Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến điều trị giảm đau do thoái hoá cột sống cổ bằng điện châm

Đặt vấn đề: Hư khớp hay thoái hoá khớp là những bệnh của khớp và cột sống mạn tính có đau và biến dạng, không có biểu hiện viêm (1, 4). Đã có nhiều nghiên cứu áp dụng phương pháp điện châm cho kết quả tốt (2, 5,7). Công trình nghiên cứu này được thực hiện để trả lời 2 câu hỏi (a) tỷ lệ thành công của phương pháp này khi áp dụng vào cộng đồng (b) những yếu tố có ảnh hưởng trên hiệu quả giảm đau của phương pháp này. Thiết kế nghiên cứu: Bệnh chứng trong nghiên cứu đoàn hệ, (3) thực hiện tại khoa YHCT-BV Q.5- TP. HCM, BV. YHCT- TP. HCM và BV. YHCT tỉnh Bến Tre, từ 7/2010 – 5/2011. Đối tượng tham gia nghiên cứu: 323 bệnh nhân (131 nam và 192 nữ). Các biến số theo dõi: Giới tính, thời gian mắc bệnh, số lần tái phát, các phương pháp đã điều trị, tình trạng kinh nguyệt (đối với nữ), bệnh lý kèm theo, sự hợp tác của bệnh nhân, tình trạng tập thể dục thể thao, thể bệnh YHCT, phương pháp điện châm, biên độ vận động cột sống cổ, thang điểm đau QDSA. Phương pháp tiến hành: Các số liệu được thu thập thông qua (a) việc phỏng vấn trực tiếp với bệnh nhân và gia đình (b) quan sát trực tiếp kỹ thuật điều trị (c) đối chiếu với hồ sơ bệnh án lưu. Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi. Data. Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 10. Kết quả: Tỷ lệ giảm đau do thoái hóa cột sống cổ bằng điện châm trong lâm sàng thường ngày chiếm tỷ lệ khá cao 77,1%. Nghiên cứu đã tìm thấy các yếu tố: Giới tính, kinh nguyệt, các bệnh kèm theo, thể bệnh YHCT, sự hợp tác với thầy thuốc, chế độ điều trị, có ảnh hưởng đến hiệu quả giảm đau và sự liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa hiệu quả giảm đau và các yếu tố này. Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa thành công giảm đau và yếu tố: nhóm tuổi, thời gian mắc bệnh, phương pháp điều trị, số lần tái phát bệnh, tập luyện TDTT, giữa nhóm bệnh hàn thấp và nhóm bệnh thận âm hư. Kết luận: Phương pháp điện châm có thể phổ biến rộng rãi tại các cơ sở điều trị YHCT, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện cuộc sống cho những bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến điều trị giảm đau do thoái hoá cột sống cổ bằng điện châm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 84 KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU DO THOÁI HOÁ CỘT SỐNG CỔ BẰNG ĐIỆN CHÂM Nguyễn Thị Kim Ngân*, Phan Quan Chí Hiếu** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hư khớp hay thoái hoá khớp là những bệnh của khớp và cột sống mạn tính có đau và biến dạng, không có biểu hiện viêm (1, 4). Đã có nhiều nghiên cứu áp dụng phương pháp điện châm cho kết quả tốt (2, 5, 7). Công trình nghiên cứu này được thực hiện để trả lời 2 câu hỏi (a) tỷ lệ thành công của phương pháp này khi áp dụng vào cộng đồng (b) những yếu tố có ảnh hưởng trên hiệu quả giảm đau của phương pháp này. Thiết kế nghiên cứu: Bệnh chứng trong nghiên cứu đoàn hệ, (3) thực hiện tại khoa YHCT-BV Q.5- TP. HCM, BV. YHCT- TP. HCM và BV. YHCT tỉnh Bến Tre, từ 7/2010 – 5/2011. Đối tượng tham gia nghiên cứu: 323 bệnh nhân (131 nam và 192 nữ). Các biến số theo dõi: Giới tính, thời gian mắc bệnh, số lần tái phát, các phương pháp đã điều trị, tình trạng kinh nguyệt (đối với nữ), bệnh lý kèm theo, sự hợp tác của bệnh nhân, tình trạng tập thể dục thể thao, thể bệnh YHCT, phương pháp điện châm, biên độ vận động cột sống cổ, thang điểm đau QDSA. Phương pháp tiến hành: Các số liệu được thu thập thông qua (a) việc phỏng vấn trực tiếp với bệnh nhân và gia đình (b) quan sát trực tiếp kỹ thuật điều trị (c) đối chiếu với hồ sơ bệnh án lưu. Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi. Data. Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 10. Kết quả: Tỷ lệ giảm đau do thoái hóa cột sống cổ bằng điện châm trong lâm sàng thường ngày chiếm tỷ lệ khá cao 77,1%. Nghiên cứu đã tìm thấy các yếu tố: Giới tính, kinh nguyệt, các bệnh kèm theo, thể bệnh YHCT, sự hợp tác với thầy thuốc, chế độ điều trị, có ảnh hưởng đến hiệu quả giảm đau và sự liên quan có ý nghĩa thống kê (p0,05) giữa thành công giảm đau và yếu tố: nhóm tuổi, thời gian mắc bệnh, phương pháp điều trị, số lần tái phát bệnh, tập luyện TDTT, giữa nhóm bệnh hàn thấp và nhóm bệnh thận âm hư. Kết luận: Phương pháp điện châm có thể phổ biến rộng rãi tại các cơ sở điều trị YHCT, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện cuộc sống cho những bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ. Từ khoá: Điện châm, đau do thoái hóa cột sống cổ, QDSA. ABSTRACT INFLUENCE FACTORS ON PAIN RELIEF OF ELECTROPUNCTURE IN CERVICAL ARTHROSIS Nguyen Thi Kim Ngan, Phan Quan Chi Hieu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 84– 89 Background and aim: Osteoarthritis (OA) is a degenerative disorder of joints and vertebral column with pain and deformities without inflammation (1, 4) Many studies have demonstrated that electropuncture has good results in relieving pain of OA (2, 5, 7). This study was conducted for answering 2 questions: (a) what is the actual rate of good result in daily practice of community level; and (b) what are the influence factors on pain relief of this technique.  Bệnh viện Quận 5, Tp.HCM  Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Kim Ngân, ĐT: 0918076237, Email: ngocngan2740@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 85 Study design: A case-control cohort study was carried out at 2 Traditional Medicine (TM) hospitals of city level (HCM city and Ben Tre province), and 1 TM department of hospital of district level (Ho Chi Minh city) from 7/2010 to 5/2011. Participants: 323 patients (192 female and 131 male). Following variables: Gender, duration of disease prior admission; frequency of recurrence; treatments taken, menstrual cycle (in female), associated diseases; patient co-operation; exercises; TM clinical forms; technique of electropuncture; range motion of cervical spines; and QDSA scale of pain assessment. Data collected: The data were collected by (a) direct interview with patient and his (her) family members; (b) direct observation on electropuncture technique on the spot; and (c) cross-check with archives of hospital record of patients. Data were entered by Epi.Data, and analyzed by Stata.10. Results: Good recovery rate of electropuncture in daily practice was 77.1%. Influence factors on recovery rate were gender, menstrual cycles, associated diseases, TM clinical forms, patient co-operation, and regime of treatment (p0,05). No relation between the success of pain relief and age groups, duration of disease prior admission, treatments taken, frequency of recurrence, exercises. No relation between Cold Dampness and Yin Kidney Insufficiency groups. Conclusion: Electropuncture can be applied broadly in Traditional Medicine units for enhancing the treatment effects and improving life quality of cervical arthrosis patients. Key words: Electroacupuncture, electropuncture, pain of cervical arthrosis, QDSA scale. ĐẶT VẤN ĐỀ Hư khớp hay thoái hoá khớp là những bệnh của khớp và cột sống mạn tính có đau và biến dạng, không có biểu hiện viêm.Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hoá của sụn khớp và đĩa đệm (ở cột sống), phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Nguyên nhân chính của hư khớp là quá trình lão hoá và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp (đĩa đệm) (1, 4). Không có thuốc điều trị quá trình thoái hoá, chỉ có thể điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng và phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa, hạn chế các tác động cơ giới quá mức ở khớp và cột sống. Các biện pháp giáo dục, nghỉ ngơi, chế độ ăn, tập luyện và các liệu pháp vật lý là những vấn đề quan trọng. Dùng các thuốc giảm đau và chống viêm, các biện pháp chỉnh hình, áp dụng ngoại khoa khi cần thiết. Ngày nay điện châm được áp dụng rộng rãi trong điều trị và điều trị thành công nhiều loại bệnh, đặc biệt bệnh mạn tính trong đó có thoái hóa khớp. Có rất nhiều công trình nghiên cứu chứng minh điện châm giảm đau do THCSC cho kết quả tốt trên 75%(2,5,7). Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác định tỉ lệ giảm đau của điện châm và các yếu tố liên quan đến hiệu quả giảm đau thoái hoá cột sống cổ bằng điện châm. Mục tiêu cụ thể Xác định tỉ lệ giảm đau trong lâm sàng thường ngày của thoái hóa cột sống cổ khi điều trị bằng điện châm. Xác định mối liên quan giữa hiệu quả giảm đau với các yếu tố: số lần tái phát bệnh, thời gian mắc bệnh, sự hợp tác chặt chẽ giữa bệnh nhân và thầy thuốc, kỹ thuật châm cứu, thể bệnh, chế độ điều trị (nội trú, ngoại trú). ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian tiến hành nghiên cứu: 01/7/2010 – 30/5/2011. Cỡ mẫu 323 bệnh nhân. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 86 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu bệnh chứng trong đoàn hệ (3). Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân đến khám và điều trị nội, ngoại trú thoái hoá cột sống cổ bằng điện châm tại khoa Đông y bệnh viện quận 5, bệnh viện Y Học Cổ Truyền thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Y Học Cổ Truyền tỉnh Bến Tre từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 đến 30 tháng 5 năm 2011. Trong thời gian nghiên cứu, thỏa các tiêu chuẩn nhận vào, không có yếu tố loại trừ được mời vào tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn nhận vào Bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú hoặc ngoại trú tại khoa YHCT bệnh viện quận 5, bệnh viện YHCT thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện YHCT Bến Tre được chẩn đoán bị thoái hoá cột sống cổ khi có các triệu chứng như: đau mỏi kiểu cơ học, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, hạn chế vận động cột sống cổ: khó cúi, ngửa, nghiêng, quay cổ, tiếng lắc rắc khi vận động cột sống. Kèm phim X quang hình ảnh thoái hóa. Nam, nữ (mọi lứa tuổi) chấp thuận tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân không thể giao tiếp được: bị câm hoặc điếc nặng và không biết chữ, bị tâm thần, không biết rành tiếng ViệtVùng châm cứu bị lở loét. Bệnh nhân suy kiệt, yếu liệt toàn thân hoặc nửa người hoặc có những bệnh nặng khác kèm theo hoặc đang sử dụng thuốc giảm đau (NSAID, corticoid) có ảnh hưởng đến hiệu quả nghiên cứu. Công thức huyệt sử dụng trong nghiên cứu: Kiên ngoại du, hợp cốc, kiên ngung, phong trì, kiên tỉnh, đại chùy, hoa đà giáp tích (C1-C7)(5, 6) Chọn kim dài 4,5cm châm qua da, vê kim để tìm cảm giác đắc khí sau đó gắn máy điện châm. Dùng máy điện châm dạng xung gai nhọn 2 pha, năng lượng chạy máy 10mA, cường độ xung 1 - 100µA, tần số kích thích 3 - 40Hz. Trước hết phải kích thích với cường độ thấp nhất rồi từ từ tăng cường độ lên tới mức bệnh nhân chịu được cường độ kích thích đó. Thời gian lưu kim 20 phút trong mỗi lần châm. Tiêu chuẩn theo dõi Bệnh nhân chọn nghiên cứu được khám ghi chép chi tiết vào phiếu theo dõi. Được theo dõi liên tục và đánh giá sau mỗi 5 ngày. Tiêu chuẩn đánh giá Thước đo biên độ vận động cột sống cổ. Thang 10 điểm. Bảng câu hỏi QDSA (Questionnaire Douleur de St. Antoine). Xử lý số liệu Đánh mã bộ câu hỏi. Nhập số liệu bằng phần mềm Epi. Data. Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 10. Trình bày số liệu bằng phần mềm Microsoft Word. Phân tích số liệu Mô tả: bằng tần số và tỷ lệ (%). Phân tích: dùng OR với khoảng tin cậy (KTC) 95%, tính trung bình và xác định sự khác biệt giữa các yếu tố. KẾT QUẢ Bảng 1: Tần số và tỷ lệ các biến số theo dõi Nội dung Tần số (n = 323) Tỷ lệ % Đặc tính của mẫu nghiên cứu Giới tính Nam 131 40,6 Nữ 192 59,4 Tuổi < 40 tuổi 42 13 40 tuổi - 60 tuổi 228 70,6 > 60 tuổi 53 16,4 Nghề nghiệp Lao động nặng 82 25,4 Không lao động nặng 108 33,4 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 87 Nội dung Tần số (n = 323) Tỷ lệ % Khác 133 41,2 Đặc tính về các yếu tố khảo sát bệnh Thời gian mắc bệnh Dưới 6 tháng 112 34,7 Trên 6 tháng 211 65,3 Các phương pháp đã điều trị Không 53 16,4 Có 270 83,6 Số lầnTái phát Lần đầu 112 34,7 Tái phát > 1lần 211 65,3 Kinh nguyệt Còn kinh 83 43,2 Mãn kinh 109 56,7 Các bệnh kèm theo Không 113 35 Có 210 65 Tập luyện TDTT Không 167 51,7 Có 156 48,3 Thể bệnh Hàn thấp 81 25 Khí trệ huyết ư 112 34,7 Thận âm hư 130 40,3 Sự hợp tác của bệnh nhân Không tốt 60 18,6 Tốt 263 81,4 Chế độ điều trị Nội trú 27 8,4 Ngoại trú 296 91,6 Kỹ thuật điền châm Không đúng 00 00 Đúng 100 100 Bảng 2. So sánh trung bình điểm triệu chứng cơ năng sau các ngày điều trị. Nội dung(n=323) Trung bình P Trước điều trị 43,7±13,8 Sau 5 ngày 24,7±12,6 <0,05 Sau 10 ngày 15,7±10,4 <0,05 Sau 15 ngày 6,3±7,5 <0,05 Sau 20 ngày 1,2±4 <0,05 Bảng 3. Tổng hợp sự liên quan giữa thành công giảm đau và các đặc tính nền. Đặc điểm OR P Sự liên quan Giới tính 0,56 0,03 Có liên quan Nghề nghiệp 1,41 và 0,93 0,34 và 0,84 Không liên quan Nhóm tuổi 0,62 và 1,07 0,26 và 0,85 Không liên quan Bảng 4. Tổng hợp sự liên quan giữa thành công giảm đau với các yếu tố khảo sát. Đặc điểm (n=323) OR P Sự liên quan Thời gian mắc bệnh 0,81 0,46 Không liên quan Tình trạng điều trị trước 0,98 0,95 Không liên quan Số lần tái phát bệnh 0,95 0,85 Không liên quan Kinh nguyệt 2,6 0,01 Có liên quan Tập luyện TDTT 0,74 0,26 Không liên quan Các bệnh kèm theo 1,96 0,01 Có liên quan Thể bệnh YHCT 2,04 0,04 Có liên quan 1,8 0,08 Không liên quan Sự hợp tác với thầy thuốc 2,84 0,001 Có liên quan Đặc điểm (n=323) OR P Sự liên quan Chế độ điều trị 2,54 0,02 Có liên quan Bảng 5. Tổng hợp sự phân bố tần số và tỷ lệ thành công hiệu quả giảm đau sau các ngày điều trị. Nội dung (n = 323) Thành công Không thành công Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Sau 5 ngày điều trị 109 33,7 214 66,3 Sau 10 ngày điều trị 190 58,8 133 41,2 Sau 15 ngày điều trị 224 69,3 99 30,7 Sau 20 ngày điều trị 249 77,1 74 22,9 66.3 41.2 30.7 22.9 33.7 58.8 69.3 77.1 0% 5000% 10000% Sau 5 ngày Sau 10 ngày Sau 15 ngày Sau 20 ngày Không thành công Thành công Poly. (Không thành công) Poly. (Thành công) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 88 Biểu đồ: Phân bố tỷ lệ thành công hiệu quả giảm đau sau các ngày điều trị. Bảng 6. Xếp hạng giảm đau sau các ngày điều trị theo thang điểm QDSA. Nội dung (n = 323) Kém < 25% T.Bình 25% - 49% Khá 50% - 75% Tốt>75% TS/% TS/% TS/% TS/% Sau 5 ngày điều trị 144 (44,5) 70 (21,7) 109 (33,8) 0 (0) Sau 10 ngày điều trị 57 (17,7) 76 (23,5) 186 (57,6) 4 (1,2) Sau 15 ngày điều trị 33 (10,2) 66 (20,4) 147 (45,5) 77 (23,8) Sau 20 ngày điều trị 21 (6,5) 53 (16,4) 94 (29,1) 155 (48) BÀN LUẬN Về tỷ lệ phân bố nam nữ trong nghiên cứu, kết quả cho thấy, số nữ bị bệnh và đến khám chiếm tỷ lệ khá cao (59, 4%) so với nam là 40, 6%. Qua khảo sát có sự ảnh hưởng từ các yếu tố giới tính đến hiệu quả giảm đau sau điều trị. Kết quả cho thấy nhóm nam điều trị thành công chỉ bằng 0,56 lần so với nhóm nữ điều trị