Tính chất hóa lý của đất là một trong những yếu tố môi trường quan
trọng ảnh hưởng đếnsự phát triển của thực vật. Nghiên cứu cho thấy dung trọng núi
Dài cao nhất (1.14 ±0.21g/cm3) và có sự khác biệt thống kê giữa ba núi (p<0.05); độ
dẫn điện EC cao nhất ở núi Nam Qui (29.5 µm/cm) và không có sự khác biệt thống kê
giữa ba núi (p>0.05). Núi Phú Cường có tỷ trọng cao nhất (1.95 ±0.50 g/cm3,
p>0.05), giá trị pHH2O(6.35 ± 0.08), pHKCl (4.79 ±0.83) và chất hữu cơ (5.58 ±0.51
%OM) cao hơn hai núi còn lại và có sự khác biệt thống kê (p<0.05); Photpho tổng số
cao nhất (2.93 ±0.23%P2O5, p>0.05)nhưng photpho dễ tiêu lại thấp hơn núi Dài
(45.87 ±10.80 mg/100g đất, p>0.05). Thêm vào đó ở Phú Cường, nitơ tổng số (0.29
±0.02%N)và nitơ dễ tiêu (1.19 ±0.13mg/100g đất) cao nhất và có sự khác biệt thống
kê giữa ba núi (p<0.05).
8 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các chỉ tiêu hóa lý môi trường đất tại các vùng đồi núi của hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
278
KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU HÓA LÝ MÔI TRƯỜNG ĐẤT
TẠI CÁC VÙNG ĐỒI NÚI CỦA HAI HUYỆN TRI TÔN VÀ TỊNH BIÊN
TỈNH AN GIANG
SV. Trịnh Huỳnh Châu
SV. Phan Thị Diễm Mi
SV. Võ Thị Hoàng Thắm
SV. Nguyễn Thị Thùy Giang
SV. Phạm Thanh Sang
SV. Nguyễn Thành Phú
SV. Nguyễn Thành Huy
ThS. Nguyễn Thị Hải Lý
Tóm tắt. Tính chất hóa lý của đất là một trong những yếu tố môi trường quan
trọng ảnh hưởng đếnsự phát triển của thực vật. Nghiên cứu cho thấy dung trọng núi
Dài cao nhất (1.14 ±0.21g/cm3) và có sự khác biệt thống kê giữa ba núi (p<0.05); độ
dẫn điện EC cao nhất ở núi Nam Qui (29.5 µm/cm) và không có sự khác biệt thống kê
giữa ba núi (p>0.05). Núi Phú Cường có tỷ trọng cao nhất (1.95 ±0.50 g/cm3,
p>0.05), giá trị pHH2O(6.35 ± 0.08), pHKCl (4.79 ±0.83) và chất hữu cơ (5.58 ±0.51
%OM) cao hơn hai núi còn lại và có sự khác biệt thống kê (p<0.05); Photpho tổng số
cao nhất (2.93 ±0.23%P2O5, p>0.05)nhưng photpho dễ tiêu lại thấp hơn núi Dài
(45.87 ±10.80 mg/100g đất, p>0.05). Thêm vào đó ở Phú Cường, nitơ tổng số (0.29
±0.02%N)và nitơ dễ tiêu (1.19 ±0.13mg/100g đất) cao nhất và có sự khác biệt thống
kê giữa ba núi (p<0.05).
Từ khóa : Hóa lý đất; đất đồi núi, Tri Tôn, Tịnh Biên, An Giang.
