Kết quả khảo sát đặc tính sinh Aflatoxin (dựa vào đặc điểm phát huỳnh quang trên môi trường thạch) của một số chủng Aspergillus flavus

25 chủng phân lập này và 5 chủng chuẩn A. flavus được thu nhận từcác viện: viên nghiên cứu chủng chuẩn VTCC, viện Pasteur, viện chủng chuẩn Mỹ ATCC được tiến hành khảo sát đặc tính phát huỳnh quang dựa vào kết quả nghiên cứu của tác giả C.A. Fente (2001) [11] và điều kiện phát triển nấm mốc ởViệt Nam với điều kiện nuôi cấy như sau: Môi trường SAB có bổ sung 0,3% methyl-β-cyclodextrin, nuôi cấy ở 4 điều kiện nhiệt độ 22oC, 25oC, 28oC và 30oC trong 3 ngày.

pdf39 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kết quả khảo sát đặc tính sinh Aflatoxin (dựa vào đặc điểm phát huỳnh quang trên môi trường thạch) của một số chủng Aspergillus flavus, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 51 KẾT QUẢ & BÀN LUẬN HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Kết quả khảo sát đặc tính sinh Aflatoxin (dựa vào đặc điểm phát huỳnh quang trên môi trường thạch) của một số chủng Aspergillus flavus. Dựa trên quy trình phân tích nấm mốc A. flavus theo hướng dẫn của FAO (1992), 25 chủng nấm mốc A. flavus được phân lập từ nhiều nguồn mẫu khác nhau: trà, cà phê, các mẫu nguyên liệu thức ăn, các mẫu bột cá, các loại ngũ cốc dạng bột... 25 chủng phân lập này và 5 chủng chuẩn A. flavus được thu nhận từ các viện: viên nghiên cứu chủng chuẩn VTCC, viện Pasteur, viện chủng chuẩn Mỹ ATCC được tiến hành khảo sát đặc tính phát huỳnh quang dựa vào kết quả nghiên cứu của tác giả C.A. Fente (2001) [11] và điều kiện phát triển nấm mốc ở Việt Nam với điều kiện nuôi cấy như sau: Môi trường SAB có bổ sung 0,3% methyl-β-cyclodextrin, nuôi cấy ở 4 điều kiện nhiệt độ 22oC, 25 oC, 28 oC và 30oC trong 3 ngày. * Đặc điểm hình thái của các chủng nấm mốc A. flavus phân lập theo hướng dẫn của FAO (1992) được ghi nhận như sau: + Khuẩn lạc A. flavus trên môi trường SAB sau 3 ngày nuôi cấy có màu vàng hơi lục, vón cục, đường kính 30-35 mm (xem Hình 3.1). + Cuống bào tử có vách sần sùi (xem Hình 3.2); bào tử hình cầu, có gai (xem Hình 3.3), bọng hình chùy đến hình cầu, thể bình một lớp hoặc hai lớp (xem Hình 3.4). GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 52 KẾT QUẢ & BÀN LUẬN HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Hình 3.1: Khuẩn lạc A. flavus trên SAB sau 3 ngày Hình 3.2: Hình thái A. flavus (thân nhám) Hình 3.3: Bào tử A. flavus Hình 3.4: Bọng hình chùy đến cầu A. flavus * Đặc điểm phát huỳnh quang của các chủng nấm mốc A. flavus phân lập được như sau: 3 chủng A. flavus (trong đó có 01 chủng từ ATCC có mã số 02, 01 chủng phân lập từ mẫu thức ăn 1có mã số 05, 01 chủng phân lập từ mẫu nguyên liệu 3 có mã số 30) nuôi cấy trên môi trường SAB phát huỳnh quang khi quan sát dưới đèn GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 53 KẾT QUẢ & BÀN LUẬN HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ UV; 27 chủng không phát huỳnh quang (kết quả được trình bày ở Hình 3.5, 3.6, Bảng 3.1) Hình 3.5: Nấm A.oryzae không phát huỳnh quang (trái), nấm A. flavus phát huỳnh quang (phải) trên môi trường SAB 0,3% methyl-β-cyclodextrin trong 3 ngày ở 28oC.. Hình 3.6: Nấm A. ochraceus không phát huỳnh quang (trái), nấm A. flavus phát huỳnh quang (phải) trên môi trường SAB 0,3% methyl-β-cyclodextrin trong 3 ngày ở 28oC. Phát huỳnh quang màu xanh lam xung quanh khuẩn lạc Không phát huỳnh quang màu xanh lam xung quanh khuẩn lạc Không phát huỳnh quang màu xanh lam xung quanh khuẩn lạc Phát huỳnh quang màu xanh lam xung quanh khuẩn lạc GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 54 KẾT QUẢ & BÀN LUẬN HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Bảng 3.1: Kết quả khảo sát đặc tính sinh Aflatoxin dựa vào đặc điểm phát huỳnh quang của các chủng A. flavus: Đặc điểm phát huỳnh quang trên môi trường thạch STT Tên mẫu Ký hiệu chủng phân lập 22oC 25oC 28oC 30oC 1 Nguyên liệu 1 01 - - - - 2 Chủng ATCC 02 - + +++ + 3 Đường maltose 1 03 - - - + 4 Trà lipton 1 04 - - - - 5 Thức ăn 1 05 - + +++ + 6 Thức ăn 2 06 - - - - 7 Trà lipton 2 07 - - - - 8 Bột bắp 08 - - - - 9 Bột cá 09 - - - - 10 Chủng Aspergillus flavus 278 VTCC 10 - - - - 11 Chủng Aspergillus flavus 203 VTCC 11 - - - - 12 Chủng Aspergillus flavus 135 VTCC 12 - - - - 13 Chủng Aspergillus flavus Viện Pasteur 13 - - - - 14 Trà (sấy khô) 1 14 - - - - 15 Trà (sấy khô) 2 15 - - - - 16 Bột mì 1 16 - - - - 17 Bột mì 2 17 - - - - 18 Gia vị 1 18 - - - - 19 Gia vị 2 19 - - - - 20 Bột mì 3 20 - - - - 21 Trà Lipton 3 21 - - - - 22 Bột bắp 1 22 - - - - 23 Bột bắp 2 23 - - - - GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 55 KẾT QUẢ & BÀN LUẬN HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ 24 Trà (sấy khô) 3 24 - - - - 25 Đường maltose 2 25 - - - - 26 Bột mì 3 26 - - - - 27 Bột mì 4 27 - - - - 28 Trà (sấy khô) 4 28 - - - - 29 Trà (sấy khô) 5 29 - - - - 30 Nguyên liệu 3 30 - + +++ + Ghi chú: dấu (+): phát huỳnh quang, (-): không phát huỳnh quang. Để kiểm tra sự tương quan giữa việc phát huỳnh quang và việc sinh Aflatoxin, 03 chủng phát huỳnh quang trên đĩa thạch SAB 3 ngày và 05 chủng không phát huỳnh quang trên đĩa thạch SAB sau 3 ngày được lấy ngẫu nhiên và tách chiết để phân tích Aflatoxin bằng phương pháp HPLC. Đối với các chủng không phát huỳnh quang được nuôi cấy trên những khoảng thời gian dài hơn: 5 ngày, 7 ngày, sau đó cũng tách chiết và phân tích Aflatoxin bằng HPLC. Kết quả thu được như sau: tất cả 03 chủng phát huỳnh quang màu xanh lam đều sinh Aflatoxin B1, tất cả 05 chủng không phát huỳnh quang đều không sinh Aflatoxin B1 trong khoảng thời gian 3, 5, 7 ngày (kết quả được trình bày ở Bảng 3.2). Kết quả phân tích Aflatoxin bằng HPLC được trình bày ở Phụ lục 2: + 03 mẫu cấy các chủng phát huỳnh quang trên đĩa thạch SAB 3 ngày cho kết quả dương tính Aflatoxin khi kiểm tra bằng HPLC + 05 mẫu cấy các chủng không phát huỳnh quang cho kết quả âm tính Aflatoxin khi kiểm tra bằng HPLC. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với cở sở lý thuyết như tác giả Fente C.A. và cộng sự (2001) đã nêu. GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 56 KẾT QUẢ & BÀN LUẬN HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra mối tương quan giữa việc sinh Aflatoxin và việc phát huỳnh quang xung quanh khuẩn lạc A. flavus: Tên chủng Ký hiệu Kiểm tra Aflatoxin bằng HPLC Kiểm tra sự phát huỳnh quang trên môi trường SAB Thời gian (ngày) 3 5 7 3 Chủng Aspergillus flavus ATCC 02 + + Chủng Aspergillus flavus phân lập trên mẫu thức ăn 1 05 + + Chủng Aspergillus flavus phân lập trên mẫu nguyên liệu 3 30 + + Chủng Aspergillus flavus phân lập trên mẫu trà lipton 2 07 - - - - Chủng Aspergillus flavus 278 VTCC 10 - - - - Chủng Aspergillus flavus 135 VTCC 12 - - - - Chủng Aspergillus flavus phân lập trên mẫu bột mì 3 20 - - - - Chủng Aspergillus flavus phân lập trên mẫu bột bắp 1 22 - - - - Chủng Aspergillus oryzae VTCC *** - - - - Ghi chú: Dấu (+): có phát huỳnh quang, có sinh aflatoxin; dấu (-): không phát huỳnh quang, không sinh aflatoxin; (***): ký hiệu chủng đối chứng âm A. oryzae. 3.2. Kết quả khảo sát các điều kiện tác động đến sự phát triển và khả năng phát huỳnh quang của các chủng A. flavus. Thí nghiệm được khảo sát từ 03 chủng A. flavus phát huỳnh quang đã được kiểm chứng khả năng sinh Aflatoxin bằng HPLC có mã số 02, 05, 30. Đối chứng âm: là chủng A. flavus cấy trên môi trường SAB không bổ sung cyclodextrin. Kết quả ghi nhận sự phát triển của nấm mốc và sự sinh Aflatoxin như sau: GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 57 KẾT QUẢ & BÀN LUẬN HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ 3.2.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến sự phát triển và khả năng phát huỳnh quang của các chủng A. flavus: Kết quả cho thấy cả 03 chủng khảo sát đều phát triển tốt trên môi trường SAB có bổ sung 0,3 % methyl-β-cyclodextrin khi so sánh với mẫu chứng âm trên môi trường nuôi cấy A. flavus không bổ sung methyl-β-cyclodextrin. + Đường kính khuẩn lạc và hình thái khuẩn lạc của các chủng A. flavus trên môi trường có hay không có bổ sung methyl-β-cyclodextrin không thay đổi: đường kính từ 18 đến 90 mm khi nuôi cấy từ 2 đến 7 ngày, trong đó thời gian nuôi 7 ngày nấm mốc phát triển hết cả đĩa thạch; khoảng thời gian nuôi cấy 3 ngày, nấm mốc có đường kính khuẩn lạc từ 32 đến 35 mm, đây là đường kính thích hợp để quan sát sự phát huỳnh quang dưới đèn UV (365nm) của nấm mốc A. flavus. + Khả năng phát huỳnh quang của các chủng A. flavus trên môi trường có bổ sung methyl-β-cyclodextrin phát huỳnh quang rõ khi nuôi cấy trong khoảng thời gian 3 ngày, được biểu thị bằng ký hiệu (+++); khi nuôi cấy 2 ngày chưa có sự phát huỳnh quang xung quang