Theo thống kê chung, trước khi nhập cảnh vào một nước thì các tàu phải khai báo mẫu chung của IMO. Điền đầy đủ thông tin trong mẫu khai báo và gởi qua mail đến cơ quan kiểm soát nước dằn tàu tại cảng đến, tại đây sẽ có hệ thống tự động nhập tất cả các thông tin vào hệ thống quản lý của họ.
45 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1996 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kết quả nghiên cứu về nước dằn tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
37
A. NHỮNG QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC DẰN TÀU
3.1. Quy trình khai báo của tàu
Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia sẽ có quy trình khai báo
phù hợp. Sự khác nhau giữa quy trình khai báo của một số quốc gia trên thế giới
và Việt Nam sẽ được bàn luận cụ thể trong phần sau:
3.1.1. Trên thế giới
Theo thống kê chung, trước khi nhập cảnh vào một nước thì các tàu phải khai
báo mẫu chung của IMO. Điền đầy đủ thông tin trong mẫu khai báo và gởi qua
mail đến cơ quan kiểm soát nước dằn tàu tại cảng đến, tại đây sẽ có hệ thống tự
động nhập tất cả các thông tin vào hệ thống quản lý của họ.
Theo quy định của Mỹ số 33 CFR (Code of Federal Regulation) 151.1510 của
chương trình quản lý nước dằn tàu ban hành vào tháng 12 năm 2005 thì Thuyền
trưởng phải sử dụng một trong các hành động quản lý nước dằn tàu sau:
Tiến hành trao đổi nước cách bờ 200 hải lý và mức nước sâu 2000m.
Luôn giữ nước dằn tàu trong cuộc hành trình hay sử dụng phương pháp
sóng âm đã được công nhận để xử lý.
Đối với các tàu không có phương pháp xử lý phù hợp với quy định thì phải
quay ngược ra biển khơi để tiến hành trao đổi nước ở đó.
Dựa vào những quy định chung của thế giới, các nước đã xây dựng quy trình
khai báo phù hợp với tình hình cụ thể của nước mình. Dưới đây là quy định của
một số cảng trên thế giới.
38
Quy định ở cảng Dalian
Trong quá trình khảo sát từ tháng 8 năm 2000 đến tháng 7 năm 2002 ta có
bảng thống kê về sự số lượng tàu và số lượng mẫu khai báo nước dằn tàu được
thể hiện cụ thể trong bảng 3.1.
Bảng 3.1 : Tổng kết thống kê của các loại tàu tại cảng Dalian từ giữa tháng 8
năm 2000 đến tháng 7 năm 2002
(Nguồn: Chris Clarke, Rob Hilliard, 2003)
Tàu đến cảng Dalian phải có Kế hoạch quản lý nước dằn tàu miêu tả chi tiết
các hoạt động quản lý có liên quan đến nước dằn tàu. Phải có Sổ nhật ký nước
dằn tàu ghi lại các lần tàu xả nước, bơm nước hay xử lý nước. Yêu cầu của việc
quản lý nước dằn tàu đối với các tàu được đóng trước năm 2009 với khả năng
chứa nước dằn tàu từ 1500 đến 5000m
3
thì phải có hệ thống quản lý nước dằn
tàu ít nhất là đạt tiêu chuẩn của phương pháp trao đổi nước hay đặt ra mục tiêu
đạt tiêu chuẩn vào năm 2014, và đến năm 2014 thì bắt buộc nó phải đạt tiêu
chuẩn này. Đối với các tàu được đóng trước năm 2009 với khả năng chứa nước
dằn tàu ít hơn 1500 hay lớn hơn 5000 m
3
phải có hệ thống quản lý nước dằn tàu
ít nhất đạt tiêu chuẩn trao đổi nước hay đặt ra mục tiêu là sẽ đạt tiêu chuẩn vào
năm 2016, và đến năm 2016 bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn này. Các tàu đã có hệ
thống xử lý hay được đóng sau năm 2009 với khả năng chứa nước dằn tàu ít hơn
5000 m
3
phải có hệ thống quản lý nước dằn tàu đạt tất cả các tiêu chuẩn đặt ra
cho nước dằn tàu. Các tàu đã có hệ thống xử lý nước dằn tàu hay được đóng sau
39
năm 2009 nhưng trước năm 2012 với khả năng chứa nước dằn tàu 5000 m
3
hay
nhiều hơn sẽ phải xây dựng hệ thống quản lý nước dằn tàu ít nhất đạt tiêu chuẩn
trao đổi nước của năm 2016. Các tàu đã có hệ thống xử lý nước dằn tàu hay
được đóng sau năm 2012 với khả năng chứa nước dằn tàu 5000 m
3
hay nhiều hơn
sẽ phải có hệ thống quản lý nước dằn tàu đạt tất cả các tiêu chuẩn đặt ra. Tất cả
các quy định trên được tóm tắt trong bảng 3.2 [14].
