Mục tiêu: Mô tả các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán teo thực quản bẩm sinh và đánh
giá kết quả phẫu thuật điều trị teo thực quản bẩm sinh.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu 20 trường hợp teo thực quản bẩm sinh được phẫu
thuật điều trị từ 11/1992 đến 6/2011.
Kết quả: Từ 1992 đến 2007: có 9 trường hợp: sống 2 trường hợp nhưng 1 năm sau tử vong 1 trường hợp
trên bệnh nhân đưa túi cùng trên ra da và mở thông dạ dày nuôi ăn. Từ năm 2008 khoa nhi sơ sinh được thành
lập, các bệnh nhân teo thực quản được nhập vào khoa nhi sơ sinh, làm các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán,
hồi sức, sau khi mổ được chuyển lại đây tiếp tục điều trị. Từ 2008 đến 6/2011 có 11 trường hợp trong đó tử vong
3 trường hợp trong đó 2 trường hợp đoạn teo dài không nối được phải đưa đầu trên ra da và mở thông dạ dày
nuôi ăn, trong khi mở thông dạ dày nuôi ăn phát hiện 1 trường hợp dạ dày bị vỡ, 1 trường hợp trọng lượng <
1,8 kg, màng phổi viêm dày, phổi viêm phù sau mổ suy hô hấp không hồi phục. 8 trường hợp còn lại có1 trường
hợp rò miệng nối nhẹ điều trị bảo tồn tự liền còn lại các trường hợp khác kết quả rất tốt. 1 trường hợp thường
xuyên ra vào bệnh viện sau mổ phát hiện tim bẩm sinh, viêm phổi, 1 năm sau chụp CT- Scanner thấy có hình
ảnh túi thừa khí quản nơi cắt rò cũ.
Kết luận: 20 trường hợp teo thực quản bẩm sinh được phẫu thuật chúng tôi nhận thấy các dấu hiệu
lâm sàng như khó thở, miệng sùi bọt cua, không đặt được thông dạ dày, viêm phổi chiếm 100% trường hợp,
các dấu hiệu cận lâm sàng chủ yếu là chụp thực quản có bơm hơi hoặc bơm thuốc cản quang hoặc chụp cắt
lớp vi tính với ứng dụng kỹ thuật 3D. Nếu tính tổng thể tỷ lệ tử vong là 50%. Tuy nhiên từ 2008 đến
tháng 6 năm 2011 tỷ lệ sống là 72,7% nhờ có sự hình thành và phối hợp tốt với khoa nhi sơ sinh. Do đó teo
thực quản là một dị tật nặng, dị tật này cần chẩn đoán xử trí sớm và kịp thời. Kết quả điều trị phụ thuộc
nhiều vào tình trạng bệnh, sự phối hợp của bác sĩ ngoại nhi với chuyên khoa hồi sức sơ sinh cùng với các
trang thiết bị máy móc chuyên dụng cho nhi sơ sinh.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả phẫu thuật điều trị teo thực quản bẩm sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Nhi 26
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TEO THỰC QUẢN BẨM SINH
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH
Phạm Văn Phú*, Phạm Thiện Ngôn*, Hàn Cảnh Định*, Phan Xuân Cảnh*, Võ Xuân Thành*,
Hoàng Văn Công*, Lê Công Hữu*, Phạm Thị Thu Thủy*, Huỳnh Lê Anh Vũ*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán teo thực quản bẩm sinh và đánh
giá kết quả phẫu thuật điều trị teo thực quản bẩm sinh.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu 20 trường hợp teo thực quản bẩm sinh được phẫu
thuật điều trị từ 11/1992 đến 6/2011.
