.9 Kế toán các loại thuế khác 3.10 Kế toán phí, lệ phí và các khoản nộp khác

pptx97 trang | Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán doanh nghiệp - Chương 3: Kế toán thuế (tax accounting), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ TOÁN THUẾ (Tax Accounting)Chương 3 Lớp kế toán doanh nghiệpNỘI DUNG3.1 Những vấn đề chung3.2 Kế toán thuế Giá trị gia tăng3.3 Kế toán thuế Tiêu thụ đặc biệt3.4 Kế toán thuế Xuất nhập khẩu3.5 Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp3.6 Kế toán thuế Thu nhập cá nhân3.7 Kế toán thuế Tài nguyên3.8 Kế toán thuế Nhà đất, tiền thuê đất3.9 Kế toán các loại thuế khác3.10 Kế toán phí, lệ phí và các khoản nộp khácMỤC TIÊUSau khi nghiên cứu chương này người đọc có thể hiểu:- Nội dung cơ bản của từng loại thuế, chứng từ, phương pháp tính và hạch toán từng loại thuế.- Phân biệt được lợi nhuận kế toán và thu nhập tínhthuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), phương pháp điều chỉnh từ lợi nhuận kế toán sang thu nhập tínhthuế.- Lập báo cáo thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế TNDN và các loại thuế khác.TÀI LiỆU THAM KHẢONHỮNG VẤN ĐỀ CHUNGĐặc điểm và yêu cầu quản lý- Doanh nghiệp phải lập chứng từ và hạch toán đầy đủ chi tiết theo từng loại thuế phát sinh.- Phải hạch toán đúng các loại thuế phải nộp vào các tài khoản phù hợp theo quy định của chế độ kế toán.- Lập các báo thuế hàng tháng, quý và năm, thực hiện khai báo và nộp các báo cáo thuế theo quy định của luật thuế hiện hành.- Thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ nộp thuế, không nộp trễ và chiếm dụng tiền thuế.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNGQuy định về kế toán- Kế toán các khoản thuế dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm.- Doanh nghiệp chủ động tính, xác định và kê khai số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho Nhà nước theo luật định. Kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp, đã nộp, được khấu trừ, được hoàn...NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNGQuy định về kế toán- Các khoản thuế gián thu như thuế GTGT (kể cả theo phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế gián thu khác về bản chất là khoản thu hộ bên thứ ba. Vì vậy các khoản thuế gián thu được loại trừ ra khỏi số liệu về doanh thu gộp trên Báo cáo tài chính hoặc các báo cáo khác.KẾ TOÁN THUẾ GTGTKhái niệm (Thuế GTGT): Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. KẾ TOÁN THUẾ GTGTĐối tượng chịu thuế GTGT Hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng có quy định riêng. KẾ TOÁN THUẾ GTGTĐối tượng nộp thuế GTGT Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế GTGT.KẾ TOÁN THUẾ GTGTCăn cứ và phương pháp tính thuế GTGTCăn cứ tính thuế GTGT - Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT; đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT; đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT; đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT;KẾ TOÁN THUẾ GTGTCăn cứ và phương pháp tính thuế GTGTCăn cứ tính thuế GTGT - Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu;KẾ TOÁN THUẾ GTGTCăn cứ và phương pháp tính thuế GTGTCăn cứ tính thuế GTGT - Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng cho là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh; KẾ TOÁN THUẾ GTGTCăn cứ và phương pháp tính thuế GTGTCăn cứ tính thuế GTGT - Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT.KẾ TOÁN THUẾ GTGTCăn cứ và phương pháp tính thuế GTGTCăn cứ tính thuế GTGT - Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm;KẾ TOÁN THUẾ GTGTCăn cứ và phương pháp tính thuế GTGTCăn cứ tính thuế GTGT - Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho thời hạn thuê thì giá tính thuế là số tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế GTGT;KẾ TOÁN THUẾ GTGTCăn cứ và phương pháp tính thuế GTGTCăn cứ tính thuế GTGT - Đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế GTGT;KẾ TOÁN THUẾ GTGTCăn cứ và phương pháp tính thuế GTGTCăn cứ tính thuế GTGT - Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị;KẾ TOÁN THUẾ GTGTCăn cứ và phương pháp tính thuế GTGTCăn cứ tính thuế GTGT - Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế GTGT, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước;KẾ TOÁN THUẾ GTGTCăn cứ và phương pháp tính thuế GTGTCăn cứ tính thuế GTGT - Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT;KẾ TOÁN THUẾ GTGTCăn cứ và phương pháp tính thuế GTGTCăn cứ tính thuế GTGT - Đối với hàng hoá, dịch