Kết quả khảo sát các yếu tố khí hậu thời tiết tại Bình Thạnh

Nhiệt độ trung bình năm là 26,80C. Nhiệt độ trung bình các tháng dao động trong khoảng từ 23 đến 300C. Tháng 6 có nhiệt độ cao nhất là 29,60C. Tháng 12 có nhiệt độ thấp nhất là 23,50C. Biên độ dao động của nhiệt độ tối cao và tối thấp trong ngày từ 5 đến 100C tuỳ theo mùa, mùa mưa có biên độ dao động cao hơn mùa khô.

pdf35 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kết quả khảo sát các yếu tố khí hậu thời tiết tại Bình Thạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
42 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 43 4.1. KẾT QUẢ 4.1.1. CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU THỜI TIẾT Bảng 4.1. Kết quả khảo sát các yếu tố khí hậu thời tiết tại Bình Thạnh Tháng Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Lượng mưa (mm) Tốc độ gió (m/s) Cường độ ánh sáng (lux) 3/06 27,9 67 0 1,78 232 4/06 29,2 69 32,3 1,33 242 5/06 28,9 75 95,1 1,6 266 6/06 29,6 72 62,3 1,7 279 7/06 28,4 76 85,2 2,05 241 8/06 27,4 82 176,5 2,08 205 9/06 27,1 84 180,1 1,77 193 10/06 25,6 89 245,4 1,96 202 11/06 24,7 87 204,2 1,5 179 12/06 23,5 84 75,6 1,79 187 1/07 24,5 82 0 3,75 195 2/07 25,2 75 29,9 3,37 204 Trung bình 26,8 78,5 1186,6 2,05 218,75 44 Khảo sát các yếu tố môi trường tại Bình Thạnh từ tháng 3 năm 2006 đến tháng 2 năm 2007 cho thấy : Nhiệt độ trung bình năm là 26,80C. Nhiệt độ trung bình các tháng dao động trong khoảng từ 23 đến 300C. Tháng 6 có nhiệt độ cao nhất là 29,60C. Tháng 12 có nhiệt độ thấp nhất là 23,50C. Biên độ dao động của nhiệt độ tối cao và tối thấp trong ngày từ 5 đến 100C tuỳ theo mùa, mùa mưa có biên độ dao động cao hơn mùa khô. Độ ẩm tương đối dao động trong khoảng 67 đến 89%. Tháng 10 có độ ẩm cao nhất là 89%. Tháng 3 có độ ẩm thấp nhất là 67%. Biên độ dao động của độ ẩm tối cao và tối thấp trong ngày từ 5 đến 25% tuỳ theo mùa, mùa khô có biên độ dao động cao hơn mùa mưa. Tốc độ gió dao động từ 1,3 đến 3,8 m/s. Tháng 1, 2 gió đông bắc có tốc độ lên đến 3,75m/s. Tháng 7, 8 gió tây nam có tốc độ thấp hơn 2,1m/s. Tốc độ gió bên ngoài vườn cây cao hơn bên trong vườn, thường lên đến 5 đến 7 m/s. Cường độ ánh sáng dao động trong khoảng 170 đến 280 lux. Các tháng mùa khô từ tháng 2 đến tháng 7, cường độ ánh sáng mạnh, cao hơn 200 lux. Các tháng mùa mưa tháng 8 đến tháng 12, cường độ ánh sáng giảm, thấp hơn 200 lux. Số liệu đo đạc tại trạm Sông Luỹ, cách Bình Thạnh 35 km, cho thấy lượng mưa trong năm 2006 là 1186,6 mm. Các tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9, 10, 11, có lượng mưa cao hơn 170mm . Lượng mưa cao nhất vào tháng 10 là 245,4mm. Có 2 tháng không mưa là tháng 3 năm 2006 và tháng 1 năm 2007. (Bảng 4.1) 45 . 