Mở đầu: Không phải tất cả các chủng Staphylococcus aureus mang gen mecA đều có kiểu hình đề kháng methicillin. Sự hiện diện của gen mecI với vai trò ức chế hoạt động gen mecA đã được tìm thấy ở một số chủng. Các đột biến trên hai gen này có thể ảnh hưởng kiểu hình đề kháng, do đó cần phải được xác định để giải thích rõ hơn về cơ chế đề kháng của vi khuẩn. Mục tiêu: Giải trình tự và xác định đột biến trên gen mecA, mecI của một số chủng MRSA phân lập trên bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa Sóc Trăng. Phương pháp: Phân lập và định danh các chủng S.aureus bằng phương pháp thường quy tại bệnh viện. Thử nghiệm kháng sinh đồ với oxacillin để xác định kiểu hình đề kháng. Chiết tách ADN, thực hiện PCR với các cặp mồi mecA và mecI. Giải trình tự sản phẩm PCR. Dùng phần mềm ClusterX 2.0.1. để phát hiện các đột biến bằng cách so sánh với trình tự chủng chuẩn. Kết quả: Phân lập được 33 chủng S. aureus trong đó có 10 chủng có kiểu hình đề kháng và PCR dương tính với mecA, 23 chủng còn lại nhạy cảm với oxacillin và PCR âm tính với mecA. Trong số 10 chủng mang gen mecA, xác định được 4 chủng mang gen mecI. Xác định được đột biến trên gen mecA ở 4 chủng (7, 16, 28 và 30). Chỉ xác định đột biến trên gen mecI ở 1 chủng (28). Các dạng đột biến này đều là đột biến điểm và chưa thấy được công bố trước đây ngoại trừ dạng đột biến trên gen mecI. Kết luận: Tất cả chủng MRSA có kiểu hình đề kháng đều mang gen mecA. Các đột biến xác định được trên gen mecA và mecI không làm thay đổi kiểu hình.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các đột biến trên gen mecA và mecI ở một số chủng staphylococcus aureus đề kháng methicillin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 170
KHẢO SÁT CÁC ĐỘT BIẾN TRÊN GEN MECA VÀ MECI Ở MỘT SỐ
CHỦNG STAPHYLOCOCCUS AUREUS ĐỀ KHÁNG METHICILLIN
Bùi Minh Giao Long*, Mạnh Trường Lâm**, Vũ Thanh Thảo***, Trần Cát Đông***
TÓM TẮT
Mở đầu: Không phải tất cả các chủng Staphylococcus aureus mang gen mecA đều có kiểu hình đề kháng
methicillin. Sự hiện diện của gen mecI với vai trò ức chế hoạt động gen mecA đã được tìm thấy ở một số chủng.
Các đột biến trên hai gen này có thể ảnh hưởng kiểu hình đề kháng, do đó cần phải được xác định để giải thích rõ
hơn về cơ chế đề kháng của vi khuẩn.
Mục tiêu: Giải trình tự và xác định đột biến trên gen mecA, mecI của một số chủng MRSA phân lập trên
bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa Sóc Trăng.
Phương pháp: Phân lập và định danh các chủng S.aureus bằng phương pháp thường quy tại bệnh viện.
Thử nghiệm kháng sinh đồ với oxacillin để xác định kiểu hình đề kháng. Chiết tách ADN, thực hiện PCR với các
cặp mồi mecA và mecI. Giải trình tự sản phẩm PCR. Dùng phần mềm ClusterX 2.0.1. để phát hiện các đột biến
bằng cách so sánh với trình tự chủng chuẩn.
Kết quả: Phân lập được 33 chủng S. aureus trong đó có 10 chủng có kiểu hình đề kháng và PCR dương tính
với mecA, 23 chủng còn lại nhạy cảm với oxacillin và PCR âm tính với mecA. Trong số 10 chủng mang gen
mecA, xác định được 4 chủng mang gen mecI. Xác định được đột biến trên gen mecA ở 4 chủng (7, 16, 28 và 30).
Chỉ xác định đột biến trên gen mecI ở 1 chủng (28). Các dạng đột biến này đều là đột biến điểm và chưa thấy
được công bố trước đây ngoại trừ dạng đột biến trên gen mecI.
Kết luận: Tất cả chủng MRSA có kiểu hình đề kháng đều mang gen mecA. Các đột biến xác định được trên
gen mecA và mecI không làm thay đổi kiểu hình.
