Dữ liệu mưa là dữ liệu quan trọng trong quy hoạch quản lý tài nguyên nước cũng như
giảm thiểu tác động do thiên tai gây ra. Do đó, công tác quan trắc mưa có vai trò hết sức
quan trọng. Quan trắc mưa hiện nay gồm các phương pháp chính: phương pháp đo mưa
tại chỗ; phương pháp đo mưa bằng hệ thống radar thời tiết; phương pháp đo mưa bằng
công nghệ viễn thám. Hai phương pháp đầu tuy có độ chính xác cao nhưng gặp phải khó
khăn rất lớn khi đo đạc tại các khu vực hiểm trở, vùng đồi núi và trên biển. Trong khi đó,
phương pháp sử dụng công nghệ viễn thám đã, đang được nghiên cứu và phát triển mạnh
mẽ, trở thành công cụ hữu ích trong quản lý tài nguyên nước và giảm thiểu thiệt hại do
thiên tai, nhất là trong tình hình tác động của biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Đặc
biệt, phương pháp đo mưa bằng công nghệ viễn thám có thể kết hợp với các mô hình giám
sát, dự báo và cảnh báo thiên tai như lũ lụt và hạn hán. Bài báo sẽ mô tả mô hình chiết
tách lượng mưa gần thời gian thực bằng công nghệ viễn thám khi kết hợp dữ liệu viễn thám
hồng ngoại và dữ liệu viễn thám radar. Đồng thời, việc khai thác sử dụng dữ liệu chiết xuất
này cũng được giới thiệu thông qua Hệ thống phân tích lũ tích hợp - IFAS (Integrated Flood
Analysis System).
10 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khai thác dữ liệu lượng mưa gần thời gian thực từ dữ liệu viễn thám phục vụ công tác giám sát, dự báo và cảnh báo lũ lụt trong hệ thống phân tích lũ lụt tích hợp - IFAS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trao đổi - Ý kiến
t¹p chÝ khoa häc ®o ®¹c vµ b¶n ®å sè 17-9/2013 25
KHAI THÁC DỮ LIỆU LƯỢNG MƯA GẦN THỜI GIAN THỰC
TỪ DỮ LIỆU VIỄN THÁM PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIÁM SÁT,
DỰ BÁO VÀ CẢNH BÁO LŨ LỤT TRONG HỆ THỐNG
PHÂN TÍCH LŨ LỤT TÍCH HỢP - IFAS
TS. NGUYỄN XUÂN LÂM, TS. LÊ QUỐC HƯNG, CN. LÊ MINH SƠN
Cục Viễn thám Quốc gia
Tóm tắt:
Dữ liệu mưa là dữ liệu quan trọng trong quy hoạch quản lý tài nguyên nước cũng như
giảm thiểu tác động do thiên tai gây ra. Do đó, công tác quan trắc mưa có vai trò hết sức
quan trọng. Quan trắc mưa hiện nay gồm các phương pháp chính: phương pháp đo mưa
tại chỗ; phương pháp đo mưa bằng hệ thống radar thời tiết; phương pháp đo mưa bằng
công nghệ viễn thám. Hai phương pháp đầu tuy có độ chính xác cao nhưng gặp phải khó
khăn rất lớn khi đo đạc tại các khu vực hiểm trở, vùng đồi núi và trên biển. Trong khi đó,
phương pháp sử dụng công nghệ viễn thám đã, đang được nghiên cứu và phát triển mạnh
mẽ, trở thành công cụ hữu ích trong quản lý tài nguyên nước và giảm thiểu thiệt hại do
thiên tai, nhất là trong tình hình tác động của biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Đặc
biệt, phương pháp đo mưa bằng công nghệ viễn thám có thể kết hợp với các mô hình giám
sát, dự báo và cảnh báo thiên tai như lũ lụt và hạn hán. Bài báo sẽ mô tả mô hình chiết
tách lượng mưa gần thời gian thực bằng công nghệ viễn thám khi kết hợp dữ liệu viễn thám
hồng ngoại và dữ liệu viễn thám radar. Đồng thời, việc khai thác sử dụng dữ liệu chiết xuất
này cũng được giới thiệu thông qua Hệ thống phân tích lũ tích hợp - IFAS (Integrated Flood
Analysis System).