thành công. Trong tổng số 192 bệnh nhân nữ, 43, 2% vẫn còn trong giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt so với 56,7% đã qua chu kỳ này. Đa số các chị phụ nữ này nằm trong độ tuổi ngoài 50. Qua khảo sát có sự ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa tình trạng kinh nguyệt và hiệu quả giảm đau. Kết quả cho thấy nhóm phụ nữ mãn kinh có hiệu quả điều trị giảm đau gấp 2,6 lần so với nhóm phụ nữ còn kinh. Các thể bệnh kèm theo trong quá trình bị bệnh THCSC, có 65% số bệnh nhân hiện tại đang mắc một số bệnh mà phần lớn tập trung là các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, goutte ở những người trung niên và lớn tuổi. kết quả thống kê trên cho thấy một kết quả liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với việc nhóm có bệnh có hiệu quả điều trị giảm đau gấp 1,96 lần nhóm không có bệnh. Thể bệnh theo YHCT, trong đó, nhóm bệnh Thận âm hư chiếm tỷ lệ cao nhất (40, 3%), kế đến là nhóm bệnh Khí trệ huyết ứ (34,7%) và thấp nhất là nhóm Hàn thấp (25%). Trong nhóm bệnh điều trị nội trú và ngoại trú thường bị Thận âm hư, chiếm tỷ lệ khá cao (55,6% và 38, 8%), trong đó chủ yếu là trong độ tuổi từ 40 trở lên với tỷ lệ trong khoảng trên 60%. Trong khi đó, nhóm bệnh có độ tuổi dưới 40 thì không mắc Thận âm hư mà chủ yếu mắc bệnh về khí trệ huyết ứ với tỷ lệ trong 2 nhóm điều trị nội trú và ngoại trú là 100% và 51,3%. Kết quả thống kê trên cho thấy có sự liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với việc nhóm có bệnh có hiệu quả điều trị giảm đau gấp 1,96 lần nhóm không có bệnh. Qua khảo sát 81,4% số bệnh nhân hợp tác tốt, tuy nhiên vẫn còn đó 18,6% thể hiện sự khó khăn trong quá trình hợp tác trị bệnh với người thầy thuốc. Kết quả cho thấy, nhóm hợp tác tốt có hiệu quả điều trị giảm đau gấp 1,34 lần nhóm hợp tác không tốt. Bảng so sánh trung bình điểm triệu chứng cơ năng sau các ngày điều trị: Các trung bình có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Theo kết quả, có sự cải thiện tốt các triệu chứng cơ năng sau các ngày điều trị. KẾT LUẬN Trên 323 bệnh nhân bị thoái hoá cột sống cổ đươc điều trị bằng phương pháp điện châm, với liệu trình 20 ngày, kết quả tỉ lệ giảm đau là 77,1%. Ngoài ra nghiên cứu này cũng cho thấy các yếu tố như giới tính, kinh nguyệt, bệnh kèm theo, thể bệnh YHCT cũng như sự hợp tác với thầy thuốc và chế độ điều trị, có ảnh hưởng đến hiệu quả giảm đau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2010), “Bệnh học cơ xương khớp nội khoa”, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tr. 140-153. 2. Lê Cao Chí Mỹ (2005), “Hiệu quả điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ của phương pháp châm cứu kết hợp kéo giãn cột sống cổ”, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Đỗ Nguyên (2006), “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y khoa”, tài liệu lưu hành nội bộ, Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh, tr. 33 4. Hồ Hữu Lương (2006), “Thoái hóa cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm”, Nhà xuất bản Y học, tr. 7-96. 5. Phạm Gia Nhâm (2008), “Hiệu quả giảm đau và cải thiện vận động của điện châm trong điều trị thoái hóa cột sống cổ; Luận văn bác sĩ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 89 chuyên khoa cấp II Y học cổ truyền, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chi Minh. 6. Phan Quan Chí Hiếu (1997), “Bài giảng Thần kinh sinh học và châm cứu”, tài liệu lưu hành nội bộ, tập 1, tr. 12-13. 7. Liang ZH, Yang YH, Yu P, Zhu XP, Wu ZL, Zhang JF, Fu WB (2009 Mar), “Logistic regression analysis on therapeutic effect of acupuncture on neck pain caused by cervical spondylosis and factors influencing therapeutic effect”. Zhongguo Zhen Jiu., 29(3), pp.173-6.