Biết được hệ thống các sắc thuế Việt Nam và vận
dụng trong các tình huống liên quan đến các doanh
nghiệp cụ thể;
Nắm được những nội dung cơ bản của Luật quản lý
thuế từ đó biết được trách nhiệm của người nộp thuế,
trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước
cũng như mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ
quan quản lý thuế;
Xác định những rủi ro, cơ hội thuế cho doanh nghiệp
và lựa chọn chiến lược phù hợp;
Hiểu được mối quan hệ giữa số liệu kế toán và và số
liệu tính thuế; đạo đức nghề nghiệp trong xử lý các
vấn đề liên quan giữa kế toán và thuế
13 trang |
Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế toán, kiểm toán - Chương 1: Tổng quan về kế toán và thuế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN, ĐẠI HỌC MỞ TPHCM
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN VÀ THUẾ
2
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
Sau khi nghiên cứu xong chương này, người học có
thể:
Biết được hệ thống các sắc thuế Việt Nam và vận
dụng trong các tình huống liên quan đến các doanh
nghiệp cụ thể;
Nắm được những nội dung cơ bản của Luật quản lý
thuế từ đó biết được trách nhiệm của người nộp thuế,
trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước
cũng như mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ
quan quản lý thuế;
Xác định những rủi ro, cơ hội thuế cho doanh nghiệp
và lựa chọn chiến lược phù hợp;
Hiểu được mối quan hệ giữa số liệu kế toán và và số
liệu tính thuế; đạo đức nghề nghiệp trong xử lý các
vấn đề liên quan giữa kế toán và thuế
3
NỘI DUNG
Tổng quan về kế toán
Tổng quan về thuế
Rủi ro và cơ hội
Những điểm tương đồng và khác biệt giữa kế toán và
thuế
4
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN
Định nghĩa
Qui trình kế toán
Đặc điểm thông tin của kế toán tài
chính
Hệ thống các văn bản pháp qui về kế
toán
5ĐỊNH NGHĨA
Kế toán là một hệ thống thông tin
được thiết lập trong tổ chức nhằm thu
thập dữ liệu, xử lý và cung cấp thông tin
cho các đối tượng sử dụng để làm cơ
sở cho các quyết định kinh tế.
QUY TRÌNH KẾ TOÁN
• Mua NVL
• Chi tiền
•
Dữ
liệu
• Phân loại
• Ghi chép
• Tổng
hợp
Xử lý
dữ
liệu
Cung
cấp
thông
tin
Chứng từ
kế toán
Sổ sách
kế toán Báo cáo
kế toán
Sổ sách
kế toán
7
ĐẶC ĐIỂM THÔNG TIN KẾ TOÁN
Chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài
doanh nghiệp
Thông qua báo cáo tài chính
Có tính pháp lý, bắt buộc thực hiện theo
qui định của chế độ kế toán hiện hành.
Định kỳ tháng, quý, năm
8
Luật Kế toán 2003 và 2015
Chuẩn mực kế toán
Nghị định 129, 128
Chế độ kế toán & các quy định khác
Thực tiễn hoạt động kế toán Việt Nam
HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ KẾ TOÁN
9TỔNG QUAN VỀ THUẾ
Định nghĩa
Hệ thống các sắc thuế Việt Nam
Hệ thống các văn bản pháp qui về
thuế
Luật quản lý thuế
10
ĐỊNH NGHĨA
Gốc độ người nộp thuế: Thuế là khoản đóng
góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân có nghĩa
vụ phải đóng góp cho Nhà nước theo luật định để
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Gốc độ cơ quan thu thuế: Thuế là một khoản
thu có tính bắt buộc đối với các pháp nhân và thể
nhân trong xã hội, theo mức độ và thời hạn được
pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả
trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung của
toàn xã hội.
