Sau 2 giờ ủ mô da trong dung dịch dispase, lớp trung bì và lớp biểu bì đã tách rời. Dispase là protease phân cắt fibronectin và collagen type IV về dạng phân tử thấp nhất, do đó chúng rất phù hợp trong việc tách rời lớp biểu bì và trung bì của mô da. Lớp trung bì được sử dụng đểnuôi cấy mô nhằm thu nhận các nguyên bào sợi. Kết quả quan sát cho thấy các tế bào đơn đã xuất hiện tại rìa các mảnh mô sau 1, 2 ngày nuôi
23 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kết quả thu nhận khuôn ngoại bào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
34
3.1. Kết quả thu nhận khuôn ngoại bào
3.1.1. Kết quả thu nhận, nuôi cấy tăng sinh và đánh giá nguyên bào
sợi thu nhận từ mô da
Sau 2 giờ ủ mô da trong dung dịch dispase, lớp trung bì và lớp biểu bì đã
tách rời. Dispase là protease phân cắt fibronectin và collagen type IV về dạng
phân tử thấp nhất, do đó chúng rất phù hợp trong việc tách rời lớp biểu bì và
trung bì của mô da. Lớp trung bì được sử dụng để nuôi cấy mô nhằm thu nhận
các nguyên bào sợi. Kết quả quan sát cho thấy các tế bào đơn đã xuất hiện tại rìa
các mảnh mô sau 1, 2 ngày nuôi. Trong số những tế bào đơn này, có nhiều tế bào
không mong muốn như tế bào sừng, hồng cầu, bạch cầu… Tuy nhiên, những tế
bào này sẽ chết đi sau sau vài ngày nuôi cấy do điều kiện môi trường nuôi cấy
không thích hợp.
Sau 3, 4 ngày nuôi mô, số tế bào đơn lan ra ngày càng nhiều tại rìa các
mảnh mô và lan ra trên bề mặt nuôi cấy. Tại thời điểm này, đã có một vài tế bào
bám dính, tế bào bám có dạng hình sao, hình thoi, hình sợi trải rời. Đây là giai
đoạn các tế bào không mong muốn bị loại đi trong quá trình thay môi trường, các
nguyên bào sợi đã bắt đầu thích nghi với môi trường nuôi cấy và bắt đầu tăng
sinh.
Đến ngày 7, 8, hầu hết nguyên bào sợi mọc lan đều trên bề mặt nuôi cấy
(hình 3.1). Trong giai đoạn này, tế bào tăng sinh mạnh, hầu hết chúng đều trải
dài, hình sợi – đây là hình dạng phổ biến của nguyên bào sợi.
Sau 2 tuần nuôi cấy trên bình nuôi tế bào, trải qua 3,4 lần thay môi
trường, nguyên bào sợi đã hợp dòng 80% bề mặt nuôi cấy (hình 3.1). Đây là thời
điểm thích hợp để thu nhận nguyên bào sợi sơ cấp (P1). Các nguyên bào sợi này
sau đó được nuôi cấy thứ cấp (P2). Tiếp tục nuôi cấy, cấy chuyền 2 lần để thu
nhận tế bào ở giai đoạn P4.
Phương pháp nuôi cấy và thu nhận nguyên bào sợi từ mô da người đã
được nhiều tác giả thực hiện với nhiều quy trình khác nhau. Hầu hết mọi quy
35
trình đều thu được kết quả như nhau, từ mô da ban đầu để thu nhận được nguyên
bào sợi đơn thì tốn khoảng 2 tuần nuôi cấy. Akira Takashima và Xuân Lý [5],
[65] nuôi cấy các mẫu mô da trên các đĩa nuôi đường kính 35mm, các mảnh mô
đặt trong đĩa nuôi phải được cố định bằng lamelle để mô bám dính trên bề mặt
nuôi cấy, khi mô bám dính thì nguyên bào sợi mới có thể mọc lan ra từ các mảnh
mô. Quy trình được tiến hành như thế sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm, diện tích nuôi
ít, do đó phải liên tục cấy chuyển, làm hao tốn tiền bạc và công sức. Kết hợp quy
trình nuôi cấy của các tác giả trên và tác giả Ngọc Lợi [4] thay vì nuôi mô trên
đĩa nuôi đường kính 35mm, tiến hành nuôi trên bình nuôi tế bào có diện tích 25
cm2 và không phải cố định mô bàng lamelle nên cũng hạn chế mẫu bị nhiễm
khuẩn. Khi áp dụng quy trình nuôi có cải tiến đôi chút, chúng ta vẫn thu nhận
được nguyên bào sợi đúng thời điểm (khoảng 14 ngày sau nuôi cấy), và với mỗi
bình nuôi mô có diện tích nuôi nhiều, nên có thể thu nhận được nhiều tế bào hơn,
không phái tiến hành thay môi trường nhiều lần, tiết kiệm được môi trường nuôi
và hạn chế nhiễm tối đa.