1. Giới thiệu
An Giang là một trong các tỉnh có núi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tổng
diện tích đất đồi núi là 29.320 ha chiếm 8,6 % trong tổng diện tích đất tỉnh An Giang
[7]. Đặc biệt là ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên với vùng Bảy Núi (Thất Sơn) nổi
tiếng cả nước, một vùng đồi núi có đồng bằng mang sắc thái riêng biệt mà ít nơi nào
có được. Nhờ quá trình phong hóa các đồi núi đá đã hình thành nên một lớp đất mỏng
trên bề mặt cần thiết cho sự phát triển của thực vật. Thảm thực vật nơi đây khá đặc
trưng và đa dạng về thành phần loài, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế và dược
liệu như sâm ngọt, hà thủ ô, ba kích, sâm hồng Sự đặc trưng của thảm thực vật nơi
đây có lẽ do tính chất môi trường đất quyết định. Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài
“Khảo sát các chỉ tiêu hóa lý môi trường đất tại các vùng đồi núi của hai huyện
Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang” để bổ sung và cũng cố các kiến thức trong
quá trình học tập. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học cần thiết cho sự phát triển
lâm nghiệp, nông nghiệp và kinh tế xã hội của hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, đồng
thời là tài liệu học tập cho sinh viên về tài nguyên và môi trường vùng Đồng bằng
sông Cửu Long.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 08/2015 đến tháng 02/2016
279
- Địa điểm: vùng đất đồi núi ở huyện Tri Tôn (núi Dài, núi Nam Qui) và huyện
Tịnh Biên (núi Phú Cường).
2.2. Phương pháp lấy mẫu
Lấy mẫu trong mỗi sinh cảnh đặc trưng, lấy từ 2 đến 5 sinh cảnh tùy theo tình
hình đi thực tế mà chọn sinh cảnh (Ô 0.5m x 0.5m, sâu 70 cm). Mẫu lấy xuống 0-50cm
ở tầng mặt và cần phải loại bỏ tất cả các lá cây, rơm rác. Mẫu được làm khô ở nhiệt độ
phòng, tránh ánh nắng trực tiếp, tốt nhất phơi mẫu trong phòng sáng có lắp máy hút
ẩm hoặc ở chỗ thông gió. Sau đó, mẫu đất được nghiền và trộn thật đều, trữ trong túi
nilon có ghi rõ kí hiệu vị trí lấy mẫu.
2.3. Phương pháp phân tích mẫu
+ Xácđịnh dung trọng, tỉtrọng.
+ Xác định độ pH, EC của đất
+ Xác định Photpho tổng số bằng phương pháp so màu “xanh molipden”
+ Xác định Photpho dễ tiêu theo TCVN 5256:2009 (phương pháp Oniani)
+ Xác định Nitơ Kjeldakl theo phương pháp Kjeldahl
+ Xác định Nitơ dễ tiêu theo TCVN 5255: 2009
+ Xác định hàm lượng chất hữu cơ trong đất Walkley Black
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng Excell và SPSS (Version.20) để xử lí số liệu.
Hình 1. Vị trí khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu
280
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Giá trị dung trọng và tỷ trọng
Núi Dài Núi Nam Qui Núi Phú Cường
Dung trọng 1.14 ±0.21a 1.05±0.18a 0.82±0.12b
Tỷ trọng 1.68 ±0.55a 1.51 ±0.07a 1.95 ±0.50a
Hình 2. Giá trị dung trọng và tỷ trọng trong đất
Giá trị dung trọng trung bình của cả ba núi dao động từ 0.82±0.12 đến 1.14
±0.21, trong đó dung trọng của núi Dài là cao nhất (1.14 ±0.21g/cm3), kế đến là núi
Nam Qui (1.05 ±0.18 g/cm3)và thấp nhất là núi Phú Cường(0.82 ±0.12g/cm3). Theo
kết quả phân tích cho thấy dung trọng núi Phú Cường khác biệt có ý nghĩa thống kê
với núi Nam Qui và núi Dài (p<0.05). Theo thang đánh giá dung trọng đất núi Dài
thuộc loại đất bị nén dẽ mạnh, núi Nam Qui là tơi xốp và núi Phú Cường là đất xốp,
các giá trị này nằm trong giới hạn thích hợp cho cây trồng của đất, tuy nhiên Núi Dài
có nguy cơ bị nén dẽ do tác động hiện nay của người dân và của điều kiện môi trường.