Từ khóa: MRSA, mecA, mecI, đột biến, đề kháng kháng sinh.
ABSTRACT
MUTATIONS IN mecA AND mecI GENES OF SOME MRSA STRAINS
(METHICILLIN-RESISTANT STAPHYLOCOCCUS AUREUS)
Bui Minh Giao Long, Manh Truong Lam, Vu Thanh Thao, Tran Cat Dong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 170 - 174
Background: Not all mecA-positive Staphylococcus aureus strains have phenotypic resistance to methicillin. The
presence of mecI coding for mecA repressor was found in some strains. Mutations in both genes may affect phenotypes,
therefore to understand more thoroughly about the resistance mechanism these mutations need to be identified.
Objectives: Sequencing and identifying mutations in mecA and mecI genes of some MRSA strains isolated
from patients in Hospital of Soctrang Province.
Methods: S. aureus strains were isolated and identified by using the routine methods of hospital. Oxacillin
disk agar diffusion was used to screen for strains having the resistance phenotype. DNA of theses strains was
extracted and used as templates for PCR. The PCR products were sequenced. The ClusterX 2.0.1.1 software was
used to detect genetic mutation by aligning the sequences of examined genes with those of the control strain.
* Bộ môn Dược Lâm Sàng, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP.HCM
** Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng
*** Phòng thí nghiệm Vi Sinh Công Nghệ Dược, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: PGS. TS Trần Cát Đông ĐT: 08. 38295641 – 127 Email: trancdong@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 171
Results: 33 strains of S. aureus were isolated and identified, among them, there were 10 strains having both
phenotypic and genotypic resistance. The 23 others were sensitive to oxacillin and mecA negative as well. Mutations in
mecA were found in 4 strains (7, 16, 28 and 30) only one mecI mutation was identified in one strain (28). These
mutations are point mutations and have not been reported in previously except the mecI mutation.
Conclusion: In this study, all MRSA phenotypic strains possessed mecA gene. Mutations in mecA and
mecI genes detected did not change the phenotype.
Keywords: MRSA, mecA , mecI, mutation, antibiotic resistant.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, Staphylococcus aureus đề kháng
methicillin (MRSA) là nguyên nhân phổ biến
trong nhiễm trùng bệnh viện làm gia tăng tỉ lệ
tử vong vì chúng đề kháng với hầu hết kháng
sinh họ β-lactam(11). Cơ chế đề kháng kháng
sinh nhóm β-lactam gồm khả năng sản xuất β-
lactamase của vi khuẩn và sự hiện diện của
gen mecA trong đó cơ chế đề kháng do gen
được xem là quan trọng hơn và được nghiên
cứu bởi một số tác giả(7,10). Gen mecA mã hóa
protein gắn kết penicillin 2a (PPB2a) có ái lực
giảm với kháng sinh nhóm β-lactam(4,8,9). Gen
này nằm trên nhiễm sắc thể nhưng được
điều hòa bởi các gen trên plasmid và thuộc
transposon Tn-4291 nên gen này có thể được
truyền dễ dàng từ vi khuẩn này sang vi
khuẩn khác. Điều này giải thích sự lan truyền
nhanh chóng của các chủng MRSA(10).
Phương pháp xác định MRSA dựa trên sự
hiện diện của gen mecA hiện được xem chính xác
hơn các phương pháp xác định kiểu hình khác(3).
Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy
một số chủng mang gen mecA nhưng không có
kiểu hình đề kháng methicillin. Sự hiện diện của
gen mecI với vai trò ức chế hoạt động gen mecA
đã được tìm thấy ở một số chủng(5,6,10,12). Các đột
biến trên hai gen này có thể làm thay đổi hoặc
không thay đổi kiểu hình đề kháng do đó cần
phải được xác định để giải thích rõ hơn về cơ chế
đề kháng của vi khuẩn.
VẬT LIỆU-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
Hóa chất: đĩa kháng sinh (Nam Khoa), TSA,
MHA, MSA, BA, agarose, ethidium bromide
(Merck), PCR buffer (BioLabs), dNTP (BioLabs),
Taq polymerase (BioLabs), kit tinh chế sản phẩm
PCR (Wizard SV gel & PCR clean-up system)
(Promega).