So sánh hình thái nguyên bào sợi thu nhận ở giai đoạn P4 (hình 3.1) giống
với nguyên bào sợi được thu nhận bởi các tác giả Akira Takashima, Nguyễn
Phan Xuân Lý [5], [65].
Khi nhuộm Vimentin, tất cả các tế bào đều bắt màu nâu (hình 3.2) của
thuốc nhuộm. Nhân tế bào bắt màu nâu đậm, tế bào chất bắt màu nhạt hơn. Tế
bào bắt màu của thuốc nhuộm nên dễ dàng khẳng định đây là các tế bào có
nguồn gốc từ trung bì phôi.
Giemsa là thuốc nhuộm đa sắc, sau khi nhuộm, nhân tế bào màu hồng,
chất nhân mịn, màng nhân rõ, hạch nhân to; nhiễm sắc thể màu xanh đậm và tế
bào chất màu xám, đồng nhất, không có tế bào 2 nhân (hình 3.2).
Các kết quả thu nhận ở trên, cho thấy những tế bào đơn thu nhận được sau
quá trình nuôi cấy trung bì da người là nguyên bào sợi, không có lẫn các tế bào
36
máu, tế bào Langerhan… Nguyên bào sợi này sẽ được sử dụng để tổng hợp
khuôn ngoại bào.
Hình 3.1. Tế bào mọc lan ra từ mảnh mô sau các ngày nuôi cấy (100 X)
Hình 3.2. Tế bào sau khi nhuộm Vimentin (A) và Giemsa (B) (200X)
3.1.2. Kết quả kích thích nguyên bào sợi tổng hợp ECM
Sau khoảng 7-10 ngày nuôi tế bào bằng môi trường nuôi cấy có bổ sung
acid ascorbic, kết quả cho thấy tế bào đã tổng hợp protein ngoại bào và tiết ra
ngoài tạo nên một lớp màng bao phủ quanh lớp đơn tế bào và làm cho không
phân biệt được ranh giới của từng tế bào. Sản phẩm khuôn ngoại bào (ECM –
extracellular matrix) chủ yếu do nguyên bào sợi tổng hợp nên là collagen.
37
Trước khi bổ sung acid ascorbic vào trong môi nuôi cấy, quan sát thấy rõ
ranh giới giữa các nguyên bào sợi và có thể quan sát thấy nhân tế bào (hình 3.3).
Khi bổ sung acid ascorbic vào môi trường nuôi cấy, nguyên bào sợi tổng hợp
collagen và đưa ra ngoài tế bào. Lúc này, bề mặt tế bào không còn trơn, láng và
sáng như lúc đầu. Trên bề mặt tế bào xuất hiện các hạt nhỏ li ti, ranh giới giữa
các tế bào không còn phân biệt được. Các tế bào lúc này đã hợp dòng hoàn toàn,
tạo thành một lớp màng bao phủ toàn bộ bề mặt nuôi cấy (hình 3.3).
Hình 3.3. Nguyên bào sợi trước khi tổng hợp protein ngoại bào (A, B) và sau khi tổng
hợp protein ngoại bào (C, D). A, B (100X): quan sát rõ hình dạng của tế bào, phân biệt
38
được ranh giới của tế bào. (C, 200X): sau khi nhuộm Giemsa, thấy rõ ECM do tế bào
tổng hợp. (D, 200X): ECM là một lớp màng mỏng bao phủ bề mặt nuôi cấy, không
phân biệt được ranh giới giữa các tế bào.
