Kết quả nhân giống A. xylinum để thu cellulose vi khuẩn (BC)

- Giống A. xylinum từ ống thạch nghiêng được hoạt hóa trong 5ml môi trường MT4 trong ống nghiệm. Sau 24 giờ A. xylinum tạo một lớp màng mỏng tại bề mặt tiếp xúc giữa không khí và môi trường lỏng. - Trong nhân giống cấp 2 và 3 A. xylinum cũng tạo một lớp màng tương tự như trong nhân giống cấp 1.

doc42 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kết quả nhân giống A. xylinum để thu cellulose vi khuẩn (BC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN Nhân giống A. xylinum để thu cellulose vi khuẩn (BC) Giống A. xylinum từ ống thạch nghiêng được hoạt hóa trong 5ml môi trường MT4 trong ống nghiệm. Sau 24 giờ A. xylinum tạo một lớp màng mỏng tại bề mặt tiếp xúc giữa không khí và môi trường lỏng. Trong nhân giống cấp 2 và 3 A. xylinum cũng tạo một lớp màng tương tự như trong nhân giống cấp 1. Hình 4.1: Hoạt hóa A. xylinum sau 24 giờ Hình 4.2: Nhân giống cấp 2 (hình trái), nhân giống cấp 3 (hình phải) Tạo miếng BC trong hộp nhựa ở điều kiện lên men tĩnh. Sau 4 ngày thu nhận miếng BC có màu vàng, đục và dai. Hình 4.3: Miếng BC sau 4 ngày lên men tĩnh, chưa xử lý Xử lý BC tươi sau khi thu hoạch Bảng 4.1: Xử lý miếng BC STT Phương pháp xử lý BC Tính chất cảm quan 1 Đun với NaOH 3% (30 phút), trung hòa lại bằng HCl 5% Sau 3 ngày BC màu vàng chuyển sang màu trắng đục, không mùi. 2 Ngâm với NaOH 3% (12 giờ), trung hòa lại bằng HCl 5% Sau 3 ngày BC màu vàng chuyển sang màu trắng trong, không mùi. 3 Ngâm nước (24 giờ, thay nước 4 lần), vắt lần 1 (độ ẩm sau khi vắt 50 – 55%). Ngâm nước cho trương nở trở lại (24 giờ, thay nước 4 lần). Lặp lại 2 lần Sau 2 ngày BC màu vàng dần dần chuyển sang màu trắng trong, không mùi 4 Ngâm với NaOH 3% (2 giờ), trung hòa bằng HCl 5%. Lặp lại phương pháp 3 Sau 3 ngày BC màu vàng chuyển sang màu trắng trong, không mùi Tất cả các phương pháp trên đều cho kết quả là miếng BC có màu trắng và thích hợp cho các thí nghiệm sau này. Tuy nhiên chúng tôi chọn phương pháp 3 để xử lý BC vì đơn giản, ít tốn kém, thời gian xử lý ngắn và hiệu quả. Hình 4.4: Miếng BC đã qua xử lý Khảo sát khả năng tăng trưởng của các chủng nấm men trên giá đỡ BC Xác định mật độ tế bào ban đầu của các chủng nấm men Bảng 4.2: Mật độ tế bào nấm men ban đầu và sau khi pha loãng : Chủng Phương pháp đếm hồng cầu (x106tế bào/ml) Số lần pha loãng Sau khi pha loãng (x106tế bào/ml) Phương pháp đếm khuẩn lạc (x106tế bào/ml) S. cerevisiae 55,25 2 lần 27,625 22,6625 Rhodotorula 27,45 1 lần 27,45 21,9125 Nhận xét: Khi đếm bằng buồng đếm hồng cầu thì mật độ tế bào ban đầu của các chủng nấm men không bằng nhau. Do vậy cần pha loãng bằng dung dịch Hansen để điều chỉnh lại. Kết quả ghi nhận được bằng phương pháp đếm khuẩn lạc để xác định mật độ tế bào sống ta nhận thấy mật độ tế bào sống của chúng tương đối bằng nhau. Khảo sát tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích môi trường (MT) rỉ đường thích hợp cho sự tăng trưởng của các chủng nấm men Chủng Saccharomyces cerevisiae Nhân sinh khối nấm men S. cerevisiae trên BC với tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT rỉ đường là 1:2, 1:2,5, 1:3. