Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng của ngan ở các phương thức nuôi khác nhau

Trong những năm gần đây các dòng ngan Pháp R31, R51 và con lai giữa chúng đang là đối tượng nuôi của nhiều hộ gia đình, không chỉ ở các tỉnh phía Bắc mà cả ở các tỉnh miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.Đánh giá sức sản xuất, khả năng thích nghi của các dòng ngan Pháp nhập nội và chuyển giao các kết quả nghiên cứu về ngan cho nông hộ đã và đang được nhiều nhà khoa học, nhiều cơ sở nghiên cứu và sản xuất trong nước quan tâm. Tuy vậy hiệu quả của chăn nuôi ngan đạt được ở các nông hộ, các vùng trong nước là không giống nhau và phụ thuộc nhiều vào điều kiện nuôi cụ thể. Vì vậy nghiên cứu các phương thức nuôi thích hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ để khuyến cáo cho nông dân mô hình chăn nuôi ngan có hiệu quả là việc làm cần thiết. Trong phạm vi của bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trưởng và sức sống của ngan nuôi thịt trong nông hộ theo phương thức nuôi phân tán và nuôi tập trung, hy vọng đóng góp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho phát triển chăn nuôi ngan ở miền Trung.

doc5 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng của ngan ở các phương thức nuôi khác nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 18, 2003 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TỶ LỆ NUÔI SỐNG VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA NGAN Ở CÁC PHƯƠNG THỨC NUÔI KHÁC NHAU Nguyễn Đức Hưng Đại học Huế Mai Danh Luân Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế 1.Đặt vấn đề Trong những năm gần đây các dòng ngan Pháp R31, R51 và con lai giữa chúng đang là đối tượng nuôi của nhiều hộ gia đình, không chỉ ở các tỉnh phía Bắc mà cả ở các tỉnh miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế...Đánh giá sức sản xuất, khả năng thích nghi của các dòng ngan Pháp nhập nội và chuyển giao các kết quả nghiên cứu về ngan cho nông hộ đã và đang được nhiều nhà khoa học, nhiều cơ sở nghiên cứu và sản xuất trong nước quan tâm. Tuy vậy hiệu quả của chăn nuôi ngan đạt được ở các nông hộ, các vùng trong nước là không giống nhau và phụ thuộc nhiều vào điều kiện nuôi cụ thể. Vì vậy nghiên cứu các phương thức nuôi thích hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ để khuyến cáo cho nông dân mô hình chăn nuôi ngan có hiệu quả là việc làm cần thiết. Trong phạm vi của bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trưởng và sức sống của ngan nuôi thịt trong nông hộ theo phương thức nuôi phân tán và nuôi tập trung, hy vọng đóng góp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho phát triển chăn nuôi ngan ở miền Trung. 