1. Giới thiệu
Đ
ể quan trắc lượng mưa, có ba
phương pháp chính : đo mưa tại chỗ
bằng dụng cụ đo, đo mưa bằng hệ
thống radar thời tiết và sử dụng công nghệ
viễn thám để quan trắc mưa. Mỗi phương
pháp đều có ưu, khuyết điểm riêng nên
trong thực tế cả 3 phương pháp đều được
sử dụng rộng rãi.
Phương pháp đo mưa tại chỗ có nhược
điểm là kết quả đo mưa của điểm rời rạc
nên muốn tính lượng mưa cho toàn khu vực
ta phải tính giá trị trung bình hoặc sử dụng
phương pháp nội suy để tính phân bố mưa
theo không gian. Thêm nữa, các trạm đo
mưa thường được lắp đặt tại hoặc gần
những khu vực đô thị do thuận tiện trong
công tác lấy số liệu cũng như bảo trì. Tuy
nhiên, hầu hết thiên tai liên quan đến yếu tố
mưa đều xảy ra ở vùng sâu, vùng xa hoặc
các trận mưa lớn hình thành trên biển và di
chuyển vào đất liền, nên việc sử dụng dữ
liệu đo mưa tại chỗ có nhiều trở ngại trong
công tác cảnh báo thiên tai, đặt biệt là lũ nói
chung và lũ quét nói riêng (lũ quét hình
thành do sự cố vỡ đập hoặc mưa cường độ
lớn, trong thời gian ngắn - thường trong
vòng vài giờ, trên địa hình dốc). Đo mưa tại
chỗ là phương pháp duy nhất đo mưa trực
tiếp nên rất đáng tin cậy nên dữ liệu đo mưa
tại chỗ được sử dụng để hiệu chỉnh trong
tính toán mưa của các phương pháp đo
mưa gián tiếp.
Đo mưa bằng hệ thống radar thời tiết có
ưu điểm là cho kết quả đo trực tuyến, độ
chính xác cao, với độ phân giải không gian
và thời gian cao (~1km, 5-10 phút), khu vực
Trao đổi - Ý kiến
t¹p chÝ khoa häc ®o ®¹c vµ b¶n ®å sè 17-9/201326
bao phủ rộng lớn (100 - 200km) nên thuận
lợi trong vấn đề dự báo và theo dõi diễn
biến thiên tai trong thời gian dài. Nhiều
nước và vùng lãnh thổ (Mỹ, Anh, Hà Lan,
Nhật, Đài Loan, Hồng Kông ) đã xây dựng
thành công các hệ thống cảnh báo sớm
thiên tai dựa vào dữ liệu mưa chủ yếu từ hệ
thống radar. Tuy nhiên, radar thường hoạt
động không tốt ở khu vực địa hình đồi núi,
không phủ tới vùng sâu, vùng xa, trên mặt
biển, khó quản lý và vận hành tốn kém.
Nhìn chung, hai phương pháp đo mưa
trên đều gặp rất nhiều hạn chế trong việc
quan trắc mưa tại vùng sâu, vùng xa, vùng
đồi núi và trên biển. Để giải quyết vấn đề
này, phương pháp thứ ba, sử dụng công
nghệ viễn thám đang là biện pháp khả thi và
được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Ngay từ
những năm 1960, công nghệ viễn thám đã
bắt đầu được nghiên cứu ứng dụng trong
theo dõi thời tiết, đặc biệt là mưa với viễn
thám hồng ngoại và viễn thám radar. Với sự
phát triển mạnh mẽ của công nghệ vũ trụ và
khoa học tính toán, nhiều thuật toán,
phương pháp đã được xây dựng để tính
toán lượng mưa từ dữ liệu vệ tinh với độ
chính xác ngày càng được nâng cao.