Kết quả: Từ 1992 đến 2007: có 9 trường hợp: sống 2 trường hợp nhưng 1 năm sau tử vong 1 trường hợp
trên bệnh nhân đưa túi cùng trên ra da và mở thông dạ dày nuôi ăn. Từ năm 2008 khoa nhi sơ sinh được thành
lập, các bệnh nhân teo thực quản được nhập vào khoa nhi sơ sinh, làm các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán,
hồi sức, sau khi mổ được chuyển lại đây tiếp tục điều trị. Từ 2008 đến 6/2011 có 11 trường hợp trong đó tử vong
3 trường hợp trong đó 2 trường hợp đoạn teo dài không nối được phải đưa đầu trên ra da và mở thông dạ dày
nuôi ăn, trong khi mở thông dạ dày nuôi ăn phát hiện 1 trường hợp dạ dày bị vỡ, 1 trường hợp trọng lượng <
1,8 kg, màng phổi viêm dày, phổi viêm phù sau mổ suy hô hấp không hồi phục. 8 trường hợp còn lại có1 trường
hợp rò miệng nối nhẹ điều trị bảo tồn tự liền còn lại các trường hợp khác kết quả rất tốt. 1 trường hợp thường
xuyên ra vào bệnh viện sau mổ phát hiện tim bẩm sinh, viêm phổi, 1 năm sau chụp CT- Scanner thấy có hình
ảnh túi thừa khí quản nơi cắt rò cũ.
Kết luận: 20 trường hợp teo thực quản bẩm sinh được phẫu thuật chúng tôi nhận thấy các dấu hiệu
lâm sàng như khó thở, miệng sùi bọt cua, không đặt được thông dạ dày, viêm phổi chiếm 100% trường hợp,
các dấu hiệu cận lâm sàng chủ yếu là chụp thực quản có bơm hơi hoặc bơm thuốc cản quang hoặc chụp cắt
lớp vi tính với ứng dụng kỹ thuật 3D. Nếu tính tổng thể tỷ lệ tử vong là 50%. Tuy nhiên từ 2008 đến
tháng 6 năm 2011 tỷ lệ sống là 72,7% nhờ có sự hình thành và phối hợp tốt với khoa nhi sơ sinh. Do đó teo
thực quản là một dị tật nặng, dị tật này cần chẩn đoán xử trí sớm và kịp thời. Kết quả điều trị phụ thuộc
nhiều vào tình trạng bệnh, sự phối hợp của bác sĩ ngoại nhi với chuyên khoa hồi sức sơ sinh cùng với các
trang thiết bị máy móc chuyên dụng cho nhi sơ sinh.
Từ khóa: Teo thực quản bẩm sinh.
ABSTRACT
THE RESULTS OF TREATMENT OF ESOPHAGEAL ATRESIA AT BINH DINH GENERAL HOSPITAL
Pham Van Phu, Pham Thien Ngon, Han Canh Dinh, phan Xuan Canh, Vo Xuan Thanh, Hoang Van
Cong, Le Cong Huu, Pham Thi Thu Thuy, Huynh Le Anh Vu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 26 - 32
Objectives: The author presents the results of treatment of esophageal atresia and deals with the factors to
succeed.
Methods: Perspective study from November, 1992 to June, 2011 with 20 cases of esophageal atresia.
Results: There are 8 males, 11 females and their age at operation ranged from 2 to over 4 days. The
* Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Định
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Văn Phú ĐT: 0914004337 Email: phulan02@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 27
diagnosis depends on clinical and imaging manifestations consisting of AP chest Xray or barium esophagram in
9 or three-Dimentional CT scanner in 11. Low birthweight and premature in 10; type C in 18 and type D in 2.
The emergence operation is to divide the tracheo- oesophageal fistula and to perform a primary anastomosis
joining the two ends of the oesophagus in 17 and close off the fistule, gastrostomy, upper esophageal pouch
diversion in 3. From 1992 to 2007, there are 9 cases, survival in 2. From 2008 to June, 2011, there are 11 cases,
survival in 8 because the patients were took care in the neonatal ICU with monitoring of breathing and
mechanical respirator with the team of specialize in neonate, pediatric surgeon and pediatric anesthetist.
