Sau khi hồi cứu số liệu trong 6 tháng (từ ngày 01/09/2008 đến ngày 28/02/2009), chúng tôi thu thập tổng cộng 10766 mẫu tham gia xét nghiệm sinh hóa, trong đó có 10756 mẫu đạt tiêu chuẩn lựa chọn, 11 mẫu không đạt tiêu chuẩn do thiếu thông tin. T? 10756 mẫu này, chúng tôi rút racác kết quả nghiên cứu như sau:
33 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2181 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kết quả nghiên cứu và thảo luận về bệnh Down, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Sau khi hồi cứu số liệu trong 6 tháng (từ ngày 01/09/2008 đến ngày
28/02/2009), chúng tôi thu thập tổng cộng 10766 mẫu tham gia xét nghiệm sinh
hóa, trong đó có 10756 mẫu đạt tiêu chuẩn lựa chọn, 11 mẫu không đạt tiêu chuẩn
do thiếu thông tin. Từ 10756 mẫu này, chúng tôi rút ra các kết quả nghiên cứu như
sau:
3.1 – Đặc điểm dịch tễ của thai phụ tham gia xét nghiệm sinh hóa:
3.1.1 – Tuổi:
Kết quả khảo sát thai phụ theo độ tuổi được trình bày theo biểu đồ 3.1:
1.82
Phân lớp tuổi
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
35.00%
40.00%
≤ 20 21 - 25 26 - 30 31 - 35 36 - 40 41 - 45 ≥ 46
Tỷ lệ %
(1972/
10756)
(196/
10756)
(4029/
10756)
18.33
37.46
(2861/
10756)
26.60
12.87
(1384/
10756)
2.71 (292/
10756)
(18/
10756)
0.17
Biểu đồ 3.1 – Phân bố thai phụ theo lớp tuổi
49
Theo biểu đồ 3.1, ta có:
+ Thai phụ nằm trong độ tuổi sinh sản (24 – 29 tuổi) là 4521 người, chiếm tỉ
lệ 42.03%.
+ Thai phụ thuộc nhóm nguy cơ cao với hội chứng Down theo độ tuổi (từ 35
tuổi trở lên) là 2076 người, chiếm tỉ lệ 19.30%, trong đó có 1 trường hợp 67 tuổi
(sinh năm 1941) và 1 trường hợp 57 tuổi (sinh năm 1952). Tuy nhiên, so với tỉ lệ
20% thai phụ lớn hơn 35 tuổi trong 1800 lượt khám thai mỗi ngày tại Bệnh viện Từ
Dũ, tỉ lệ thai phụ nguy cơ cao theo độ tuổi được bác sĩ chỉ định xét nghiệm sinh hóa
là rất thấp (3,3%). Vì vậy, sẽ có 16.7% thai phụ trên 35 tuổi âm tính giả với hội
chứng Down theo chỉ định của bác sĩ.
+ Nhóm thai phụ từ 20 tuổi trở xuống là 196 người (chiếm tỉ lệ 1.82%), trong
đó có 1 trường hợp chưa được 12 tuổi (ngày sinh là 09/07/1997, ngày làm xét
nghiệm là 28/11/2008) và 1 trường hợp 15 tuổi (ngày sinh là 06/01/1994, ngày làm
xét nghiệm là 14/03/2009). Tỉ lệ này thấp hơn so với tỉ lệ thống kê trung bình ở tỉnh
Phú Thọ năm 2006 là 3.77% (1 011 trường hợp trên 26 383 thai phụ)ï. Sự khác biệt
này không phải do khu vực miền nam Việt Nam có tỉ lệ thai phụ dưới 20 tuổi thấp
hơn khu vực miền bắc, mà do bác sĩ khám thai ít chú ý chỉ định tầm soát hội chứng
Down ở nhóm thai phụ này.
3.1.2 – Nghề nghiệp, nơi cư trú:
Theo qui định thăm khám thai của Bệnh viện Từ Dũ, các thông tin về nghề
nghiệp và nơi cư trú của thai phụ thuộc phần quản lý của phòng khám thai, nằm
ngoài phạm vi thu thập số liệu của đề tài. Nên nghiên cứu của chúng tôi đã không
thống kê được các số liệu này.