Giá trị tỷ trọng trung bình dao động từ 1.51 ±0.07g/cm3 đến 1.95 ±0.50 g/cm3.
Tỷ trọng đất của núi Dài là 1.68 ±0.54 g/cm3, của núi Nam Qui là 1.51 ±0.07 g/cm3 và
ở núi Phú Cường là 1.95 ±0.50 g/cm3. Kết quả phân tích cho thấy giữa núi Dài, núi
Nam Qui và núi Phú Cường không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p>0.05).
3.2. Độ dẫn điện EC
Độ dẫn điện trung bình của ba Núi dao động từ 21.63 µm/cmđến 29.5 µm/cm,
cao nhất ở núi Nam Qui (29.5 µm/cm), thấp nhất là ở núi Phú Cường (21.63 µm/cm)
và núi Dài là 28.11 µm/cm.Kết quả phân tích cho thấy độ dẫn điện giữa ba núi không
có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p>0.05) (Hình 3). So với thang đánh giá Western
Agricultural Laboratories (2002) [4] thì độ dẫn điện trong đất ở Núi Dài, Phú Cường
và Nam Quy không ảnh hưởng giới hạn năng suất. Có sự chênh lệch như thế có lẽ do
nồng độ của các ion trong đất ở ba núi khác nhau. Nhìn chung, chỉ tiêu này phù hợp
cho sự phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp ở vùng đồi núi tỉnh An Giang.
281
Núi Dài Núi Nam Qui Núi Phú Cường
Độ dẫn
điện
28.11
±1.90a
29.5 ±3.49a 21.63 ±1.80a
Hình 3. Giá trị độ dẫn điện (EC)của đất đồi núi, tỉnh An Giang
3.4. Giá trị pHH2O và pHKCl
Núi Dài Núi Nam Qui Núi Phú Cường
pHH2O 5.97 ±0.08b 5.79 ±0.14b 6.35 ±0.08a
pHKCl 4.44 ±0.53b 4.54 ±0. 15ab 4.79 ±0.83a
Hình 4. Giá trị pHH2O và pHKCl ở đất đồi núi An Giang
Kết quả phân tích cho thấy, giá trị pHH2O trung bình của ba núi dao động từ 5.79
± 0.08 (ở núi Nam Qui) đến 6.35 ± 0.08 (ở núi Phú Cường). So với thang đánh giá
USDA 1983[4] thì pH ở núi Dài và núi Nam Qui được đánh giá là hơi chua, riêng ở
núi Phú Cường là trung tính. Độ chua pHH2O của núi Phú Cường khác biệt ý nghĩa
thống kê với núi Dài và núi Nam Qui (p<0.05). Khảo sát thực địa cho thấy ở núi Dài
và núi Nam Qui thực hiện canh tác nhiều nên pH thấp hơn so với núi Phú Cường do
thảm thực vật thưa dần, đất rửa trôi bởi nước mưa, Nước mang đi chất dinh dưỡng hòa
tan, trong đó có chứa nhiều chất kiềm như: canxi (Ca), Magiê (Mg), Kali (K) xuống
tầng đất sâu và làm cho đất mất chất kiềm và trở nên chua.
282
Giá trị pHKCl trung bình của dao động từ 4.44 ± 0.53 (ở Núi Dài) đến 4.79 ±0.83
(ở núi Phú Cường), giữa núi Dài với núi Phú Cường có khác biệt thống kê (p<0.05).
So với thang đánh giá về độ chua tiềm tàng [1] thì pHKCl ở núi Dài, núi Nam Qui và
núi Phú Cường thuộc vào loại chua vừa. Do trong đất các ion H+ và Al3+ được hút bám
trên bề mặt keo đất, khi tác động lên đất một dung dịch muối (KCl) thì H+ và Al3+ bị
đẩy vào dung dịch đất làm cho giá trị pHKCL thấp hơn pHH2O.
