Kế toán, kiểm toán - Kế toán tiền và nợ phải thu

 Sau khi nghiên cứu xong nội dung này, người học có thể: ◦ Trình bày khái niệm, ghi nhận, đánh giá, trình bày trên BCTC liên quan đến tiền và các khoản phải thu. ◦ Xử lý trên hệ thống tài khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tiền và khoản phải thu. ◦ Ý nghĩa thông tin qua các tỷ số tài chính

pdf16 trang | Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế toán, kiểm toán - Kế toán tiền và nợ phải thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN, ĐẠI HỌC MỞ TPHCM  Sau khi nghiên cứu xong nội dung này, người học có thể: ◦ Trình bày khái niệm, ghi nhận, đánh giá, trình bày trên BCTC liên quan đến tiền và các khoản phải thu. ◦ Xử lý trên hệ thống tài khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tiền và khoản phải thu. ◦ Ý nghĩa thông tin qua các tỷ số tài chính 1 • Khái niệm, ghi nhận, đánh giá liên quan đến tiền và các khoản phải thu. 2 • Ứng dụng vào hệ thống tài khoản để ghi chép các giao dịch liên quan đến tiền và nợ phải thu 3 • Trình bày tiền và nợ phải thu trên BCTC 4 • Ý nghĩa thông tin qua các tỷ số tài chính 2 Khái niệm, ghi nhận, đánh giá liên quan đến tiền và các khoản phải thu.  Tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, có thể sẵn sàng cho việc thanh toán với rủi ro gần như không có. ◦ Tiền mặt ◦ Tiền gửi ngân hàng ◦ Tiền đang chuyển ◦ Tiền bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản tiền gửi không kỳ hạn. ◦ Tương đương tiền: Là các khoản đầu tư ngắn hạn (không quá 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền. 3 Là một hình thức giữ thay cho tiền  Nằm trong chính sách quản lý tiền của doanh nghiệp để cân bằng về thanh khoản  Tiền được ghi nhận khi doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng cho mục đích thanh toán mà không có giới hạn nào.  Đối với tiền gửi ngân hàng, cơ sở của việc ghi nhận là đã được ghi nhận tại tài khoản của doanh nghiệp ở ngân hàng  Các khoản tiền đang trong giai đoạn chuyển đổi hình thái được báo cáo là “Tiền đang chuyển”.  Tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ được ghi nhận theo tỷ giá phát sinh và điều chỉnh khi lập báo cáo tài chính theo tỷ giá tại thời điểm khóa sổ.  Tiền mặt, tiền gửi dưới dạng vàng tiền tệ được ghi nhận theo giá gốc và điều chỉnh khi lập BCTC theo giá tại ngày khóa sổ. 4 Tương đương tiền là khoản đầu tư ngắn hạn nên: ◦ Được ghi nhận khi đã có quyền sở hữu ◦ Đánh giá theo giá gốc. Nếu thỏa mãn là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, thì được đánh giá lại theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ.  Nợ phải thu bao gồm: ◦ Các khoản phải thu của khách hàng theo chính sách bán chịu của doanh nghiệp ◦ Các khoản phải thu khác như phải thu nội bộ, phải thu của Nhà nước, ứng trước tiền cho người bán  Nợ phải thu là một tài sản ngắn hạn quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp và được quản lý chặt chẽ qua các chính sách và thủ tục bán chịu.  