Conclusions: We believe that successful factors in treatment of esophageal atresia depend on patient
condition, early diagnosis, proper treatment with the team of specialize in neonate, pediatric surgeon, pediatric
anesthetist and modern medical equipment for neonate.
Key words: Esophageal atresia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Teo thực quản là một dị tật bẩm sinh xuất
hiện với tần suất khoảng 1/4500 đến 1/3000 trẻ
sinh sống. Việc điều trị cần phải phẫu thuật,
thành công của điều trị tùy thuộc rất nhiều yếu tố
gồm tình trạng bệnh nhân, chẩn đoán sớm, chăm
sóc trước, trong và sau mổ, tùy thuộc trình độ
thầy thuốc, phương tiện máy móc(2)
Trong những năm gần đây, với sự tiến bộ của
các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, máy móc
hỗ trợ trong hồi sức cấp cứu trước, trong và sau
mổ, ứng dụng phẫu thuật nội soicũng như tính
chuyên nghiệp, trình độ ngày một nâng cao của
đội ngũ thầy thuốc thành công của việc điều trị
teo thực quản ngày một cao hơn. Trong một bệnh
viện đa khoa tuyến tỉnh, làm thế nào để chẩn
đoán, điều trị thành công teo thực quản bẩm sinh
trong khi bệnh nhân không có điều kiện để được
chuyển lên các tuyến lớn ?
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định bắt đầu
phẫu thuật điều trị teo thực quản từ tháng 11
năm 1992 nhưng kết quả thực sự khả quan từ
năm 2008 đến nay nhờ các tiến bộ về chẩn đoán,
hồi sức sơ sinh cũng như các tiến bộ phương tiện
máy móc gây mê, hồi sức.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng
để chẩn đoán teo thực quản bẩm sinh.
Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị teo thực
quản bẩm sinh.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Các bệnh nhân được mổ teo thực quản bẩm
sinh từ 11/1992 đến 6/ 2011.
Phương pháp
Mô tả tiến cứu.
Trước 2008: Bệnh nhân teo thực quản nhập
vào khoa ngoại hoặc khoa nhi, chẩn đoán dựa
vào lâm sàng, chụp Xquang ngực có bơm khí
hoặc bơm Lipiodol vào thực quản sau đó được
phẫu thuật. Sau mổ được điều trị tại khoa phẫu
thuật gây mê hồi sức hoặc tại khoa nhi phối hợp
với bác sĩ ngoại nhi.
Từ 2008 đến nay: Khoa nhi sơ sinh hình
thành với một số phương tiện máy móc thiết yếu,
bệnh nhân teo thực quản nhập vào khoa nhi sơ
sinh, chẩn đoán dựa vào lâm sàng, chụp Xquang
ngực có bơm khí hoặc bơm lipiodol vào thực
quản hoặc chụp cắt lớp vi tính có ứng dụng kỹ
thuật 3D sau đó được phẫu thuật. Sau mổ được
điều trị chăm sóc, theo dõi tại khoa nhi sơ sinh
phối hợp với bác sĩ ngoại nhi.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Tuổi của bệnh nhân lúc vào viện
Ngày n Tỷ lệ%
1- 2 14 70
3- 4 3 15
> 4 3 15
Tổng cộng 20 100
*Nhận xét: Hầu hết các trường hợp đều đến
bệnh viện muộn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Nhi 28
Bảng 2: Tuổi thai
Tuần n Tỷ lệ%
< 37 9 45
> 37 11 55
Tổng cộng 20 100
*Nhận xét: Tuổi thai trên và dưới 37 tuần
tương đương nhau.
Bảng 3: Tuổi lúc mổ
Ngày N Tỷ lệ%
2 7 35
3- 4 10 50
> 4 3 15
Tổng cộng 20 100
*Nhận xét: 65% trường hợp được mổ sau 3- 4
ngày.