3.6. Hàm lượng chất hữu cơ
Núi Dài Núi Nam Qui Núi Phú Cường
Chất hữu cơ 2.11 ±0.28b 2.24 ±0.29b 5.58 ±0.51a
Hình 5.Hàm lượng chất hữu cơ ở đất đồi núi An Giang
Hàm lượng hữu cơ (OM) dao động từ 2.11± 0.28 % (núi Dài) đến 5.58± 0.51 %
(Núi Phú Cường), tron đó giá trị OM của Phú Cường khác biệt thống kê với hai núi còn
lại (p<0.05). Theo thang đánh giá Walkley – Black, Metson, 1961 [4] thì hàm lượng
chất hữu cơ núi Dài và núi Nam Qui thuộc loại nghèo và núi Phú Cường thuộc dạng
trung bình. Nguyên nhân hàm lượng hữu cơ ở núi Phú Cường cao do quá trình tích lũy
của các vật rơi rụng từ cây rừng nhiều và chưa có sự phát triển nông nghiệp ở đây.
3.7. Hàm lượng Phospho tổng
Hàm lượng P tổng trung bình của ba núi là 2.77 ± 0.24 % P2O5 và dao động từ
2.32± 0.28 % P2O5 (núi Nam Qui) đến 2,93 ±0.32 %P2O5 (núi Phú Cường) và không khác
biệt thống kê (p>0.05). Theo Lê Văn Căn (1978) [4], môi trường đất tại các vị trí lấy mẫu
giàu hàm lượng phospho tổng. Tuy nhiên, ở núi Phú Cường có lượng phospho tổng cao
nhất có lẽ do thảm mục nơi đâycòn cao và chưa bị tác động bởi người dân nơi đây.
Núi Dài Núi Nam Qui Núi Phú Cường
%P2O5 2.77 ±0.24a 2.32 ±0.28a 2.93 ±0.32a
Hình 6. Hàm lượng Phospho tổng ở đất đồi núi An Giang
283
3.8. Hàm lượng phospho dễ tiêu
Qua (Hình 7) cho thấy hàm lượng Phospho dễ tiêu ở núi Dài là cao nhất. Hàm
lượng P dễ tiêu trung bình của ba núi là 32.67 ± 5.92 mg/100g đất và dao động từ
18,36 ± 2,51 mg/100g đất ( núi Phú Cường) đến 45,87 ± 10,80 mg/100g đất (núi Dài)
và không khác biệt thống kê giữa ba núi (p>0.05). Theo thang đánh giá hàm lượng
Phospho dễ tiêu [4] ở cả ba núi thuộc dạng giàu có. Tuy nhiên, ở núi Phú Cường hàm
lượng P dễ tiêu thấp nhất trong khi P tổng số lại cao nhất có lẽ chu trình chuyển hóa
nơi đây diễn ra chậm so với hai núi còn lại.
Núi Dài Núi Nam Qui Núi Phú Cường
Hàm lượng 45.87 ±10.80a 19.98 ±5.92a 8.36 ±2.51a
Hình 7. Hàm lượng Phospho dễ tiêu ở đất đồi núi An Giang
3.9. Hàm lượng NitơKjeldahl
Qua biểu đồ cho thấy hàm lượng nitơ Kjeldahlcủa ba núi dao động từ
0.10±0.01%N đến 0.20 ±0.01%N, trong đó cao nhất ở núi Phú Cường (0.20 ±0.01%N)
kế đến núi Nam Qui (0.12 ±0.01%N) và thấp nhất ở núi Dài (0.10±0.01%N), núi Phú
Cường có sự khác biệt ý nghĩa thống kê với các núi còn lại (p<0.05). Theo thang đánh
giá nitơ tổng của Kyuma (1976) [4] thì hàm lượng nitơ tổng ở núi Dài thuộc dạng
nghèo, ở núi Nam Qui là trung bình và núi Phú Cường là khá. Hàm lượng đạm tổng số
ở núi Phú Cường cao nhất do thảm thực vật nơi đây còn khá dày và đất ở đây ít bị tác
động bởi hoạt động canh tác nông nghiệp của người dân.