Là một tài sản, Nợ phải thu được ghi nhận khi: ◦ Phát sinh từ sự kiện quá khứ ◦ Doanh nghiệp kiểm soát được lợi ích kinh tế ◦ Giá trị xác định một cách đáng tin cậy 5 Cho biết những khoản nào sau đây đủ điều kiện ghi nhận nợ phải thu trên Bảng cân đối kế toán ngày 31.12.20x1 ◦ Bán hàng cho công ty A, bên A nhận hàng tại kho của doanh nghiệp ngày 28.12.20x1 và hàng nhập kho bên A ngày 3.1.20x2. ◦ Xuất một lô hàng đi nước X, đã giao lên tàu và bên mua đã chấp nhận thanh toán ngày 30.11.20x1 và cam kết sẽ trả ngay khi lệnh cấm vận được bãi bỏ. ◦ Doanh nghiệp xuất bán một lô hàng đang trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm cho công ty U, một công ty có cùng công ty mẹ. Hàng đã giao và U chấp nhận thanh toán. Giá của lô hàng đang chờ công ty mẹ xem xét.  Nợ phải thu được ghi nhận ban đầu theo giá trị thỏa thuận (thí dụ, giá thanh toán trên hóa đơn).  Nợ phải thu có thể được ghi giảm khi: ◦ Hàng bị trả lại ◦ Giảm giá hàng bán ◦ Chiết khấu thương mại ◦ Chiết khấu thanh toán  Nợ phải thu được trình bày trên BCTC theo giá trị có thể thu hồi được (giá trị thuần có thể thực hiện)  Quá trình điều chỉnh từ giá gốc (giá ghi trên sổ sách) sang giá trị thuần có thể thực hiện được gọi là lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. 6 Giá trị thuần có thể thực hiện là một ước tính kế toán, dựa trên các dữ liệu xác thực và các giả định hợp lý về khả năng thu hồi của nợ phải thu. ◦ Phương pháp % doanh thu bán chịu ◦ Phương pháp % trên nợ cuối kỳ ◦ Phương pháp % trên từng nhóm nợ cuối kỳ phân theo tuổi nợ Khaùch haøng Phaân tích theo tuoåi nôï Quaù döôùi 10 ngaøy Quaù töø 10- 30 ngaøy Quaù treân 30 ngaøy A 3.000 B 4.000 1.000 ... ... ... ... Coäng 80.000 30.000 10.000 % DP 1% 10% 30% DP 800 3.000 3.000  Nợ phải thu cuối kỳ của công ty Maika là 800 triệu đồng, trong đó có 90% trong hạn và 8% quá hạn trong vòng 30 ngày và 2% đã quá hạn trên 30 ngày. Theo kinh nghiệm của công ty, chỉ có 20% khả năng là các khoản quá hạn trên 30 ngày là đòi được. Đối với các khoản quá hạn dưới 30 ngày rủi ro không đòi được là 10%. Các món nợ trong hạn có một rủi ro không đòi được rất nhỏ là 1%.  Xác định giá trị thuần có thể thực hiện của nợ phải thu cuối kỳ. 7 Ứng dụng vào hệ thống tài khoản để ghi chép các giao dịch liên quan đến tiền và nợ phải thu 20  Tài khoản sử dụng  Các nguyên tắc  Các nghiệp vụ cơ bản  Các khoản tiền mặt nhập quỹ  Số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;  Các khoản tiền mặt xuất quỹ  Số tiền mặt thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê Bên Nợ Bên Có Dư Nợ  Các khoản còn tồn quỹ tiền mặt cuối kỳ 8TK 111 TK 112 Rút TGNH nhập quỹ TK131/511 Thu tiền bán hàng TK515/711 DTTC, thu nhập khác TK 341 Đi vay nhập quỹ TK 3381 Tiền thừa kiểm kê TK 112Nộp tiền vào NH TK 331/341/334Chi thanh toán TK 152/156/627Chi mua hàng & chi phí TK 141Chi tạm ứng TK 1381Tiền kiểm kê thiếu 23  Định khoản các nghiệp vụ phát sinh sau: ◦ Thu tiền bán hàng 300 triệu bằng tiền mặt ◦ Nộp 200 triệu TM vào ngân hàng, đã nhận GBC ◦ Chi tiền mặt trả tiền thuê nhà văn phòng công ty 10 triệu. ◦ Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên công tác 20 triệu ◦ Cuối kỳ, kiểm quỹ thừa 10 triệu chưa rõ nguyên nhân  Các khoản tiền gởi chuyển vào ngân hàng  Điều chỉnh tăng theo số liệu của ngân hàng;  Các khoản tiền gửi đã chi ra  Điều chỉnh giảm theo số liệu của ngân hàng Bên Nợ Bên Có Dư Nợ  Số tiền còn gởi chuyển ở ngân hàng 9TK 112 TK 111 Rút TGNH nhập quỹ TK 131/511 Thu tiền bán hàng TK 515/711 DTTC, thu nhập khác TK 341 Đi vay bằng TGNH TK 3381 Chênh lệch với NH TK 111 Nộp tiền vào NH TK 331/341/334Chi thanh toán TK 152/156/627Chi mua hàng & chi phí TK 141Chi tạm ứng TK 1381Chênh lệch với NH 26  Tài khoản sử dụng  Các nguyên tắc  Các nghiệp vụ cơ bản  Số tiền phải thu KH về SP, HH đã giao, DV đã cung cấp và được xác định là bán trong kỳ;  Số tiền thừa trả lại cho KH.  