0 5 10 15 20 25 30 35 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 Tháng độ C 60 65 70 75 80 85 90 95 mm (x10) % Lượng mưa Nhiệt độ Ẩm độ Hình 4.1 . Các yếu tố khí hậu thời tiết tại Bình Thạnh 46 Bảng 4.2. Sự biến động của các yếu tố môi trường và số lượng muỗi Anopheles minimus thu thập trong năm Tháng Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Lượng mưa (mm) SL muỗi thu thập (cá thể ) 3/06 27,9 67 0 28 4/06 29,2 69 32,3 21 5/06 28,9 75 95,1 23 6/06 29,6 72 62,3 12 7/06 28,4 76 85,2 25 8/06 27,4 82 176,5 19 9/06 27,1 84 180,1 78 10/06 25,6 89 245,4 87 11/06 24,7 87 204,0 120 12/06 23,5 84 75,6 176 1/07 24,5 82 0 56 2/07 25,2 75 29,9 54 Dẫn liệu bảng 4.2. cho thấy : Nhiệt độ tháng giảm từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 2 năm 2007, số lượng muỗi thu thập tăng từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2006. Sử dụng hệ số tương quan phân tích số liệu nhiệt độ và số lượng muỗi thu thập từ tháng 3 năm 2006 đến tháng 2 năm 2007 xác định có sự tương quan nghịch r = - 0,83 giữa nhiệt độ và số lượng muỗi thu thập. 47 22 23 24 25 26 27 28 29 30 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 Tháng độ C 0 40 80 120 160 200 cá thể số lượng muỗi nhiệt độ Hình 4.2. Sự tương quan giữa nhiệt độ và số lượng muỗi Anopheles minimus thu thập Dẫn liệu bảng 4.2. cho thấy : Độ ẩm tháng tăng từ tháng 8 năm 2006 đến tháng 1 năm 2007, số lượng muỗi thu thập tăng từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2006. Sử dụng hệ số tương quan phân tích số liệu độ ẩm và số lượng muỗi thu thập từ tháng 3 năm 2006 đến tháng 2 năm 2007 xác định có sự tương quan thuận giữa độ ẩm và số lượng muỗi thu thập ( r = 0,68) 48 65 70 75 80 85 90 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 Tháng % 0 40 80 120 160 200 cá thể số lượng muỗi độ ẩm Hình 4.3. Sự tương quan giữa độ ẩm và số lượng muỗi Anopheles minimus thu thập Dẫn liệu bảng 4.2. cho thấy : Lượng mưa tăng từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2006, số lượng muỗi thu thập tăng từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2006, sử dụng hệ số tương quan r phân tích số liệu từ tháng 3 năm 2006 đến tháng 2 năm 2007 xác định giữa lượng mưa và số lượng muỗi thu thập có tương quan không rõ, r = 0,32 0 100 200 300 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 Tháng mm 0 40 80 120 160 200 cá thể số lượng muỗi lượng mưa Hình 4.4. Sự tương quan giữa lượng mưa và số lượng muỗi Anopheles minimus thu thập 49 4.1.2. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC THUỶ VỰC BỌ GẬY Bảng 4.3. Kết quả khảo sát các yếu tố môi trường taị các thuỷ vực bọ gậy Tháng Nhiệt độ (0C) Độ mặn (mg/l) pH nước Độ sâu (m) 3/06 27,0 175 7,50 0,44 4/06 27,5 180 7,46 0,57 5/06 27,4 178 7,50 0,55 6/06 27,7 165 7,35 0,62 7/06 27,7 150 7,20 0,72 8/06 27,3 155 7,13 0,85 9/06 27,2 145 6,95 0,97 10/06 26,6 135 6,82 1,12 11/06 26,2 140 6,50 1,23 12/06 25,0 152 6,85 0,86 1/07 24,5 175 7,20 0,65 2/07 25,6 172 7,37 0,42 Trung bình 26,6 160,2 7,15 0,75 Khảo sát các yếu tố môi trường nước ở Bình Thạnh từ tháng 3 năm 2006 đến tháng 2 năm 2007 cho thấy : Nhiệt độ nước đo được trong các thủy vực có bọ gậy Anopheles minimus dao động trong khoảng từ 24,5 đến 27,7 0C. Nhiệt độ nước đo được cao nhất vào tháng 6,7 là 27,7 0C, thấp nhất vào tháng 1 là 24,5 0C. 50 Độ mặn đo được trong các thủy vực có bọ gậy Anopheles minimus dao động từ 135 đến 180 mg/lít. Độ mặn giảm thấp hơn 160mg/l từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2006, trong các tháng mùa mưa. Độ pH nước đo được trong các thủy vực có bọ gậy Anopheles minimus dao động trong khoảng 6,5 đến 7,5. Độ pH giảm thấp hơn 7 từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2006, trong các tháng mùa mưa. Độ sâu của nước trong thuỷ vực : Trong tất cả các tháng điều tra lượng nước đo được trong các mương có bọ gậy Anopheles minimus dao động từ 0,4 đến 1,3 m. Các tháng mưa nhiều, từ tháng 8 đến tháng 12, lượng nước thường cao hơn 0,8 m. 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 m 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 Tháng Độ sâu Hình 4.5. Độ sâu tại các thuỷ vực bọ gậy Anopheles minimus 51 4.1.3. THẢM THỰC VẬT Thực vật trên cạn Khảo sát thực vật trong vườn có khoảng 30 loài, chủ yếu là các loại cây ăn quả như mãng cầu, xoài, mận, táo, ổi, chuối, chanh, dừa, sapuchê, sê ri…được trồng cách nhau từ 2-3 m tạo thành kiểu rừng thưa thứ sinh. Bao bọc chung quanh vườn là cây mù u Calophyllum inophyllum, loài này chiếm ưu thế với độ cao từ 10-15 mét tạo thành một hàng rào chắn gió từ biển thổi vào. Bên ngoài vườn là thảm thực vật đặc trưng của động cát, chủ yếu là cỏ và cây bụi, cây mọc thưa thớt không phủ kín được bề mặt cát. Thảm thực vật gồm có cỏ lông chông, cỏ gà, cỏ gấu, cỏ gừng, muống biển, xương rồng, dứa dại, dứa sợi… dạng cây gỗ chủ yếu là phi lao và nhãn rừng. Thực vật dưới nước Khảo sát tại các thuỷ vực cho thấy có hơn 20 loài thực vật thuộc 20 giống, đa số là các loại rau như môn, rau cần, rau muống, rau má, rau đắng … được trồng làm thực phẩm. Ngoài ra có một số loài cây thuỷ sinh thường gặp ở các ao hồ như : rau mác, sen, súng … mọc ven các mương che phủ khoảng 30% diện tích bề mặt nước. 52 4.1.4. THÀNH PHẦN, TỈ LỆ CÁC LOÀI ANOPHELES Bảng 4.4. Kết quả điều tra thành phần loài Anopheles tại Bình Thạnh STT Thành phần loài SL thu thập Tỉ lệ% 1 An. barbirostris Van der Wulp,1884 14 2,38 2 An. minimus, Theobald,1901 221 37,71 3 An. sinensis Wiedemann,1828 38 6,48 4 An. subpictus Grassi,1899 6 1,02 5 An. vagus Doenitz, 1902 98 16,72 6 An. varuna Iyengar,1924 209 35,66 Bọ gậy Anopheles tại các thuỷ vực của điểm nghiên cứu được thu thập để xác định thành phần, tỉ lệ giữa các loài Anopheles tại Bình Thạnh. Kết quả điều tra từ tháng 3/2006 đến tháng 2/2007 thu thập được 586 cá thể bọ gậy thuộc 6 loài Anopheles minimus, Anopheles varuna, Anopheles barbirostris, Anopheles sinensis, Anopheles subpictus, Anopheles vagus. Số lượng loài Anopheles tại Bình Thạnh chiếm 10,16% số lượng loài Anopheles có tại Việt Nam. Anopheles minimus là loài chiếm ưu thế với số lượng cá thể bọ gậy thu thập được là 221, tỉ lệ là 37,71%, Anopheles varuna có số lượng cá thể thu thập được là 209, chiếm tỉ lệ 35,66%. Còn lại là những loài Anopheles có vùng phân bố rộng, thường gặp ở đồng bằng ven biển như Anopheles barbirostris, Anopheles sinensis, Anopheles subpictus, Anopheles vagus… có số lượng cá thể thu thập ít hơn, chiếm tỉ lệ 26,62%. (Bảng 4.4) 53 An.subpictusAn.vagus An.sinensis An.barbirostris An.minimusAn. varuna