Từ những năm 60 đã có nhiều nghiên cứu in vitro cho thấy vai trò của
acid ascorbic trong sự tổng hợp, trưởng thành và quá trình tiết collagen ngoại
bào. Để hoàn thành quá trình tổng hợp các phân tử collagen phải cần phải có
acid ascorbic. Thành phần chính của collagen là proline. Acid ascorbic tác động
trực tiếp lên quá trình tổng hợp và hydroxyl hóa acid amin này để tổng hợp nên
các phân tử procollagen. Còn có rất nhiều quá trình biến đổi khác nữa để các
phân tử procollagen được đưa ra ngoài và tổng hợp nên collagen. Cùng khoảng
thời gian này, các phân tử collagen tiếp tục quá trình biến đổi như thực hiện các
quá trình glycosyl hóa và hình thành nên những liên kết nội bào. [25], [34], [69].
Hầu hết các mô, cơ quan trong cơ thể đều có ECM. ECM này do chính các
tế bào của mô và cơ quan tổng hợp nên. Nguyên bào sợi cũng có khả năng tổng
hợp ECM cho chính nó. Có nhiều công trình chứng minh vai trò của acid
ascorbic lên sự tổng hợp ECM [25], [34], [69]. Kết quả ghi nhận được đã cho
thấy vai trò của acid ascorbic trong sự tạo thành ECM của lớp đơn nguyên bào
sợi.
3.1.3. Kết quả xử lí thu nhận ECM
Sau khi kích thích tế bào tổng hợp ECM, tế bào được phá phá để thu nhận
ECM. Khi sử dụng Triton X-100 với các nồng độ khác nhau, ở cả 3 nồng độ
0,3%, 0,4% và 0,5% màng tế bào đều bị phá vỡ và giải phóng các thành phần tế
bào giúp thu nhận ECM. Tuy nhiên ở các khoảng thời gian ủ mẫu khác nhau thì
sự ảnh hưởng của Triton lên ECM khác nhau. Kết quả xử lí để thu nhận ECM
được trình bày qua bảng 3.1
39
Bảng 3.1. Kết quả thu nhận ECM khi xử lí bằng Triton X100 theo nồng độ và
qua các mốc thời gian khác nhau
Nồng độ Triton X100 Thời gian
xử lý
0,3% 0,4% 0,5%
3 phút
Chưa phá hết tế bào
Còn khoảng 60% tế
bào trên ECM
DNA còn nhiều trên
ECM
Chưa phá hết tế bào
Còn khoảng 40% tế
bào trên ECM
DNA còn nhiều trên
ECM
Chưa phá hết tế bào
Còn khoảng 20% tế
bào trên ECM
DNA còn nhiều trên
ECM
4 phút
Chưa phá hết tế bào
ECM giữ cấu trúc
nguyên vẹn
DNA vẫn còn trên
ECM
Chưa phá hết tế bào
ECM giữ cấu trúc
nguyên vẹn
DNA vẫn còn trên
ECM
Tế bào bị phá hủy
ECM giữ cấu trúc
nguyên vẹn
DNA không còn
trên ECM
5 phút
Chưa phá hết tế bào
ECM giữ cấu trúc
nguyên vẹn
DNA vẫn còn ít
trên ECM
Tế bào bị phá hủy
ECM bị hòa tan một
phần
DNA không còn trên
ECM
Tế bào bị phá hủy
ECM bị hòa tan
nhiều
DNA không còn
trên ECM
Kết quả thể hiện ở bảng 3.1 cho thấy:
Hầu hết các nồng độ Triton X100 đều có tác động đến sự phá hủy tế bào.
Tuy nhiên phụ thuộc vào thời gian ủ cùng mẫu mà ECM thu được có sự khác
nhau (hình 3.4).
40
Sau 3 phút ủ mẫu, hầu như Triton X100 chưa phá vỡ hết tế bào. Chính vì
tế bào chưa bị phá hết nên DNA còn lại trong tế bào, không được giải phóng ra
ngoài nên hạn chế tác dụng của DNase. Cũng có thể do thời gian chưa đủ để
Triton thể hiện hoạt động phá tế bào và DNase thể hiện hoạt tính.