50
Đây là một thiếu sót của đề tài, vì nghề nghiệp và địa bàn cư trú của thai
phụ là những thông tin khá quan trọng, giúp chúng tôi có thể so sánh tần suất sinh
con bị hội chứng Down với môi trường làm việc, sinh sống của thai phụ, cũng như tỉ
lệ thai phụ ngoại tỉnh so với Tp.HCM tham gia tầm soát hội chứng Down. Từ đó có
thể đưa ra các liệu pháp y tế dự phòng, và xây dựng các nội dung, phương pháp
tuyên truyền đúng tuyến và hợp lý.
3.1.3 – Tháng làm xét nghiệm:
Tổng số thai phụ tham gia làm xét nghiệm sinh hóa thay đổi theo các tháng
trong năm, thể hiện ở bảng 3.2 như sau:
Double test
(ca)
Triple test
(ca)
09/2008 532 1134
Xét
nghiệm
Tháng
Bảng 3.2 – Phân bố thai phụ xét nghiệm sinh hóa theo các tháng trong năm
10/2008 642 1102
11/2008 619 1129
12/2008 668 1252
01/2009 289 673
02/2009 651 2065
Từ bảng 3.2, tổng số thai phụ làm xét nghiệm sinh hóa ở 2 nhóm double test
và triple test phân bố khá đồng đều theo các tháng 9, 10, 11, 12 và 2. Có sự giảm
51
mạnh số lượng vào tháng 01 (tương đương với khoảng thời gian trước tết âm lịch),
bởi vì đây luôn là thời điểm bận rộn nhất trong năm, nếu không phải là các vấn đề
cấp bách, mọi người thường có tâm lý tạm gác mọi chuyện, đợi ra giêng tính tiếp.
3.2 – Tình trạng, tiền căn sản khoa và bệnh tật của thai phụ:
3.2.1 – Tình trạng và tiền căn sản khoa:
Trong 10756 bệnh án thu thập, chỉ có 10592 bệnh án đủ thông tin về tình
trạng (con so hoặc con rạ) và tiền căn sản khoa (bất thường trong quá trình mang
thai hoặc sinh con) của thai phụ, 164 bệnh án thiếu thông tin. Từ đó, chúng tôi rút ra
kết quả so sánh như trong bảng 3.3 sau:
Tình trạng,
tiền căn
Con so
Con rạ Sẩy thai Sinh con thiếu
tháng
Bảng 3.3 – Phân bố thai phụ theo tình trạng và tiền căn sản khoa.
Con sinh ra chết bất
thường dưới 5 tuổi
Số lượng (ca) 6011 4581 3726 296 165
Trong 10592 bệnh án này, chúng tôi thấy tỉ lệ thai phụ có tiền căn sản khoa
bất thường là 39.52%, trong đó tổng số ca có tiền căn sẩy thai chiếm tỉ lệ 88.99%
(1 trường hợp đã sẩy thai liên tiếp 9 lần, 1 trường hợp 8 lần) với số lượng thai sẩy
trung bình cho mỗi trường hợp là 1.33. Tổng số ca sinh con thiếu tháng chiếm tỉ lệ
7.07% (1 trường hợp sinh non 6 lần, 1 trường hợp 5 lần) với số ca sinh non trung
bình trên mỗi thai phụ là 1.19. Tổng số ca có con chết dưới 5 tuổi do bệnh lý chiếm
tỉ lệ 3.94% (nhiều nhất là 2 lần) với số con chết dưới 5 tuổi trung bình trên mỗi thai
phụ là 1.03.
52
Theo bảng 3.3, tỉ lệ thai nhi được chỉ định tầm soát hội chứng Down là con so
cao hơn so với con rạ, không đúng với tỉ lệ trung bình 22.31% so với 77.69% trong
tổng số thai phụ khám thai hằng năm như nghiên cứu của nhóm bác sĩ Bệnh viện
Từ Dũ năm 2000 – 2001 [4]. Trong 2 nhóm này, tỉ lệ thai phụ có tiền căn sảy thai ở
nhóm con rạ là 770 người, ở nhóm con so là 2956 người. Như vậy, có sự liên quan
tuyến tính giữa tình trạng con so với tiền căn sẩy thai ở nhóm thai phụ được chỉ định
tầm soát hội chứng Down.