An.barbirostris An.minimus An.sinensis An.subpictus An.vagus An.varuna Hình 4.6. Tỉ lệ % các loài Anopheles tại Bình Thạnh 4.1.5. KIỂU HÌNH CỦA ANOPHELES MINIMUS Bảng 4.5. Kiểu hình của Anopheles minimus tại Bình Thạnh Thế hệ SL cá thể SL kiểu hình A SL kiểu hình B SL kiểu hình C P 38 38 0 0 F1 314 314 0 0 F2 523 523 0 0 Muỗi cái Anopheles minimus thu thập ở thực địa được mang về nuôi trong phòng nuôi côn trùng Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn để phân tích về hình thể. Tất cả các mẫu Anopheles minimus thu thập được từ tháng 3 năm 2006 đến 2 năm 2007 khi phân tích về hình thái đều có kiểu hình A. Từ 38 cá thể mẹ ban đầu được xác định là Anopheles minimus kiểu hình A, nuôi để phát triển sang thế hệ F1 thu được 314 cá thể con, định loại có kiểu hình A. Cho 54 các cá thể giao phối F1 nhân tạo, thế hệ F2 thu được 523 cá thể, phân tích về hình thái, tất cả đều có kiểu hình A, không có kiểu hình B, C.(Bảng 4.5) 4.1.6. KIỂU GEN CỦA ANOPHELES MINIMUS Bảng 4.6.1. So sánh tần số allele enzyme Odh của Anopheles minimus tại Bình Thạnh và 4 quần thể Anopheles minimus tại miền Trung - Tây Nguyên Tần số allele enzyme Odh Dạng allele H. Thuận Nam Bình Thuận Bình Thạnh Bình Thuận IaKo Gia Lai Vân Canh Bình Định Trà Mi Quảng Nam 114 0,031 0,046 0,064 0,094 0,052 100 0,969 0,954 0,936 0,849 0,935 80 0 0 0 0,057 0.013 Ho 2 8 6 16 20 He 1,9 9,5 5,6 14,3 18,6 N 32 108 47 53 155 Ho : số cá thể dị hợp quan sát He : số cá thể dị hợp lý thuyết Phương pháp điện di enzyme được sử dụng để phân tích kiểu gen của quần thể Anopheles minimus ở Bình Thạnh. Các mẫu Anopheles minimus ở Bình Thạnh và Anopheles minimus tại Trà Mi (Quảng Nam),Vân Canh (Bình Định), Iako (Gia Lai), Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) được điện di trên cùng một bản gel, so sánh tần số allele enzyme Odh của Anopheles minimus Bình Thạnh với tần số allele enzyme Odh của 4 quần thể Anopheles minimus tại Vân Canh, Trà Mi, Hàm Thuận Nam, Iako. Kết quả phân tích 395 mẫu Anopheles minimus, xác định được enzyme Odh là đa hình có các allele Odh114, Odh100, Odh80. Các allele này có mặt trong tất cả mẫu điện di của 55 Anopheles minimus ở 5 địa phương với các tần số khác nhau. Odh100 chiếm ưu thế trong khoảng 0,844 đến 0,969. Các allele Odh114, Odh80 có mặt với tần số thấp trong khoảng 0,013 đến 0,156 ( Bảng 4.6.1) Bảng 4.6.2 So sánh tần số allele enzyme Est của Anopheles minimus tại Bình Thạnh và 4 quần thể Anopheles minimus tại miền Trung - Tây Nguyên Tần số allele enzyme Est Dạng allele H Thuận Nam Bình Thuận Bình Thạnh Bình Thuận IaKo Gia Lai Vân Canh Bình Định Trà Mi Quảng Nam 100 100 0 0,954 0,857 0,156 90 0 0,040 0.046 0,143 0,844 82 0 0,960 0 0 0 Ho 0 6 4 14 22 He 0 5,76 3,77 13,73 20,28 N 25 75 43 56 77 Ho : số cá thể dị hợp quan sát He : số cá thể dị hợp lý thuyết Điện di 276 mẫu Anopheles minimus A thu được các locus Est -I, Est - II Est - III, xác định được enzyme Est I là đa hình có các allele Est100, Est90, Est82 . Các allele này có mặt trong tất cả mẫu điện di của Anopheles minimus ở 5 địa phương với các tần số khác nhau. Phân