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 3, 4, 5, 6, 7 và kết quả thu đuợc như sau: Hình 4.5: Sinh khối S.cerevisiae ở tỉ lệ 1:2 sau 5 ngày. Hình 4.6: Sinh khối S.cerevisiae ở tỉ lệ 1:2,5 sau 5 ngày. Hình 4.7: Sinh khối S.cerevisiae ở tỉ lệ 1:3 sau 5 ngày. Bảng 4.3: Sinh khối S. cerevisiae khô (g) thu được trên BC với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy. Thời gian thu nhận (ngày) Tỉ lệ phối hợp mBC : VMT rỉ đường 1:2 1:2,5 1:3 3 0.1058 0.2738 0.2060 4 0.2277 0.4614 0.3913 5 0.3612 0.5644 0.5122 6 0.3639 0.5648 0.5129 7 0.3660 0.5651 0.5133 Biểu đồ 4.1: Sinh khối S. cerevisiae khô (g) thu được trên BC với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy Nhận xét: Dựa vào đồ thị 4.1, kết quả bảng 4.3 và phụ lục 19, ta có nhận xét: Ngày thứ 5 sinh khối thu được là tốt nhất (tỉ lệ 1:2 là 0,3612g; tỉ lệ 1:2,5 là 0,5644g; tỉ lệ 1:3 là 0,5122g), những ngày về sau lượng sinh khối có tăng nhưng không đáng kể (sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê). Vậy ngày thu sinh khối thích hợp đối với S. cerevisiae là ngày thứ 5. Tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT rỉ đường 1:2,5 là tốt nhất (lượng sinh khối khô của tỉ lệ 1:2,5 là 0,5644g). Đối chứng (MT rỉ đường có sục khí): nhân sinh khối nấm men S. cerevisiae với các tỉ lệ như trên. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 3, 4, 5, 6, 7 và kết quả thu đuợc như sau: Hình 4.8: Hệ thống nhân sinh khối nấm men trong MT rỉ đường sục khí. Bảng 4.4: Sinh khối S. cerevisiae khô (g) thu được trong MT rỉ đường sục khí với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy. Thời gian thu nhận (ngày) Tỉ lệ 1:2 1:2,5 1:3 3 0.2272 0.3046 0.2861 4 0.2867 0.3979 0.3361 5 0.2871 0.3984 0.3367 6 0.2882 0.3993 0.3374 7 0.2885 0.3996 0.3386 Biểu đồ 4.2: Sinh khối S. cerevisiae khô (g) thu được trong MT rỉ đường sục khí với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy Biểu đồ 4.3: Sinh khối S. cerevisiae khô (g) giữa trên BC và trong MT rỉ đường sục khí Nhận xét: Dựa vào biểu đồ 4.2, kết quả bảng 4.4 và phụ lục 21, ta có nhận xét: Thời gian thu sinh khối thích hợp nhất là ngày thứ 4 (tỉ lệ 1:2 là 0,2867g; 1:2,5 là 0,3979g; 1:3 là 0,3361g), những ngày về sau lượng sinh khối có tăng nhưng không đáng kể (sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê) Lượng sinh khối khô thu được ở tỉ lệ 1:2,5 là tốt nhất (0,3979g) Dựa vào biểu đồ 4.3, kết quả bảng 4.3, 4.4 và phụ lục 23, ta có nhận xét: Lượng sinh khối nấm men khô thu được trên BC ở tỉ lệ phối hợp 1:2,5 (0,5644g) cao hơn trên MT sục khí ở cùng tỉ lệ (0,3979g). Vậy nhân sinh khối S. cerevisiae trên BC chứa MT rỉ đường cho hiệu quả tốt hơn nhân sinh khối trong MT rỉ đường sục khí. Chủng Rhodotorula Nhân sinh khối nấm men Rhodotorula trên BC với tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT rỉ đường là 1:2, 1:2,5, 1:3. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 3, 4, 5, 6, 7 và kết quả thu đuợc như sau: Hình 4.9: Sinh khối Rhodotorula ở tỉ lệ 1:2 sau 4 ngày. Hình 4.10: Sinh khối Rhodotorula ở tỉ lệ 1:2,5 sau 4 ngày. Hình 4.11: Sinh khối Rhodotorula ở tỉ lệ 1:3 sau 4 ngày. Bảng 4.5: Sinh khối Rhodotorula khô (g) thu được trên BC với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy. Thời gian thu nhận (ngày) Tỉ lệ phối hợp mBC : VMT rỉ đường 1:2 1:2,5 1:3 3 0.6672 0.7219 0.6118 4 0.7016 0.7868 0.6724 5 0.7037 0.7882 0.6732 6 0.7050 0.7893 0.6748 7 0.7054 0.7904 0.6762 Biểu đồ 4.4: Sinh khối Rhodotorula khô (g) thu được trên BC với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy Nhận xét: Dựa vào biểu đồ 4.4, kết quả bảng 4.5 và phụ lục 20, ta có nhận xét: Ngày thứ 4 sinh khối thu được là tốt nhất (tỉ lệ 1:2 là 0,7016g; tỉ lệ 1:2,5 là 0,7868g; tỉ lệ 1:3 là 0,6724g), những ngày về sau lượng sinh khối có tăng nhưng không đáng kể (sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê). Vậy ngày thu sinh khối thích hợp đối với Rhodotorula là ngày thứ 4. Tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT rỉ đường 1:2,5 là tốt nhất (lượng sinh khối khô của tỉ lệ 1:2,5 là 0,7868g). Đối chứng (MT rỉ đường có sục khí): nhân sinh khối nấm men Rhodotorula với các tỉ lệ như trên. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 3, 4, 5, 6, 7 và kết quả thu đuợc như sau: Bảng 4.6: Sinh khối Rhodotorula khô (g) thu được trong MT rỉ đường sục khí với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy. Thời gian thu nhận (ngày) Tỉ lệ 1:2 1:2,5 1:3 3 0.2741 0.3240 0.2770 4 0.3569 0.4455 0.3229 5 0.3588 0.4473 0.3242 6 0.3610 0.4496 0.3273 7 0.3617 0.4508 0.3282 Biểu đồ 4.5: Sinh khối Rhodotorula khô (g) thu được trong MT rỉ đường sục khí với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy Biểu đồ 4.6: Sinh khối Rhodotorula khô (g) giữa trên BC và trong MT rỉ đường sục khí Nhận xét: Dựa vào biểu đồ 4.5, kết quả bảng 4.6 và phụ lục 22, ta có nhận xét : Thời gian thu sinh khối thích hợp nhất là ngày thứ 4 (tỉ lệ 1:2 là 0,3569g; 1:2,5 là 0,4455g; 1:3 là 0,3229g), những ngày về sau lượng sinh khối có tăng nhưng không đáng kể (sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê) Lượng sinh khối khô thu được ở tỉ lệ 1:2,5 là tốt nhất (0,4455g) Dựa vào biểu đồ 4.6, kết quả bảng 4.5, 4.6 và phụ lục 24, ta có nhận xét: Lượng sinh khối nấm men khô thu được trên BC ở tỉ lệ phối hợp 1:2,5 (0,7868g) cao hơn trên MT sục khí ở cùng tỉ lệ (0,4455g). Vậy nhân sinh khối Rhodotorula trên BC chứa MT rỉ đường cho hiệu quả tốt hơn nhân sinh khối trong MT rỉ đường sục khí. So sánh khối lượng sinh khối khô trên BC chứa MT rỉ đường giữa chủng S. cerevisiae và Rhodotorula Biểu đồ 4.7: Sinh khối khô (g) giữa chủng S. cerevisiae và Rhodotorula trên BC Nhận xét: Dựa vào biểu đồ 4.7 và phụ lục 25, ta có nhận xét như sau: Cả hai chủng nấm men đều có khả năng tăng trưởng tốt trên BC. Chủng Rhodotorula rất thích hợp khi nuôi trên BC (khối lượng sinh khối khô ở tỉ lệ phối hợp 1:2,5 sau 4 ngày là 0,7868g) cao hơn S. cerevisiae (khối lượng sinh khối khô ở tỉ lệ phối hợp 1:2,5 sau 5 ngày là 0,5644g). Thử nghiệm khả năng tăng trưởng của các chủng nấm men trên BC tái sử dụng Chủng S. cerevisiae Sau khi thu sinh khối S. cerevisiae trên BC, tiếp tục bổ sung MT rỉ đường với các tỉ lệ như trên, bổ sung 2% giống. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 3, 4, 5, 6, 7 và kết quả thu đuợc như sau: Hình 4.12: Sinh khối S.cerevisiae trên BC tái sử dụng lần 1 ở tỉ lệ 1:2 sau 4 ngày. Hình 4.13: Sinh khối S.cerevisiae trên BC tái sử dụng lần 1 ở tỉ lệ 1:2,5 sau 4 ngày. Hình 4.14: Sinh khối S.cerevisiae trên BC tái sử dụng lần 1 ở tỉ lệ 1:3 sau 4 ngày . Bảng 4.7: Sinh khối S. cerevisiae khô (g) thu được trên BC tái sử dụng lần 1 với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy. Thời gian thu nhận (ngày) Tỉ lệ phối hợp mBC : VMT rỉ đường 1:2 1:2,5 1:3 3 0.0742 0.2525 0.1710 4 0.2162 0.4273 0.3721 5 0.1934 0.4305 0.3802 6 0.1668 0.4046 0.3763 7 0.1262 0.3750 0.3556 Sau khi thu sinh khối S. cerevisiae trên BC tái sử dụng lần 1, tiếp tục bổ sung MT rỉ đường với các tỉ lệ như trên, bổ sung 2% giống. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 3, 4, 5, 6, 7 và kết quả thu đuợc như sau: Hình 4.15: Sinh khối S.cerevisiae trên BC tái sử dụng lần 2 ở tỉ lệ 1:2 sau 4 ngày. Hình 4.16: Sinh khối S.cerevisiae trên BC tái sử dụng lần 2 ở tỉ lệ 1:2,5 sau 4 ngày. Hình 4.17: Sinh khối S.cerevisiae trên BC tái sử dụng lần 2 ở tỉ lệ 1:3 sau 4 ngày. Bảng 4.8: Sinh khối S. cerevisiae khô (g) thu được trên BC tái sử dụng lần 2 với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy. Thời gian thu nhận (ngày) Tỉ lệ phối hợp mBC : VMT rỉ đường 1:2 1:2,5 1:3 3 0.0519 0.2136 0.1410 4 0.1470 0.3690 0.3316 5 0.1057 0.3452 0.2973 6 0.0728 0.3041 0.2633 7 0.0563 0.2739 0.2490 Biểu đồ 4.8: Sinh khối S. cerevisiae khô (g) giữa các lần sử dụng Biểu đồ 4.9: Sinh khối S. cerevisiae khô (g) ở tỉ lệ 1:2 giữa các lần sử dụng Biểu đồ 4.10: Sinh khối S. cerevisiae khô (g) ở tỉ lệ 1:2,5 giữa các lần sử dụng Biểu đồ 4.11: Sinh khối S. cerevisiae khô (g) ở tỉ lệ 1:3 giữa các lần sử dụng Nhận xét: Dựa vào biểu đồ 4.8, 4.9, 4.10, 4.11, bảng 4.7, 4.8 và các phụ lục 26, 27, 28, 29, ta có nhận xét như sau: Nấm men S. cerevisiae vẫn có khả năng tăng trưởng trên BC tái sử dụng. Tuy nhiên sự khác biệt giữa khối lượng sinh khối khô lần đầu tiên và hai lần tái sử dụng là có ý nghĩa về mặt thống kê. Hay nói cách khác là khối lượng sinh khối khô của hai lần tái sử dụng giảm so với lần đầu tiên. Tái sử dụng BC lần 1, lượng sinh khối khô của tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT rỉ đường 1:2,5 là 0,4273g vẫn cao hơn các tỉ lệ phối hợp khác (1:2 là 0,2162g và 1:3 là 0,3721g) và ngày thứ 5 lượng sinh khối cao nhất, càng về sau lượng sinh khối càng giảm. Tuy nhiên sự khác biệt về lượng sinh khối khô giữa ngày 