Khi tăng thời gian ủ mẫu lên 5 phút, hầu hết tế bào đều bị phá vỡ, DNA bị
phân hủy hết, ECM bị hòa tan một phần, không còn giữ nguyên hình dạng như
ban đầu. Tuy nhiên, ở nồng độ Triton X100 0,3% vẫn chưa phá hủy hoàn toàn tế
bào, một phần khuồn ngoài bào bị hòa tan và DNA vẫn còn trên ECM.
Với thời gian ủ mẫu là 4 phút, nhận thấy hầu hết ECM đều giữ nguyên cấu
trúc, không bị hòa tan. Tuy nhiên nồng độ Triton thấp vẫn chưa phá vỡ hết tế
bào. Vẫn với thời gian ử mẫu như trên và nồng độ Triton 0,5% thì đã phá vỡ
hoàn toàn tế bào và ECM thu nhận được còn nguyên vẹn, không bị hòa tan. Khi
tế bào bị phá vỡ hoàn toàn, DNA trong nhân và trong ti thể sẽ lộ ra ngoài, dễ
dàng bị DNase trong môi trường phân hủy. Do đó thời gian ủ mẫu 4 phút kết hợp
với nồng độ triton 0,5% là thời điểm thích hợp nhất để thu ECM mà vẫn giữ
nguyên được cấu trúc của chúng (hình 3.5)
41
Hình 3.4. ECM khi chụp bằng kính hiển vi dưới ánh sáng trắng (A, B, C, D, 100X) và
ánh sáng huỳnh quang (A’, B’, C’, D’, 100X), dưới ánh sáng huỳnh quang DNA có
màu đỏ. (A), (A’): nguyên bào sợi trước khi phá tế bào. Khi chụp dưới ánh sáng trắng
42
thấy rõ lớp đơn tế bào. Dưới ánh sáng huỳnh quang, DNA bắt màu của thuốc nhuộm PI
và có màu đỏ. (B) (B’): ECM thu được sau 3 phút xử lí với nồng độ Tritron X100
0,3%, tế bào hầu như chưa bị phá vỡ và DNA còn nhiều. (C), (C’): ECM thu được sau
5 phút xử lí mẫu với nồng độ Tritron X100 0,3%, ECM không bị hòa tan và còn rất ít
DNA trên ECM. (D), (D’): ECM thu được sau 4 phút xử lí với Tritron X100 0,5%,
ECM giữ nguyên cấu trúc, DNA bị phân hủy hoàn toàn.
Triton X-100 là chất tẩy không chứa ion, chúng được sử dụng nhiều trong
quá trình loại tế bào để thu nhận ECM. Chúng phá vỡ các liên kết giữa lipid –
lipid và lipid – protein, đồng thời giữ nguyên liên kết protein – protein để protein
trong mô hoặc cơ quan, vì thế sau khi xử lí bằng chất tẩy này, ECM thu nhận được
sẽ giữ nguyên được chức năng. Tùy thuộc vào loại mô mà thời gian tiếp xúc với mô
khác nhau. Ví dụ, Grauss và cộng sự đã cho mô van tim tiếp xúc với triton X-100
trong 24 giờ, kết quả là đã loại hết tế bào mà vẫn duy trì cấu trúc van tim, tuy
vẫn còn một ít tế bào trên thành động mạch chủ [36]. Tuy nhiên, nhóm nghiên
cứu của Dahl S. L; Cartmell J. S và Woods T đã chứng minh là Triton X-100 không
có hiệu quả hoàn toàn trong việc loại tế bào khỏi mạch máu, gân, dây chằng sau khi
tiếp xúc với các mô này lên đến 4 ngày [21], [29], [72].
Do vậy sử dụng triton X-100 là một phương pháp loại tế bào có hiệu quả,
nhưng hiệu quả của nó phụ thuộc vào mô được loại tế bào. Dựa trên các quy trình
thu nhận ECM từ các mô nguyên kết hợp với phương pháp thực nghiệm, chúng tôi
đã phá được tế bào để thu nhận ECM nguyên từ lớp đơn nguyên bào sợi.