2. Xác định lượng mưa gần thời gian
thực bằng công nghệ viễn thám
2.1. Tổng quan xác định lượng mưa bằng
công nghệ viễn thám. (Xem hình 1)
Xác định lượng mưa bằng viễn thám
hồng ngoại từ các vệ tinh GEO cho thông tin
về nhiệt độ bề mặt (phía trên) của các đám
mây để tính toán lượng mưa với nhận định
rằng cường độ mưa tỉ lệ nghịch với nhiệt độ
bề mặt đám mây - hay đám mây có nhiệt độ
bề mặt càng thấp thì gây mưa càng lớn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các thuật
toán tính mưa từ ảnh vệ tinh GEO phổ hồng
ngoại hiệu quả trong vấn đề tính toán mưa
đối lưu vùng nhiệt đới nhưng xuất hiện sai
số lớn bởi ảnh hưởng mây ở tầng cao
(Arkin và Meisner, 1987; Adler và Negri,
1988). Kỹ thuật phân loại mây dựa vào các
thông số về đặc điểm mây được sử dụng để
cải thiện kết quả tính mưa. Việc kết hợp
thông tin ảnh chụp từ nhiều phổ khác nhau
cũng mang lại kết quả tốt hơn (Ba và
Gruber, 2001; Bellerby và cs., 2000;
Bellerby, 2004; Capacci và Conway, 2005;
Hong và cs., 2004; Hsu và cs., 1999; Turk
và Miller, 2005).
Hình 1: Nguyên lý theo dõi mưa của vệ tinh
Trao đổi - Ý kiến
t¹p chÝ khoa häc ®o ®¹c vµ b¶n ®å sè 17-9/2013 27
Bên cạnh viễn thám hồng ngoại, viễn
thám radar từ dữ liệu vệ tinh LEO với các
cảm biến thu nhận năng lượng bức xạ nhiệt
từ các hạt mưa ở bước sóng microwave
(Passive Microwave – PMW). Cảm biến của
vệ tinh LEO thu nhận tín hiệu PMW cung
cấp thông tin chi tiết hơn về cấu trúc của các
đám mây. Ảnh vệ tinh GEO với diện tích bao
phủ toàn bộ bề mặt địa cầu nhưng kết quả
tính mưa với độ chính xác không cao, còn
ảnh vệ tinh LEO cho thông tin về mưa chính
xác hơn nhưng diện tích bao phủ nhỏ tại
một thời điểm. Do đó, việc kết hợp ảnh vệ
tinh LEO để hiệu chỉnh các khu vực tương
ứng của ảnh vệ tinh GEO đã đem lại kết quả
tính mưa được cải thiện đáng kể (Ba và
Gruber, 2001; Bellerby và cs., 2000;
Bellerby, 2004; Hsu và cs., 1997;
Huffman và cs., 2007; Kidd và cs., 2003;
Marzano và cs., 2004; Nicholsonvà cs.,
2003a, 2003b; Sorooshian và cs., 2000;
Todd và cs., 2001; Turk và Miller, 2005;
Vicente và cs., 1998).
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra hiệu
quả của việc sử dụng ảnh vệ tinh LEO kết
hợp với ảnh vệ tinh GEO. Trung tâm Dự báo
khí hậu (Climate Prediction Center) sử dụng
phương pháp nội suy tuyến tính để hiệu
chỉnh ảnh GEO-IR theo ảnh LEO-PMW ở
những vùng ảnh tương ứng để cho ra dữ
liệu mưa CMORPH (Joyce và cs., 2004).