vụ khác là giá do Chính phủ quy định; KẾ TOÁN THUẾ GTGTCăn cứ và phương pháp tính thuế GTGTCăn cứ tính thuế GTGT - Giá tính thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ quy định bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. KẾ TOÁN THUẾ GTGTCăn cứ và phương pháp tính thuế GTGTCăn cứ tính thuế GTGT Mức thuế suất thuế GTGT được quy định như sau: - Mức thuế suất 0% đối với hàng hoá xuất khẩu; - Mức thuế suất 5%, 10%, tùy theo hàng hoá, dịch vụ. (xem biểu suất thuế GTGT) KẾ TOÁN THUẾ GTGTCăn cứ và phương pháp tính thuế GTGTPhương pháp tính thuế GTGTPhương pháp khấu trừ thuế - Số thuế phải nộp bằng thuế GTGT đầu ra trừ thuế GTGT đầu vào. - Thuế GTGT đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất. - Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu. KẾ TOÁN THUẾ GTGTCăn cứ và phương pháp tính thuế GTGTPhương pháp tính thuế GTGTPhương pháp tính trực tiếp trên GTGT Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu X Tỷ lệ % Tỷ lệ % để tính thuế GTGTđược quy định như sau: Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%; Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;  Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; Hoạt động kinh doanh khác: 2%.KẾ TOÁN THUẾ GTGTHoàn thuế GTGTViệc hoàn thuế GTGT chỉ thực hiện trong các trường hợp sau: - Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế hàng quý nếu số thuế đầu vào được khấu trừ của các tháng trong quý lớn hơn số thuế đầu ra hoặc được hoàn thuế đầu vào của tài sản cố định. - Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản có số thuế nộp thừa; - Quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. KẾ TOÁN THUẾ GTGTKế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừTài khoản sử dụng: TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (chi tiết TK 1331 - thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ TK 1332 - thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ) TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (chi tiết TK 33311-Thuế GTGT đầu ra, TK 33312- Thuế GTGT hàng nhập khẩu): Theo dõi thuế GTGT phải nộp. KẾ TOÁN THUẾ GTGT Tài khoản sử dụng: TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (chi tiết TK 1331 - thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ TK 1332 - thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ) TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (chi tiết TK 33311-Thuế GTGT đầu ra, TK 33312- Thuế GTGT hàng nhập khẩu): Theo dõi thuế GTGT phải nộp.KẾ TOÁN THUẾ TTĐBĐối tượng nộp thuế TTĐB Đối tượng chịu thuế TTĐB là những loại hàng hoá, dịch vụ được quy định trong luật thuế TTĐB như thuốc lá, rượu bia, kinh doanh vũ trường, Tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) sản xuất, nhập khẩu hàng hoá và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB là đối tượng nộp thuế TTĐB. KẾ TOÁN THUẾ TTĐBCăn cứ tính thuế TTĐB Giá tính thuế TTĐB Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế TTĐB, chưa có thuế bảo vệ môi trường và chưa có thuế GTGTKẾ TOÁN THUẾ TTĐBPhương pháp tính thuế TTĐB Đối với các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp SXKD trong nước sản xuấtKẾ TOÁN THUẾ TTĐBPhương pháp tính thuế TTĐB Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế TTĐB là giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Theo công thức: Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất TTĐB%KẾ TOÁN THUẾ TTĐB Tài khoản sử dụng: TK 3332-Thuế tiêu thụ đặc biệtKẾ TOÁN THUẾ TTĐBCông ty ABC sản xuất rượu 45 độ, sản phẩm thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế suất 65%) và thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (thuế suất 10%).Số dư đầu tháng Tài khoản 155: 189.000.000 (chi tiết: 7.000 chai)VÍ DỤ MINH HOẠCông ty ABC xuất kho 1.000 chai bán cho Công ty A với giá bán chưa có thuế GTGT (bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt) 66.825/chai, thuế suất thuế GTGT 10%. Công ty A đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.Chi phí vận chuyển hàng đi bán thanh toán bằng tiền mặt 1.540.000 (bao gồm thuế GTGT 10%).Nợ TK 632 27.000.000 Có TK 155 27.000.000Nợ TK 1121 73.507.500 Có TK 511 66.825.000 Có TK 3331 6.682.500Nợ TK 511 26.325.000 Có TK 3332 26.325.000Thuế tiêu thụ đặc biệt của 1.000 chai:66.825.0001 + 65% x 65% = 26.325.000KẾ TOÁN THUẾ XNKĐối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước, đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.KẾ TOÁN THUẾ XNKĐối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu Hàng hoá trong các trường hợp sau đây không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, sau khi làm đầy đủ thủ tục hải quan: - Hàng vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua biên giới Việt Nam; - Hàng chuyển khẩu; - Hàng viện trợ nhân đạo.KẾ TOÁN THUẾ XNKCăn cứ tính thuế xuất nhập khẩu - Số lượng từng mặt hàng ghi trong tờ khai hàng xuất khẩu, nhập khẩu;- Giá tính thuế;- Thuế suất của mặt hàng.KẾ TOÁN THUẾ XNKPhương pháp tính thuế xuất nhập khẩu Đối với hàng nhập khẩu, thuế nhập khẩu tính theo giá CIF. Giá nhập khẩu bằng ngoại tệ nên khi tính thuế phải quy đổi theo tiền Việt Nam, tính theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế KẾ TOÁN THUẾ XNKPhương pháp tính thuế xuất nhập khẩu Đối với thuế xuất khẩu tính theo giá FOB được quy ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.KẾ TOÁN THUẾ XNKTài khoản sử dụng: TK 3333- Thuế xuất nhập khẩuKẾ TOÁN THUẾ XNKKế toán thuế nhập khẩu KẾ TOÁN THUẾ XNKKế toán thuế xuất khẩu KẾ TOÁN THUẾ TNDNĐối tượng nộp thuế Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.KẾ TOÁN THUẾ TNDNCăn cứ và phương pháp tính thuế TNDN Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước. Thu nhập chịu thuế bằng (=) doanh thu trừ (-) các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng (+) thu nhập khác, kể cả thu nhập ở ngoài Việt Nam.KẾ TOÁN THUẾ TNDNCơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả và Chênh lệch tạm thời Cơ sở tính thuế của tài sản là giá trị sẽ được trừ khỏi thu nhập chịu thuế khi thu hồi giá trị ghi sổ của tài sản. Nếu thu nhập không phải chịu thuế thì cơ sở tính thuế của tài sản bằng giá trị ghi sổ của tài sản đó.KẾ TOÁN THUẾ TNDNCơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả và Chênh lệch tạm thời Cơ sở tính thuế thu nhập của nợ phải trả là giá trị ghi sổ của nó trừ đi (-) giá trị sẽ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế khi thanh toán nợ phải trả trong các kỳ tương lai. Đối với doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế là giá trị ghi sổ của nó, trừ đi phần giá trị của doanh thu không phải chịu thuế trong tương lai.KẾ TOÁN THUẾ TNDNCơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả và Chênh lệch tạm thời Chênh lệch tạm thời là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản hoặc nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế toán và cơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả đó. Chênh lệch tạm thời gồm 2 loại: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ và chênh lệch tạm thời chịu thuế. KẾ TOÁN THUẾ TNDNCơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả và Chênh lệch tạm thời Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán.KẾ TOÁN THUẾ TNDNCơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả và Chênh lệch tạm thời Chênh lệch tạm thời chịu thuế là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh khoản thuế thu nhập phải trả khi xác định thu nhập chịu thuế trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán.KẾ TOÁN THUẾ TNDNPhương pháp kế toánGhi nhận “Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” (1) Hàng quý, kế toán tự xác định và ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong quý. Thuế thu nhập tạm phải nộp từng quý được tính vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của quý đó. KẾ TOÁN THUẾ TNDNPhương pháp kế toánGhi nhận “Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” (2) Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số và ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Thuế thu nhập doanh nghiệp thực phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm đó.KẾ TOÁN THUẾ TNDNPhương pháp kế toánGhi nhận “Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” (3) Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp cho năm đó, thì số chênh lệch giữa số thuế tạm phải nộp lớn hơn số thuế phải nộp được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và ghi giảm trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.KẾ TOÁN THUẾ TNDNPhương pháp kế toánGhi nhận “Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” (4) Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót. KẾ TOÁN THUẾ TNDNPhương pháp kế toánGhi nhận “Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” KẾ TOÁN THUẾ TNDNPhương pháp kế toánGhi nhận “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” (nếu có) theo quy định của VAS 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.KẾ TOÁN THUẾ TNDNPhương pháp kế toánGhi