Khả năng ứng phó trước tác động của biến đổi khí hậu của những hộ sản xuất nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre

Thông qua việc phân tích những số liệu định lượng và dữ liệu định tính nghiên cứu tại địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, tác giả chỉ ra những biểu hiện của biến đổi khí hậu (BĐKH) tại địa bàn, tác động của BĐKH đến đời sống những hộ gia đình, cụ thể là những hộ sản xuất nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Bên cạnh đó, tác giả còn tìm hiểu các biện pháp ứng phó của những hộ sản xuất nông nghiệp trước những tác động của BĐKH trong nhiều khía cạnh khác nhau như: sản xuất, sinh hoạt, công việc, thu nhập và sức khỏe. Thêm vào đó, tác giả cũng chỉ ra một số yếu tố tác động đến việc lựa chọn các biện pháp ứng phó của những hộ sản xuất nông nghiệp. Từ đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị để chính quyền địa phương có những biện pháp hỗ trợ những hộ sản xuất nông nghiệp ứng phó hiệu quả hơn trước tác động của BĐKH.

pdf4 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng ứng phó trước tác động của biến đổi khí hậu của những hộ sản xuất nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học 711 KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NHỮNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE Huỳnh Thị Bạch Tuyết* Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh *Tác giả liên lạc: bachtuyetxhh@gmail.com TÓM TẮT Thông qua việc phân tích những số liệu định lượng và dữ liệu định tính nghiên cứu tại địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, tác giả chỉ ra những biểu hiện của biến đổi khí hậu (BĐKH) tại địa bàn, tác động của BĐKH đến đời sống những hộ gia đình, cụ thể là những hộ sản xuất nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Bên cạnh đó, tác giả còn tìm hiểu các biện pháp ứng phó của những hộ sản xuất nông nghiệp trước những tác động của BĐKH trong nhiều khía cạnh khác nhau như: sản xuất, sinh hoạt, công việc, thu nhập và sức khỏe. Thêm vào đó, tác giả cũng chỉ ra một số yếu tố tác động đến việc lựa chọn các biện pháp ứng phó của những hộ sản xuất nông nghiệp. Từ đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị để chính quyền địa phương có những biện pháp hỗ trợ những hộ sản xuất nông nghiệp ứng phó hiệu quả hơn trước tác động của BĐKH. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, khả năng ứng phó, kiến thức, mức sống, sản xuất nông nghiệp, yếu tố tác động. ADAPTABILITY UNDER THE IMPACT OF CLIMATE CHANGE IN AGRICULTURAL PRODUCTION HOUSEHOLDS IN CHAU THANH DISTRICT, BEN TRE PROVINCE Huynh Thi Bach Tuyet* University of Social Sciences and Humanities – VNU Ho Chi Minh City *Corresponding Author: bachtuyetxhh@gmail.com ABSTRACT Through the analysis of quantitative data and qualitative research data in Chau Thanh district, Ben Tre province, the Author shows the manifestation of climate change in the area, the impact of climate change on the life of the households, especially the agricultural production households in Chau Thanh district, Ben Tre province. In addition, the Author also investigates response measures of the agricultural production households to the impacts of climate change in various aspects such as: production, living, work, income and health. In addition, the Author points out several factors that influence on the selection of response measures by the agricultural production households. From there, the Author proposes some recommendations for local Authorities to take measures to support the agricultural production households to better respond to the impacts of climate change. Keywords: Climate change, adaptability, knowledge, living standards, agricultural production, impact factor. Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học 712 TỔNG QUAN Hiện nay, BĐKH là một hiện tượng toàn cầu, là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. BĐKH đã và đang gây ra những ảnh hưởng nhất định đến nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệt độ ở đồng bằng sông Cửu Long tăng khá nhiều, lượng mưa tăng ít nhất cả nước, mùa khô rõ rệt và chế độ nước trở nên thất thường. Những điều này đã tác động rất lớn đến sinh hoạt và sản xuất của người dân ở ĐBSCL (Nguyễn Văn Thắng và cộng sự, 2010). Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Bến Tre cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi BĐKH, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trước những tác động của BĐKH, những hộ sản xuất nông nghiệp tỉnh Bến Tre đã có những cách thức ứng phó để giảm thiểu tác động của BĐKH đến đời sống của họ. Khả năng ứng phó của những hộ sản xuất nông nghiệp là một trong những chủ đề được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Phần lớn những nghiên cứu của các tác giả về chủ đề này chỉ ra những biện pháp mà những hộ sản xuất nông nghiệp sử dụng để ứng phó trong từng lĩnh vực cụ thể cũng như đưa ra những yếu ảnh hưởng đến việc lựa chọn các biện pháp ứng phó của những hộ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả chỉ mới đề cập đến tên của những yếu tố này chứ chưa phân tích những tác động cụ thể của các yếu tố này đến việc lựa chọn các biện pháp ứng phó trước tác động của BĐKH của người dân. Chính vì thế, tác giả quyết định chọn đề tài: “Khả năng ứng phó trước những tác động của biến đổi khí hậu của những hộ sản xuất nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre” để làm rõ hơn, phân tích sâu hơn về vấn đề này. Đề tài này hướng đến mục đích nghiên cứu các biện pháp ứng phó trước tác động của BĐKH của những hộ sản xuất nông nghiệp và các yếu tố tác động đến việc lựa chọn các biện pháp ứng phó của họ. Từ đó, đưa ra định hướng cho việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ những hộ nông nghiệp ứng phó tốt hơn với BĐKH. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Cuộc nghiên cứu trên đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định lượng chủ yếu tìm hiểu về: biểu hiện và tác động của BĐKH, khả năng ứng phó của người dân trước tác động của BĐKH và tác động của các chính sách và chương trình can thiệp. Cũng theo hướng tiếp cận đó, nghiên cứu định tính được thực hiện để phân tích cho những nội dung mà nghiên cứu định lượng chưa có số liệu để chứng minh hoặc chưa làm rõ được và đồng thời làm tăng luận cứ cho các kết quả nghiên cứu định lượng. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre, BĐKH trong năm 2015 và 2016 ở tỉnh Bến Tre được thể hiện qua các biểu hiện như: lượng mưa thấp hơn và kết thúc sớm, dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công đổ về ít hơn nhiều, xâm nhập mặn xuất hiện sớm vào sâu trong đất liền. Độ mặn trên các sông thường xuyên tăng giảm bất thường, các loại thiên tai mang tính cực đoan xảy ra ngày càng nhiều hơn.Từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bến Tre không chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt, bão, áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên tình hình xâm nhập mặn, hạn hán, sạt lở bờ sông, dông lốc... đã gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là, BĐKH tác động đến cây trồng, vật nuôi, công việc, sinh hoạt và sức khỏe Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học 713 của những hộ sản xuất nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Về cây trồng, BĐKH làm cây dễ bị bệnh, trái dễ bị teo, dễ rụng. Từ đó, dẫn đến bị giảm sản lượng, năng suất và nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến cây trồng bị chết hàng loạt. Về vật nuôi, tình trạng nước mặn kéo dài gây ra tình trạng thiếu nước ngọt trong chăn nuôi. Nó làm cho gia súc gia cầm bị thiếu nước uống, tắm rửa, thậm chí phải uống, tắm bằng nước mặn. Từ đó, làm cho gia súc, gia cầm chậm lớn, chậm phát triển. Trong công việc, nắng nóng, nhiệt độ cao, nắng mưa thất thường làm gián đoạn công việc, các hoạt động sản xuất của những hộ gia đình. Ngoài ra, BĐKH cũng tác động đến sinh hoạt của những hộ sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Cụ thể là, BĐKH làm hư hại nhà ở của những hộ gia đình, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống, tắm, giặt giũ,của họ. Không những thế, BĐKH cũng gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, là nguyên nhân gây ra những bệnh về hô hấp (cảm, sổ mũi) và các bệnh về da liễu (ghẻ, hắc lào,) của những hộ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, dường như những tác động, ảnh hưởng của BĐKH đến những hộ sản xuất nông nghiệp là không giống nhau. Cụ thể, những hộ gia đình có mức sống càng thấp đánh giá về ảnh hưởng của BĐKH càng cao, ngược lại những hộ có mức sống càng cao đánh giá những ảnh hưởng của BĐKH càng thấp. Các biện pháp ứng phó của những hộ sản xuất nông nghiệp trước tác động của BĐKH Trước những tác động của BĐKH, những hộ sản xuất nông nghiệp huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre đã áp dụng rất nhiều biện pháp khác nhau để ứng phó. Trong trồng trọt, những hộ sản xuất nông nghiệp sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để ứng phó trước những tác động của BĐKH. Trong đó, tăng sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và tăng sử dụng phân bón là hai biện pháp được các hộ sản xuất sử dụng nhiều nhất. Ngoài ra, để ứng phó trước