Phương pháp lọc Kalman (Kalman filter)
đang được phát triển để nâng cao chất
lượng dữ liệu CMORPH (Joyce và cs.,
2008; Okamoto và cs., 2005). Một số nghiên
cứu cho rằng việc sử dụng mô hình đơn
giản về sự phát triển của một trận mưa giữa
các dải quét của vệ tinh LEO sẽ cho kết quả
tốt hơn là sử dụng phương pháp nội suy
hay cập nhật. Phương pháp này sử dụng
quan hệ của những thay đổi trong đặc điểm
bề mặt các đám mây và các quá trình hình
thành mưa để tính lượng mưa hơn là dựa
vào quan hệ tĩnh giữa ảnh GEO-IR và mưa
(Machado và cs., 1998; Horsfield, 2006;
Bellerby và cs., 2009; Hsu và cs., 2009;
Behrangi và cs., 2010).
Chương trình đo mưa nhiệt đới (Tropical
Rainfall Measurement Mission - TRMM) do
NASA hợp tác với JAXA (Nhật Bản) thực
hiện từ năm 1997 đã sử dụng vệ tinh LEO
để đo mưa cho khu vực nhiệt đới (380 Nam
- 380 Bắc) với độ chính xác được nâng cao
(Kummerow và cs., 1998; Kummerow và
cs., 2000; Simpson và cs., 1988). Hệ thống
vệ tinh LEO trong chương trình Đo mưa
toàn cầu (Global Precipitation Measurement
- GPM) theo kế hoạch sẽ được phóng vào
năm 2014. Nhờ có nhiều vệ tinh nên hệ
thống GPM sẽ cho ảnh với độ phân giải thời
gian ngắn (3 giờ), bao phủ khoảng 90%
diện tích bề mặt địa cầu. Hệ thống GPM
được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều thành tựu
to lớn trong việc quan trắc mưa trên toàn
cầu.
Dưới đây, xin giới thiệu phương pháp
xác định lượng mưa gần thời gian thực
bằng công nghệ viễn thám kết hợp viễn
thám hồng ngoại và viễn thám radar nhằm
phục vụ công tác phòng chống giảm nhẹ
thiên tai do lũ lụt. Mô hình kết hợp có thể ở
dạng 2 loại dữ liệu viễn thám hoặc nhiều
loại dữ liệu viễn thám khác nhau.
2.2. Mô hình chiết xuất thông tin lượng
mưa gần thời gian thực từ 2 loại dữ liệu vệ
thám - MTSAT và TRMM 2A12
Ảnh MTSAT với độ phân giải thời gian là
30 phút cho khu vực Bắc bán cầu và 1 giờ
cho toàn bộ bán cầu, cho phép JMA có thể
giám sát chặt chễ hơn sự di chuyển của bão
và các đám mây. (Xem bảng 1)
TRMM là vệ tinh quan sát trái đất đầu
tiên được thiết kế bởi NASA và JAXA với
nhiệm vụ theo dõi và nghiên cứu lượng
mưa nhiệt đới, phục vụ mục đích theo dõi
biến đổi khí hậu và môi trường trên toàn
cầu. Vệ tinh TRMM gồm năm đầu thu:
Precipitation radar (PR), TRMM Microwave
Imager (TMI), Visible and Infrared Scanner
Trao đổi - Ý kiến
t¹p chÝ khoa häc ®o ®¹c vµ b¶n ®å sè 17-9/201328
Bảng 1: Thông số cơ bản của vệ tinh MTSAT
(VISR), Clouds and the Earth’s Radiant
Energy System (CERES) and Lightning
Imaging Sensor (LIS). Tuy nhiên trong
nghiên cứu này, tác giả tập trung vào dữ liệu
sản phẩm TRMM 2A12 của đầu thu TMI. Dữ
liệu TRMM 2A12 với thông tin lượng mưa
theo thời gian thực ước tính từ đầu thu TMI