khuẩn lạc; từ 5 ngày trở đi, sự quan sát huỳnh quang trở nên khó quan sát hơn do đường kính khuẩn lạc to che mất phần thạch nên khó quan sát huỳnh quang. - Từ 2 kết quả khảo sát trên cho thấy thời gian nuôi cấy thích hợp nhất là 3 ngày vì lúc này nấm đã phát triển tương đối đầy đủ và có thể quan sát sự phát huỳnh quang xung quanh khuẩn lạc rõ nhất (kết quả trình bày ở Bảng 3.3, 3.4, 3.5): GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 58 KẾT QUẢ & BÀN LUẬN HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Bảng 3.3: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến sự phát triển và khả năng phát huỳnh quang của các chủng A. flavus có mã số 02: Bổ sung cyd (%) Thời gian nuôi cấy (ngày) Kết quả Số lần TN (n) 0 19 ± 1,69 0,3 ĐKKL (mm) 19 ± 1,80 0 - 0,3 2 HQ - n=10 0 32 ± 2,01 0,3 ĐKKL (mm) 35 ± 1,45 0 - 0,3 3 HQ +++ n=10 0 50 ± 1,35 0,3 ĐKKL (mm) 51 ± 1,99 0 - 0,3 5 HQ + n=10 0 90 ± 1,02 0,3 ĐKKL (mm) 90 ± 0,80 0 - 0,3 7 HQ * n=10 0 90 ± 1,02 0,3 ĐKKL (mm) 90 ± 1,02 0 * 0,3 9 HQ * n=10 Ghi chú: cyd: methyl-β-cyclodextrin; ĐKKL (mm): đường kính khuẩn lạc (mm); HQ: khả năng phát huỳnh quang; n: số lần thí nghiệm; dấu (-): không phát huỳnh quang, dấu (+): có phát huỳnh quang, dấu (+++): phát huỳnh quang mạnh, dấu (*): phát huỳnh quang không rõ. GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 59 KẾT QUẢ & BÀN LUẬN HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Bảng 3.4: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến sự phát triển và khả năng phát huỳnh quang của các chủng A. flavus có mã số 05: Bổ sung cyd (%) Thời gian nuôi cấy (ngày) Kết quả Số lần TN (n) 0 18 ± 1,00 0,3 ĐKKL (mm) 20 ± 1,14 0 - 0,3 2 HQ - n=10 0 33 ± 1,55 0,3 ĐKKL (mm) 34 ± 1,28 0 - 0,3 3 HQ +++ n=10 0 50 ± 1,35 0,3 ĐKKL (mm) 51 ± 1,90 0 - 0,3 5 HQ + n=10 0 90 ± 1,02 0,3 ĐKKL (mm) 90 ± 1,02 0 - 0,3 7 HQ * n=10 0 90 ± 0,80 0,3 ĐKKL (mm) 90 ± 1,02 0 * 0,3 9 HQ * n=10 Ghi chú: cyd: methyl-β-cyclodextrin; ĐKKL (mm): đường kính khuẩn lạc (mm); HQ: khả năng phát huỳnh quang; n: số lần thí nghiệm; dấu (-): không phát huỳnh quang, dấu (+): có phát huỳnh quang, dấu (+++): phát huỳnh quang mạnh, dấu (*): phát huỳnh quang không rõ. GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 60 KẾT QUẢ & BÀN LUẬN HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Bảng 3.5: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến sự phát triển và khả năng phát huỳnh quang của các chủng A. flavus có mã số 30: Bổ sung cyd (%) Thời gian nuôi cấy (ngày) Kết quả Số lần TN (n) 0 18 ± 1,42 0,3 ĐKKL (mm) 18 ± 1,28 0 - 0,3 2 HQ - n=10 0 34 ± 1,49 0,3 ĐKKL (mm) 33 ± 1,91 0 - 0,3 3 HQ +++ n=10 0 50 ± 1,48 0,3 ĐKKL (mm) 51 ± 1,54 0 - 0,3 5 HQ + n=10 0 90 ± 1,02 0,3 ĐKKL (mm) 90 ± 1,02 0 - 0,3 7 HQ * n=10 0 90 ± 1,02 0,3 ĐKKL (mm) 90 ± 1,02 0 - 0,3 9 HQ * n=10 Ghi chú: cyd: methyl-β-cyclodextrin; ĐKKL (mm): đường kính khuẩn lạc (mm); HQ: khả năng phát huỳnh quang; n: số lần thí nghiệm; dấu (-): không phát huỳnh quang, dấu (+): có phát huỳnh quang, dấu (+++): phát huỳnh quang mạnh, dấu (*): phát huỳnh quang không rõ. GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 61 KẾT QUẢ & BÀN LUẬN HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ 3.2.