4 (0,4273g) và ngày 5 (0,4305g) là không có ý nghĩa về mặt thống kê. Do vậy chọn ngày thứ 4 là ngày thu sinh khối thích hợp. Tái sử dụng BC lần 2, lượng sinh khối khô của tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT rỉ đường 1:2,5 là 0,3690g vẫn cao hơn các tỉ lệ phối hợp khác (1:2 là 0,1470g và 1:3 là 0,3316g) và ngày thứ 4 lượng sinh khối khô đạt cao nhất (0,3690g), càng về sau lượng sinh khối càng giảm. Do vậy chọn ngày thứ 4 là ngày thu sinh khối thích hợp. Chủng Rhodotorula Sau khi thu sinh khối Rhodotorula trên BC, tiếp tục bổ sung MT rỉ đường với các tỉ lệ như trên, bổ sung 2% giống. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 3, 4, 5, 6, 7 và kết quả thu đuợc như sau: Hình 4.18: Sinh khối Rhodotorula trên BC tái sử dụng lần 1 ở tỉ lệ 1:2 sau 4 ngày. Hình 4.19: Sinh khối Rhodotorula trên BC tái sử dụng lần 1 ở tỉ lệ 1:2,5 sau 4 ngày. Hình 4.20: Sinh khối Rhodotorula trên BC tái sử dụng lần 1 ở tỉ lệ 1:3 sau 4 ngày. Bảng 4.9: Sinh khối Rhodotorula khô (g) thu được trên BC tái sử dụng lần 1 với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy. Thời gian thu nhận (ngày) Tỉ lệ phối hợp mBC : VMT rỉ đường 1:2 1:2,5 1:3 3 0.6487 0.7009 0.5997 4 0.6730 0.7527 0.6586 5 0.6784 0.7539 0.6595 6 0.6602 0.7485 0.6571 7 0.6386 0.7237 0.6335 Sau khi thu sinh khối Rhodotorula trên BC tái sử dụng lần 1, tiếp tục bổ sung MT rỉ đường với các tỉ lệ như trên, bổ sung 2% giống. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 3, 4, 5, 6, 7 và kết quả thu đuợc như sau: Hình 4.21: Sinh khối Rhodotorula trên BC tái sử dụng lần 2 ở tỉ lệ 1:2 sau 4 ngày. Hình 4.22: Sinh khối Rhodotorula trên BC tái sử dụng lần 2 ở tỉ lệ 1:2,5 sau 4 ngày. Hình 4.23: Sinh khối Rhodotorula trên BC tái sử dụng lần 2 ở tỉ lệ 1:3 sau 4 ngày. Bảng 4.10: Sinh khối Rhodotorula khô (g) thu được trên BC tái sử dụng lần 2 với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy. Thời gian thu nhận (ngày) Tỉ lệ phối hợp mBC : VMT rỉ đường 1:2 1:2,5 1:3 3 0.4140 0.4840 0.3952 4 0.4384 0.5253 0.4281 5 0.4300 0.5169 0.4295 6 0.4063 0.5035 0.4162 7 0.3676 0.4743 0.3914 Biểu đồ 4.12: Sinh khối Rhodotorula khô (g) giữa các lần sử dụng Biểu đồ 4.13: Sinh khối Rhodotorula khô (g) ở tỉ lệ 1:2 giữa các lần sử dụng Biểu đồ 4.14: Sinh khối Rhodotorula khô (g) ở tỉ lệ 1:2,5 giữa các lần sử dụng Biểu đồ 4.15: Sinh khối Rhodotorula khô (g) ở tỉ lệ 1:3 giữa các lần sử dụng Nhận xét: Dựa vào biểu đồ 4.12, 4.13, 4.14, 4.15, bảng 4.9, 4.10 và các phụ lục 30, 31, 32, 33, ta có nhận xét như sau: Rhodotorula vẫn có khả năng tăng trưởng trên BC tái sử dụng. Tuy nhiên sự khác biệt giữa khối lượng sinh khối khô lần đầu tiên và hai lần tái sử dụng là có ý nghĩa về mặt thống kê. Hay nói cách khác là khối lượng sinh khối khô của hai lần tái sử dụng giảm so với lần đầu tiên nhưng tái sử dụng lần 1 giảm ít hơn so với tái sử dụng lần 2. Tái sử dụng BC lần 1, lượng sinh khối khô của tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT rỉ đường 1:2,5 là 