Với các tàu áp dụng phương pháp xử lý nước dằn tàu bằng trao đổi nước phải
trao đổi cách bờ là 200 hải lý và độ sâu là 2000m theo quy định của IMO. Trong
trường hợp tàu không thể tiến hành trao đổi nước theo quy định trên thì sẽ tiến
hành trao đổi nước tại vị trí xa nhất có thể so với bờ và trong tất cả các trường
hợp phải đảm bảo trao đổi cách bờ ít nhất 50 hải lý và sâu 2000m [14].
Khi tàu không thực hiện được tất cả những quy định trên thì bắt buộc tàu phải
được thiết kế lại sao cho có hệ thống quản lý nước dằn tàu đạt tiêu chuẩn quy
định trong kế hoạch quản lý nước dằn.
Bảng 3.2 : Tổng kết quy định cấu trúc của các loại tàu
(Nguồn: Annex – Section D Standards for Ballast Water Management)
40
Hệ thống quản lý nước dằn tàu tại Dalian được tóm tắt trong hình 3.1.
Hình 3.1: Hệ thống quản lý nước dằn tàu ở Dalian
(Nguồn: Chris Clarke, Rob Hilliard, 2003)
Quy định ở cảng Washington và Columbia
Yêu cầu của các tàu có trọng tải 300 GT và lớn hơn, trừ tàu quân sự, phải gởi
mẫu báo cáo nước dằn tàu của Mỹ 24 giờ trước khi vào cảng Washington của
Mỹ và nếu dùng mẫu báo cáo nước dằn tàu IMO cũng được chấp nhận nhưng
mẫu báo cáo nước dằn tàu của Mỹ được ưu tiên hơn. Trong mẫu báo cáo nước
dằn tàu sẽ điền thông tin trao đổi nước ở biển đối với các tàu khi vào cảng
Washington. Mẫu báo cáo nước dằn tàu sẽ điền thông tin bốc dỡ hàng hóa khi
vào cảng Columbia. Các tàu không có xả nước dằn tàu cũng làm mẫu báo cáo
nước dằn tàu viết vào phần “Không xả nước dằn tàu” và phải kèm theo giấy
chứng nhận không xả nước.
Yêu cầu của trao đổi nước là các tàu khi vào cảng Washington phải tiến
hành trao đổi nước ngoài biển khơi khi tàu đi ngang qua đó trong hành trình của
Thông tin tàu và
bảng khai nước dằn
tàu
Dữ liệu thô
Chỉ tiêu môi trường
cảng
Các loài nguy hiểm và
dữ liệu liên quan
Bản đồ cảng và nguồn
gốc dữ liệu
Máy tính xử lý Kết quả
PRIMER 5
Phân tích các chỉ
tiêu
Bảng tàu, cảng
và nước dằn tàu
Bảng hệ số
các loài
nguy hiểm
Dữ liệu bản
đồ
Bảng kết quả
-Tổng lượng tàu đến
-Tổng nước dằn tàu
-Tổng loài nguy hiểm
-Hệ số nguy hiểm
Vị trí bản đồ cảng
-Độ sâu biển
-Nơi cư trú
-Nguồn gốc ...