tình trạng nước mặn kéo dài, nhiều hộ gia đình đã chuẩn bị nhiều phương án để chủ động ứng phó. Họ xẻ mương, làm cống đập để trữ nước ngọt cho tưới tiêu. Bên cạnh đó họ ủ đất, lấy lá cây phủ trên mặt đất để giúp đất giữ độ ẩm lâu hơn, giữ được nước lâu hơn. Từ đó, tiết kiệm được nguồn nước ngọt. Trong chăn nuôi, những hộ sản xuất nông nghiệp ở huyện Châu Thành cũng sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau để ứng phó như: xây chuồng trại, cải thiện dịch vụ thú y, thay đổi giấy, cải tiến kỹ thuật chăn nuôi, cải thiện hệ thống thóa t nước, cải thiện dịch vụ thú y, giảm số lượng mật độ đàn nuôi, mua bảo hiểm nông nghiệp, Trong sinh hoạt, những hộ khảo sát chuẩn bị rất nhiều vật dụng để ứng phó trước những tác động của BĐKH. Vật dụng trữ nước là vật dụng được người dân chuẩn bị nhiều nhất. Bên cạnh việc chuẩn bị các vật dụng để ứng phó với tác động của BĐKH đến sinh hoạt, những hộ sản xuất nông nghiệp còn sử dụng thêm rất nhiều biện pháp để ứng phó. Cụ thể đó là các biện pháp như: lấy và dự trữ nước, trồng thêm cây xanh, chống dột, hư hại do bão lũ, chuyển chổ ở, thay đổi thói quen sinh hoạt (không xả rác, không lãng phí nước,..) và thường xuyên thông tin về BĐKH. Ngoài những biện pháp ứng phó trong sinh hoạt, những hộ sản xuất nông nghiệp được khảo sát còn thực hiện khá nhiều những biện pháp để ứng phó với tác động của BĐKH đến công việc, thu nhập và sức khỏe của họ. Trong công việc và thu nhập, những hộ được khảo sát áp dụng các biện pháp như: tiết kiệm tiền, tìm việc ở thành phố/tỉnh khác, tìm việc làm khác (trong địa phương) cho các thành viên và đầu Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học 714 tư cho con cái học hành để có việc làm tốt trong tương lai. Về sức khỏe, mua bảo hiểm và cập nhật thông tin những loại bệnh thường gặp là hai biện pháp được những hộ gia đình được khảo sát sử dụng để ứng phó với những tác động của BĐKH. Như vậy, có thể thấy mức sống và mức độ hiểu biết về BĐKH có tác động đến việc lựa chọn ứng phó của những hộ sản xuất nông nghiệp. Chính việc áp dụng các biện pháp khác nhau để ứng phó với tác động của BĐKH trong từng khía cạnh cụ thể đã đem đến cho những hộ sản xuất nông nghiệp những hiệu quả nhất định. Ngoài các biện pháp mà các hộ sản xuất nông nghiệp tự áp dụng, chính quyền địa phương huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre cũng như các tổ chức phi chính phủ cũng có khá nhiều những biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ những hộ gia đình ứng phó tốt hơn với tác động của BĐKH. Cụ thể là các chương trình như hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn; những chương trình hỗ trợ kinh phí cho người dân; các chương trình tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ thuật cho người dân nghèo phát triển kinh tế gia đình; hỗ trợ dụng cụ chứa nước, phối hợp xây dựng các giải pháp công trình và phi công trình ở những vùng xung yếu dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH. Tuy nhiên, khi phân tích các số liệu khảo sát, kết quả cho thấy rằng phần lớn những hộ sản xuất nông nghiệp không biết đến cũng như không tham gia những những chương trình này. KẾT LUẬN Tất cả những số liệu khảo sát định lượng, các cuộc phỏng vấn sâu và các số liệu báo cáo của chính quyền địa phương được phân tích ở những phần trên đã góp phần làm rõ tác động của BĐKH đến sản xuất, sinh hoạt, công việc, thu nhập và sức khỏe của những hộ sản xuất nông nghiệp. Điều này đã dẫn đến việc các hộ sản xuất nông nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau đề ứng phó với tác động của BĐKH. Trong mỗi khía cạnh như: trồng trọt, chăn nuôi, sinh hoạt, công việc, thu nhập và sức khỏe, họ đều có rất nhiều biện pháp để ứng phó. Tuy nhiên, khả năng ứng phó của những hộ gia đình là không giống nhau và nó bị chi phối bởi một số yếu tố, cụ thể đó là mức sống và mức độ hiểu biết về BĐKH. Kết luận này sẽ là cơ sở cho chính quyền địa phương có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ phù hợp hơn cho những nhóm hộ sản xuất nông nghiệp có mức sống khác nhau và mức độ hiểu biết khác nhau. Từ đó, giúp họ có thể ứng phó tốt hơn với tác động của BĐKH. TÀI LIỆU THAM KHẢO DƯƠNG, THỊ MINH PHƯỢNG. 2014. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành động thích ứng của nông dân đối với các chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu ở một số nước Châu Phi. Tạp chí Khoa học ĐHSP TP.HCM, số 58. ĐẶNG, THỊ HOA, QUYỀN ĐÌNH HÒA. 2014. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 12, số 6. NGUYỄN, VĂN THẮNG VÀ CỘNG SỰ. 2010. Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường. Hà Nội.