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển và khả năng phát huỳnh quang của các chủng A. flavus: - Kết quả sau 3 ngày khảo sát cho thấy sự phát triển cả 03 chủng nấm mốc đều không có sự khác biệt khi nuôi cấy trên các loại môi trường có hay không có bổ sung 0,3 % methyl-β-cyclodextrin. + Trong đó, 03 chủng nấm mốc phát triển nhanh nhất trên môi trường SAB sau đó là PDA, YES; đường kính trung bình của các chủng có mã số 02, 05, 30 trên môi trường YES, PDA, SAB lần lượt là: 26±1,54 đến 34 ± 1,49 mm, 26±1,54 đến 34 ± 1,61 mm, 27±1,35 đến 35 ± 1,45 mm. Đây là đường kính thích hợp để có thể quan sát huỳnh quang xung quanh khuẩn lạc. Bên cạnh đó, nấm mốc phát triển chậm trên 2 loại môi trường Czapek dox và DG18; đường kính trung bình của các chủng có mã số 02, 05, 30 trên môi trường Czapek dox và DG18 lần lượt là: 11±1,27 đến 14 ± 1,43 mm, 11±1,20 đến 13 ± 1,56 mm, 10±1,56 đến 14 ± 1,36 mm + Khả năng phát huỳnh quang của các chủng A. flavus trên môi trường có bổ sung methyl-β-cyclodextrin phát huỳnh quang rõ nhất khi nuôi cấy trên môi trường SAB được biểu thị bằng ký hiệu (+++). Ngoài ra, trên môi trường YES cũng ghi nhận được sự phát huỳnh quang nhưng khó phân biệt được sự khác biệt này khi nuôi cấy trên môi trường YES có hay không có bổ sung methyl-β-cyclodextrin được biểu thị bằng ký hiệu (*) (Hình 3.7, 3.8). Có lẽ do màu của môi trường có ảnh hưởng đến việc quan sát huỳnh quang khi quan sát dưới đèn UV: nếu màu môi trường trắng trong, ánh sáng từ đèn UV chiếu lên sẽ làm toàn bộ đĩa thạch phát màu huỳnh quang xanh sáng, thực chất đây là màu của đèn UV, do đó sẽ khó phân biệt với màu huỳnh quang do bản thân nấm mốc sinh Aflatoxin và kết hợp với methyl- β-cyclodextrin tạo phức hợp phát huỳnh quang dưới đèn UV. Do đó, cần thận trọng khi phân biệt huỳnh quang bao xung quang khuẩn lạc và huỳnh quang phát ra từ đĩa thạch. Các loại môi trường khác như PDA, Czapek, DG18 khi nuôi cấy A. flavus sinh Aflatoxin đều không có phát huỳnh quang xung quanh khuẩn lạc. GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 62 KẾT QUẢ & BÀN LUẬN HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Hình 3.7: Chủng A. flavus phát huỳnh quang trên cả hai đĩa thạch YES (bên trái không bổ sung và bên phải có bổ sung 0,3% methyl-β-cyclodextrin) trong 3 ngày ở 28oC Hình 3.8: Chủng A. flavus phát huỳnh quang trên đĩa thạch YES có bổ sung 0,3% methyl-β-cyclodextrin (phải), không phát huỳnh quang trên PDA có bổ sung 0,3% methyl-β-cyclodextrin (trái) trong 3 ngày ở 28oC - Như vậy, trên môi trường SAB khả năng phát huỳnh quang xung quanh khuẩn