Số tiền khách hàng đã trả nợ  Số tiền đã nhận ứng trước của khách hàng;  Khoản giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại và các khoản chiết khấu cho người mua. Bên Nợ Bên Có Dư Nợ  Số tiền còn phải thu của khách hàng Dư Có  Số tiền còn phải trả cho khách hàng 10 TK 131 TK 511/3331 /515/711 Thu tiền của KH TK 111/112 Trả lại tiền cho KH TK 711 Thu nhập từ thanh lý TSCĐ TK 111/112 Doanh thu bán chịu TK 521, 3331Các khoản giảm giá, hàng bán trả lại TK 635 chiết khấu thanh toán TK 229/642 Xóa sổ nợ khó đòi TK 112/229, 642 Bán lại nợ khó đòi 29  Định khoản các nghiệp vụ kinh tế sau: ◦ Doanh thu bán chịu trong kỳ 800 triệu (thuế GTGT 10%) ◦ Khách hàng đã trả 220 triệu tiền mặt và 440 triệu tiền gửi ngân hàng. ◦ Khách hàng X than phiền về hàng kém chất lượng nên công ty giảm giá 44 triệu (đã bao gồm thuế GTGT 10%). Khoản này trừ bớt nợ cho khách hàng. 30  Định khoản các nghiệp vụ kinh tế sau: ◦ Tổng số tiền chiết khấu thương mại trong kỳ là 55 triệu, thuế GTGT 10%, trừ vào nợ phải thu KH. ◦ Khách hàng Z trả tiền trước thời hạn, nên được hưởng chiết khấu 4 triệu, trừ vào nợ phải thu. 11 31  Tài khoản sử dụng  Các nguyên tắc  Các nghiệp vụ cơ bản  Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi  Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi.  Số dư nợ phải thu khó đòi được lập và tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Bên Nợ Bên Có Dư Có  Số dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ TK 229TK 131/138 TK 642 TK 711 TK 111/112 Lập dự phòng Hoàn nhập dự phòng Xóa sổ nợ khó đòi Thu nợ khó đòi đã xóa sổ 12 34  Số dư đầu kỳ TK 229 là 300 triệu  Ngày 31/12 Dn có một số thông tin sau: ◦ Khách hàng A phá sản do mất khả năng thanh toán (số nợ là 70 triệu), DN xác định mức lập DP là 60% ◦ Khách hàng B phá sản do hỏa hoạn (số nợ là 100 triệu), DN dự kiến đòi được là 20% số nợ. Yêu cầu: - Xác định mức lập DP năm này - Thực hiện bút toán trích lập DP  Trình bày tiền và nợ phải thu trên BCTC  Tiền và tương đương tiền được trình bày trên Bảng cân đối kế toán bao gồm số đầu năm và số cuối kỳ  Chính sách kế toán và số liệu chi tiết được trình bày trong Thuyết minh BCTC.  Sự thay đổi của tiền và tương đương tiền được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 13 37  Cuối kỳ kế toán cần làm những việc sau: ◦ Kiểm kê tiền mặt tồn quỹ, xử lý chênh lệch và trình bày BCTC theo số tiền thực tế kiểm kê. ◦ Đối chiếu với sổ phụ ngân hàng, xử lý các chênh lệch và trình bày BCTC theo số dư trên TK ở ngân hàng. ◦ Trình bày riêng bất cứ khoản tiền nào bị giới hạn về sử dụng. Xem xét các khoản đầu tư ngắn hạn đủ tiêu chuẩn là tương đương tiền để trình bày trên BCTC. ◦ Chuẩn bị các thuyết minh cần thiết. 38 Tại công ty A, cuối kỳ kế toán 31.12.2011 có các thông tin sau:  Khoản tiền 245 triệuVND trong két của công ty vào ngày 31/12/2011 theo Biên bản kiểm quỹ.  Tài khoản thanh toán tại ngân hàng Vietcombank là 1.205 triệu VND theo Sổ phụ ngân hàng ngày 31/12/2011. Tuy nhiên, theo sổ sách của doanh nghiệp thì số tiền này phải là 1.235 triệu, chênh lệch chưa rõ nguyên nhân.  Khoản tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng là 800tr tại ngân hàng ACB sẽ đáo hạn vào ngày 16.2.2012.  