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là các dòng ngan Pháp R31, R51 và con lai chéo dòng giữa chúng (Bố R31 x Mẹ R51 và ngược lại), từ 1ngày tuổi đến 12 tuần tuổi, nuôi trong điều kiện nông hộ tại Xã Quảng Châu, Huyện Quảng Xương, Tỉnh Thanh Hóa. - Nội dung nghiên cứu bao gồm: Tỷ lệ nuôi sống của ngan qua các tuần tuổi, được theo dõi ghi chép hàng ngày; Thể troûng của ngan cân theo nhóm lúc 01 ngày tuổi và cân theo cá thể lúc 5,8,10,12 tuần tuổi; Ưu thế lai về thể troûng của ngan lai F1 giữa bố R31x Mẹ R51 và ngược lại, nuôi trong các phương thức khác nhau, tính theo công thức của Trần Đình Miên, 1979. - Phương pháp nghiên cứu Ngan thuần R31, R51 và con lai chéo dòng giữa chúng đựơc ấp nở trong cùng điều kiện. Mỗi nhóm ngan chọn lọc 50 con, một ngày tuổi, phân lô nuôi trong các nông hộ theo hai phương thức: Nuôi tập trung: trong 1 nông hộ qui mô đàn 15-30 con, nuôi thả trong vườn có hồ nước. Nuôi phân tán: trong 1 nông hộ nuôi qui mô đàn nhỏ 5-10 con, nuôi thả tự do trong sân, vườn nhà. Quy trình thú y, nuôi dưỡng, chăm sóc như nhau cho cả 4 nhóm ngan và trong các hộ nuôi. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của các nhóm ngan, kết quả trình bày trên bảng 1. Bảng 1: Tỷ lệ nuôi sống của các nhóm ngan (%) Tuổi ngan Nhóm ngan BốR31 x MẹR31 BốR51x MẹR31 Bố R51x Mẹ R51 Bố R31x Mẹ R51 Nuôi phân tán Nuôi tập trung Nuôi phân tán Nuôi tập trung Nuôi phân tán Nuôi tập trung Nuôi phân tán Nuôi tập trung 1 ngày 100 100 100 100 100 100 100 100 1 tuầìn 100 100 100 100 100 100 100 100 2 100 100 100 100 97,96 100 97,87 100 3 97,87 100 97,82 100 95,91 96,87 93,61 96,87 4 97,87 100 95,65 100 93,87 93,75 93,61 96,87 5 95,74 100 95,65 100 93,87 93,75 93,61 96,87 6 95,74 100 95,65 100 93,87 93,75 93,61 96,87 7 95,74 100 95,65 100 93,87 93,75 91,48 96,87 8 95,74 100 95,65 100 93,87 93,75 91,48 96,87 9 95,74 100 93,47 100 93,87 93,75 91,48 96,87 10 95,74 100 93,47 100 93,87 93,75 91,48 96,87 11 95,74 100 93,47 100 93,87 93,75 91,48 96,87 12 95,74 100 93,47 100 93,87 93,75 91,48 96,87 Kết quả trên bảng 1 cho thấy trong 2 tuần nuôi đầu cả 4 nhóm ngan đều có tỷ lệ nuôi sống cao (100%), từ tuần nuôi thứ 3 trở đi có sự khác nhau về tỷ lệ sống giữa các nhóm ngan và ở các phương thức nuôi, nhưng không đáng kể (p> 0,05). Tính đến 12 tuần tuổi nhóm ngan thuần R31 và ngan lai F1 với R31 làm mẹ có tỷ lệ nuôi sống ở hai phương thức nuôi đều cao, tương ứng là 95,74%; 93,47% (nuôi phân tán) và 100% (nuôi tập trung). Ngan thuần R51 và ngan lai F1 với R51 làm mẹ có tỷ lệ sống thấp hơn hai nhóm trên chút ít: 91,48 -100%. Kết quả thu được cho thấy các nhóm ngan thuần R31, R51 và con lai cheó dòng giữa chúng đều có sức sống cao và thích ứng tốt với cả hai phương thức nuôi (phân tán hay tập trung) trong nông hộ. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu đã công bố của các tác giả trong nước, điều đó cho phép khuyến cáo phát triển nhanh chăn nuôi ngan Pháp trong nông hộ. 3.2. Khối lượng ngan ở các phương thức nuôi khác nhau Kết quả thu được trên bảng 2 cho thấy ngan 01 ngày tuổi có khối lượng đồng đều nhau được phân ra nuôi theo hai phương thức tập trung và phân tán. Cùng với độ tuổi lớn lên ngan nuôi tập trung thể hiện sự vượt trội hơn ngan nuôi phân tán về khối lượng. Ở giai đoạn tuổi còn non, sự chênh lệch khối lượng của ngan giữa hai phương thức nuôi về giá trị tuyệt đối (g/con) thì nhỏ nhưng về giá trị tương đối (%) thì lớn hơn ở các giai đoạn sau. Kết quả này cho thấy ở cả hai phương thức