Bảng 4: Giới
N Tỷ lệ%
Nam 8 40
Nữ 12 60
Tổng cộng 20 100
Bảng 5: Cân nặng lúc sinh
Kg N Tỷ lệ%
< 1,8 2 10
1,8 – 2,5 8 40
> 2,5 10 50
Tổng cộng 20 100
*Nhận xét: Số bệnh nhân dưới 2,5 kg và trên
2,5 kg tương đương nhau.
Bảng 6: Lý do nhập viện, chuyển viện
n Tỷ lệ%
Teo thực quản 6 30
n Tỷ lệ%
Viêm phổi 11 55
Nhiễm trùng sơ sinh 3 15
Không hậu môn 4 20
Tổng cộng 20 100
*Nhận xét: 70% trường hợp được chẩn đoán
là viêm phổi hoặc nhiễm trùng sơ sinh, chẩn
đoán teo thực quản chỉ 30%.
Bảng 7: Triệu chứng lâm sàng
n Tỷ lệ%
Khó thở 20 100
Tím tái 16 80
Phổi có rales 20 100
Miệng sùi bọt cua 20 100
Không đặt được thông thực quản 20 100
Bụng chướng 12 60
Đa ối 15 75
Không hậu môn 4 20
*Nhận xét: Tất cả bệnh nhân đều có các dấu
hiệu: khó thở, sùi bọt cua, phổi có rales, Không
đặt được thông thực quản.
Bảng 8: Cận lâm sàng
n Tỷ lệ%
Xquang có hình ảnh viêm phổi lan
tỏa 20 100
Chụp lipiodol 9 45
Chụp cắt lớp vi tính 6 dãy và kỹ
thuật 3D 11 55
Tổng cộng 20 100
*Nhận xét: Chụp lipiodol: được thực hiện
trước năm 2008, từ 2008 đến nay chụp cắt lớp vi
tính 6 dãy và kỹ thuật 3 D
Hình 1: BN. CB. Nguyễn Thị G, nam, 5 ngày tuổi. Dị dạng KTQ thể C. (a) Hình VRT, (b) Trên MP ngang,
hình ảnh viêm phổi hai bên (mũi tên)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 29
a
b
c
Hình 2: Chụp ngực trước mổ (a, b) và sau mổ (c)
a. Ống thông dạ dày cuộn ngược trong túi cùng trên
b. Chụp túi cùng trên có thuốc cản quang
c. Chụp thực quản cản quang sau mổ
Bảng 9: Dị tật phối hợp (VACTERL)
N Tỷ lệ%
DDHMTT 4 20
Chi 2 10
*Nhận xét: Chưa khảo sát các dị tật tim, cột
sống
Bảng 10: Loại teo thực quản
Type n Tỷ lệ%
C 18 90
D 2 10
Tổng cộng 20 100
*Nhận xét: 90% là typ C
Bảng 11: Phương thức phẫu thuật
n Tỷ lệ%
Cắt rò, nối 17 85
Cắt rò, mở thông dạ dày, đưa túi cùng
thực quản ra da 3 15
Tổng cộng 20 100
KẾT QUẢ
Từ 1992 đến 2007: có 9 trường hợp: sống 2
trường hợp nhưng 1 năm sau tử vong 1 trường
hợp trên bệnh nhân đưa túi cùng trên ra da và
mở thông dạ dày nuôi ăn.
Từ năm 2008 khoa nhi sơ sinh được thành
lập, các bệnh nhân teo thực quản được nhập vào
khoa nhi sơ sinh, làm các xét nghiệm cận lâm
sàng chẩn đoán, hồi sức, sau khi mổ được
chuyển lại đây tiếp tục điều trị.