0,7527g vẫn cao hơn các tỉ lệ phối hợp khác (1:2 là 0,6730g và 1:3 là 0,6586g) và ngày thứ 5 lượng sinh khối cao nhất, càng về sau lượng sinh khối càng giảm. Tuy nhiên sự khác biệt về lượng sinh khối khô giữa ngày 4 (0,7527g) và ngày 5 (0,7539g) là không có ý nghĩa về mặt thống kê. Do vậy chọn ngày thứ 4 là ngày thu sinh khối thích hợp. Tái sử dụng BC lần 2, lượng sinh khối khô của tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT rỉ đường 1:2,5 là 0,5253g vẫn cao hơn các tỉ lệ phối hợp khác (1:2 là 0,4384g và 1:3 là 0,4281g) và ngày thứ 4 lượng sinh khối khô đạt cao nhất (0,5253g), càng về sau lượng sinh khối càng giảm. Do vậy chọn ngày thứ 4 là ngày thu sinh khối thích hợp. Xác định khả năng tăng trưởng của các chủng Azotobacter trên giá đỡ BC Xác định mật độ tế bào ban đầu của các chủng Azotobacter Bảng 4.11: Mật độ tế bào Azotobacter ban đầu và sau khi pha loãng : Chủng Phương pháp đếm hồng cầu (x106tế bào/ml) Số lần pha loãng Sau khi pha loãng (x106tế bào/ml) Phương pháp đếm khuẩn lạc (x106tế bào/ml) A1 30 1 lần 30 23,5625 A2 32,35 1 lần 32,35 25,7125 Nhận xét: Khi đếm bằng buồng đếm hồng cầu thì mật độ tế bào ban đầu của các chủng Azotobacter gần bằng nhau. Kết quả từ phương pháp đếm khuẩn lạc để xác định mật độ tế bào sống ta nhận thấy mật độ tế bào sống của chúng cũng gần bằng nhau. Khảo sát tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT Ashby thích hợp cho sự tăng trưởng của các chủng Azotobacter Chủng A1 Nhân sinh khối A1 trên BC với tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT Ashby là 1:1, 1:2, 1:2,5, 1:3. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 5, 6, 7, 8 và kết quả thu đuợc như sau: Hình 4.24: Sinh khối chủng A1 ở tỉ lệ 1:1 sau 6 ngày. Hình 4.25: Sinh khối chủng A1 ở tỉ lệ 1:2 sau 6 ngày. Hình 4.26: Sinh khối chủng A1 ở tỉ lệ 1:2,5 sau 6 ngày. Hình 4.27: Sinh khối chủng A1 ở tỉ lệ 1:3 sau 6 ngày. Bảng 4.12: Sinh khối A1 khô (g) thu được trên BC với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy. Thời gian thu nhận (ngày) Tỉ lệ phối hợp mBC : VMT Ashby 1:1 1:2 1:2,5 1:3 5 0.2778 0.3436 0.3683 0.2606 6 0.3307 0.4990 0.5153 0.2841 7 0.3324 0.5006 0.5168 0.2850 8 0.3334 0.5012 0.5182 0.2854 Biểu đồ 4.16: Sinh khối A1 khô (g) thu được trên BC với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy Nhận xét: Dựa vào biểu đồ 4.16, kết quả bảng 4.12 và phụ lục 34, ta có nhận xét: Ngày thứ 6 sinh khối thu được là tốt nhất (tỉ lệ 1:1 là 0,3307g; tỉ lệ 1:2 là 0,4990g; tỉ lệ 1:2,5 là 0,5153g; tỉ lệ 1:3 là 0,2841g), những ngày về sau lượng sinh khối có tăng nhưng không đáng kể (sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê). Vậy ngày thu sinh khối thích hợp đối với chủng A1 là ngày thứ 6. Lượng sinh khối khô của tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT Ashby 1:2,5 là cao nhất (0,5153g). Tuy nhiên sự khác biệt khối lượng sinh khối khô giữa tỉ lệ 1:2 (0,4990g) và 1:2,5 (0,5153g) là không có ý nghĩa về mặt thống kê. Do đó chúng tôi chọn tỉ lệ 1:2 là tỉ lệ phối hợp thích hợp nhất. Đối chứng (MT Ashby có sục khí): nhân sinh khối A1 với các tỉ lệ như trên. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 5, 6, 7, 8 và kết quả thu đuợc như sau: Hình 4.28: Hệ thống nhân sinh khối Azotobacter trong MT Ashby sục khí. Bảng 4.13: Sinh khối A1 khô (g) thu được trong MT Ashby sục khí với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy. Thời gian thu nhận (ngày) Tỉ lệ 1:1 1:2 1:2,5 1:3 5 0.2102 0.3186 0.3030 0.2351 6 0.2794 0.4081 0.3781 0.2973 7 0.2817 0.4103 0.3801 0.3037 8 0.2830 0.4114 0.3810 0.3047 Biểu đồ 4.17: Sinh khối A1 khô (g) thu được trong MT Ashby sục khí với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy Biểu đồ 4.18: Sinh khối A1 khô (g) giữa trên BC và trong MT Ashby sục khí Nhận xét: Dựa vào biểu đồ 4.17, kết quả bảng 4.13 và phụ lục 36, ta có nhận xét: Thời gian thu sinh khối thích hợp nhất là ngày thứ 6 (tỉ lệ 1:1 là 0,2794g; 1:2 là 0,4081g; 1:2,5 là 0,3781g; 1:3 là 0,2973g), những ngày về sau lượng sinh khối có tăng nhưng không đáng kể (sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê) Lượng sinh khối khô thu được ở tỉ lệ 1:2 là tốt nhất (0,4081g). Dựa vào biểu đồ 4.18, kết quả bảng 4.12, 4.13 và phụ lục 38, ta có nhận xét: Lượng sinh khối A1 khô thu được trên BC ở tỉ lệ phối hợp 1:2 (0,4990g) cao hơn trên MT sục khí ở cùng tỉ lệ (0,4081g). Vậy nhân sinh khối A1 trên BC chứa môi trường Ashby cho hiệu quả tốt hơn nhân sinh khối trong môi trường Ashby sục khí. Chủng A2 Nhân sinh khối A2 trên BC với tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT Ashby là 1:1, 1:2, 1:2,5, 1:3. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 5, 6, 7, 8 và kết quả thu đuợc như sau: Hình 4.29: Sinh khối chủng A2 ở tỉ lệ 1:1 sau 6 ngày. Hình 4.30: Sinh khối chủng A2 ở tỉ lệ 1:2 sau 6 ngày. Hình 4.31: Sinh khối chủng A2 ở tỉ lệ 1:2,5 sau 6 ngày. Hình 4.32: Sinh khối chủng A2 ở tỉ lệ 1:3 sau 6 ngày. Bảng 4.14: Sinh khối A2 khô (g) thu được trên BC với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy. Thời gian thu nhận (ngày) Tỉ lệ phối hợp mBC : VMT Ashby 1:1 1:2 1:2,5 1:3 5 0.2839 0.3592 0.3750 0.2660 6 0.3479 0.5548 0.579 0.3207 7 0.3500 0.5567 0.5809 0.3225 8 0.3510 0.5578 0.5828 0.3230 Biểu đồ 19: Sinh khối A2 khô (g) thu được trên BC với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy Nhận xét: Dựa vào biểu đồ 19, kết quả bảng 4.14 và phụ lục 35, ta có nhận xét: Ngày thứ 6 sinh khối thu được là tốt nhất (tỉ lệ 1:1 là 0,3479g; tỉ lệ 1:2 là 0,5548g; tỉ lệ 1:2,5 là 0,5790g; tỉ lệ 1:3 là 0,3207g), những ngày về sau lượng sinh khối có tăng nhưng không đáng kể (sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê). Vậy ngày thu sinh khối thích hợp đối với chủng A2 là ngày thứ 6. Lượng sinh khối khô của tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT Ashby 1:2,5 là cao nhất (0,5790g). Tuy nhiên sự khác biệt khối lượng sinh khối khô giữa tỉ lệ 1:2 (0,5548g) và 1:2,5 (0,5790g)
Tài liệu liên quan