Trong 10592 bệnh án, tỉ lệ thai phụ có tiền căn sản khoa bất thường 39.52%,
tỉ lệ khá cao này cho thấy việc chỉ định tầm soát hội chứng Down của bác sĩ khám
thai, một phần căn cứ trên tiền căn sản khoa bất thường của thai phụ. Tuy nhiên,
theo số liệu lưu trữ của Bệnh viện Từ Dũ trong 10 năm qua về các trường hợp trẻ bị
hội chứng Down phát hiện được bằng xét nghiệm nhiễm sắc thể tế bào máu ngoại
vi cho thấy, 84% trẻ bị hội chứng Down là con của các thai phụ có tiền căn sản
khoa bình thường. Do đó, sẽ có 23.52% thai phụ âm tính giả với hội chứng Down
theo chỉ định của bác sĩ.
3.2.2 – Số lượng thai:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số ca đa thai là 136, trong đó 135 ca song
thai và 1 ca tam thai, chiếm tỉ lệ 1.26%. Tuy nhiên, trong 136 ca này có 26 ca được
can thiệp bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản (16 ca thụ tinh ống nghiệm bao
gồm 1 ca tam thai, 10 ca hỗ trợ bằng các phương pháp lọc bơm tinh trùng hoặc kích
thích rụng trứng … ), vì vậy tỉ lệ song thai tự nhiên thực tế là 1.026%, phù hợp với
nghiên cứu của Charles và cộng sự tại quần đảo Malta (thuộc nước cộng hòa Malta,
53
vùng trung Địa Trung Hải), giai đoạn 1960 – 1969 là 1.03% và giai đoạn 1990 –
1999 là 1.07% [33].
Số lượng thai là thông tin đầu tiên bác sĩ cần phải biết trước khi tiến hành
xét nghiệm sinh hóa, vì đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số sinh hóa
trong huyết tương thai phụ. Ngoài ra, sau khi có kết quả xét nghiệm, cần phải dùng
công thức hiệu chỉnh trong trường hợp đa thai mới có kết quả MoM chính xác cuối
cùng.
3.2.3 – Tình trạng tiểu đường và nghiện thuốc lá:
a) Tình trạng tiểu đường
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 51 thai phụ được chỉ định xét nghiệm sinh
hóa có tiền căn mắc bệnh tiểu đường, chiếm tỉ lệ 0.47%. Kết quả này phù hợp với
khảo sát gần đây của trường Đại học Y Dược Tp.HCM, tỉ lệ thai phụ bị bệnh tiểu
đường trên địa bàn Tp.HCM là 4%, trong đó 10% trường hợp bị bệnh trước khi
mang thai, chiếm tỉ lệ 0.4%.
Theo nghiên cứu của Lynn và cộng sự [51], tình trạng tiểu đường của thai
phụ và hiện tượng rối loạn nhiễm sắc thể của thai nhi có mối liên quan khá rõ. Do
sự gia tăng các loại kháng nguyên bạch cầu người (human leukocyte antigens), đặc
biệt là DR3 trong huyết tương bệnh nhân tiểu đường, đã kích thích quá trình tự miễn
dịch (autoimmune) thông qua các tự kháng thể liên quan đến bệnh tiểu đường
(diabetes-associated autoantibodies). Chính hiện tượng đáp ứng tự miễn dịch là
nguyên nhân gây nên các bất thường số lượng nhiễm sắc thể trong quá trình phân
bào nói chung và phân bào giảm nhiễm nói riêng.
54
Bệnh tiểu đường được chú ý trong trường hợp tầm soát hội chứng Down nằm
ở tất cả các tuýp và thai phụ phải thường xuyên sử dụng Insulin. Theo nghiên cứu
từ năm 1987 – 1994 tại Aán Độ, trên quần thể 22300 trẻ bị hội chứng Down sinh ra
cho thấy có 1870 trẻ có bà mẹ bị bệnh tiểu đường, chiếm tỉ lệ 8.39%. Đồng nghĩa
với việc cứ 1000 thai phụ bình thường thì có 1.36 trường hợp sinh con bị hội chứng
Down, nhưng ở nhóm thai phụ bị bệnh tiểu đường là 3.75 [35].
b) Tình trạng nghiện thuốc lá
Theo nghiên cứu của chúng tôi, trong 10756 bệnh án chỉ có 10 trường hợp
ghi rõ thai phụ nghiện thuốc lá, chiếm tỉ lệ 0.093%, thấp hơn gần 20 lần so với tỉ lệ
1.8% phụ nữ Việt Nam nghiện thuốc lá (thống kê của WHO năm 2002). Nguyên
nhân có thể do thiếu sót của người lập bệnh án, thai phụ ngần ngại, không muốn
đề cập đến tình trạng nghiện thuốc lá của mình, hoặc thai phụ đã chủ động cai
thuốc lá trước khi có thai.