Từ 2008 đến tháng 6 – 2011 có 11 trường hợp
trong đó tử vong 3 trường hợp trong đó 2
trường hợp đoạn teo dài không nối được phải
đưa đầu trên ra da và mở thông dạ dày nuôi ăn,
trong khi mở thông dạ dày nuôi ăn phát hiện 1
trường hợp dạ dày bị vỡ, 1 trường hợp trọng
lượng < 1,8 kg, màng phổi viêm dày, phổi viêm
phù sau mổ suy hô hấp không hồi phục. 8
trường hợp còn lại có1 trường hợp rò miệng nối
nhẹ điều trị bảo tồn tự liền còn lại các trường
hợp khác kết quả rất tốt. Một trường hợp
thường xuyên ra vào bệnh viện sau mổ phát
hiện tim bẩm sinh, viêm phổi, 1 năm sau chụp
CT-scanner thấy có hình ảnh túi thừa khí quản
nơi cắt rò cũ.
BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng
Các dấu hiệu lâm sàng kinh điển như; khó
thở, miệng sùi bọt cua, viêm phổi, phổi có rales,
không đặt được ống thông dạ dày đều xảy ra ở
tất cả các bệnh nhân. Dấu hiệu tím tái có thể là
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Nhi 30
do dị tật ở tim hoặc do viêm phổi suy hô hấp,
đây chính là nguyên nhân gây chậm trễ để tiến
hành các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán
hình ảnh, cản trở việc siêu âm tim trước mổ
cũng như chuyển bệnh nhân mổ sớm. Với các
bệnh nhân miệng sùi bọt cua nghi ngờ teo thực
quản chúng tôi cho nằm đầu cao nghiêng về 1
bên và đặt bên cạnh miệng các khăn sạch thay
liên tục để thấm hút các chất dịch từ miệng để
giảm hít ngược dịch.
Đa ối (75%) và đẻ non (50%) là những dấu
hiệu thường gặp trong teo thực quản, chúng
cũng là những yếu tố tiên lượng nặng. Goh cảnh
báo với các trường hợp bụng chướng khi thông
khí hỗ trợ cần chú ý nguy cơ vỡ dạ dày như
chúng tôi đã gặp 1 trường hợp.
Các dị tật phối hợp VACTERL, theo nhiều
tác giả chiếm cao nhất là dị tật tim mạch với tỷ lệ
khoảng 16- 20% tuy nhiên chúng tôi chưa có
điều kiện để khảo sát hết các dị tật phối hợp
chúng tôi có 4 trường hợp dị dạng hậu môn trực
tràng thể cao và thể trung gian và tất cả các
trường hợp này đều chỉ chẩn đoán là không hậu
môn sau khi làm hậu môn tạm mới chẩn đoán
teo thực quản và phẫu thuật điều trị teo thực
quản sau và sau đó phẫu thuật nhiều lần nữa để
tạo hình hậu môn và đóng hậu môn tạm, dù mổ
nhiều lần nhưng các bệnh nhân này đều rất tốt.
Đặc điểm cận lâm sàng
Trên hình ảnh Xquang, tất cả các bệnh nhân
đều có viêm phổi ở mức độ nặng.
Với các bệnh nhân nghi ngờ teo thực quản
chúng tôi cho đặt thông dạ dày vào túi cùng trên
thực quản. Theo chúng tôi nếu đặt được loại
thông dạ dày có cản quang cũng đủ khả năng
chẩn đoán.
Từ 2008 chúng tôi ứng dụng chụp cắt lớp vi
tính và dùng kỹ thuật 3D để chẩn đoán teo thực
quản với các dấu hiệu trực tiếp là teo thực quản,
lỗ rò thực quản đoạn trên với khí quản, lỗ rò
thực quản đoạn dưới với khí quản kết hợp với
các dấu hiệu gián tiếp như viêm xẹp phổi, thực
quản đoạn trên dãn, có hơi trong dạ dày ruột(3).
Tuy nhiên để thực hiện các kỹ thuật cận lâm
sàng thường khá khó khăn vì bệnh nhân thường
trong tình trạng suy hô hấp hoặc khó thở nên
đôi khi cần sự hỗ trợ của các nhà gây mê hồi sức
còn thông thường thì chỉ cần chọn khi bệnh
nhân nằm yên quấn chặt bệnh nhi trong 1 chiếc
khăn lớn là có thể chụp được.
Chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật không xâm
nhập, không cần sử dụng thuốc cản quang
nhưng có liều nhiễm xạ cao hơn so với Xquang
thông thường. Các máy thế hệ mới có thể hiệu
chỉnh liều theo độ dày mỏng của cơ thể để giảm
liều. Với các hình ảnh cắt ngang thu được việc
xác định đường rò thường rất khó khăn nhưng
với sự hỗ trợ của phần mềm 3D đã tăng khả
năng chẩn đoán teo thực quản nhờ 1 số tính
năng như:
MPR (Multiplanar Reconstruction) khảo sát
đa mặt phẳng
MIP (Maximum Intensity Projection) làm nổi
bật các cấu trúc có tỉ trọng cao và mờ đi các cấu
trúc có tỉ trọng thấp
SSD (Surface shaded display) dựng bề mặt
3D của 1 bộ phận
VRT (Volume rendering technique) trình
diễn khối
VE (Virtual endoscopy) nội soi ảo khảo sát
đường ống khí
Trong trường hợp bệnh nhân thở nhanh,
việc đối chiếu so sánh trên nhiều mặt phẳng
theo nhiều phương diện do kỹ thuật 3D mang
lại có thể giúp loại nhiễu. Theo Keith độ nhạy và
độ đặc hiệu của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn
đoán teo thực quản rò thực – khí quản bẩm sinh
là 100%(1).
Theo chúng tôi trong nhiều trường hợp điều
kiện bệnh nhân không cho phép chỉ cần chụp
phim ngực bụng có bơm khí túi cùng trên thực
quản hoặc với một ống thông dạ dày có cản
quang cũng có thể chẩn đoán được.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 31
Về chẩn đoán
Nhìn chung các trường hợp của chúng tôi
đều muộn từ thời điểm vào viện, thời điểm chẩn
đoán đến thời điểm xử trí phẫu thuật mặc dù
các dấu hiệu khá điển hình như sùi bọt cua,
không đặt được thông dạ dày đều gặp ở tất cả
các trường hợp. Sau khi chẩn đoán lâm sàng để
thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng
cũng thường chậm do cần sự hỗ trợ của các
chuyên khoa khác. Tuy nhiên từ 2008 đến nay
sau khi khoa nhi sơ sinh ra đời chúng tôi đã dần
khắc phục được những khó khăn này và các
bệnh nhân teo thực quản bẩm sinh được nhận
vào khoa nhi sơ sinh, chẩn đoán hồi sức trước
mổ sau khi can thiệp ngoại khoa cũng sẽ được
tiếp tục điều trị tại khoa nhi sơ sinh phối hợp với
bác sỹ ngoại nhi.
Trong mổ chúng tôi gặp 90% là typ C và
10% typ D phù hợp với các chẩn đoán hình ảnh
cận lâm sàng và với y văn.
Hiện nay cộng hưởng từ có vai trò rất lớn
trong chẩn đoán teo thực quản trước sinh, theo
Keith thì cộng hưởng từ có độ chính xác rất cao,
độ nhạy 100% trong việc chẩn đoán teo thực
quản trước sinh. Vito phối hợp chụp CT –
scanner với nội soi khí quản giúp chẩn đoán và
xử trí rất tốt(1,3).
Điều trị
Thời điểm nhập viện, chẩn đoán xác định,
phẫu thuật của chúng tôi nhìn chung là muộn và
việc khảo sát hết các dị tật phối hợp cũng chưa
làm đầy đủ. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy tầm
quan trọng to lớn của đơn vị sơ sinh trong việc
điều trị teo thực quản. 85% trường hợp chúng
tôi phẫu thuật lúc 2 - 4 ngày tuổi.