-Bơm/xả nước dằn
Bản đồ thế giới
-Vùng sinh thái
-Nguồn gốc cảng
-Cảng đến
-Danh sách loài nguy
hiểm
-Hệ số nguy hiểm
41
tàu. Trường hợp tàu có hành trình nội địa không đi qua biển khơi trong cuộc
hành trình thì tiến hành trao đổi nước cách bờ ít nhất là 50 hải lý.
Các trường hợp không phải trao đổi nước (theo quy định của Cơ quan quản lý ô
nhiễm bang Minnesota - Minnesota Pollution Control Agency - MPCA):
- Khi các tàu không đảm bảo an toàn khi trao đổi nước ngoài khơi thì
Thuyền trưởng phải điền vào Mẫu báo cáo nước dằn tàu thông báo rõ
việc không trao đổi nước do điều kiện an toàn của tàu không cho phép.
- Khi hệ thống xử lý nước dằn tàu của tàu đạt tiêu chuẩn xử lý nước thì
cũng không cần phải tiến hành trao đổi nước ngoài khơi.
Từ ngày 1 tháng 7 năm 2007 việc xả nước dằn tàu đã trao đổi và đã xử lý tại
Washington không còn được chấp nhận nữa. Điều này có nghĩa là quy định các
trường hợp chấp nhận tàu không trao đổi nước không còn hiệu lực nữa. Chính vì
vậy các tàu đòi hỏi phải có phương pháp xử lý nước dằn tàu khác không phải là
trao đổi nước nữa [32].
Quy định ở Canada
Chương trình kiểm tra quản lý nước dằn tàu sẽ tiến hành kiểm tra các tàu
theo quy định, bao gồm báo cáo nước dằn tàu, nhật ký hàng hải, các ghi chép và
kế hoạch quản lý nước dằn tàu. Các thủy thủ cũng được kiểm tra về những kiến
thức liên quan đến kế hoạch quản lý nước dằn tàu và áp dụng thực tế trên tàu có
hiệu quả không. Cuối cùng, sẽ kiểm tra vệ sinh của cả khoang chứa nước dằn
tàu và không chứa nước dằn tàu.
Các tàu trước khi vào vùng ranh giới biển thuộc lãnh hải Canada đều phải
trình mẫu báo cáo nước dằn tàu. Mẫu này sẽ có tất cả các thông tin chi tiết về
tàu và nước dằn tàu. Những thông tin và hành trình tàu, khả năng chứa nước dằn
tàu, các hoạt động quản lý nước dằn tàu, nguồn lấy nước dằn tàu, chương trình
42
quản lý nước dằn tàu và đề xuất vị trí xả nước dằn tàu. Vào năm 2007, 100%
mẫu báo cáo nước dằn tàu được kiểm tra để thẩm định lịch sử nước dằn tàu, tính
phù hợp và mục đích áp dụng chương trình quản lý nước dằn tàu có đạt được hay
không [32].
Nhìn chung quy định khai báo của các nước trên thế giới có những đặc điểm
bắt buộc chung như các tàu trước khi nhập cảnh phải điền vào mẫu khai báo
nước dằn tàu của IMO hay mẫu của riêng từng quốc gia dựa vào mẫu IMO; phải
có chương trình quản lý nước dằn tàu, sổ nhật ký nước dằn tàu; tiến hành trao
đổi nước ngoài khơi cách cảng nhập cảnh là 200 hải lý và mức nước sâu 2000
mét ...