Trang thiết bị: máy UV-vis Genquant 1300,
tủ ấm Shellab, máy li tâm Sigma 3 – 18, máy luân
nhiệt Techne TC - 3000 G, bộ điện di ngang Bio-
rad Mini-sub cell GT.
Phân lập và định danh
Các chủng Staphylococcus aureus được phân
lập từ mẫu bệnh phẩm trong thời gian từ tháng
06/2010 đến tháng 08/2010 tại Bệnh viện Sóc
Trăng và định danh bằng phương pháp thường
quy theo quy trình của bệnh viện như cấy lên
các môi trường phân biệt và chọn lọc như BA
(Blood Agar), MSA (Mannitol Salt Agar) và thực
hiện phản ứng coagulase.
Kháng sinh đồ: Thử nghiệm kháng sinh đồ
bằng phương pháp Kirby – Bauer(9), với đĩa giấy
kháng sinh của Công ty Nam Khoa. Hiện nay,
methicillin ít được sử dụng do độc tính cao nên
một kháng sinh cùng nhóm là oxacillin được
thay thế để điều trị và dùng cho kháng sinh đồ(1).
Hai chủng dùng làm chứng gồm S. aureus ATCC
29213 (nhạy methicillin) và S. aureus ATCC 4330
(MRSA). Đo đường kính vùng ức chế bằng
thước kẹp. Bất cứ sự tăng trưởng nào quan sát
được bên trong vùng ức chế đều chứng tỏ rằng
vi khuẩn kháng kháng sinh. Kết quả được biện
giải theo M100-S18 của CLSI. (1).
Chiết tách ADN và thực hiện PCR
Chiết tách ADN theo qui trình chiết tách
chung cho vi khuẩn Gram dương của Cutting
S. và cs(2). Sau đó, thực hiện PCR khuếch đại
đoạn gen với mồi đặc hiệu được trình bày
trong Bảng 1.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 172
Bảng 1. Các cặp mồi của phản ứng PCR gồm mồi xuôi (F) và mồi ngược (R)
Tên mồi Trình tự mồi tự thiết kế ( 5’ đến 3’) Kích thước sản phẩm khuếch đại
MecA-F2 AGT TGT AGT TGT GGG GTT TGG
MecA-R2 CGT ATT TTT TAT TAC CGT TTCTC
2000 bp
mecI-F AAT GGC GAA AAA GCA CAA CA
mecI-R GAC TTG ATT GTT TCC TCT GTT
481 bp
Phản ứng PCR thể tích 25 µl có thành phần
gồm 0,5 µl ADN trộn với 2,5 µl đệm PCR 10 X,
0,25 µl dNTP 25 mM, 0,25 µl mồi xuôi và mồi
ngược với nồng độ 100 µM và 0,2 µl Taq ADN
polymerase 5 U/ µl và nước khử khoáng vừa đủ.
Thực hiện chương trình PCR gồm 95°C trong 1
phút, 45°C trong 45 giây, 72 °C trong 2,5 phút,
lập lại 35 chu kì. Sản phẩm khuếch đại được
chạy điện di trên gel agarose 1% ở điện thế 100V
trong 15 phút, đọc kết quả bằng phương pháp
nhuộm ethidium bromide và xem dưới ánh sáng
tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Sau đó, tinh chế
sản phẩm PCR bằng cột Promega Wizard® SV
Gel and PCR Clean-Up System theo hướng dẫn
của nhà sản xuất.
Giải trình tự và phân tích kết quả
Sản phẩm PCR của các gen mecA, mecI hiện
diện ở các chủng S. aureus khảo sát được giải
trình tự bởi dịch vụ của công ty Macrogen (Hàn
Quốc) với các mồi tương ứng (xem Bảng 1). Các
kết quả gửi về được lắp ráp thành đoạn gen
hoàn chỉnh bằng chương trình SeqMan trong bộ
phần mềm Lasergene v 7.1. Đột biến được xác
định thực hiện bằng cách so sánh đoạn gen mecA
và mecI với các gen tương ứng của chủng
S.aureus N315 bằng phần mềm ClustalX 2.0.11.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Có 10 chủng trong số 33 chủng S. aureus có
mang gen đề kháng mecA gồm chủng 7, 9, 10, 16,
19, 20, 25, 28, 30 và 32. Các chủng này được tiếp
tục thực hiện PCR để xác định gen mecI. Kết quả
cho thấy chỉ có 4/10 chủng mang gen mecI.