Mặc dù theo khuyến cáo, việc sử dụng thuốc lá thường xuyên (10 điếu/ngày)
ở phụ nữ dẫn đến nguy cơ sinh con bị rối loạn nhiễm sắc thể khá cao, và tình trạng
nghiện thuốc lá đã trở thành 1 yếu tố tầm soát hội chứng Down trong thai kỳ.
Nhưng nghiên cứu của Chi Ling Chen và cộng sự tại Washington (Mỹ) trong
khoảng thời gian 10 năm (từ 1984 – 1994) trên 775 trẻ bị hội chứng Down và nhóm
đối chứng gồm 7750 trẻ bình thường cho thấy, tỉ lệ sinh con bị hội chứng Down là
như nhau (20.2% so với 20%) ở nhóm thai phụ nghiện thuốc lá nhỏ hơn 35 tuổi, và
gia tăng ở nhóm thai phụ nghiện thuốc lá lớn hơn 35 tuổi (14.2% so với 7%)[34].
55
3.3 – Phân loại thai phụ theo thủ thuật xét nghiệm sinh hóa.
Trong 10756 mẫu, có 3401 thai phụ tham gia xét nghiệm double test, 7355
thai phụ tham gia xét nghiệm triple test nhằm phát hiện hội chứng Down. Tỉ lệ mẫu
phân chia theo thủ thuật xét nghiệm thể hiện trong biểu đđồ 3.2:
D o u b l e t e s t
T r i p l e t e s t
68.38%
(7355/10756)
31.62%
(3401/10756)
Biểu đồ 3.2 – Tỉ lệ thai phụ tham gia các xét nghiệm sinh hóa tầm soát trước sinh
hội chứng Down
Theo biểu đồ 3.2, tỉ lệ thai phụ xét nghiệm triple test là 68.38%, thời điểm xét
nghiệm trung bình là 16 tuần 3 ngày (tính theo đđường kính lưỡng đđỉnh), nhưng có
tới 16.69% trường hợp thời điểm xét nghiệm là từ 19 tuần trở lên, sai số này có thể
làm giảm tính chính xác của kết quả xét nghiệm. Tỉ lệ thai phụ xét nghiệm double
test là 31.62%, thời đđiểm xét nghiệm trung bình là 12 tuần 4.7 ngày (tính theo chiều
dài đầu mông), không có trường hợp nào thời đđiểm xét nghiệm lớn hơn 14 tuần,
đđảm bảo tính chính xác của xét nghiệm.
56
Tỉ lệ thai phụ tham gia tầm soát hội chứng Down bằng xét nghiệm Triple test
cao hơn 2 lần so với xét nghiệm Double test, điều này cho thấy đa số thai phụ đi
khám thai lần đầu hoặc tái khám tập trung vào thời điểm từ tuần thứ 15 của giai
đoạn 3 tháng giữa thai kỳ.
Hiện tượng này có thể do các nguyên nhân sau:
+ Trường hợp thứ nhất, thai phụ nghe theo khuyến cáo chung “mỗi thai phụ
phải đi khám thai ít nhất 3 lần trong thai kỳ” về chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bộ
Y Tế, nên khi biết mình có thai (dựa trên hiện tượng tắt kinh, que thử thai tại nhà
hoặc qua 1 phòng khám địa phương), đã không đi khám thai liền mà đợi đến hơn 3
tháng mới đến Bệnh viện Từ Dũ thăm khám lần đầu.
+ Trường hợp thứ 2, có thể sau lần khám thai trước, bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ
cho lịch hẹn tái khám không chính xác (thông thường thai phụ phải tái khám vào
tuần thứ 11 – 12 để siêu âm độ dày bóng mờ da gáy).
+ Cũng có thể, mặc dù bác sĩ cho lịch hẹn tái khám chính xác, nhưng không
nói rõ về tầm quan trọng của việc phải đi đúng hẹn trong lần khám này, nên thai
phụ có tâm lý chủ quan.