tích các mẫu theo locus Est-I xác định được Anopheles minimus Hàm Thuận Nam, Est100 chiếm ưu thế với tần số allele là 1. Anopheles minimus Vân Canh, Est100 chiếm ưu thế với tần số allele là 0,875. Anopheles minimus Trà Mi, Est90 chiếm ưu thế với tần số allele là 0.844. Anopheles minimus Bình Thạnh, Est82 chiếm ưu thế với tần số allele là 0.960. ( Bảng 4.6.2) 56 Băng 1-7 : Anopheles minimus tại Bình Thạnh Băng 7 -13 : Anopheles minimus tại Vân Canh Hình 4.8.1 Băng điện di enzyme Odh của Anopheles minimus tại Bình Thạnh so sánh với Anopheles minimus tại Vân Canh Băng 1-7 : Anopheles minimus tại Bình Thạnh Băng 7-13 : Anopheles minimus tại Vân Canh Hình 4.8.2 Băng điện di enzyme Est của Anopheles minimus tại Bình Thạnh so sánh với Anopheles minimus tại Vân Canh 57 4.1.7. MÙA PHÁT TRIỂN CỦA ANOPHELES MINIMUS Bảng 4.7. Mật độ Anopheles minimus qua các phương pháp điều tra MNTN MNNN SCGS Tháng SL (cá thể ) MĐ (c/g/n) SL (cá thể ) MĐ (c/g/n) SL (cá thể ) MĐ (c/g/n) 3/06 12 0,3 15 0,38 1 0,16 4/06 11 0,27 10 0,25 0 0 5/06 14 0,35 7 0,18 2 0,33 6/06 7 0,18 5 0,13 0 0 7/06 10 0,25 15 0,38 0 0 8/06 8 0,20 8 0,20 3 0,5 9/06 36 0,90 38 0,95 4 0,67 10/06 57 1,43 20 0,50 10 1,67 11/06 75 1,88 34 0,85 11 1,83 12/06 112 2,80 57 1,43 7 1,16 1/07 35 0,88 21 0,53 0 0 2/07 28 0,70 26 0,65 0 0 Tổng số 405 0,84 256 0,53 48 0,66 MNTN : Mồi người trong nhà MNNN : Mồi người ngoài nhà SCGS : Soi chuồng gia súc c/g/n : con/giờ/người 58 Bốn phương pháp điều tra: mồi người trong nhà, mồi người ngoài nhà, soi trong nhà ngày, soi chuồng gia súc được thực hiện theo định kỳ hàng tháng để nghiên cứu mùa phát triển của Anopheles minimus. Ở phương pháp mồi người trong nhà, mật độ Anopheles minimus trong năm dao động trong khoảng 0,1 đến 2,8 c/g/n. Mật độ muỗi vào nhà đốt mồi thấp nhất vào tháng 6 (0,18 c/g/n). Mật độ muỗi vào nhà đốt mồi cao nhất vào tháng 12 (2,8 c/g/n). Ba tháng 10,11,12 có mật độ muỗi vào nhà đốt mồi cao nhất trong năm. Mật độ Anopheles minimus đốt mồi ngoài nhà dao động trong khoảng 0,1 đến 1,5 c/g/n. Các tháng 5,6,7,8 có mật độ muỗi đốt người thấp, từ 0,18 -0,38c/g/n . Tháng 12 có mật độ muỗi đốt mồi ngoài nhà cao nhất là 1,43 c/g/n. Phương pháp soi trong nhà ngày không thu thập được một cá thể Anopheles minimus nào trú tiêu máu trong nhà ban ngày. Phương pháp soi chuồng gia súc thu thập được số lượng muỗi ít. Các tháng 1, 2, 4, 6,7 không điều tra được Anopheles minimus ở chuồng gia súc, mật độ muỗi tăng từ 0,67 c/g/n trong tháng 9 lên 1,67 c/g/n trong tháng 11 và 1,83 c/g/n trong tháng 12. Như vậy ở ba phương pháp điều tra Anopheles minimus có mật độ cao vào các tháng 10,11,12 trong các tháng này số lượng muỗi thu thập được chiếm 60,3% số lượng muỗi thu thập cả năm.