lạc A. flavus là rõ nhất và nấm phát triển tốt nhất so với các loại môi trường khác như PDA, YES, Czapek dox, DG18 (Bảng 3.6, 3.7, 3.8). Điều này có thể lý giải như sau: + Trên môi trường SAB có chứa thành phần giàu dinh dưỡng như đạm pepton và đường dextrose là các cơ chất giúp nấm mốc dễ sử dụng và phát triển tốt, do đó quá trình sinh tổng hợp aflatoxin được tạo ra nhiều hơn so với môi trường PDA có nguồn dinh dưỡng từ dịch chiết khoai tây và hàm lượng đường dextrose trong môi trường PDA (20g/l) cũng ít hơn trong SAB (40g/l); đối với môi trường YES cũng chứa đạm pepton nhưng lại sử dụng đường sucrose nên nấm mốc khó sử dụng hơn đường dextrose vì vậy quá trình sinh tổng hợp aflatoxin được tạo ra ít hơn. + Các môi trường khác như DG18 chứa hàm lượng đường gluose thấp 10g/l và Dichloran là chất ức chế sự phát triển của nấm; trên môi trường Czapek dox có chứa thành phần khoáng là chủ yếu, sử dụng đường sucrose và không sử dụng đạm pepton vì vậy quá trình sinh tổng hợp tạo Aflatoxin của nấm mốc có thể bị ức chế GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 63 KẾT QUẢ & BÀN LUẬN HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Bảng 3.6. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển và khả năng phát huỳnh quang của các chủng A. flavus có mã số 02: Bổ sung cyd (%) Môi trường nuôi cấy Kết quả Số lần TN (n) 0 33 ± 1,55 0,3 ĐKKL (mm) 34 ± 1,49 0 - 0,3 SAB HQ +++ n=10 0 31 ± 1,66 0,3 ĐKKL (mm) 31 ± 1,87 0 - 0,3 PDA HQ - n=10 0 27 ± 1,37 0,3 ĐKKL (mm) 26 ± 1,54 0 * 0,3 YES HQ * n=10 0 11 ± 1,30 0,3 ĐKKL (mm) 11 ± 1,27 0 - 0,3 Czapek dox HQ - n=10 0 13 ± 1,43 0,3 ĐKKL (mm) 14 ± 1,43 0 - 0,3 DG18 HQ - n=10 Ghi chú: cyd: methyl-β-cyclodextrin; ĐKKL (mm): đường kính khuẩn lạc (mm); HQ: khả năng phát huỳnh quang; n: số lần thí nghiệm; dấu (-): không phát huỳnh quang, dấu (+++): phát huỳnh quang mạnh, dấu (*): phát huỳnh quang không rõ. GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 64 KẾT QUẢ & BÀN LUẬN HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Bảng 3.7. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển và khả năng phát huỳnh quang của các chủng A. flavus có mã số 05: Bổ sung cyd (%) Môi trường nuôi cấy Kết quả Số lần TN (n) 0 32 ± 2,06 0,3 ĐKKL (mm) 34 ± 1,61 0 - 0,3 SAB HQ +++ n=10 0 32 ± 1,95 0,3 ĐKKL (mm) 31 ± 1,87 0 - 0,3 PDA HQ - n=10 0 27 ± 1,37 0,3 ĐKKL (mm) 26 ± 1,54 0 * 0,3 YES HQ * n=10 0 10 ± 1,22 0,3 ĐKKL (mm) 11 ± 1,20 0 - 0,3 Czapek dox HQ - n=10 0 14 ± 1,36 0,3 ĐKKL (mm) 13 ± 1,56 0 - 0,3 DG18 HQ - n=10 Ghi chú: cyd: methyl-β-cyclodextrin; ĐKKL (mm): đường kính khuẩn lạc (mm); HQ: khả năng phát huỳnh quang; n: số lần thí nghiệm; dấu (-): không phát huỳnh quang, dấu (+++): phát huỳnh quang mạnh, dấu (*): phát huỳnh quang không rõ. GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 65 KẾT QUẢ & BÀN LUẬN HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Bảng 3.8. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển và khả năng phát huỳnh quang của các chủng A. flavus có mã số 30: Bổ sung cyd (%) Môi trường nuôi cấy Kết quả Số lần TN (n) 0 33 ± 1,55 0,3 ĐKKL (mm) 35 ± 1,45 0 - 0,3 SAB HQ +++ n=10 0 32 ± 2,01 0,3 ĐKKL (mm) 31 ± 1,50 0 - 0,3 PDA HQ - n=10 0 26 ± 1,37 0,3 ĐKKL (mm) 27 ± 1,35 0 * 0,3 YES HQ * n=10 0 10 ± 1,35 0,3 ĐKKL (mm) 10 ± 1,56 0 - 0,3 Czapek dox HQ - n=10 0 14 ± 1,56 0,3 ĐKKL (mm) 14 ± 1,36 0 - 0,3 DG18 HQ - n=10 Ghi chú: cyd: methyl-β-cyclodextrin; ĐKKL (mm): đường kính khuẩn lạc (mm); HQ: khả năng phát huỳnh quang; n: số lần thí nghiệm; dấu (-): không phát huỳnh quang, dấu (+++): phát huỳnh quang mạnh, dấu (*): phát huỳnh quang không rõ. GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 66 KẾT QUẢ & BÀN LUẬN HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ 3.2.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển và khả năng phát huỳnh quang của các chủng A. flavus: - Kết quả khảo sát sau 3 ngày nuôi cấy 03 chủng nấm mốc A. flavus trên môi trường nuôi cấy SAB bổ sung 0,3% methyl-β-cyclodextrin ở các nhiệt độ 22oC, 25oC, 28oC và 30oC được trình bày ở Bảng 3.9, 3.10, 3.11 cho thấy: + Từ 25oC trở đi, cả 3 chủng nấm mốc đều phát triển rất tốt, nấm có đường kính lớn hơn 30 mm. + Huỳnh quang xung quanh khuẩn lạc của cả 3 chủng khi quan sát dưới đèn UV (365nm) rõ nhất ở 28oC được biểu thị bằng ký hiệu (+++); ở các nhiệt độ còn lại, sự phát huỳnh quang xung quanh khuẩn lạc biểu hiện không rõ được biểu thị bằng ký hiệu (+). - Như vậy, ở nhiệt độ 28oC, nấm phát triển tốt và sinh nhiều Aflatoxin nhất. Điều này rất phù hợp với kết quả khảo sát của nhóm tác giả Fente C.A., Ordaz J.Jaimez, V¸zquez B. I., Franco C. M. (2001) [11] đã kết luận ở nhiệt độ 28oC nấm mốc phát triển tốt và sinh nhiều aflatoxin nhất tương ứng với sự phát huỳnh quang xung quanh khuẩn lạc được quan sát rõ nhất. GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 67 KẾT QUẢ & BÀN LUẬN HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Bảng 3.9: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển và khả năng phát huỳnh quang của các chủng A. flavus có mã số 02: Bổ sung cyd (%) Nhiệt độ nuôi cấy (oC) Kết quả Số lần TN (n) 0 25 ± 1,04 0,3 ĐKKL (mm) 26 ± 1,41 0 - 0,3 22 HQ + n=10 0 31 ± 1,66 0,3 ĐKKL (mm) 30 ± 1,60 0 - 0,3 25 HQ + n=10 0 33 ± 1,91 0,3 ĐKKL (mm) 33 ± 1,50 0 - 0,3 28 HQ +++ n=10 0 36 ± 1,08 0,3 ĐKKL (mm) 37 ± 1,17 0 - 0,3 30 HQ + n=10 Ghi chú: cyd: methyl-β-cyclodextrin; ĐKKL (mm): đường kính khuẩn lạc (mm); HQ: khả năng phát huỳnh quang; n: số lần thí nghiệm; dấu (-): không phát huỳnh quang, dấu (+): có phát huỳnh quang, dấu (+++): phát huỳnh quang mạnh. GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 68 KẾT QUẢ & BÀN LUẬN HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Bảng 3.10: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển và khả n
Tài liệu liên quan