Kết quả nghiên cứu ở lâm trường Tân Phú, Đồng Nai

B. Dạng một hạt 1a. Cửa dạng lỗ 2a. Có 3 lỗ, ngoại mạc dạng gờuốn khúc, bìa lỗdày lên Lagerstroemia speciosa(L.) Pers. (47) 2b. Có 3-(4) lỗ 3a. Ngoại mạc có dạng gai Bauhinia malabaricaRoxb. (30) 3b. Ngoại mạc dạng lưới mịn Aidia cochinchinensisLour. (55)

pdf87 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kết quả nghiên cứu ở lâm trường Tân Phú, Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 31 3.1 Chìa khóa nhận diện Đã thu thập xử lý, phân tích và lập chìa khóa phân loại cho 72 loài thuộc 21 họ, 12 bộ ở lâm trường Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. A. Dạng nhiều hạt, có 16 hạt (**)Albizia lebbeck (L.)Benth. (28) Albizia vialeana Pierre (29) B. Dạng một hạt 1a. Cửa dạng lỗ 2a. Có 3 lỗ, ngoại mạc dạng gờ uốn khúc, bìa lỗ dày lên Lagerstroemia speciosa (L.) Pers. (47) 2b. Có 3-(4) lỗ 3a. Ngoại mạc có dạng gai Bauhinia malabarica Roxb. (30) 3b. Ngoại mạc dạng lưới mịn Aidia cochinchinensis Lour. (55) 2c. Có 4 lỗ, ngoại mạc dạng lưới trung bình Garcinia ferrea Pierre (40) 1b. Cửa dạng rãnh 2a. Rãnh cụng ở cực 3a. Ngoại mạc dạng lưới trung bình Barringtonia pauciflora King (42) 3b. Ngoại mạc dạng hốc lõm Careya arborea Roxb. (43) 3c. Ngoại mạc dạng rãnh lõm Careya sphaerica Roxb. (44) 2b. Rãnh không cụng ở cực 3a. 10µm < P < 25µm 4a. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh nhỏ hơn 5µm Hopea odorata Roxb. (10) 4b. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh từ 5µm đến 10µm 5a. Ngoại mạc dạng phễu Vatica odorata (Griff.) Symington (13) 5b. Ngoại mạc dạng lưới mịn Shorea guiso Blume. (11) 32 5c. Ngoại mạc dạng gờ uốn khúc Shorea roxburghii G.Don (12) 3b. 25µm < P < 50µm Gmelina philippensis Cham. (72) 3c. 50µm < P < 100µm 4a. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh từ 5µm đến 10µm Dipterocarpus dyeri Pierre (7) 4b. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh từ 10µm đến 20µm 5a. Rãnh hình elip, nhọn hai đầu Dipterocarpus intricatus Dyer. (8) 5b. Rãnh hẹp (***)Dipterocarpus alatus Roxb. (6) Dipterocarpus turbinatus Gaertn. (9) 1c. Cửa dạng rãnh_miệng 2a. Bốn đến năm rãnh_miệng 3a. Bốn rãnh_miệng, ngoại mạc dạng hạt Sterculia cochinchinensis Pierre (65) 3b. Bốn đến năm rãnh_miệng, ngoại mạc dạng lưới mịn Phyllanthus emblica L.(26) 2b. Ba rãnh_miệng và ba rãnh giả 3a. Rãnh cụng ở cực Memecylon harmandii Guillaumin (49) 3b. Rãnh không cụng ở cực 4a. Rãnh hẹp, nhọn hai đầu 5a. Miệng hình chữ nhật, thẳng góc với rãnh Memecylon ligustrinum Naudin (50) 5b. Miệng hình nơ, hay elip, thẳng góc với rãnh Antidesma ghaesembilla Gaertn. (18) 4b. Rãnh dạng elip hẹp, nhọn hai đầu 5a. Ngoại mạc nhẵn Terminalia nigrovenulosa Pierre (5) 33 5b. Ngoại mạc dạng gờ uốn khúc Terminalia bellirica (Gaertn.) Roxb.