Khoản tiền ký quỹ mở LC tại ngân hàng Vietcombank 240 triệu VND để nhập khẩu thiết bị X. 39 Trái phiếu công ty MP có thời hạn 3 năm trị giá 500 triệu sẽ đáo hạn vào tháng 5.2012. Yêu cầu: Xác định số liệu các khoản mục Tiền và Tương đương tiền trên Bảng cân đối kế toán ngày 31.12.2011 của công ty A 14  Nợ phải thu được trình bày trên Bảng cân đối kế toán bao gồm số đầu năm và số cuối kỳ  Nợ phải thu được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện có chi tiết thêm về giá gốc và số dự phòng  Các khoản người mua ứng trước không được bù trừ với các khoản phải thu mà phải trình bày trong phần Nợ phải trả  Các khoản phải thu phải được trình bày riêng phần ngắn hạn và phần dài hạn trên Bảng cân đối kế toán.  Chính sách kế toán và số liệu chi tiết về các khoản phải thu khác cần thuyết minh trên Thuyết minh BCTC 42  Cuối kỳ kế toán cần làm những việc sau: ◦ Đối chiếu công nợ với khách hàng và xử lý các sai lệch nếu có. ◦ Xem xét tình hình nợ phải thu khó đòi để lập hoặc hoàn nhập dự phòng. ◦ Dựa vào số dư chi tiết nợ phải thu để phân loại thích hợp trên BCTC (nợ ngắn hạn/dài hạn, phải thu/khách hàng ứng trước tiền) ◦ Chuẩn bị các thuyết minh cần thiết. 15 Tại một doanh nghiệp tính va ̀ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình liên quan đến nợ phải thu như sau: Số dư đầu tháng 12: TK131: 110.000.000  Khách hàng X: 60.000.000(sô ́ dư bên Nợ)  Khách hàng Y: 80.000.000(sô ́ dư bên Nợ)  Khách hàng Z: 30.000.000(sô dư bên Có) TK229: 40.000.000 (dự phòng cho khách hàng Y) Trong tháng 12 có các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:  Khách hàng X chuyển khoản tra ̉ 50% sô ́ nợ cho DN bằng TGNH sau khi trừ chiết khấu thanh toán là 2% trên sô ́ nợ.  DN bán hàng chưa thu tiền khách hàng X, giá bán chưa thuế 120.000.000đ, thuế GTGT 10%, giá vốn hàng bán là 100.000.000đ  DN bán hàng trừ vào tiền đã ứng của khách hàng Z, số còn lại chưa thu. Giá bán chưa thuế 50.000.000đ, thuế GTGT 10%, giá vốn hàng bán 42.000.000đ  DN đồng ý nhận hàng trả lại từ khách hàng Z với giá bán hàng bị trả lại chưa thuế GTGT là 5.000.000đ, thuế GTGT 10%, trừ vào số nợ của khách hàng Z, DN đã nhập lại kho số hàng bị trả lại theo giá xuất kho trước đây là 3.600.000đ  Cuối tháng 12, kế toán thu thập được một số tình hình sau:  Khách hàng Y đã tuyên bố phá sản, ban giám đốc quyết định xử lí xóa sổ nợ khách hàng Y.  Căn cứ vào nguyên tắc lập dự phòng, doanh nghiệp lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của khách hàng X là 15% trên sô ́ dư nợ phải thu đến thời điểm lập BCTC . Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tê ́ phát sinh 2. Xác định các chỉ tiêu sau đây trên bảng cân đối kê ́ toán vào thời điểm cuối năm: (a) phải thu khách hàng; (b) dự phòng nợ phải thu kho ́ đòi. 16  Ý nghĩa thông tin qua các tỷ số tài chính  Tỷ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn  Tỷ số thanh toán nhanh = (Tiền & tương đương tiền + Đầu tư ngắn hạn + Nợ phải thu) / Nợ ngắn hạn  Tỷ số thanh toán bằng tiền = Tiền & Tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn => Đánh giá về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.  Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu / Nợ phải thu khách hàng  Số ngày thu tiền bình quân = 365 ngày/ Số vòng quay nợ phải thu => Đánh giá về tình hình thu hồi nợ và chất lượng NPT của DN.
Tài liệu liên quan