ĐẶC THÙ
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế xuất nhập khẩu
Thuế tài nguyên
Thuế bảo vệ môi trường
Thuế nhà thầu
Thuế sử dụng đất
Phí, lệ phí
THÔNG THƯỜNG
Thuế GTGT
Thuế TNDN
Thuế TNCN
Thuế môn bài
HỆ THỐNG CÁC SẮC THUẾ VN
12
BÀI TẬP THỰC HÀNH 1
Hãy nêu các khoản thuế, phí, lệ phí có thể phát
sinh nghĩ vụ nộp tại các doanh nghiệp sau:
- Công ty CP Tôn Hoa Sen
- Công ty CP Nhà Thủ Đức
- Công ty CP Bánh kẹo Kinh Đô
- Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí
13
HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN PHÁP QUI VỀ THUẾ
Mỗi một sắc thuế sẽ gồm các văn bản sau:
Luật thuế
Nghị định
Thông tư
Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng:
Luật thuế GTGT được quốc hội thông qua ngày
03/6/2008
Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008, Nghị
định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011
Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013
Thông tư số 16/2015/VBHN-BTC ngày 17/06/2015
14
LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
Luật số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Luật số
21/2012/QH13 ngày 20/11/2012, NĐ 83/2013/NĐ-
CP ngày 22/07/2013, NĐ 91/2014/NĐ-CP ngày
01/10/204, NĐ 12/2015/ NĐ-CP ngày 12/12/2015,
TT 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, TT
119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014, TT
151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, TT
26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015, VBHN
18/VBHN-BTC ngày 19/06/2015
15
LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
Đối tượng áp dụng
Nghĩa vụ của người nộp thuế
Trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức liên
quan
Nội dung cơ bản của luật quản lý thuế
16
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Người nộp thuế
Cơ quan quản lý thuế: Thuế và Hải
Quan
Công chức quản lý thuế: Công chức
thuế và công chức hải quan
Cơ quan NN, tổ chức, cá nhân liên quan
đến việc thực hiện pháp luật về thuế
17
NGHĨA VỤ NGƯỜI NỘP THUẾ
1. Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy
định.
2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp
hồ sơ thuế đúng thời hạn.
3. Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa
điểm.
4. Chấp hành chế độ kế toán, sử dụng hoá đơn,
chứng từ.
5. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những
hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế
và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.
18
NGHĨA VỤ NGƯỜI NỘP THUẾ
6. Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho người mua.
7. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin,
tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ
thuế.
8. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của
cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế.
9. Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế.
19
TRÁCH NHIỆM CỦA CQ QUẢN LÝ THUẾ
1. Thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật.
2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật; công khai các thủ
tục về thuế.
3. Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa
vụ thuế
4. Giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định
5. Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, xóa nợ
tiền phạt, hoàn thuế.
6. Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế khi có đề nghị theo quy
định.
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
8. Giao kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế và giải thích.
9. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Luật.
10. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế.
20
QUYỀN HẠN CỦA CQ QUẢN LÝ THUẾ
1. Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên
quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông
tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và
phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật
về thuế.
3. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
4. Ấn định thuế.
5. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế.
6. Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền
7. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi
phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật.
8. Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại
thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của Chính
phủ.
21
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT QL THUẾ
Đăng ký thuế
Kê khai thuế
Ấn định thuế
Nộp thuế
Hoàn thuế
Kiểm tra thuế, thanh tra thuế
Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Xử lý vi phạm pháp luật thuế
22
ĐĂNG KÝ THUẾ
Thời gian đăng ký: 10 ngày làm việc kể từ khi có giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Nơi đăng ký: CQ thuế tại nơi đặt trụ sở chính
Thời gian trả kết quả: 10 ngày làm việc kể từ khi tiếp
nhận đủ hồ sơ đăng ký.
Mã số thuế: Dùng để thực hiện giao dịch kinh doanh,
giao dịch thuế và mở tài khoản ở Ngân hàng.
23
KÊ KHAI THUẾ
Chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát
sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng.
Đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm:
Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của tháng đầu tiên của
năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế
năm;
Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát
sinh nghĩa vụ thuế đối với hồ sơ khai thuế tạm tính theo
quý;
Chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm
dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế
năm.
24
KÊ KHAI THUẾ
Đối với doanh nghiệp có doanh thu năm trước dưới 50
tỷ đồng, được kê khai thuế GTGT theo quý.
Việc thực hiện khai thuế theo quý hay theo tháng được
ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3
năm.
Doanh nghiệp mới thành lập chưa được áp dụng kế
khai thuế GTGT theo quý.
25
KÊ KHAI THUẾ
Đối với hàng hoá nhập khẩu thì hồ sơ khai thuế được
nộp trước ngày hàng hoá đến cửa khẩu hoặc trong thời
hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu.