nuôi ngan đều sinh trưởng phát dục bình thường và phù hợp với quy luật sinh trưởng chung của gia cầm. Chẳng hạn ở ngan trống dòng thuần R31, lúc 5 tuần tuổi nuôi tập trung đạt khối lượng là 900,67g/con, ngan nuôi phân tán chỉ đạt 582,2g/con thấp thua nuôi tập trung 318,47g/con (54,7%). Lúc 10 tuần tuổi, khối lượng ngan trống tương ứng là 3101,67g/con và 2567,5g/con, thấp thua 531,17g/con (20,8%), còn ở ngan mái tương ứng là 2296,0g/con và 1623,0g/con, thấp thua 673,0g/con (41,46%). Quy luật tương tự đều nhận thấy ở cả 4 nhóm ngan thí nghiệm. Bảng 2: Khối lượng của ngan theo các phương thức khác nhau Tuần tuổi Khối lượng ngan nuôi phân tán (A) (g/con) Bố R31 x Mẹ R31 Bố R51 x Mẹ R51 Bố R31 x Mẹ R51 Bố R51 x Mẹ R31 Trống Mái Trống Mái Trống Mái Trống Mái S.S 44,67 44,40 43,35 43,26 43,50 43,02 44,50 44,43 5 582,20 397,75 588,76 402,23 601,20 405,47 572,04 396,52 8 1732,05 1066,21 1802,53 1103,33 1962,56 1189,88 1825,62 1096,86 10 2567,50 1623,00 2672,67 1705,95 2782,83 1872,2 2596,57 1682,42 12 3302,05 2468,92 3497,50 2586,00 3605,65 2687,25 3348,84 2556,20 Khối lượng ngan nuôi tập trung (B) (g/con) S.S 44,67 44,40 43,35 43,26 43,50 43,02 44,50 44,43 5 900,67 740,50 1405,62 880,71 1088,75 806,67 1003,33 751,00 8 2266,67 1833,35 2527,50 1921,42 2666,25 1930,67 2421,67 1726,00 10 3101,67 2296,00 3360,00 2455,71 3548,75 2405,33 3295,00 2203,00 12 3828,33 2662,00 4051,25 2762,86 4252,50 2761,33 3983,33 2550,00 Chênh lệch khối lượng ngan giữa hai phương thức nuôi (B-A) (g/con) 5 318,47 342,75 816,86 478,48 487,55 401,20 431,29 353,48 8 534,62 767,29 724,97 818,09 703,69 731,79 596,05 629,14 10 531,17 673,00 687,33 749,76 765,92 523,41 698,43 520,58 12 526,29 193,08 553,75 176,86 646,85 74,08 634,49 - 6,20 Chênh lệch khối lượng ngan giữa hai phương thức nuôi (B-A) (%) 5 54,70 86,17 138,74 118,95 81,09 98,94 75,39 89,14 8 30,85 71,96 40,22 74,14 35,85 59,98 32,65 57,35 10 20,80 41,46 25,71 43,94 27,52 28,42 26,89 30,94 12 15,93 7,82 15,83 6,83 17,93 2,75 18,94 - 0,24 Về khối lượng cuối kỳ (12 tuần tuổi), ngan nuôi tập trung lớn hơn ngan nuôi phân tán ở cả trống và mái và ở cả 4 nhóm ngan. Sự chênh lệch khối lượng giữa hai phương thức nuôi của ngan trống từ 15,83 đến 18,94%, còn cuả ngan mái ở mức độ thấp hơn (từ 0,24 đến 7,81%). Sự sai khác về khối lượng cuối kỳ giữa 4 nhóm ngan trong cùng một phương thức nuôi là không đáng tin cậy (p>0.05), nhưng ở hai giới tính đực và cái thì sai khác về khối lượng là đáng kể (p<0.01). Điều này cho thấy để đạt được kết quả kinh tế cao trong nuôi ngan thịt cần phải tách riêng trống, mái và cần có chế độ nuôi dưỡng thích hợp. 3.3. Ưu thế lai về khối lượng ở ngan lai F1 trong các phương thức nuôi khác nhau. Biểu hiện ưu thế lai không chỉ phụ thuộc vào sự ghép đôi đực cái trong lai tạo mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh nhất định. Bảng 3: Ưu thế lai về thể trọng của ngan khi lai chéo giữa R31 với R51 Ngan lai Bố R31 x Mẹ R51 Ngan lai Bố R51 x Mẹ R31 Tuần tuổi Trống Mái Trống Mái g/con H% g/con H% g/con H% g/con H% Nuôi phân tán 5 -17,72 -2,68 -5,48 -1,37 -13,43 -2,29 -3,47 -0,86 8 195,27 11,05 105,11 9,68 58,33 3,30 12,09 1,11 10 162,75 6,21 208,44 12,52 -23,51 -0,89 17,95 1,07 12 205,88 6,05 159,79 6,32 -50,93 -1,49 28,74 1,13 Nuôi tập trung 5 64,39 5,58 3,93 0,48 -150,14 -13,02 -59,60 -7,35 8 269,16 11,22 43,21 2,30 24,59 1,02 -151,46 -8,06 10 367,91 11,56 29,47 1,24 114,17 3,58 -172,85 -7,27 12 312,71 7,93 48,90 1,80 43,54 1,10 -162,43 -5,98 Kết quả xác định ưu thế lai (H%) về thể troûng của ngan ở bảng 3 cho thấy: Việc sử dụng ngan R31 làm bố, R51 làm mẹ thì ưu thế lai nhận được ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng (trừ lúc 5 tuần tuổi) và ở cả hai phương thức nuôi (tập trung và phân tán); Giá trị ưu thế lai nhận được từ 6,05 -11,05 ở ngan trống và 6,32-12,52% ở ngan mái trong phương thức nuôi phân tán và tương ứng 5,58 -11,56 và 0,48-2,30% trong phương thức nuôi tập trung. Ở ngan lai F1 từ R51 làm bố với R31 làm mẹ thì có kết quả ngược lại: ở hầu hết các thời điểm của quá trình sinh trưởng các cá thể lai nhận được ưu thế lai âm (-). Điều này cho thấy ngan lai nuôi theo hướng nuôi thịt không nên sử dụng ngan dòng R51 làm bố và cần nghiên cứu biểu hiện ưu thế lai theo hướng đẻ trứng của con lai theo cặp lai này. 4. Kết luận và đề nghị Từ các kết quả nghiên cứu cho phép ta rút ra các kết luận: -Ngan Pháp dòng R31, R51 và con lai chéo dòng giữa chúng nuôi trong nông hộ theo phương thức tập trung (15-30 con/hộ) hay phân tán (5-10 con/hộ) đều có tỷ lệ nuôi sống cao (91,5 -100%). -Thể troûng lúc 12 tuần tuổi giữa các nhóm ngan thuần R31, R51 và con lai chéo dòng giữa chúng không có sự sai khác đáng tin cậy, nhưng lại có sự sai khác đáng kể giữa hai phương thức nuôi:15,83-18,94% (ở con trống) và 6,8-7,8% (ở con mái). Trong cùng một nhóm ngan và cùng một phương thức nuôi thể troûng ngan trống luôn cao hơn ngan mái rõ rệt, cần nghiên cứu nuôi riêng ngan trống, mái. -Ưu thế lai dương (+) về thể troûng nhận được ở ngan lai F1 giữa bô úR31 và mẹ R51 ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng, điều này cho phép đưa con lai vào nuôi theo hướng thịt ở nông hộ. -Tùy theo điều kiện cụ thể ở nông hộ mà có thể áp dụng phương thức nuôi tập trung hay phân tán các nhóm ngan thuần R31, R51 hoặc con lai giữa chúng, nhưng nuôi tập trung cho kết quả tốt hơn. THE RESULTS OF RESEARCH ON SURVIVAL RATE AND GROWTH CAPACITY OF MUSCOVY DUCKS RAISED IN DIFFERENT MODES Nguyen Duc Hung, Hue University Mai Danh Luan College of Agriculture and Forestry, Hue University SUMMARY The results of research showed that: Muscovy ducks lines R31, R51 and F1 cross -lines hybrid raised in household has high survival rate and good growth and development capacity. Live rate are 93,75-100%; live weihgt at 12 weeks of age are 3828,3 - 4252,5 g/head (male) and 2570,0- 2762,8 g/head (female), for Muscovy ducks in cage feeding groups (15-30 head/household). Respectively, for Muscovy ducks free raising groups (5-10 head/household) are: 91,48-95,74; 3302,0-3605,6 and 2468,9-2687,2 g/head. Heterosis has high in cross-lines hybrid between the male line R31 and female line R51.
Tài liệu liên quan