(Bảng 4.7) 59 0 30 60 90 120 150 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 Tháng SL muỗi MNTN MNNN Hình 4.9. Mùa phát triển của Anopheles minimus ở Bình Thạnh 4.1.8. TẬP TÍNH CỦA ANOPHELES MINIMUS 4.1.8.1. Thời gian hoạt động đốt mồi trong đêm Bảng 4.8.1. Kết quả thu thập An. minimus bằng phương pháp mồi người Giờ 18 -19 19 - 20 20-21 21 -22 22 -23 23 -24 0 -1 1 -2 2 -3 3 -4 4 -5 MNTN 2 30 41 59 54 27 5 3 0 1 0 MNNN 4 23 14 32 11 17 10 2 0 0 0 Tổng số 6 53 55 91 65 44 15 5 0 1 0 MNTN: Mồi người trong nhà MNNN: Mồi người ngoài nhà Thời gian đi ngủ của nhân dân vùng nông thôn được xác định là 22 giờ. Nghiên cứu hoạt động đốt mồi của Anopheles minimus trước 22 giờ (từ 18 giờ đến 22 giờ ) và sau 22 giờ (từ 22 giờ đến 6 giờ sáng). Dẫn liệu bảng 4.8.1 cho thấy : 60 Phương pháp mồi người trong nhà thu thập được 222 cá thể Anopheles minimus trong đó có 132 cá thể đốt máu trước 22 giờ, chiếm tỉ lệ 59,45% ; 90 cá thể đốt máu sau 22 giờ, chiếm tỉ lệ 40,54%. Tỉ lệ muỗi đốt máu người trong nhà trước 22 giờ cao hơn sau 22 giờ (χ2 = 5,32, p < 0,05) Phương pháp mồi người ngoài nhà thu thập được 113 cá thể Anopheles minimus, trong đó có 73 cá thể đốt máu trước 22 giờ, chiếm tỉ lệ 64,60%; 40 cá thể đốt máu sau 22 giờ, chiếm tỉ lệ 35, 40%.Tỉ lệ muỗi đốt máu người ngoài nhà trước 22 giờ cao hơn sau 22 giờ (χ2 = 6,43, p = 0,01) So sánh tỉ lệ muỗi đốt máu người trong nhà và ngoài nhà cho thấy: Anopheles minimus tìm mồi đốt máu trong nhà tỉ lệ 66,26%, đốt máu ngoài nhà tỉ lệ 33,73%. Tỉ lệ muỗi Anopheles minimus đốt máu trong nhà cao hơn ngoài nhà. (χ2=23,93 p<0,0001) 0 20 40 60 80 100 19 20 21 22 23 24 1 2 3 4 5 6 Giờ SL muỗi MNTN MNNN MỒI NGƯỜI Hình 4.10 . Hoạt động đốt mồi của Anopheles minimus trong đêm 61 4.1.8.2. Sự lựa chọn vật chủ Bảng 4.8.2 Số lượng muỗi thu thập bằng 2 phương pháp mồi người và soi chuồng gia súc Tháng 3/06 4/06 5/06 6/06 7/06 8/06 9/06 10/06 11/06 12/06 1/07 2/07 PPMN 27 21 21 12 25 16 74 77 109 169 56 54 SCGS 1 0 2 0 0 3 4 10 11 7 0 0 Ba phương pháp điều tra mồi người trong nhà, mồi người ngoài nhà, soi chuồng gia súc được thực hiện để xác định vật chủ ưa thích của muỗi Anopheles minimus tại Bình Thạnh. Dẫn liệu bảng 4.8.2.cho thấy trong suốt thời gian nghiên cứu từ tháng 3 năm 2006 đến tháng 2 năm 2007 số lượng muỗi Anopheles minimus thu thập bằng phương pháp mồi người luôn cao hơn so với phương pháp soi chuồng gia súc trong tất cả các đợt điều tra. Tổng số muỗi thu được bằng phương pháp mồi người là 661 cá thể, tổng số muỗi thu được bằng phương pháp soi chuồng gia súc là 38 cá thể trong cùng một địa điểm và cùng thời gian điều tra. 0 50 100 150 200 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 Tháng SL muỗi Đốt máu người Đốt máu súc vật Hình 4.11. Sự lựa chọn vật chủ của Anopheles minimus 62 4.1.9. VAI TRÒ TRUYỀN BỆNH CỦA ANOPHELES MINIMUS 4.1.9.1. Tuổi thọ của Anopheles minimus Bảng 4.9.1. Kết quả xác định tỉ lệ muỗi đẻ bằng phương pháp mổ muỗi Phương pháp SL muỗi mổ SL muỗi đẻ Tỉ lệ MNTN 267 161 60,30 MNNN 221 105 47,51 Tổng số 488 266 54,51 Kết quả mổ 488 cá thể Anopheles minimus cho thấy có 266 cá thể muỗi đã đẻ. Tỉ lệ muỗi Anopheles minimus đã đẻ là 54,51%. Trong đó phương pháp mồi người trong nhà có 161 cá thể muỗi đã đẻ (tỉ lệ 60,30 %), phương pháp mồi người ngoài nhà có 105 muỗi đã đẻ (tỉ lệ 47,51%) (Bảng 4.9.1) 4.1.9.2. Tỉ lệ muỗi nhiễm ký sinh trùng sốt rét Bảng 4.9.2. Kết quả xác định tỉ lệ nhiễm K
Tài liệu liên quan