3.2. Kết quả đánh giá ECM
3.2.1. Kết quả đánh giá thành phần ECM
ECM sau khi loại bỏ tế bào và DNA sẽ được gửi đến khoa Giải phẫu
bệnh, Bệnh viện Chợ Rẫy để xác định thành phần chủ ECM bằng cách nhuộm
PAS và Trichrome. Nhuộm PAS và Trichrome thường được sử dụng để xác định
collagen. Collagen sẽ có màu hồng khi được nhộm PAS và bắt màu xanh khi
nhuộm Trichrome.
43
Kết quả nhuộm mô cho thấy, ECM thu nhận được là một mạng lưới gồm
nhiều sợi đan xen vào nhau tạo thành một lớp màng mỏng trên bề mặt đĩa nuôi.
Lớp màng mỏng này có màu hồng nhạt và màu xanh sau khi được nhuộm PAS,
Trichrome. Điều này cho thấy thành phần chủ yếu của ECM là collagen. Theo lí
thuyết, nguyên bào sợi khi nuôi cấy có sử dụng acid ascorbic sẽ tổng hợp
collagen, và tiết ra bên ngoài tế bào tạo ECM. Trên thực tế, ECM thu nhận được
cũng có thành phần chủ yếu là collagen, vậy kết quả này phù hợp với lí thuyết
trên.
Hình 3.5. ECM thu được sau 4
phút xử lí với Triton X100 0,5%,
khi nhộm PAS, ECM có màu
hồng chứng tỏ thành phần chủ
yếu của chúng là collagen
(200X).
Các tài liệu đã chứng minh rằng ECM của nguyên bào sợi có thành phần
là collagen, fibronectin, các họ nhân tố tăng trưởng nguyên bào sợi, tế bào sừng.
Trong đó, thành phần chủ yếu của lớp ECM này là collagen [9], [10], [28], [34],
[55]. Để chứng minh sự hiện diện của từng thành phần protein trong ECM phải
sử dụng các phương pháp khá phức tạp và tốn kém. Bởi vì thành phần chủ yếu
của ECM là collagen, các thành phần khác hiện diện ít, nên phải hòa tan ECM,
sau đó sử dụng dịch hòa tan này để chạy sắc khí, và sử dụng thang chuẩn protein
để xác định thành phần protein có trong dung dịch. Do vậy chúng tôi chỉ xác
định thành phần chủ yếu của ECM bằng phương pháp nhuộm hóa mô. Phương
pháp này thực hiện khá đơn giản mà chính xác. Kết quả nhuộm hóa mô đã khẳng
định ECM thu nhận được có thành phần chủ yếu là collagen.
44
3.2.2. Kết quả đánh giá sự bám dính của tế bào trên ECM
a. Kết quả đánh giá sự bám dính nhanh của tế bào sừng trên ECM
Kết quả phân lập, nuôi cấy tế bào sừng từ mô da
Sau khi ủ mẫu da trong dung dịch Trysin – EDTA 18 giờ ở 4oC, lớp biểu
bì và trung bì đã tách rời. Thời gian ủ mẩu lâu, nhiệt độ thấp và nồng độ trypsin
thấp hơn nhiều so với EDTA đã hạn chế tác dụng của Trysin. Lúc này Trysin
không phân hủy mô mà chỉ cắt đứt các liên kết giữa lớp trung bì – biểu bì, đồng
thời EDTA làm lỏng lẻo các liên kết giữa tế bào.
Sau khi tách rời trung bì và biểu bì bằng Trysin – EDTA, lớp biểu bì được
sử dụng để thu các tế bào đơn. Do liên kết giữa các tế bào lỏng lẻo nên việc sử
dụng pipet để huyền phù lớp biểu bì sẽ thu được dịch tế bào với các tế bào đơn
hoàn toàn.