Đối với hàng hoá xuất khẩu thì hồ sơ khai thuế được
nộp chậm nhất là tám giờ trước khi phương tiện vận tải
xuất cảnh.
Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục về thuế trong
thời hạnmười lăm ngày, kể từ ngày đăng ký;
Thuế có kỳ tính thuế năm: 30 ngày kể từ ngày kết thúc
năm dương lịch hoặc năm tài chính.
26
KÊ KHAI BỔ SUNG
Trước khi có quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế
Xuất nhập khẩu:
Trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc
quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai
nhưng phải trước khi cơ quan Hải quan ra quyết
định thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ
sở
27
ẤN ĐỊNH THUẾ
Đơn vị vi phạm pháp luật về thuế như không đăng ký,
không kê khai, nộp thuế, không phản ánh nghiệp vụ
kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán,
Hộ kinh doanh cá thể: Ấn định mức thuế khoán
Xuất nhập khẩu: Giá tính thuế không hợp lý, trì hoãn
không kê khai,
Phải nộp thuế theo thông báo của CQ QL thuế
Được khiếu nại về mức thuế được ấn định
28
NỘP THUẾ
Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp
thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ
sơ khai thuế.
Trường hợp cơ quan quản lý thuế tính thuế hoặc ấn
định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông
báo của cơ quan quản lý thuế.
29
NƠI NỘP THUẾ
Tại Kho bạc Nhà nước;
Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng
khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.
30
THỨ TỰ
Tiền thuế nợ
Tiền thuế truy thu
Tiền chậm nộp
Tiền thuế phát sinh
Tiền phạt
31
HOÀN THUẾ
Hoàn thuế GTGT
Hoàn thuế xuất nhập khẩu
Hoàn thuế TNCN
Hoàn thuế TTĐB
Các khoản thuế đã nộp thừa
32
HỒ SƠ HOÀN THUẾ
Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
Văn bản yêu cầu hoàn thuế;
Chứng từ nộp thuế;
Các tài liệu khác liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.
Hồ sơ hoàn thuế được nộp tại cơ quan thuế quản lý
trực tiếp hoặc tại cơ quan hải quan
33
THỜI GIAN GIẢI QUYẾT HOÀN THUẾ
Thông báo hiệu chỉnh hồ sơ hoàn: 3 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hoàn
Ra quyết định hoàn thuế: 15 ngày kế từ ngày nhận đủ
hồ sơ hoàn (Đối tượng thuộc diện hoàn trước kiểm
sau)
Ra quyết định hoàn thuế hoặc thông báo lý do
không được hoàn: 60 ngày kế từ ngày nhận hồ sơ
hoàn (Đối tượng thuộc diện kiểm trước hoàn sau)
34
KIỂM TRA THUẾ
Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế
Thông báo quyết định: 3 ngày làm việc
Thông báo giải trình: 5 ngày làm việc
Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế
Thời hạn kiểm tra: Không quá 5 ngày làm việc
Được gia hạn 1 lần: Không thêm quá 5 ngày làm
việc
Lập biên bản kiểm tra: Không quá 5 ngày làm việc
35
THANH TRA THUẾ
Đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa
dạng, phạm vi kinh doanh rộng thì thanh tra định kỳ một
năm không quá một lần.
Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của
thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
36
THỜI GIAN THỰC HIỆN
Gửi quyết định thanh tra: 3 ngày kể từ ngày ký
Công bố quyết định thanh tra; 15 ngày kể từ ngày ký
Thời gian thanh tra: Không quá 30 ngày kể từ ngày
công bố quyết định.
Gia hạn thời gian thanh tra: Không quá 30 ngày
Ký biên bản thanh tra: 3 ngày kể từ ngày kết thúc
thanh tra thuế.
37
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH
Trích tiền từ tài khoản
Kê biên tài sản của đối tượng
Thu tiền, tài sản của đối tượng đang được các tổ chức,
cá nhân khác đang nắm giữ
Dừng làm thủ tục hải quan
Thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hóa đơn,
38
XỬ PHẠT VI PHẠM PHÁP LUẬT THUẾ
Vi phạm các thủ tục thuế.
Chậm nộp tiền thuế.
Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng
số tiền thuế được hoàn.
Trốn thuế, gian lận thuế.