Nghiên cứu của Timothy M.A Weller cho thấy tỉ
lệ mang gen mecI cao hơn với 48% (12). Chủng đối
chứng là S. aureus ATCC 43300 (MRSA) cho kết
quả dương tính với gen mecA và âm tính với gen
mecI. Kết quả được trình bày trong Bảng 2.
Bảng2. Kết quả xác định các gen mecA và mecI
Chủng mecA mecI
7 + +
9 + -
10 + -
16 + -
19 + -
20 + -
25 + -
28 + +
30 + +
32 + +
MRSA 43300 + -
CT 7 9 10 16 19 20 28 25 32 30 T 7 9 10 16 19 20 28 25 3230
Mẫu
a
Mẫu
b
2kb
481bp
Hình 1. Kết quả PCR của gen mecA (a) và gen mecI (b) trên các chủng S. aureus khảo sát
T: thang 1kb, C: chứng MRSA.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 173
Giải trình tự và phân tích kết quả
Các trình tự hoàn chỉnh được so sánh với các
trình tự gen mecI, mecA của chủng S. aureus N315
bằng cách sử dụng phần mềm ClustalX 2.0.11.
Kết quả được trình bày trong Bảng 3.
Bảng 3. Kết quả xác định đột biến trên các chủng S. aureus khảo sát
Chủng Gen Loại đột biến Hậu quả
28 mecI Đột biến thay thế C Æ T ở nucleotid 202 Tạo ra bộ ba kết thúc TAA
7, 16, 28 và 30 mecA Đột biến thay thế C Æ A ở nucleotid 75 Làm TCC Æ TCA cùng mã hóa cho serin
Đột biến thay thế T Æ G ở nucleotid 150 Làm ATA Æ AGA chuyển isoleucin thành asparagin. 30 mecA
Đột biến thay thế A Æ G ở nucleotid 242 CAG Æ CGG chuyển glycin thành asparagin.
A. Đột biến thay thế C Æ T ở nucleotid 202 trên gen mecI của chủng 28
B. Đột biến thay thế C Æ A ở nucleotid 75 trên gen mecA của chủng 7, 16, 28 và 30
C. Đột biến thay thế T Æ G ở nucleotid 150, A Æ G ở nucleotid 242 trên mecA của chủng 30
Hình 2. Kết quả xác định đột biến trên các chủng S. aureus khảo sát bằng phần mềm ClustalX 2.0.11
Theo kết quả trên, các chủng 7, 16 và 28 chỉ
có một đột biến điểm và dạng này không làm
thay đổi acid amin được dịch mã. Chủng 30 có
đến 3 đột biến điểm gồm 1 dạng giống 3 chủng
trên và 2 dạng khác làm thay đổi acid amin được
dịch mã. Như vậy, 4 chủng có đột biến trên mecA
dù làm thay đổi hay không làm thay đổi acid
amin được dịch mã đều vẫn biểu hiện thành
kiểu hình đề kháng. Nói cách khác, các đột biến
này không ảnh hưởng đến sự đề kháng của các
chủng này. Một số nghiên cứu của Nobumichi
và cs.(5) về các đột biến trên mecA nhưng không
tìm thấy dạng nào tương tự như dạng đã xác
định trong nghiên cứu này.
Trong 4 chủng mang gen mecI chỉ có một
chủng (28) có đột biến được xác định. Trên lý
thuyết cả 4 chủng mang gen mecI sẽ không có
kiểu hình đề kháng vì mecI mã hóa cho chất chế
ức chế hoạt động của mecA nên sẽ không biểu
hiện được thành PBP2a. Tuy nhiên, cả 4 chủng
này theo thử nghiệm kháng sinh đồ đều thể hiện
kiểu hình đề kháng. Ở chủng 28, đột biến trên
mecI dẫn đến việc tạo bộ ba kết thúc làm cho
mecI không còn khả năng tác động ức chế hoạt
động của mecA. Do đó, chủng này vẫn biểu hiện
kiểu hình đề kháng. Đột biến này cũng đã được
xác định trong một nghiên cứu trước đây của
Nobumichi và cs.(5)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 174
Tuy nhiên, đối với 3 chủng mang gen mecI
còn lại là chủng số 7, 30 và 32 lại không xác định
được đột biến nào trên mecI. Trong đó, chủng 30
được xác định mang đột biến trên gen mecA làm
thay đổi acid amin, chủng 7 mang đột biến
không làm thay đổi acid amin và chủng 32
không có đột biến (xem Bảng 3). Có nhiều giả
thuyết về kết quả này, đối với chủng 30, có thể
đột biến trên gen mecA đã giúp cho gen này
tránh sự ức chế của mecI. Đối với chủng 7 và
chủng 32, một giả thuyết khác có thể dùng để lý
giải là sự hoạt động của một gen điều hòa khác
là gen mecR1 với vai trò cảm ứng hoạt động của
gen mecA, trái ngược với mecI. Hầu như các
chủng MRSA mang gen mecA đều có mang gen
mecR1 (95%)(12). Trong trường hợp này, gen
mecR1 có thể làm gia tăng hoạt động cảm ứng
của gen mecA để bù lại sự ức chế của gen mecI.