gồm có 14 kênh chứa một số các thông số
vật lý như: mây chứa nước, nước mưa,
đám mây băng, mưa đá, cường độ mưa
trên bề mặt (mm/h), mưa đối lưu Dữ liệu
thu được sẽ sử dụng với các thuật toán
khác nhau cho mục đích tính mưa ở các khu
vực khác nhau như đất liền hay đại
dương.(Xem bảng 2)
Như đã giới thiệu ở trên, phương pháp
viễn thám hồng ngoại nhiệt và radar đều có
những ưu nhược điểm riêng, việc kết hợp
hai phương pháp sẽ nâng cao chất lượng
của kết quả tính toán lượng mưa. Mô hình
kết hợp 2 loại dữ liệu hồng ngoại nhiệt -
MTSAT kết hợp với dữ liệu radar - TRMM
2A12 được mô tả trong hình 2. (Xem hình 2)
Bảng 2: Thông số kỹ thuật của đầu thu TMI (TRMM)
Kênh và bước
sóng ( m)
VIS
0.55 - 0.90
IR1
10.3 - 11.3
IR2
11.5 - 12.5
IR3
6.5 - 7.0
IR4
3.5 - 4.0
Độ phân giải
không gian
1 km (VIS) và 4 km (IR)
Mức độ mã
hóa
10 bits đối với kênh VIS và IR (1,024 gradations)
Tần số
S-band (Tiếp nhận: 2026-2035 MHz, truyền tải: 1677-1695 MHz) UHF (Tiếp
nhận: 402 MHz, truyền tải: 468 MHz)
Kênh Tần số hoạt động (GHz) Phân cực Độ rộng giải chụp (km) Mục tiêu
1 10.65 V 36.8 Mưa rất mạnh
2 10.65 H 36.8 Mưa rất mạnh
3 19.35 V 18.4 Mưa mạnh
4 19.35 H 18.4 Mưa mạnh
5 21.3 V 18.4 Mưa bình thường
6 37 V 9.2 Mưa nhẹ
7 37 H 9.2 Mưa nhẹ
8 85.5 V 4.6 Mưa mạnh, Mưa nhẹ
9 85.5 H 4.6 Mưa mạnh, Mưa nhẹ
Trao đổi - Ý kiến
t¹p chÝ khoa häc ®o ®¹c vµ b¶n ®å sè 17-9/2013 29
Hình 2: Mô hình chiết xuất thông tin lượng mưa gần thời gian thực từ dữ liệu vệ tinh
MTSAT kết hợp với dữ liệu TRMM 2A12
Thông tin lượng mưa gần thời gian thực
được chiết xuất từ sự kết hợp hai nguồn dữ
liệu MTSAT và TRM 2A12 dựa trên phương
pháp kết hợp của Maathuis (2006). Thực tế
phương pháp này ứng dụng để kết hợp dữ
liệu MSG với dữ liệu TRMM 2A12. Đặc điểm
chính của phương pháp này là sự phát triển
của mối quan hệ thống kê giữa MSG và
TRMM bằng cách kết hợp nhóm dữ liệu
hồng ngoại của MSG với dữ liệu lấy trung
bình của TRMM. Dựa trên phương pháp
này, tác giả đã thay thế dữ liệu MSG bằng
dữ liệu MTSAT với các kênh tương ứng.
Thực tế việc tích hợp hai nguồn dữ liệu
MTSAT và TRMM 2A12 để chiết xuất thông
tin lượng mưa có thể chia làm 3 bước cơ
bản:
- Đồng bộ dữ liệu theo không gian và thời
gian
- Mối quan hệ thống kê (statistical relati-
onship)
- Chuyển đổi dữ liệu.
2.3. Mô hình chiết xuất thông tin lượng
mưa gần thời gian thực từ 2 loại dữ liệu vệ
thám - Hệ thống GSMaP
Hệ thống GSMaP được phát triển dựa
trên các hoạt động của dự án GSMaP JST-
CREST (Bản đồ vệ tinh lượng mưa toàn
cầu). Dự án được tài trợ bởi Cơ quan Khoa
học và Công nghệ Nhật Bản (JST), được
nghiên cứu từ năm 2002 và được đưa vào
hoạt động trên trang Web
Trao đổi - Ý kiến
t¹p chÝ khoa häc ®o ®¹c vµ b¶n ®å sè 17-9/201330
từ năm
2007.