(4) 2c. Ba rãnh_miệng 3a. 10µm < P < 25µm 4a. Rãnh nối ở cực Syzygium chanlos (Gagnep.) Merr. & L.M.Perry (53) 4b. Rãnh cụng ở cực Syzygium cumini (L.) Skeels (52) 4c. Rãnh không cụng ở cực 5a. Bìa rãnh dày lên 6a. Rãnh hẹp, nhọn hai đầu, ngoại mạc dạng hạt Mallotus paniculatus Müll.Arg.(25) 6b. Rãnh dạng elip rộng, nhọn hai đầu, ngoại mạc dạng lưới trung bình Tarenna annamensis Pit.(57) 5b. Bìa rãnh mỏng dần về phía cửa 6a. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh nhỏ hơn 5µm 7a. Ngoại mạc nhẵn Homalium dasyanthum (Turcz.) W.Theob. (39) 7b. Ngoại mạc dạng hạt Dalbergia cochinchinensis Pierre ex Laness. (34) 6b. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh từ 5µm đến 10µm 7a. Miệng hình elip thẳng góc với rãnh 8a. Rãnh tù hai đầu Dalbergia bariensis Pierre. (33) 8b. Rãnh nhọn hai đầu Dalbergia nigrescens Kurz. (36) 7b. Miệng hình nơ, rãnh nhọn hai đầu Dalbergia fusca Pierre (35) 5c. Bìa rãnh không thay đổi cấu trúc 34 6a. Màng cửa dạng hạt 7a. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh nhỏ hơn 5µm 8a Ngoại mạc dạng lưới mịn 9a. Rãnh nhọn hai đầu, miệng hình elip đứng Nauclea orientalis G.Forst. (56) 9b. Rãnh nhọn hai đầu, miệng hình chữ nhật thẳng góc rãnh Clausena wallichii Oliv. (60) 8b Ngoại mạc có dạng lưới trung bình Aporusa tetrapleura Hance. (20) 7b. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh lớn hơn 5µm Dimocarpus longan Lour.(62) 6b. Màng cửa nhẵn 7a. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh nhỏ hơn 5µm 8a. Rãnh hẹp 9a. Ngoại mạc dạng dải mịn Clausena excavata Burm.f. (59) 9b. Ngoại mạc dạng lưới mịn Baccaurea ramiflora Lour. (21) 8b. Rãnh dạng elip hẹp 9a. Miệng dạng tròn, ngoại mạc dạng lưới mịn Linociera pierrei Gagn. (54) 9b. Miệng hình thấu kính, thẳng góc với rãnh 10a. Ngoại mạc dạng rãnh lõm Antidesma thwaitesianum Muel.Arg. (19) 10b. Ngoại mạc hốc lõm Antidesma bunius Speng. (17) 8c. Rãnh dạng elip rộng 9a. Miệng hình thấu kính, thẳng góc với rãnh Cratoxylon cochinchinensis Blume. (2) 35 9b. Miệng hình elip, thẳng góc với rãnh Cratoxylon formosum Dyer. (3) 8d. Rãnh thắt lại ở giữa (dạng C), miệng bất định Cleistanthus acuminatus Muell. Arg. (23) 7b. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh từ 5µm đến 10µm 8a. Rãnh tù ở hai đầu Tetradium glabrifolium (Champ. Ex Benth.) T.G.Hartley (61) 8b. Rãnh nhọn ở hai đầu 9a .Ngoại mạc gờ uốn khúc Irvingia malayana Oliver ex A.Benn. (41) 9b. Ngoại mạc lưới mịn Rhodamnia dumetorum (DC.) Merr. & L.M.Perry (51) 3b. 25µm <P < 50µm, rãnh không cụng ở cực 4a. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh từ 5µm đến 10µm 5a. Màng cửa nhẵn 6a. Rãnh tù ở hai đầu 7a. Miệng dạng elip nằm dọc rãnh Sindora siamensis Teijsm. Ex Miq. (38) 7b. Miệng có dạng thấu kính, thẳng góc với rãnh Canarium littorale Blume (1) 6b. Rãnh nhọn ở hai đầu 7a. Rãnh hẹp 8a. Miệng tròn Cassia agnes (de Wit) Brenan (32) 8b. Miệng có dạng bất định Grewia celtidifolia Juss. (70) 7b. Rãnh dạng elip hẹp 8a. Miệng dạng tròn Grewia tomentosa Roxb. Ex