nhận “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được xác định trên cơ sở các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm và thuế suất thuế thu nhập hiện hành theo công thức:KẾ TOÁN THUẾ TNDNPhương pháp kế toánGhi nhận “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” (nếu có) theo quy định của VAS 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” và Thông tư hướng dẫn chuẩn mực.KẾ TOÁN THUẾ TNDNPhương pháp kế toánGhi nhận “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được xác định theo công thức sau:KẾ TOÁN THUẾ TNDNTài khoản sử dụng: TK 3334- Thuế TNDN: phản ánh số tiền thuế doanh nghiệp tạm nộp từng quý và quyết toán thuế TNDN theo năm. TK 347- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả:phản ánh khoản tiền thuế là thu nhập hoãn lại phải trả. Cuối năm, kế toán tính và lập “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” . TK 243-Tài sản thuế thu nhập hoãn lại:phản ánh khoản tiền thuế là tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Cuối năm, kế toán tính và lập “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” KẾ TOÁN THUẾ TNDNTài khoản sử dụng: TK 821-Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: Ghi nhận chi phí thuế thu nhập của năm tài chính hiện hành mà doanh nghiệp phải nộp và đã nộp theo luật thuế TNDN. TK 8212- Chi phí thuế TNDN hoãn lại: Ghi nhận chi phí thuế thu nhập hoãn lại mà doanh nghiệp phải nộp và đã nộp theo luật thuế TNDN.KẾ TOÁN THUẾ TNDNThuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành KẾ TOÁN THUẾ TNDNThuế thu nhập hoãn lại phải trả VÍ DỤ MINH HOẠCông ty ABC kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.KẾ TOÁN THUẾ TNDNNgày 31/12/N, kế toán xác định chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại dựa trên các thông tin sau:Lợi nhuận kế toán trước khấu hao: 500.000.000.Thuế suất thuế TNDN: 25%.Ngày 01/01/N: Công ty ABC mua một thiết bị sản xuất có nguyên giá 96.000.000, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 4 năm, theo cơ quan thuế là 2 năm (thiết bị sản xuất đưa vào sử dụng ngày 01/01/N).KẾ TOÁN THUẾ TNDNNăm NNăm N+1Năm N+2Năm N+3Kế toán24242424Cơ quan thuế484800Chênh lệch- 24- 242424Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.Đơn vị tính: triệu đồngChỉ tiêuMã sốNăm nayTổng lợi nhuận kế toán trước thuế50476Chi phí thuế TNDN hiện hànhChi phí thuế TNDN hoãn lại5152Lợi nhuận sau thuế TNDN601136357Năm N:Năm N:Lợi nhuận kế toán sau khấu hao: 476.000.000.Thu nhập tính thuế TNDN: 452.000.000.Thuế TNDN phải nộp: 113.000.000.Nợ TK 8211 113.000.000 Có TK 3334 113.000.000Năm N:Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm N.Nợ TK 8212 6.000.000 Có TK 347 6.000.000KẾ TOÁN THUẾ TNDNThuế thu nhập hoãn lại phải trả VÍ DỤ MINH HOẠ Công ty ABC kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.Ngày 31/12/N, kế toán xác định chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại dựa trên các thông tin sau:Lợi nhuận kế toán trước khấu hao: 500.000.000.Thuế suất thuế TNDN: 25%.Ngày 01/01/N: Công ty ABC mua một thiết bị sản xuất có nguyên giá 96.000.000, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 2 năm, theo cơ quan thuế là 4 năm (thiết bị sản xuất đưa vào sử dụng ngày 01/01/N).Năm NNăm N+1Năm N+2Năm N+3Kế toán484800Cơ quan thuế24242424Chênh lệch2424- 24- 24Năm N:Lợi nhuận kế toán sau khấu hao: 452.000.000.Thu nhập tính thuế TNDN: 476.000.000.Thuế TNDN phải nộp: 119.000.000.Nợ TK 8211 119.000.000 Có TK 3334 119.000.000Năm N:Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm N.Nợ TK 243 6.000.000 Có TK 8212 6.000.000Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.Đơn vị tính: triệu đồngChỉ tiêuMã sốNăm nayTổng lợi nhuận kế toán trước thuế50452Chi phí thuế TNDN hiện hànhChi phí thuế TNDN hoãn lại5152Lợi nhuận sau thuế TNDN60119(6)339Năm N:Ngày 31/12/N+1, kế toán xác định chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại dựa trên các thông tin sau:Lợi nhuận kế toán trước khấu hao: 600.000.000.Thuế suất thuế TNDN: 25%.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.Đơn vị tính: triệu đồngChỉ tiêuMã sốNăm nayTổng lợi nhuận kế toán trước thuế50552Chi phí thuế TNDN hiện hànhChi phí thuế TNDN hoãn lại5152Lợi nhuận sau thuế TNDN60144(6)414Năm N+1:Năm N+1:Lợi nhuận kế toán sau khấu hao: 552.000.000.Thu nhập tính thuế TNDN: 576.000.000.Thuế TNDN phải nộp: 144.000.000.Nợ TK 8211 144.000.000 Có TK 3334 144.000.000Năm N+1:Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm N+1.Nợ TK 2
Tài liệu liên quan