GSMaP cung cấp theo giờ bản đồ lượng
mưa toàn cầu trong thời gian gần thực
(khoảng bốn giờ sau khi quan sát) bằng
cách sử dụng các thuật toán MW-IR kết hợp
với dữ liệu TRMM TMI, Aqua AMSR-E,
DMSP SSM / I và SSMIS, NOAA-19 AMSU,
MetOp-A AMSUGEO IR. Thuật toán điện
toán đám mây toàn cầu kết hợp dữ liệu IR
chiết xuất từ dữ liệu, dữ liệu hồng ngoại
được sử dụng chiết xuất từ dữ liệu vệ tinh
MTSAT. (Xem hình 3)
Như vậy, các mô hình kết hợp dữ liệu
viễn thám hồng ngoại và viễn thám radar để
chiết xuất lượng mưa được nghiên cứu và
sử dụng khá rộng rãi trên thế giới. Dưới đây,
xin được giới thiệu ứng dụng của dữ liệu
này trong Hệ thống phân tích lũ lụt IFAS do
Nhật Bản xây dựng và phát triển.
3. Khai thác ứng dụng của dữ liệu
lượng mưa gần thời gian thực từ dữ liệu
viễn thám Hệ thống phân tích lũ lụt IFAS
(Integrated Flood Analysis System)
3.1. Thiết kế của hệ thống Phân tích lũ lụt
tích hợp (IFAS)
IFAS dựa trên nền tảng thiết kế chung là
hệ thống dự báo và cảnh báo lũ lụt ở các
lưu vực sông, đã được phát triển trong một
nghiên cứu với sự nỗ lực chung của
Infrastructure Development Institude (IDI)
và chín công ty tư vấn tư nhân với các mục
tiêu sau:
+ Phát triển một giao diện xử lý dữ liệu
lượng mưa từ ảnh vệ tinh và dữ liệu đo
lượng mưa ngoài thực địa ở các trạm sẵn
có trong khu vực hoặc toàn cầu để phân tích
và dự báo lũ;
+ Tích hợp hai kiểu mô hình thủy văn có
các tham số được cung cấp (PWRI
Distributed Hydrologic Model - PDHM và
Block-Wise TOP - BTOP model). Các tham
số trong mô hình có thể ước tính gần đúng
và sẵn có trên phạm vi toàn cầu có trong cơ
sở dữ liệu GIS;
+ Có công cụ phân tích dữ liệu GIS để
thiết lập các tham số cho mô hình phân tích
dự báo, vì vậy không cần phải có phần mềm
Hình 3: Quy trình của hệ thống GSMaP NRT
Trao đổi - Ý kiến
t¹p chÝ khoa häc ®o ®¹c vµ b¶n ®å sè 17-9/2013 31
GIS kèm theo;
+ Phát triển một giao diện đồ họa đơn
giản, dễ thực hiện để nhập dữ liệu, mô hình
hóa, phân tích dòng chảy và đưa ra dữ liệu
cảnh báo;
+ Phân phối phần mềm miễn phí.
ICHARM cũng tổ chức các hội thảo kỹ
thuật, đào tạo để các nước đang phát triển
sử dụng các thông tin được cung cấp và các
kỹ thuật một cách dễ dàng nhất. Các hoạt
động trọn gói như vậy là các hoạt động then
chốt nhằm xây dựng khả năng cho các
nước này trong việc phân tích và dự báo lũ
lụt.