Wight & Arn. (71) 36 8b. Miệng dạng elip, thẳng góc với rãnh Sapium discolor Muell.Arg. (27) 8c. Miệng có dạng bất định Chaetocarpus castanocarpus Thwaites (24) 7c. Rãnh dạng elip rộng 8a. Miệng có dạng elip, thẳng góc với rãnh Colona evecta Burret (68) 8b. Miệng có dạng bầu dục tròn Colona auriculata Craib (67) 5b. Màng cửa không nhẵn 6a. Rãnh nhọn hai đầu, miệng hình chữ nhật, thẳng góc với rãnh Acronychia pedunculata Miq. (58) 6b. Rãnh tù ở hai đầu 7a. Miệng dạng tròn, có thể có hai hay ba miệng trên cùng một rãnh, P/E<1 Lagerstroemia calyculata Kurz. (45) 7b. Miệng dạng tròn, P/E >=1 Lagerstroemia duperreana Pierre ex Gagnep (48) 7c. Miệng dạng thấu kính, thẳng góc với rãnh Diospyros maritima Blume (16) 7d. Miệng hình nơ 8a. Ngoại mạc dạng hạt Diospyros mollis Griff. (14) 8b. Ngoại mạc nhẵn Diospyros lancifolia Roxb. (15) 4b. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh từ 10µm đến 20µm 5a. Rãnh nhọn ở hai đầu 6a. Ngoại mạc dày hơn 3µm Sterculia lanceolata Cav. (66) 6b. Ngoại mạc dày 1µm đến 3µm 7a. Miệng dạng tròn Lagerstroemia cochinchinensis Pierre ex Laness. (46) 37 7b. Miệng có dạng elip, thẳng góc với rãnh Grewia asiatica L. (69) 5b. Rãnh tù ở hai đầu 6a. Ngoại mạc có dạng lưới trung bình, ô lưới rộng khoảng 2,5µm Pterocymbium tinctorium Merr. (64) 6b. Ngoại mạc dạng gờ uốn khúc, và dạng lưới mịn Butea monosperma (Lamk.) Taub. (22) 4c. Khoảng cách giữa 2 đầu rãnh từ 20µm đến 25µm 5a. Ngoại mạc dạng hạt Melochia umbellata (Houtt.) Stapf (63) 5b. Ngoại mạc dạng lưới gai Peltophorum dasyrachis Kurz ex Bake. (37) 3c. P > 50µm Bauhinia variegata L. (31) (**): Các đặc điểm hình thái hạt phấn của hai loài Albizia lebbeck (L.)Benth. và Albizia vialeana Pierre rất trùng khớp. Do đó, chìa khóa phân loại không thể tách rời hai loài này. Điều này có thể do quá trình định danh không phù hợp, hoặc do đặc điểm hình thái hạt phấn của hai loài này thật sự giống nhau. (***): Mặc dù cả hai loài Dipterocarpus alatus Roxb. và Dipterocarpus turbinatus Gaertn. có đặc điểm khá giống nhau, ngoại mạc có cùng kiểu kiến trúc, bề mặt của ngoại mạc là “dạng phễu”, kích thước, cũng như độ sâu “phễu” của hai loài này khác nhau, nhưng khi xây dựng chìa khóa trên phần mềm, chỉ có kiểu kiến trúc “dạng phễu” mà không có những kiểu kiến trúc phụ của dạng này. Do đó trên chìa khóa nhận diện hai loài này nằm cùng một nhóm. 38 3.2 Phần mềm nhận diện Dựa vào những mô tả hình thái của từng loài, số hóa để chuyển thành cơ sở dữ liệu cho “Phần mềm nhận diện Phấn hoa các loài cây thân gỗ ở Miền Nam Việt Nam” (Pollen Grains of Trees In Southern Viet Nam). (Xem thêm phụ lục 8) Hình 3.1 Giao diện phần mềm. 39 Hình 3.2 Nhận diện mẫu hạt phấn. Hình 3.3 Kết quả nhận diện. 40 3.3 Mô tả 3.3.1 Canarium littorale Blume – BURSERACEAE Tên Việt: Trám. Hình 3.4 Canarium littorale Blume A, B, C: Vị trí cực D, E, F: Vị trí xích đạo G: Ngoại mạc và khu vực cửa. Hình thái hạt phấn: Tính đối xứng và hình dạng: dạng một hạt, đối xứng qua tâm, đẳng cực. Kiểu 3- rãnh miệng. Hơi tam giác khi quan sát ở vị trí cực, hơi dài ở vị trí xích đạo. Kích thước: trục cực P=36-40µm; trục xích đạo E=30-34µm; P/E=1,16-1,2. Cửa: dạng rãnh miệng, có 3 rãnh miệng. Rãnh kéo dài đến gần cực, tù ở hai đầu, rộng 2,5-3µm. Miệng dạng thấu kính, thẳng góc với rãnh. Màng cửa nhẵn. Rãnh hẹp. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh 7µm. Ngoại mạc: có tầng phủ, dày khoảng 2µm. Dạng gờ uốn khúc, lớp trong ngoại mạc nhẵn. Mẫu nghiên cứu: TP_16. Phân bố: Việt Nam (Kom Tum, Đắc Lắc, Đồng Nai). Trú quán và dạng sống: cây đại mộc, cao 10m. 41 3.3.2 Cratoxylon cochinchinensis (Lour.) Blume – CLUSIACEAE Đồng danh: Hypericum cochinchinensis Lour., Cratoxylon polyanthum Korth. Tên Việt: Thành ngạnh nam. Hình 3.5 Cratoxylon cochinchinensis (Lour.) Blume A, B, C: Vị trí cực D, E, F: Vị trí xích đạo G: Ngoại mạc và khu vực cửa. Hình thái hạt phấn: Tính đối xứng và hình dạng: dạng một hạt, đối xứng qua tâm, đẳng cực. Kiểu 3- rãnh miệng. Có dạng elip đứng khi quan sát ở vị trí xích đạo, gần tròn khi quan sát ở vị trí cực. Kích thước: trục cực P=20-25µm; trục xích đạo E=17-20µm; P/E=1,11-1,3. Cửa: dạng rãnh miệng, có 3 rãnh miệng. Rãnh dạng elip rộng, nhọn ở hai đầu. Màng cửa nhẵn. Miệng hình thấu kính dẹp, thẳng góc với rãnh. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh gần 5µm. Ngoại mạc: dày khoảng 1,2µm, có tầng phủ. Dạng lưới trung bình, gần rãnh lưới mịn hơn. Lớp ngoài của ngoại mạc ở gần cửa hơi dày hơn về bên trong. Mẫu nghiên cứu: CEPAM 3089, TP_28. Phân bố: Campuchia, Myanma, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam. Trú quán và dạng sống: mọc đến độ cao 1000m, sinh cảnh hở. Cây đại mộc, cao 10 đến 15m. 42 3.3.3 Cratoxylon formosum (Jack.) Dyer. – CLUSIACEAE Đồng danh: Elodea formosa Jack. Tên Việt: Thành ngạnh đẹp. Hình 3.6 Cratoxylon formosum (Jack.) Dyer. A, B, C: Vị trí cực D, E, F: Vị trí xích đạo G: Ngoại mạc và khu vực cửa. Hình thái hạt phấn: Tính đối xứng và hình dạng: dạng một hạt, đối xứng qua tâm, đẳng cực. Kiểu 3- rãnh miệng. Có dạng elip đứng khi quan sát ở vị trí xích đạo, gần tròn khi quan sát ở vị trí cực. Kích thước: trục cực P=18-23µm; trục xích đạo E=14-18µm; P/E=1,13-1,43. Cửa: dạng rãnh miệng, có 3 rãnh miệng. Rãnh kéo dài đến gần cực, nhọn ở hai đầu. Màng cửa nhẵn. Miệng hình elip, thẳng góc với rãnh. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh 4µm. Ngoại mạc: dày khoảng 1,2µm, có tầng phủ. Dạng lưới mịn, gần rãnh lưới mịn hơn. Lớp ngoài của ngoại mạc ở gần cửa hơi dày hơn về bên trong. Mẫu nghiên cứu: CEPAM 2003, TP_29. Phân bố: Đông Dương. Trú quán và dạng sống: mọc đến độ cao 1000m, sinh cảnh hở. Cây đại mộc, cao đến 20m. 43 3.3.4 Terminalia bellirica (Gaertn.) Roxb. – COMBRETACEAE Đồng danh: Myrobalanus belliricus Gaertn. Tên Việt: Bàng hôi, Bàng