KẾT QUẢ
Sau hơn 19 năm từ 1992 đến 2011 chúng tôi
có 20 trường hợp teo thực quản được phẫu thuật
điều trị với kỹ thuật mổ không thay đổi chúng
tôi có thể tạm chia ra 2 giai đoạn: từ 1992 đến
2007 bệnh nhi teo thực quản trước và sau mổ
được điều trị và săn sóc bởi các bác sĩ và điều
dưỡng tổng quát với phương tiện máy móc
chuyên dụng cho sơ sinh còn rất thiếu thốn.
Từ 2008 đến nay có 11 trường hợp tử vong
3, sống 8 (72,7%), các trường hợp sống này đều
không biến chứng, một trường hợp thường
xuyên ra vào bệnh viện sau mổ phát hiện tim
bẩm sinh, viêm phổi, 1 năm sau chụp CT-
scanner thấy có hình ảnh túi thừa khí quản nơi
cắt rò cũ, để giảm biến chứng này Spitz khuyên
phải cắt rò sát khí quản và chỗ khiếm khuyết
của khí quản nên khâu lại bằng chỉ Prolene mũi
rời bệnh nhân này còn tiếp tục theo dõi và chờ
mổ tim, còn các bệnh nhân khác còn cần theo
dõi lâu dài để đánh giá kết quả về các biến
chứng muộn nhất là hẹp, rò tái phát
Theo một số tác giả tỷ lệ rò thường từ 15-
20% nhưng chỉ có 1/3 số này là bục lớn chỗ nối,
còn hẹp miệng nối khoảng 30 - 40% nhất là các
miệng nối khi khâu bị căng hoặc bị rò hoặc sau
mổ có tình trạng trào ngược. Để giảm hẹp chúng
tôi luôn chú ý bảo vệ mạch máu cũng như niêm
mạc thực quản.
KẾT LUẬN
Từ tháng 11 năm 1992 đến tháng 6 năm 2011
có 20 trường hợp teo thực quản bẩm sinh được
phẫu thuật chúng tôi nhận thấy các dấu hiệu
lâm sàng như khó thở, miệng sùi bọt cua, không
đặt được thông dạ dày, viêm phổi chiếm 100%
trường hợp, các dấu hiệu cận lâm sàng chủ yếu
là chụp thực quản có bơm hơi hoặc bơm thuốc
cản quang hoặc chụp cắt lớp vi tính với ứng
dụng kỹ thuật 3D.
Nếu tính tổng thể tỷ lệ tử vong là 50%.
Tuy nhiên từ 2008 đến tháng 6 năm 2011 tỷ lệ
sống là 72,7% nhờ có sự hình thành và phối
hợp tốt với khoa nhi sơ sinh. Do đó teo thực
quản là một dị tật nặng, dị tật này cần chẩn
đoán xử trí sớm và kịp thời. Kết quả điều trị
phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh, sự phối
hợp của bác sỹ ngoại nhi với chuyên khoa hồi
sức sơ sinh cùng với các trang thiết bị máy
móc chuyên dụng cho nhi sơ sinh.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Nhi 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Keith AK (2011). Imaging in Esophageal atresia and
tracheosophageal fistula. www.emedicine.Medscape.com
2. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Mai Thủy (2008). Đánh giá kết quả
mổ chữa teo thực quản tại bệnh viện Việt- Đức (2001- 2008). Y
học thành phố Hồ Chí Minh. Tập 12. Phụ bản số 4. Hội nghị
Ngoại khoa và phẫu thuật nội soi toàn quốc năm 2008. Tr:
439-445
3. Tsai JY, Berkery L, et al (1997). Esophageal Atresia and
Tracheoesophageal Fistula: Surgical Experience Over Two
Decades. Ann Thorac Surg; 64:778-783.
4. Vito B, Lucia O, et al (2005). Tracheomalacia in oesophageal
atresia: morphological considerations by endoscopic and CT
study. Eur J Cardiothorac Surg;28: 11-15.