3.2. Các hợp phần của hệ thống IFAS
Hệ thống phân tích lũ lụt tích hợp bao
gồm các hợp phần sau:
+ Một hệ thống các vệ tinh quan sát
lượng mưa toàn cầu: hệ thống bao gồm các
vệ tinh của Mỹ, Nhật Bản quan sát lượng
mưa ở các khu vực trên thế giới với tần xuất
2 lần trong ngày;
+ Dữ liệu quan sát được xử lý và cung
cấp gần thời gian thực: dữ liệu này được xử
lý và cung cấp theo từng khu vực trên thế
giới với tần xuất nhất định;
+ Các dữ liệu GIS (địa hình khu vực, lớp
phủ thực vật/sử dụng đất...) của khu vực
quan sát, thông thường quan sát theo từng
lưu vực sông;
+ Mô hình thủy văn, kết hợp với các dữ
liệu được sử dụng để phân tích dòng chảy,
đưa ra dự báo và cảnh báo ngập lụt trong
lưu vực.
Toàn bộ các hợp phần của hệ thống
được mô tả ở hình 4. (Xem hình 4)
Hình 4: Hệ thống IFAS
Trao đổi - Ý kiến
t¹p chÝ khoa häc ®o ®¹c vµ b¶n ®å sè 17-9/201332
3.3. Dữ liệu lượng mưa sử dụng trong mô
hình
Trong các hợp phần của IFAS, có một
chức năng kết hợp các dữ liệu lượng mưa
đo trên các trạm đo thực địa và dữ liệu dự
báo lượng mưa theo thời gian thực từ vệ
tinh. Các dữ liệu mưa từ vệ tinh như dữ liệu
của NASA-3B42RT, NOAA-CMORPH,
JAXA-GSMaP_NRT... để mô phỏng dòng
chảy lũ như trong bảng 3. (Xem bảng 3)
Trong các loại dữ liệu trên thì dữ liệu
GSMaP_NRT là dữ liệu có nhiều triển vọng
cho mục đích dự báo vì độ phân giải thời
gian và không gian của dữ liệu cao và việc
phân phối dữ liệu cũng nhanh chóng. Theo
các nghiên cứu đã được khẳng định ở Nhật
Bản và Mỹ thì dữ liệu GSMaP_NRT khó có
thể dự đoán lượng mưa khi mưa rất to. Tuy
nhiên Shiraishi et al.,2009 đã phát hiện có
sự tương quan giữa yếu tố không gian và
mức độ dự đoán. Dựa trên tương quan này,
ông phát triển phương pháp tự hiệu chỉnh
cho dữ liệu GSMaP_NRT mà không có dữ
liệu đo mưa thực địa. Phương pháp này có
tính thực tế và tiện dụng đối với những lưu
vực sông mà có ít dữ liệu quan trắc tại các
trạm, chỉ sử dụng dữ liệu dự báo lượng
mưa từ ảnh vệ tinh cho công tác phân tích
và dự báo lũ. Bởi vì rất khó có thể xây dựng
một mạng lưới đầy đủ các trạm quan trắc
lượng mưa cho một hệ thống dự báo lũ lụt.
Một nghiên cứu khác đối với trường hợp
cơn bão Morakot ở Đài Loan năm 2009 thì
phương pháp này có thể dự báo gần đúng
nhất lượng mưa trong lưu vực sông. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp thì dữ liệu
tự hiệu chỉnh về lượng mưa từ ảnh vệ tinh
không tính được dòng chảy đúng, lý do là
tần xuất quan trắc của vệ tinh chưa đủ dầy
khi lượng mưa tăng nhanh. Vì vậy, cần phải
có một hệ thống đo đạc lượng mưa toàn
cầu, nhiệm vụ này đã được Mỹ và Nhật Bản
lên kế hoạch để xây dựng một hệ thống vệ
tinh có thể quan sát bất cứ nơi nào trong
vòng 3 giờ (hiện tại là từ 5 – 6 giờ).