mốc, Nhứt, Bàng nhứt. Hình 3.7 Terminalia bellirica (Gaertn.) Roxb. A, B, C: Vị trí cực D, E, F: Vị trí xích đạo G: Ngoại mạc. Hình thái hạt phấn: Tính đối xứng và hình dạng: dạng một hạt, đối xứng qua tâm, đẳng cực. Kiểu 3- rãnh miệng và 3-rãnh giả. Gần tròn khi quan sát ở vị trí xích đạo, 6 thùy khi quan sát ở vị trí cực. Kích thước: trục cực P=18–24µm; trục xích đạo E=18–23µm; P/E=1–1,1. Cửa: có 3 rãnh miệng 3 rãnh giả. Rãnh dạng elip hẹp, nhọn ở hai đầu, bìa rãnh không rõ. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh 5µm. Màng cửa nhẵn, miệng tròn. Ngoại mạc: dày khoảng 1,2µm, có tầng phủ. Dạng gờ uốn khúc. Mẫu nghiên cứu: CEPAM 1823, TP_91. Phân bố: Việt Nam. Trú quán và dạng sống: rừng dưới 1300m. Cây đại mộc cao đến 35m. 44 3.3.5 Terminalia nigrovenulosa Pierre – COMBRETACEAE Đồng danh: Terminalia triptera Stapf. Tên Việt: Chiêu liêu nghệ. Hình 3.8 Terminalia nigrovenulosa Pierre A, B, C: Vị trí cực D, E, F: Vị trí xích đạo G: Ngoại mạc. Hình thái hạt phấn: Tính đối xứng và hình dạng: dạng một hạt, đối xứng qua tâm, đẳng cực. Kiểu 3- rãnh miệng và 3-rãnh giả. Gần tròn khi quan sát ở vị trí xích đạo, 6 thùy khi quan sát ở vị trí cực. Kích thước: trục cực P=14-18µm; trục xích đạo E=14-17µm; P/E=1-1,07. Cửa: có 3 rãnh miệng 3 rãnh giả. Rãnh dạng elip hẹp, nhọn ở hai đầu, bìa rãnh không thay đổi cấu trúc. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh khoảng 4µm. Ngoại mạc: dày chưa đến 1µm, có tầng phủ. Dạng nhẵn. Mẫu nghiên cứu: CEPAM 2747, TP_93. Phân bố: Việt Nam (Buôn Mê Thuột, Tây Ninh, Bà Rịa, Kiên Giang, Phú Quốc). Trú quán và dạng sống: cây đại mộc cao đến 30m. 45 3.3.6 Dipterocarpus alatus Roxb. – DIPTEROCARPACEAE Tên Việt: Dầu con rái, Dầu nước. Hình 3.9 Dipterocarpus alatus Roxb. A, B, C: Vị trí cực D, E, F: Vị trí xích đạo G: Ngoại mạc. Hình thái hạt phấn: Tính đối xứng và hình dạng: dạng một hạt, đối xứng qua tâm, đẳng cực. Kiểu 3- rãnh. Tròn đến hơi dài khi quan sát ở vị trí xích đạo và gần tròn khi quan sát ở vị trí cực. Kích thước: trục cực P=58-67µm; trục xích đạo E=50-61µm; P/E=1,04-1,26. Cửa: dạng rãnh, có 3 rãnh. Rãnh hẹp dài, nhọn ở hai đầu, bìa rãnh không thay đổi về cấu trúc. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh 12µm. Màng cửa dạng hạt. Ngoại mạc: có tầng phủ, dạng phễu. Mẫu nghiên cứu: CEPAM 1852, TP_40. Phân bố: Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam. Trú quán và dạng sống: mọc ở rừng thường xanh, đến độ cao 500m. Cây đại mộc rất to, cao đến 45m. 46 3.3.7 Dipterocarpus dyeri Pierre – DIPTEROCARPACEAE Tên Việt: Dầu song nàng. Hình 3.10 Dipterocarpus dyeri Pierre A, B, C: Vị trí cực D, E: Hạt phấn nhìn nghiêng F: Ngoại mạc. Hình thái hạt phấn: Tính đối xứng và hình dạng: dạng một hạt, đối xứng qua tâm, đẳng cực. Kiểu 3- rãnh. Tròn đến hơi dài khi quan sát ở vị trí xích đạo và gần tròn khi quan sát ở vị trí cực. Kích thước: trục cực P=60-65µm; trục xích đạo E=52-60µm; P/E=1-1,15. Cửa: dạng rãnh, có 3 rãnh. Rãnh dạng elip hẹp, nhọn ở hai đầu, bìa rãnh không biến đổi về cấu trúc. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh 9,5µm. Màng cửa dạng lưới. Ngoại mạc: có tầng phủ, dạng phễu. Mẫu nghiên cứu: CEPAM 2452, TP_42. Phân bố: Myanma, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Malaysia. Trú quán và dạng sống: thường mọc ở rừng ven suối, dựa rạch ở cao độ thấp. Cây đại mộc rất to, cao đến 40m. 47 3.3.8 Dipterocarpus intricatus Dyer. – DIPTEROCARPACEAE Tên Việt: Dầu trai, Dầu lông. Hình 3.11 Dipterocarpus intricatus Dyer. A, B, C: Vị trí cực D, E: Vị trí xích đạo F: Hạt phấn nhìn nghiêng; G: Ngoại mạc và màng cửa. Hình thái hạt phấn: Tính đối xứng và hình dạng: dạng một hạt, đối xứng qua tâm, đẳng cực. Kiểu 3- rãnh. Tròn đến hơi dài khi quan sát ở vị trí xích đạo và gần tròn khi quan sát ở vị trí cực. Kích thước: trục cực P=50-64µm; trục xích đạo E=50-62µm; P/E=0,9-1,08. Cửa: dạng rãnh, có 3 rãnh. Rãnh dạng elip hẹp, nhọn ở hai đầu, bìa rãnh không thay đổi về cấu trúc. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh 13µm. Màng cửa dạng hạt. Ngoại mạc: có tầng phủ, dạng phễu. Mẫu nghiên cứu: CEPAM 2455, TP_43. Phân bố: Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Việt Nam. Trú quán và dạng sống: thường mọc ở rừng ẩm, nhất là rừng thay lá. Cây đại mộc, cao 20 đến 25m. 48 3.3.9 Dipterocarpus turbinatus Gaertn. – DIPTEROCARPACEAE Đồng danh: D. laevis Ham., D. jourdainii Pierre, D. schmidtii Heim. Tên Việt: Dầu con rái đỏ, Chò, Chò chang. Hình 3.12 Dipterocarpus turbinatus Gaertn. A, B, C: Vị trí cực D, E, F: Vị trí xích đạo G: Ngoại mạc và màng cửa. Hình thái hạt phấn: Tính đối xứng và hình dạng: dạng một hạt, đối xứng qua tâm, đẳng cực. Kiểu 3- rãnh. Tròn đến hơi dài khi quan sát ở vị trí xích đạo và gần tròn khi quan sát ở vị trí cực. Kích thước: trục cực P=60-65µm; trục xích đạo E=50-58µm; P/E=1,03-1,15. Cửa: dạng rãnh, có 3 rãnh. Rãnh hẹp dài, nhọn ở hai đầu, bìa rãnh không thay đổi về cấu trúc. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh 15µm. Màng cửa dạng hạt. Ngoại mạc: có tầng phủ, dạng phễu. Mẫu nghiên cứu: TP_44. Phân bố: Việt Nam (từ Bình Trị Thiên đến Côn Sơn). Trú quán và dạng sống: thường mọc ở rừng dày, rừng ven suối, rừng bán thay lá. Cây đại mộc, cao 25 đến 35m. 49 3.3.10 Hopea odorata Roxb. – DIPTEROCARPACEAE Tên Việt: Sao đen. Hình 3.13 Hopea odorata Roxb. A, B, C: Vị trí cực D, E, F: Vị trí xích đạo G: Ngoại mạc và màng cửa. Hình thái hạt phấn: Tính đối xứng và hình dạng: dạng một hạt, đối xứng qua tâm, đẳng cực. Kiểu 3- rãnh. Hơi dẹt khi quan sát ở vị trí xích đạo, tròn khi quan sát ở vị trí cực. Kích thước: trục cực P=22-25µm; trục xích đạo E=21-30µm; P/E=0,8-1,09. Cửa: dạng rãnh, có 3 rãnh. Rãnh dạng elip hẹp, nhọn ở hai đầu. Màng cửa dạng hạt. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh gần 5µm. (Theo Trịnh Thị Lâm 2000, cửa dạng rãnh và có 3 đến 4 rãnh). Ngoại mạc: dày khoảng 2µm, có tầng phủ, dạng gờ uốn khúc. Mẫu nghiên cứu: CEPAM 1987, TP_51. Phân bố: Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam. Trú quán và dạng sống: thường mọc ở rừng dày, rừng ven suối, ở độ cao dưới 900m. Cây đại mộc, cao đến 40m. 50 3.3.11 Shorea guiso Blume – DIPTEROCARPACEAE Đồng danh: S. vulgaris Pierre. Tên Việt: Chai, Chò. Hình 3.14 Shorea guiso Blume A, B, C: Vị trí cực D, E, F: Vị trí xích đạo G: Ngoại mạc. Hình thái hạt phấn: Tính đối xứng và hình dạng: dạng một hạt, đối xứng qua tâm, đẳng cực. Kiểu 3- rãnh. Hơi dẹt đến tròn khi quan sát ở vị trí xích đạo, tròn khi quan sát ở vị trí cực. Kích thước: trục cực P=17-23µm; trục xích đạo E=18-20µm; P/E=0,8-1,1. Cửa: dạng rãnh, có 3 rãnh. Rãnh dạng elip hẹp, rộng khoảng 2,5µm, nhọn hai đầu. Màng cửa có dạng hạt. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh khoảng 8µm. Ngoại mạc: dày khoảng 2µm, có tầng phủ, dạng lưới mịn. Mẫu nghiên cứu: CEPAM 2458, TP_76. Phân bố: Borneo, Philippine, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam (Thuận Hải, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa). Trú quán và dạng sống: rừng dày. Cây đại mộc to, cao đến 45m. 51 3.3.12 Shorea roxburghii G. Don. – DIPTEROCARPACEAE Đồng danh: S. talura Roxb., S. floribunda Kurz, S. cochinchinensis Pierre, S. saigonensis Pierre, S. cochinchinensis var saigonensis Guerin, S. harmandii Pierre. Tên Việt: Sến mủ, Sến đỏ, Sến cật. Hình 3.15 Shorea roxburghii G. Don. A, B, C: Vị trí cực D, E, F: Vị trí xích đạo G: Ngoại mạc và màng cửa. Hình thái hạt phấn: Tính đối xứng và hình dạng: dạng một hạt, đối xứng qua tâm, đẳng cực. Kiểu 3- rãnh. Hơi dẹt đến tròn khi quan sát ở vị trí xích đạo, tròn khi quan sát ở vị trí cực. Kích thước: trục cực P=19-23µm; trục xích đạo E=18-22µm; P/E=0,9-1,1. Cửa: dạng rãnh, có 3-rãnh. Rãnh dạng elip hẹp, nhọn hai đầu. Màng cửa có dạng hạt. Khoảng cách giữa hai đầu rãnh khoảng 7µm. Ngoại mạc: dày khoảng 2µm, có tầng phủ, dạng gờ uốn khúc. Mẫu nghiên cứu: CEPAM 2474, TP_77. Phân bố: Ấn Độ, Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Philippine, Việt Nam. Trú quán và dạng sống: rừng thường xanh, rừng bán thay lá dưới 1300m. Cây đại mộc, cao đến 30m. 52 3.3.13 Vatica odorata (Griff.) Symington – DIPTEROCARPACEAE Đồng danh: Synaptea odorata Griff., Hopea faginea Wallich, V. faginea Dyer, Synaptea faginea Pierre, V. grandiflora Dyer, V. astrotricha Hance, S. dyeri Pierre, V. dyeri King, V. curtisii King, Perissandra laotica Gagnepain. Tên Việt: Làu táu trắng. Hình 3.16 Vatica odorata (Griff.) Symington A, B, C: Vị trí cực D, E, F: Vị trí xích đạo G: Ngoại mạc. Hình thái hạt phấn: Tính đối xứng và hình dạng: dạng một hạt, đối xứng qua tâm, đẳng cực. Kiểu 3- rãnh. Tròn đến dài khi quan sát ở vị trí xích đạo và gần tròn hơi có thùy khi quan
Tài liệu liên quan