39
MỨC PHẠT
Phạt nộp chậm: 0,05%/ngày (0,03% ->1.7.2016)
Khai sai dẫn đến nộp thiếu: 20% số tiền khai thiếu
Trốn thuế, gian lận thuế: Phạt từ 1 đến 3 lần số thuế
trốn.
40
RỦI RO VÀ CƠ HỘI
Rủi ro:
Đăng ký thuế: Không đăng ký thuế đúng theo qui
định
Tính toán thuế: Xác định không đúng
Kê khai thuế: Kê khai không đúng, trễ
Kiểm tra, thanh tra: Không giải trình được
Danh tiếng của doanh nghiệp bị ảnh hưởng
Bỏ lỡ những ưu đãi thuế đáng lẽ được hưởng:
Hoàn thuế, thời gian nộp thuế,
41
RỦI RO VÀ CƠ HỘI
Cơ hội
Nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp thông qua
thuế
Hưởng các ưu đãi thuế khi doanh nghiệp tuân thủ
các qui định về thuế
Lựa chọn được các chính sách thuế phù hợp,
không vi phạm pháp luật thuế nhưng có lợi cho
doanh nghiệp.
42
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ
KHÁC BIỆT GIỮA KẾ TOÁN VÀ
THUẾ
43
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG
Đặc điểm và yêu cầu quản lý:
Phải lập chứng từ và hạch toán đầy đủ chi tiết cho
từng loại thuế phát sinh.
Phải hạch toán đúng các loại thuế vào tài khoản
phù hợp.
Lập các báo cáo theo tháng/quý/năm, thực hiện
khai báo và nộp các BC theo quy định của luật thuế
hiện hành.
44
NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT – DO ĐÂU?
Do mục đích và quan điểm:
Kế toán: Ghi nhận và trình bày trung thực,
hợp lý tình hình tài chính, kết quả kinh doanh
và các luồng tiền của đơn vị.
Thuế: Xác định nghĩa vụ thuế, tối đa hoá một
cách hợp lý nguồn thu cho ngân sách, thực
hiện đúng vai trò của công cụ thuế.
45
BÀI TẬP THỰC HÀNH 2
Hãy phân tích những điểm tương đồng và những
điểm khác biệt giữa kế toán và thuế trong các
tình huống sau:
1. Ngày 15/12/20x0, Công ty Phương Trang xuất
vé thu tiền cước vận tải 10 trđ cho chuyến đi
Nha Trang được thực hiện vào ngày
20/01/20x1.
2. Ngày 31/12/20x0, VN airline xuất vé thu tiền
cước hang không 50 trđ, chuyến bay được thực
hiện vào ngày 25/01/20x1.
3. Hóa đơn tiền điện ghi chỉ số công tơ từ ngày
5//12 đến ngày 05/1/20x1. Doanh thu được ghi
nhận vào tháng nào?
46
NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT – DO ĐÂU?
Lợi nhuận kế toán
Phản ảnh kết quả
hoạt động kinh doanh
và khả năng tạo ra
lợi nhuận của DN.
Chịu sự chi phối bởi
các nguyên tắc và
chuẩn mực kế toán.
Thu nhập tính thuế
Cơ sở xác định nghĩa
vụ thuế thu nhập
doanh nghiệp của đơn
vị.
Chịu sự chi phối của
Luật thuế TNDN và
các văn bản hướng
dẫn.
47
NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT – DO ĐÂU?
Các vấn đề thường gây khác biệt:
Cơ sở dồn tích và nguyên tắc phù hợp trong
kế toán;
Nguyên tắc thận trọng trong kế toán;
Yêu cầu công bằng trong các quy định pháp
lý;
Chính sách của Nhà nước về thuế từng thời
kỳ;
Vấn đề chứng từ.
Sự lựa chọn để tối ưu hóa thuế của DN
48
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
BÁO CÁO KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH
LN trước thuế
CP thuế TNDN hiện hành
CP Thuế TNDN hoãn lại
LN sau thuế
TỜ KHAI TỰ QUYẾT
TOÁN THUẾ TNDN
LN kế toán
Chênh lệch
Thu nhập chịu thuế
Thuế TNDN
49
BÀI TẬP THỰC HÀNH 3
Sử dụng các tình huống BTTH 2, hãy đưa ra cách
xử lý nếu có sự khác biệt giữa kế toán và thuế.