Cần nghiên cứu thêm các đột biến trên gen này
để có kết luận chính xác hơn.
KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này, tất cả chủng có kiểu
hình đề kháng đều mang gen mecA, cho thấy có
sự liên hệ giữa kiểu gen và kiểu hình đề kháng
rất rõ ràng. Những đột biến xác định được trên
gen mecA và mecI không làm thay đổi kiểu hình.
Cần tiếp tục nghiên cứu trên số lượng mẫu lớn
hơn để xác định sự liên quan giữa kiểu hình và
kiểu gen đề kháng và các đột biến trên các gen
mecA , mecI và mecR1 để hiểu rõ hơn về cơ chế đề
kháng methicillin của vi khuẩn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CLSI (2008). Performance Standards for Antimicrobial Disk
Susceptibility Tests; 18th Informational Supplement. M100-
S18. 28 (1): 46-53.
2. Cutting S. M. and Horn P. B. V. (1990). Genetic Analysis.
Molecular Biological Methods for Bacillus. C. R. Harwood
and S. M. Cutting. Chichester, England, John Wiley & Sons
Ltd: 27-74.
3. Dominguez MA, Linares J, Martin R (1997). Molecular
mechanisms of methicillin resistance in Staphylococcus aureus.
Microbiologia; 13: 301-8.
4. Gerberding JL, Miick C, Liu HH, Chambers HF (1991).
Comparison of conventional susceptibility tests with direct
detection of penicillin-binding protein 2a in borderline
oxacillin-resistant strains of Staphylococcus aureus. Antimicrob
Agents Chemother; 35: 2574-79.
5. Kobayashi N., Taniguchi K., and Urasawa S. (1998), Analysis
of diversity of mutations in the mecI gene and mecA
promoter/operator region of methicillin-resistant
Staphylococcus aureus and Staphylococcus epidermidis,
Antimicrobial Agents And Chemotherapy, p 717–720, Vol. 42,
No.3
6. Lewis RA. and Dyke KGH, MecI represses synthesis from the
β-lactamase operon of Staphylococcus aureus J. Antimicrob.
Chemother. (2000) 45(2): 139-144
7. McCallum N. et al. (2010). Regulation of antibiotic resistance
in Staphylococcus aureus International Journal of Medical
Microbiology 300: 118–129 121
8. Murakami, K., Minadime W., Wanda K., Nakamura E.,
Teraoka H., and Watanabee S. (1991). Identification of
methicillin-resistant strains of staphylococci by polymerase
chain reaction. J. Clin. Microbiol. 29:2240-2244.
9. Patrick R. Murray, Michael A. Pfaller, Ellen Jo Baron, et al.
(1999), "Manual of clinical microbiology", American Society
Microbiology Publisher:pp.172, 292-293.
10. Sharma VK, Hackbarth CJ, Dickinson TM, Archer GL., (1998 )
Interaction of native and mutant MecI repressors with
sequences that regulate mecA, the gene encoding penicillin
binding protein 2a in methicillin-resistant staphylococci. J
Bacteriol. Apr;180(8):2160-6.
11. Voss A., Doebbeling N.B. (1995). The worldwide prevalence
of methicillin-resistant Staphylococcus aureus. International
Journal of Antimicrobial Agents 5:101-106.
12. Weller M.A.T. (1999). The distribution of mecA, mecR1 and
mecI and sequence analysis of mecI and the mec promoter
region in staphylococci expressing resistance to methicillin.
Journal of Antimicrobial Chemotherapy 43: 15–22.