Các tế bào đơn này được nuôi cấy bằng môi trường chuyên biệt dành cho
tế bào sừng là môi trường SFM, và thay môi trường sau mỗi 2-3 ngày. Trong
môi trường nuôi cấy chuyên biệt, các tế bào sừng này ban đầu là các cụm tế bào
nhỏ, sau đó chúng sẽ tăng sinh và hợp dòng với nhau, tạo thành một lớp đơn trên
bề mặt đĩa nuôi (Hình 3.6)
Hình 3.6. Tế bào sừng sau 7 ngày nuôi cấy, tế bào mọc thành các cụm (A, 40X) sau đó
hợp dòng tạo thành lớp đơn, các tế bào mọc sát nhau và thấy rõ ranh giới giữa các tế
bào (B, 200X)
45
Do được nuôi trong môi trường chuyên biệt, sau 2, 3 lần thay môi trường
các tế bào nhiễm – không phải là tế bào sừng đã được loại bỏ. Tế bào thu nhận
được có hình đa giác, phủ kín bề mặt nuôi cấy.
Tế bào thu nhận được có hình thái giống với tế bào sừng được nuôi cấy
theo các quy trình của các tác giả Claire Linge, Susan S. Yamada và Trần Lê
Bảo Hà [3], [73]. Qua đó, khẳng định, các tế bào thu nhận được khi tách từ lớp
biểu bì da là tế bào sừng có khả năng tăng trưởng trong môi trường nuôi cấy
chuyên biệt dành cho tế bào sừng. Khi tế bào sừng hợp dòng 80% diện tích bề
mặt nuôi cấy, tiến hành thu nhận tế bào để sử dụng cho quá trình khảo sát sự
tăng cường bám dính của ECM đối với tế bào.
Kết quả bám dính nhanh của tế bào sừng trên ECM
Kết quả khảo sát khả năng bám dính của tế bào sừng trên ECM được trình
bày qua bảng 3.2.
Bảng 3.2. Số tế bào sừng bám dính trên ECM
Nhóm Số tế bào bám
(1giờ)
Số tế bào bám
(2giờ)
Số tế bào bám
(3giờ)
Không ECM 31,0 ± 4,8 46,6 ± 5,2 57,0 ± 3,7
Có ECM 49,9 ± 11,6 62,8 ± 8,5 79,0 ± 10.2
Kết quả từ bảng 3.2 cho thấy:
Sau các khoảng thời gian nuôi cấy, số lượng tế bào sừng bám trên đĩa nuôi
cấy có phủ và không phủ ECM đều tăng theo thời gian. Số lượng tế bào bám
giữa các nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa khi xử lí thống kê.
Sau 1giờ nuôi cấy, số tế bào bám trên đĩa nuôi có phủ ECM là 49,4 tế bào
và trên đĩa nuôi thường là 31,0 tế bào. So với đĩa nuôi thường, đĩa nuôi phủ
ECM có số tế bào bám cao hơn 60%.
46
Sau 2 giờ nuôi cấy, số tế bào bám trên đĩa nuôi đã tăng lên, số tế bào trên
đĩa nuôi thường và đĩa nuôi có phủ ECM lần lượt là 46,6 và 62,8 tế bào. Tỉ lệ tế
bào bám trên đĩa nuôi phủ ECM cao hơn so với đĩa nuôi thường khoảng 35%.
Sau 3 giờ nuôi cấy, số tế bào bám trên đĩa nuôi thường là 57 và trên đĩa
phủ ECM là 79 tế bào. Tỉ lệ tế bào bám trên đĩa nuôi phủ ECM cao hơn so với
đĩa nuôi thường là 37%.
Sau các mốc thời gian nuôi, sự khác biệt về số lượng tế bào bám trên đĩa
nuôi thường và đĩa phủ ECM thể hiện rõ nhất sau một giờ nuôi. Số tế bào bám
trên bề mặt đĩa nuôi phủ ECM cao hơn so với trên bề mặt thường gần 60%. Điều
ày được lí giải là hoàn toàn phù hợp với lí thuyết cho rằng ECM thúc đẩy sự bám
dính và tăng sinh của tế bào của Hynda K. Kleinman, Israel Vlodavsky và Edna
Cukirman [28], [46], [69] . Tế bào tiếp xúc với môi trường thể hiện qua 3 liên
kết: liên kết với các thụ thể hòa tan, liên kết với các tế bào khác và liên kết với
ECM thông qua các phân tử bám dính trung gian. Do vậy, nuôi cấy tế bào trên
ECM sẽ kích thích tế bào bám dính nhanh hơn khi nuôi cấy trên đĩa nuôi thường.