Bảng 3: Dữ liệu lượng mưa từ ảnh vệ tinh sử dụng trong IFAS
Loại dữ liệu 3B42RT CMORPH GSMaP_NRT
Nhà cung cấp NASA/GSFC NOAA/CPC JAXA/EORC
Độ phủ N600 - S600
Độ phân giải 0,250 0,250 0,100
Độ phân giải thời gian 3 giờ 3 giờ 1 giờ
Độ trễ thời gian 10 giờ 15 giờ 4 giờ
Hệ tọa độ WGS
Các dữ liệu lịch sử 12/1997 12/2002 12/2007
Đầu thu chụp
TRMM/TMI
Aqua/ AMSR-E
AMSU-B
DMSP/SSM/I
IR
Aqua/ AMSR-E
AMSU-B
DMSP/SSM/I
TRMM/TMI
IR
TRMM/TMI
Aqua/ AMSR-E
ADEOS-2
AMSR
IR
AMSU-B
Trao đổi - Ý kiến
t¹p chÝ khoa häc ®o ®¹c vµ b¶n ®å sè 17-9/2013 33
Dưới đây là bản đồ lượng mưa được
chiết tách từ vệ tinh trên phần mềm IFAS
khu vực miền Bắc - Việt Nam. Dữ liệu quan
trắc liên tục 1 h.
a. Bản đồ lượng mưa ngày 10/06/2013
lúc 1h
b. Bản đồ lượng mưa ngày 10/06/2013
lúc 5h
c. Bản đồ lượng mưa ngày 10/06/2013
lúc 6h
d. Bản đồ lượng mưa ngày 10/06/2013
lúc 7h
Hình 5: Bản đồ lượng mưa theo giờ ngày
10/6/2013 khu vực miền Bắc - Việt Nam
Trao đổi - Ý kiến
t¹p chÝ khoa häc ®o ®¹c vµ b¶n ®å sè 17-9/201334
4. Kết luận
Sử dụng công nghệ viễn thám trong
quan trắc mưa đang đóng vai trò ngày càng
quan trọng trong nghiên cứu, giám sát, dự
báo và cảnh báo thiên tai. Với việc không
phụ thuộc quá lớn vào dữ liệu quan trắc
thực địa, kết quả xử lý nhanh chóng, đây
đang là một phương pháp tiên tiến cần
được nghiên cứu áp dụng hơn nữa trong
thời gian tới đặc biệt là trong điều kiện ở
nước ta. Đặc biệt, công nghệ viễn thám
chiết tách lượng mưa trong thời gian gần
thực có vai trò và ý nghĩa hết sức quan
trọng trong cảnh báo thiên tai nhất là trong
bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày
càng phức tạp. Đồng thời, dữ liệu quan trắc
lượng mưa bằng công nghệ viễn thám sẽ
được bổ sung cho các mô hình tính toán, dự
báo thời tiết.m
Tài liệu tham khảo
[1]. Dvorak, V.F., 1984: “Tropical cyclone
intensity analysis using satellite data”
[2]. Kaushik Gopalan, Nai-Yu Wang,
“Status of the TRMM 2A12 Land
Precipitation Algorithm”, Journal of
Atmospheric and Oceanic Technology,
Volume 27 p.1343-1353.
[3]. Kazuhiko Fukami1, G. Ozawa, M.
Miyamoto, H. Inomata, Applicability of
Satellite-Based RainfallProduct to Flood
Runoff Analysis with Integrated Flood
Analysis System (IFAS) in Asia
[4]. Sugiura, T. et al. 2009. Development
of Integrated Flood Analysis System (IFAS)
and its Applications. Proceedings of the 8th
International Conference on
Hydroinformatics, 12-16 January 2009.
Concepción, Chile.
[5]. The GMS USER’S GUIDE,
Meteorological Satellite Center, JMA, Third
Edition, 1997.
[6]. Users’ Guide to Imagery with Heavy
Rainfall Potential Areas, Japan
Meteorological Agency, March 2012
(Ver.2).m
Summary
Exploitation of near real-time rainfall data from remote sensing image for flooding
management, forecast and