3.4 – Phân loại thai phụ theo kết quả xét nghiệm sinh hóa:
Từ kết quả xét nghiệm sinh hóa, có 9205 ca nguy cơ thấp với hội chứng
Down ở tất cả các dấu hiệu cận lâm sàng (siêu âm độ dày bóng mờ gáy và kết quả
xét nghiệm sinh hóa), chiếm tỷ lệ 85.58%, trong đó:
+ 8660 trường hợp thai phụ nhỏ hơn 35 tuổi, chiếm tỉ lệ 94.08%. Nhóm này
sẽ tái khám kiểm tra thai kỳ bình thường, không phải làm xét nghiệm nhiễm sắc
thể.
57
+ 545 trường hợp thai phụ lớn hơn 35 tuổi, chiếm 5.92%.
N h o h o n 3 5 t u o i
L o n h o n 3 5 t u o i
94.08%
(8660/9205)
5.92% (545/9205)
Lớn hơn 35 tuổi
Nhỏ hơn 35 tuổi
Biểu đồ 3.3 – Tỉ lệ thai phụ nguy cơ thấp với hội chứng Down theo các dấu hiệu cận
lâm sàng phân chia theo lớp tuổi
Theo biểu đồ 3.3, phần lớn trường hợp thai phụ có nguy cơ thấp với hội
chứng Down theo các dấu hiệu cận lâm sàng sau khi xét nghiệm sinh hóa, đều
thuộc nhóm nhỏ hơn 35 tuổi (94.08%), điều này phù hợp với khuynh hướng chung
của thế giới [66]. Còn 5.92% thai phụ mặc dù nằm trong nhóm nguy cơ thấp theo
các dấu hiệu cận lâm sàng, nhưng vẫn có nguy cơ cao theo dấu hiệu lâm sàng là độ
tuổi mẹ lớn hơn 35 tuổi, tùy theo tiền căn sản khoa và tình trạng bệnh án của mỗi
trường hợp, gồm:
Tiền căn sẩy thai, thai chết lưu. ٠
٠ Tiền căn con sinh ra chết chu sinh, chết dưới 5 tuổi vì mắc
bệnh bẩm sinh.
58
٠ Tiền căn con sinh ra mắc các bệnh liên quan đến rối loạn
nhiễm sắc thể.
Tiền căn tiểu đường (phụ thuộc Insulin) và nghiền thuốc lá. ٠
٠ Trong gia đình, anh em có người mắc bệnh liên quan đến rối
loạn nhiễm sắc thể.
٠ Có xạ trị, hóa trị trong vòng 2 năm tính đến thời điểm mang
thai.
Mắc các bệnh viêm nhiễm nội, ngoại khoa. ٠
Công việc tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại. ٠
Bác sĩ khám thai sẽ cân nhắc có nên các đề nghị thai phụ này tham gia xét
nghiệm nhiễm sắc thể hay không.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, yếu tố tuổi mẹ cũng được xem là 1 phương
pháp tầm soát hội chứng Down, cần tiếp tục kiểm tra tần suất thai nhi rối loạn
nhiễm sắc thể để so sánh với các phương pháp tầm soát khác. Vì vậy, tổng số thai
phụ nguy cơ thấp thực sự (theo tất cả các dấu hiệu) chỉ là 8660 ca, chiếm tỉ lệ
80.51% trong tổng số 10756 mẫu ban đầu, và 2096 thai phụ nguy cơ cao với hội
chứng Down, chiếm tỉ lệ 19.49%.
Trong 2096 trường hợp này, chúng tôi đãõ phân loại thai phụ theo từng nhóm
có một, hai hay ba dấu hiệu dương tính (tương ứng với phương pháp tầm soát hội
chứng Down đơn lẻ và kết hợp), thể hiện trong các bảng 3.4 và bảng 3.5:
59
Double test
Siêu âm độ
dày bóng mờ
da gáy
Tuổi mẹ
Bảng 3.4 – Tổng số thai phụ có thai kỳ nguy cơ cao với hội chứng Down theo các dấu
hiệu đơn lẻ.
Triple test
Dấu
hiệu
Tháng
Tháng 09 – 08 59 15 106 79
Tháng 10 – 08 24 4 86 66
Tháng 11 – 08 27 7 71 70
Tháng 12 – 08 28 5 82 92
Tháng 01 – 09 19 4 70 35
Tháng 02 – 09 7 9 132 104
Tổng cộng 164 44 545 446
Bảng 3.5 – Tổng số thai phụ có thai kỳ nguy cơ cao với hội chứng Down theo các
dấu hiệu kết hợp.