3.1.2. Việt Nam
Dựa trên Nghị định về quản lý cảng biển và luồng hàng hải - số 71/2006/NĐ-
CP, Hà Nội ngày 25 tháng 7 năm 2006, ta có thể tóm lược những quy định khai
báo bắt buộc các loại tàu phải tuân thủ khi nhập cảnh tại hệ thống cảng Thành
phố Hồ Chí Minh như sau:
Tất cả các loại tàu thuyền nước ngoài, không phân biệt lớn nhỏ, quốc tịch và
mục đích sử dụng chỉ được phép vào cảng biển khi có đủ điều kiện an toàn, an
ninh, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các điều kiện khác theo quy định của
pháp luật.
Trước khi tàu thuyền dự kiến đến cảng, chủ tàu, người quản lý tàu, người
khai thác tàu hoặc người được ủy quyền (sau đây gọi chung là người tàu thủ tục)
phải gửi cho Cảng vụ hàng hải nơi tàu đến mẫu “Bản khai chung” (Phụ lục 1)
trước khi tàu nhập cảnh. Thời gian thông báo chậm nhất 8 giờ trước khi tàu dự
kiến đến cảng. Chỉ có Giám đốc Cảng vụ hàng hải mới có quyền chỉ định vị trí
43
neo đậu cho tàu thuyền trong vùng nước cảng, chậm nhất 2 giờ, kể từ khi nhận
được thông báo tàu đã đến vị trí đón trả hoa tiêu [3].
Đối với các tàu không xả nước dằn tàu thì sẽ làm thủ tục nhập cảnh tại phao
số 0 hoặc có thể ngay tại cảng nhập cảnh theo thời gian quy định trên trước khi
nhập cảnh.
Đối với các tàu có xả nước dằn tàu bắt buộc phải làm thủ tục khai báo tại
phao số 0 và điền vào giấy khai báo kiểm dịch y tế đối với tàu thủy, thuyền cập
bến (Phụ lục 1) và giấy kê khai các loại nước, thực phẩm trên tàu thủy, thuyền
(Phụ lục 2).
Việc gửi hoặc chuyển các giấy tờ khai báo cho các cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành tại cảng biển có thể thực hiện bằng Fax hoặc thư điện tử, gửi qua
bưu điện, chuyển trực tiếp.
Theo Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh số 6093/QĐ-
UB-KT ban hành ngày 26 tháng 12 năm 1996, về việc ban hành quy định tạm
thời về kiểm soát ô nhiễm trong giao thông đường thủy thành phố Hồ Chí Minh
thì điều 14 có quy định: “Cấm chứa nước dằn tàu trong các khoang, hầm dùng
chở dầu hàng hóa hoặc trong các khoang, hầm chứa nhiên liệu của tàu”.
Các cơ quan quản lý có liên quan tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chưa
có hệ thống hoàn chỉnh và hiệu quả trong giám sát, quan trắc và ngăn ngừa sự
phát tán và xâm nhập của sinh vật ngoại lai qua đường nước dằn đáy tàu. Cảng
vụ thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan quản lý hoạt động đến và đi của tàu tại
cụm cảng thành phố Hồ Chí Minh, đây chỉ là cơ quan quản lý nhà nước trong
điều độ an toàn giao thông thủy và các vấn đề an ninh khác. Trung tâm An toàn
môi trường quốc tế chịu trách nhiệm giám sát sự lây truyền dịch bệnh xuyên
44
quốc gia. Cơ chế hoạt động hiện nay là Trung tâm thu mẫu nước ngẫu nhiên trên
số tàu đến tại thành phố Hồ Chí Minh và lưu trữ [9].
Tại điều 15 của Quy định tạm thời về kiểm soát ô nhiễm trong giao thông
đường thủy thành phố Hồ Chí Minh cũng quy định:
1- Hàm lượng dầu trong nước dằn tàu thải ra vùng nước và vùng cảng
thành phố Hồ Chí Minh không được vượt quá 0,3 ppm như tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 5942-1995 quy định. Tuyệt đối không được pha loãng để làm hàm lượng
dầu xuống thấp hơn 0,3 ppm trước khi thải nước dằn tàu.