ECM thu nhận từ nguyên bào sợi, ngoài thành phần chính được chứng
minh là collagen, còn có các thành phần protein bám dính khác, cũng như các
nhân tố tăng trưởng được sản xuất ra khi chúng tăng sinh. Khi đưa tế bào lên đĩa
nuôi phủ ECM, các tế bào nhanh chóng liên kết với chất nền thông qua các liên
kết chủ yếu với protein chất nền, do vậy tế bào bám dính nhanh sau 1 giờ nuôi
cấy. Trên đĩa nuôi thường, tế bào bám dính trên đĩa nuôi chủ yếu nhờ vào liên
kết tĩnh điện giữa điện tích trên bề mặt nuôi cấy và điện tích tế bào. Lực liên kết
này không giúp tế bào bám dính nhanh. Để bám dính tế bào cần nhiều thời gian
tổng hợp các phân tử protein bám dính, giúp hình thành liên kết giữa tế bào – tế
bào, tế bào – chất nền.
Qua những giờ tiếp sau đó, số tế bào bám có tăng lên so với giờ đầu tiên
sau nuôi cấy. Nuôi cấy tế bào trên đĩa phủ ECM cho hiệu quả bám dính cao hơn
nuôi cấy trên đĩa thường, và hiệu quả cao nhất ngay sau giờ đầu tiên nuôi cấy.
47
Điều này có thể được giải thích, sau khi nuôi cấy 1 giờ, đã có một số lượng nhất
định tế bào bám. Khi nuôi cấy những giờ tiếp theo, các tế bào mới ngoài việc tạo
các liên kết với môi trường chúng còn có sự liên kết với các tế bào đã bám dính
trước. Trên đĩa nuôi phủ ECM, sau 1 giờ nuôi cấy, những tế bào chưa tạo được
liên kết với ECM thì đến những giờ sau sẽ tạo được liên kết, nhưng số lượng này
không nhiều. Đối với đĩa nuôi thường, tế bào ngoài việc liên kết với bề mặt nuôi
cấy nhờ liên kết tĩnh điện, chúng còn tạo lập các liên kết tế bào – tế bào, làm
tăng số tế bào bám sau thời gian nuôi cấy và rút ngắn khoảng cách tỉ lệ tế bào
bám dính so với đĩa nuôi có phủ ECM.
Nhờ khả năng tăng cường sự bám dính này mà ECM được sử dụng để thu
nhận các tế bào bám dính nhanh hoặc các tế bào mục tiêu. Nếu cần thu nhận
quần thể tế bào bám dính hoặc không bám dính trong hỗn hợp tế bào, ta đưa hỗn
hợp tế bào này vào nuôi cấy trên đĩa phủ ECM bằng môi trường nuôi thích hợp,
sau khoảng vài giờ nuôi cấy, có thể thu được 2 quần thể tế bào, quần thể tế bào
bám dính sẽ bám nhanh trên ECM, quần thể tế bào còn lại sẽ nằm trong dịch
nuôi cấy được hút ra sau đó. Tế bào sừng thuộc lớp biểu bì, là tế bào bám dính
chậm, chúng chỉ sống và tăng sinh khi đã bám dính và được nuôi cấy bằng môi
trường thích hợp. ECM từ nguyên bào sợi đã giúp các tế bào này bám dính
nhanh.
b. Kết quả đánh giá sự bám dính nhanh của nguyên bào sợi trên
ECM
Nguyên bào sợi người được sử dụng để khảo sát khả năng tăng cường bám
dính tế bào của ECM, kết quả thu nhận được thể hiện ở bảng 3.3.
Qua bảng số liệu 3.3 nhận thấy một số kết quả:
Số tế bào bám trên đĩa nuôi thường và trên đĩa nuôi phủ ECM tăng lên sau
1, 2 và 3 giờ nuôi cấy. Tại cùng thời điểm khảo sát, số tế bào bám trên đĩa phủ
ECM cao hơn nhiều so