Dấu
hiệu
Double
test
và Siêu
âm
Double test
và Tuổi Mẹ
Tuổi mẹ
và Siêu âm
Triple test
và tuổi mẹ
Double test,
siêu âm và
tuổi mẹ
Tháng
Tháng 09 – 08 3 7 24 87 4
Tháng 10 – 08 4 42 12 69 10
Tháng 11 – 08 1 41 17 94 10
Tháng 12 – 08 4 49 4 114 5
Tháng 01 – 09 1 5 8 114 1
Tháng 02 – 09 8 13 1 131 14
Tổng cộng 21 157 66 609 44
60
Từ số liệu bảng 3.4 và bảng 3.5, ta có thể nhận xét về kết quả sàng lọc thai
phụ có thai kỳ nguy cơ cao với hội chứng Down bằng các phương pháp tầm soát đơn
lẻ và kết hợp như sau:
+ Nhóm các phương pháp liên quan đến yếu tố tuổi mẹ:
Ě 1 421 thai phụ lớn hơn 35 tuổi, chiếm tỉ lệ 67.8%.
Ě 675 thai phụ nhỏ hơn 35 tuổi, chiếm tỉ lệ 32.2%.
Lon hon 35 tuoi
Nho hon 35 tuoi
67.8%
(1421/2096)
32.2%
(675/2096) Lớn hơn 35 tuổi
Nhỏ hơn 35 tuổi
Biểu đồ 3.4 – Tỉ lệ thai phụ có thai kỳ nguy cơ cao với hội chứng Down phân chia
theo lớp tuổi
Theo biểu đồ 3.4, độ phát hiện của các phương pháp tầm soát hội chứng
Down thai kỳ liên quan đến yếu tố tuổi mẹ cao hơn 2 lần so với các phương pháp
còn lại. Mức khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy là 95% (bảng
giá trị tα).
+ Nhóm các phương pháp liên quan đến xét nghiệm sinh hóa:
61
Ě 839 thai phụ nguy cơ cao theo các phương pháp tầm soát liên quan
đến xét nghiệm double test, chiếm tỉ lệ 24.67% trong 3401 tổng mẫu.
Ě 1275 thai phụ nguy cơ cao theo các phương pháp tầm soát liên quan
đến xét nghiệm triple test, chiếm tỉ lệ 17.34% trong 7355 tổng mẫu.
Double test
Triple test
24.67%
(839/3401)
17.34%
(1275/7355)
Biểu đồ 3.5 – Tỉ lệ thai phụ có thai kỳ nguy cơ cao với hội chứng Down phân chia
theo xét nghiệm sinh hóa
Từ biểu đồ 3.5 cho thấy, các phương pháp tầm soát hội chứng Down liên
quan đến xét nghiệm double test có độ phát hiện cao hơn so với các phương pháp
triple test.
Theo quy trình tầm soát hội chứng Down trước sinh của Bệnh viện Từ Dũ,
các thai phụ thuộc nhóm nguy cơ cao sau khi xét nghiệm sinh hóa, sẽ được bác sĩ
62
khám thai tham vấn chọc hút dịch ối, nhằm chẩn đoán chính xác có hay không rối
loạn nhiễm sắc thể 21.
3.5 – Tổng số thai phụ tham gia chọc hút dịch ối xét nghiệm nhiễm sắc thể:
Trong 2096 ca nguy cơ cao với hội chứng Down sau xét nghiệm sinh hóa, chỉ
có 448 thai phụ tham gia xét nghiệm nhiễm sắc thể, chiếm tỉ lệ 21.37%, phân bố cụ
thể như trong bảng 3.6 và biểu đồ 3.6 sau:
Tổng số
Bảng 3.6 – Tổng số thai phụ có thai kỳ nguy cơ cao với hội chứng Down đồng ý chọc
hút dịch ối xét nghiệm nhiễm sắc thể.
Số người đồng ý chọc hút dịch
ối
Siêu âm 44 5
Phương
pháp
Kết
quả
Double test 164 16
Tuổi mẹ 545 38
Triple test 446 125
Double test và siêu âm 21 6
Double test và tuổi mẹ 157 23
Tuổi mẹ và siêu âm 66 11
Triple test và tuổi mẹ 609 202
Double test, siêu âm và
tuổi mẹ 44 22
63
0.%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
I K L M N O P Q R
11.36%
(5/44) 9.75%
(16/164) 6.97%
(38/545)
28.