2- Hàm lượng các chất gây ô nhiễm không phải là dầu mỏ của nước dằn
tàu được thải ra vùng nước và vùng cảng thành phố Hồ Chí Minh không được
vượt quá các tiêu chuẩn được quy định bởi tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942-
1995.
3- Nước dằn tàu thải ra vùng nước và vùng cảng thành phố Hồ Chí Minh
không được mang các mầm bệnh dịch như Điều lệ kiểm dịch Việt Nam quy định
và các loài tảo độc.
Nhận xét quy trình khai báo của các tàu khi nhập cảnh vào Việt Nam có liên
quan đến nước dằn tàu còn một số điểm không thể kiểm soát được:
- Vấn đề khai báo nước dằn tàu còn dựa vào tính tự giác của người vận
hành tàu. Những tàu nào có khai báo là sẽ xả nước dằn tàu tại cảng Việt
Nam mới điền vào mẫu khai báo nước dằn tàu (Phụ lục 2), chính vì vậy ta
không thể kiểm soát được tính trung thực khi khai báo nước dằn tàu của
các tàu. Hơn nữa, hiện nay chúng ta cũng chưa có bất kỳ quy định hay
phương pháp nào để kiểm tra những tàu không khai báo nước dằn tàu
nhưng lại xả nước dằn tàu tại cảng nhập cảnh.
45
- Việc quản lý quy trình khai báo nước dằn tàu chưa được chặt chẽ, chỉ điền
vào mẫu nước dằn tàu, thông báo cho Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế
biết giờ, địa điểm sẽ xả nước dằn tàu để xử lý lượng nước dằn tàu trước
khi xả. Chúng ta không có quy định khu vực nào cho phép các tàu được
phép xả nước.
Nhìn chung những quy định khai báo về quản lý nước dằn tàu của Việt Nam
khác hẳn các nước trên thế giới và cũng không theo quy định chung như:
- Yêu cầu trao đổi nước ngoài khơi
- Không sử dụng mẫu khai báo nước dằn tàu của IMO
- Không yêu cầu thực hiện kế hoạch quản lý nước dằn tàu ...
- Tất cả những quy trình khai báo và cập nhật thông tin của các nước trên
thế giới đều được tiến hành tự động qua chương trình quản lý được xây
dựng sẵn, không tiến hành bằng cách thông báo như Việt Nam (qua điện
thoại, gởi fax ...).
Chính vì vậy, chúng ta không thể kiểm soát được tình hình bơm/xả nước dằn
tàu tại các cảng cũng như việc xâm lấn của các sinh vật ngoại lai vì nước dằn
tàu là một trong những con đường chính cho sự di chuyển của các sinh vật lạ từ
các quốc gia khác vào Việt Nam trong đó có cả các sinh vật gây hại. Do đó, khả
năng dự phòng, chuẩn bị hay xây dựng giải pháp xử lý hợp lý, hiệu quảvà kịp
thời đang là vấn đề cấp thiết cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
46
3.2. Vấn đề tàu nhập cảnh và xả nước dằn tàu tại hệ thống cảng Thành
phố Hồ Chí Minh
3.2.1. Tình hình tàu nhập cảnh tại hệ thống cảng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 3.2 : Tàu nhập cảnh tại Cảng Sài Gòn từ năm 2005 đến năm 2008
47
Đề tài chỉ thu thập được số liệu về lượng tàu nhập cảnh qua các năm, không
thu thập được lượng nước dằn tàu di chuyển cùng với các tàu vào hệ thống cảng
Hồ Chí Minh vì quy định khai báo của Việt Nam không yêu cầu. Việt Nam chỉ
yêu cầu các tàu có xả nước dằn tàu mới phải khai báo lượng nước dằn tàu theo
tàu. Chính vì vậy những kết luận sau chỉ dựa trên số lượng tàu nhập cảnh vào hệ
thống cảng Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2005 đến năm 2008.