Núi Dài Núi Nam Qui Núi Phú Cường
Nitơ Kjeldahl 0.1 ±0.01b 0.12 ±0.01b 0.2 ±0.02a
Hình 8. Hàm lượng Nitơ Kjeldahlở đất đồi núi An Giang
284
3.10. Hàm lượng Nitơ dễ tiêu
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng đạm dễ tiêu trung bình của ba núi dao
động từ 0.46 ±0.03mg/100g đất (núi Dài) đến 1.19 ±0.13 mg/100g đất (núi Phú
Cường). Hàm lượng đạm dễ tiêu ở Núi Dài thấp nhấtvà khác biệt ý nghĩa thống kê với
hai núi còn lại (p<0.05).
Núi Dài Núi Nam Qui Núi Phú Cường
Nitơ dễ tiêu 0.46 ±0.03b 0.76 ±0.07a 1.19 ±0.13a
Hình 9. Hàm lượng Nitơ dễ tiêuở đất đồi núi An Giang
4. Kết luận
Đất núi Dài có nguy cơ bị nén dẽ; độ dẫn điện thấp tuy nhiên nằm trong giới
hạn không ảnh hưởng đến năng xuất cây trồng; pH nước hơi chua; hàm lượng chất hữu
cơ thuộc dạng nghèo; photspho tổng và photspho dễ tiêu rất giàu có ở tại đây; riêng
hàm lượng đạm nơi đây nghèo.
Núi Nam Qui đất rất tơi xốp; độ dẫn điện EC không giới hạn năng suất cây
trồng; pH nước ở đây hơi chua; hàm lượng chất hữu cơ nghèo; hàm lượng lân cao;
riêng hàm lượng đạm dễ tiêu và đạm tổng ở mức trung bình.
Núi Phú Cường đất nơi đây xốp và không có giới hạn năng suất cây trồng; có
pH nước và chất hữu cơ ở mức trung bình; hàm lượng lân cao; riêng hàm lượng đạm ở
mức khá.
Nhìn chung hàm lượng dinh dưỡng tại ba núi rất khác nhau do sự khác biệt về
thảm thực vật cũng như quá trình khai thác đất phục vụ cho người dân sống tại đây.
Do đó để phát triển bền vững và duy trì đa dạng thảm thực vật, chúng ta cần có biện
pháp bảo vệ thích hợp để phát triển nông – lâm nghiệp bền vững.
Tài liệu tham khảo
[1]. D.W. Reeves (1997) “The role of soil organic matter in maintaining soil quality
in continuous cropping systems”
[2]. Nguyễn Tiến Huyền (2009), “Nghiên cứu một số chỉ tiêu lý, hóa học trên đất
trồng rau an toàn tại xã Bình Nghị và Tân Đông huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền
Giang”, nghiên cứu Khoa học chuyên ngành.
285
[3]. Nguyễn Đình Kỳ (2012) “Điều tra đánh giá hiện trạng nguyên nhân suy thoái
tài nguyên môi trường đất – nước vùng Thanh – Nghệ - Tĩnh và đề xuất giải
pháp khai thác quản lý tổng hợp phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững”.
[4]. Trần Sỹ Nam (2011), “Bài giảng Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước,
không khí” Đại học Cần Thơ.
[5]. United States Department of Agriculture (USDA) (2000) “Guidellines for Soil
Quality Assessment in Conservation Planning”.
[6]. Vương Trọng Hiếu và Võ Huỳnh Liêm (2014), “Đặc tính hóa lý của đất vùng
Ba Tri, Bến Tre và gợi ý sử dụng hợp lý tài nguyên đất”
[7]. Website: Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh An Giang, Đất Đồi Núi
“”