- Số lượng tàu nhập cảnh tại hệ thống cảng Thành phố Hồ Chí Minh trung
bình mỗi tháng khoảng 300-400 tàu. Số lượng trung bình này có xu hướng tăng
lên hằng năm, vì vậy lượng tàu nhập cảnh tại hệ thống cảng Thành phố Hồ Chí
Minh càng ngày càng tăng do nhu cầu giao thương trao đổi hàng hóa ngày càng
cao. Trên biểu đồ của hình 3.2 cũng cho thấy vào tháng 2 thường lượng tàu nhập
cảnh giảm do đây là thời gian Tết nên nhu cầu trao đổi hàng hóa giảm làm cho
số lượng tàu vào cảng cũng giảm theo.
- Do lượng tàu nhập cảnh tăng như vậy nên tạo điều kiện thuận lợi cho sự
xâm nhập của sinh vật vào hệ thống cảng Thành phố Hồ Chí Minh nước dằn tàu
khi có xả nước dằn.
- Loại tàu nhập cảnh được chia ra làm bốn loại: Tàu container, tàu hàng
rời, tàu dầu và tàu khách, quân sự. Biểu đồ của hình 3.2 cũng cho thấy qua tất
cả các năm thì loại tàu container chiếm đa số khoảng 50% tổng lượng tàu nhập
cảnh tại hệ thống cảng Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp sau đó là tàu hàng rời
chiếm khoảng 37%, lượng còn lại là tàu dầu và tàu khách, quân sự. Chính vì vậy
sinh vật xâm nhập có thể chủ yếu là qua nước dằn tàu của các loại tàu container
và tàu hàng rời vì hai loại tàu thường có nhu cầu bơm, xả nước ngay tại cảng.
Hai loại tàu còn lại (tàu dầu và tàu khách, quân sự) thì hầu như là không có trao
đổi nước tại cảng nên không là nguyên nhân chủ yếu mang sinh vật vào cảng.
48
Vì vậy, mẫu nước dằn tàu khi lấy chỉ tập trung vào những tàu loại container và
tàu hàng rời.
- Các tàu nhập cảnh vào hệ thống cảng Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu
là từ các nước Thái Lan, Singapore mỗi nước chiếm hơn 20%, Trung Quốc,
Hồng Kông mỗi nước chiếm hơn 10%, kế đến là Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia,
Hàn Quốc, Philippines và một số nước khác. Đây cũng chính là những nước có
lượng hàng hóa giao thương bằng đường biển nhiều nhất với Việt Nam. Chính vì
vậy khi lấy mẫu nước dằn tàu để phân tích thì mẫu được chọn phân tích cũng
dựa vào những quốc gia có lượng tàu nhập cảnh nhiều nhất. Đây là những quốc
gia phổ biến và thuận lợi cho việc lấy mẫu, nhằm có đủ lượng mẫu cần thiết cho
tính toán, nhận định các đặc trưng thống kê, khuynh hướng phân tích ...
- Số lượng tàu nhập cảnh từ năm 2005 đến năm 2008 có khuynh hướng
tăng (hình 3.2), nhưng số lượng tàu tăng hằng năm lại giảm qua từng giai đoạn:
từ năm 2005 đến năm 2006 tăng khoảng 300 tàu, nhưng từ năm 2006 đến năm
2007 tăng chỉ khoảng 200 tàu, và từ năm 2007 đến năm 2008 thì lượng tàu vào
cảng lại giảm với số lượng ít hơn năm trước là 66 tàu. Mặc dù tổng lượng tàu
tăng theo từng năm có giảm nhưng lượng hàng hóa trao đổi bằng đường biển
vẫn tăng (theo hình 3.2), hiện tượng này là do tải trọng các loại tàu của những
năm về sau lớn hơn nên mặc dù ít tàu nhưng lượng hàng hóa được vận chuyển
theo tàu thì nhiều. Và điều cần quan tâm chú ý ở đây là khi tải trọng tàu tăng thì
lượng nước dằn tàu đi theo cũng tăng mà chúng ta lại không có quy định bắ