Bệnh sốt rét được truyền cho người do muỗicái thuộc giống Anopheles. Muỗi đực chỉ hút nhựa cây, mật hoa, không đốt máu người do đó không thể truyền bệnh. Theo G.B. White (1982) [50] trên thế giới có khoảng 400 loài Anopheles được phát hiện trong đó có khoảng 67 loài có khả năng truyền sốt rét. Theo Trần Đức Hinh (1997) [13] ở Việt Nam có 59 loài Anopheles, trong đó có 7 loài có phản ứng dương tính với kháng thể đơn dòng của KSTSR. Các véc tơ truyền sốt rét chính ở Việt Nam là Anopheles minimus, Anopheles dirus, Anopheles sundaicus.
22 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát các yếu tố môi trường trên cạn tại Bình Thạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
21
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Khảo sát các yếu tố môi trường trên cạn tại Bình Thạnh.
3.1.2. Khảo sát các yếu tố môi trường nước tại Bình Thạnh.
3.1.3. Kiểu hình của Anopheles minimus.
3.1.4. Kiểu gen của Anopheles minimus.
3.1.5. Mùa phát triển của Anopheles minimus.
3.1.6. Tập tính của Anopheles minimus.
3.1.7. Tỉ lệ nhiễm KSTSR của Anopheles minimus.
3.1.8. Phản ứng của Anopheles minimus với hoá chất alpha cypermethrine và
lambda-cyhalothrine.
3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu trên đối tượng là muỗi Anopheles minimus Theobald,
1901.
3.2.1. Vòng đời muỗi Anopheles.
Bệnh sốt rét được truyền cho người do muỗi cái thuộc giống Anopheles.
Muỗi đực chỉ hút nhựa cây, mật hoa, không đốt máu người do đó không thể
truyền bệnh. Theo G.B. White (1982) [50] trên thế giới có khoảng 400 loài
Anopheles được phát hiện trong đó có khoảng 67 loài có khả năng truyền sốt rét.
Theo Trần Đức Hinh (1997) [13] ở Việt Nam có 59 loài Anopheles, trong đó có 7
loài có phản ứng dương tính với kháng thể đơn dòng của KSTSR. Các véc tơ
truyền sốt rét chính ở Việt Nam là Anopheles minimus, Anopheles dirus,
Anopheles sundaicus.
Vòng đời của Anopheles có 4 giai đoạn khác nhau: trứng, bọ gậy, quăng và
muỗi, trong đó chỉ có giai đoạn muỗi sống trên cạn. Muỗi cái cần đốt máu để
22
phát triển trứng, trứng thường được đẻ trước khi muỗi đốt máu lần sau, hình
thành các chu kỳ sinh thực trong đời sống của muỗi. Thời gian của một chu kỳ
sinh thực phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Muỗi cái đẻ trứng trong suốt đời
sống của nó. Trung bình chúng có thể đẻ được 1-3 lứa. Trong điều kiện thuận lợi
muỗi cái Anopheles có thể sống từ 2-3 tuần.
Trứng muỗi được đẻ xuống nước, mỗi lứa từ 100-150 trứng. Mỗi một loài
Anopheles chọn một thuỷ vực thích hợp để đẻ trứng. Sau 2-3 ngày trứng nở thành
bọ gậy. Bọ gậy Anopheles thường nằm song song với mặt nước để lấy không
khí. Thời kỳ bọ gậy chia làm 4 giai đoạn (tuổi). Bọ gậy lột xác từ tuổi 1 sang
tuổi 2, 3, 4. Mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 2-3 ngày tuỳ thuộc vào điều kiện môi
trường có thuận lợi cho sự phát triển của chúng hay không. Nhiệt độ, ánh sáng,
lượng thức ăn có ảnh hưởng lớn đến thời gian phát triển của bọ gậy. Trong điều
kiện bình thường giai đoạn bọ gậy kéo dài từ 8 -10 ngày.
Bọ gậy tuổi 4 lột xác thành quăng. Quăng không ăn, chỉ tiêu chất dự trử.
Giai đoạn quăng kéo dài 2-3 ngày, sau đó quăng phát triển thành muỗi. Muỗi
Anopheles giao phối với nhau khi đang bay. Sự thụ tinh chỉ xảy ra một lần sau
đó tinh trùng được dự trử trong túi tinh trong cơ thể muỗi cái và thụ tinh cho
trứng dần dần.
Hầu hết Anopheles đốt mồi vào ban đêm, vào nửa đầu hay nửa cuối của
đêm. Có loài thích vào nhà đốt mồi (endophagic), có loài thích đốt mồi ngoài
nhà (exophagic). Có loài thích đốt người (anthropophilic), có loài thích đốt máu
súc vật (zoophilic). Thời gian truyền KSTSR vào vật chủ có thể thay đổi tuỳ vào
nhiệt độ, chủng loại KSTSR...
3.2.2. Chu kỳ của KSTSR trong cơ thể muỗi
23
Muỗi cái Anopheles hút máu bệnh nhân có KSTSR ở thể giao bào
(gametocyste). Giao bào phát triển thành gametes đực và cái vào trong dạ dày
muỗi, sau 10 - 20 phút kết hợp thành hợp tử (zygote), vài giờ sau hợp tử phát
triển kéo dài ra thành hình thoi di động gọi là ookinete. Ookinete len qua những
tế bào thành dạ dày, bám chặt vào thành ngoài dạ dày, biến thành nang bào
(oocyste). Nang bào có hình tròn và không di động. Nang bào phát triển qua 4
giai đoạn, khi soi tươi dưới kính hiển vi thì có màu trong suốt, khi nhuộm thì bắt
màu xanh sẫm. Thường nang bào xuất hiện ở thành ngoài dạ dày muỗi 2 ngày
sau khi muỗi đốt máu bệnh nhân. Nang bào lớn dần, phân chia thành hàng ngàn
phân tử nhỏ có hình thoi, dài khoảng 15μm, có một nhân ở giữa gọi là thoa trùng
(sporozoite). Nang bào phát triển đến tuổi 4 phá vỡ thành dạ dày tung thoa
trùng ra ngoài, thoa trùng theo hạch bạch huyết đến tập trung ở tuyến nước bọt của
muỗi và truyền sang cho người khi muỗi đốt người.
3.2.3. Muỗi Anopheles minimus
Muỗi Anopheles minimus trong hệ thống phân loại
Ngành chân khớp : Arthropoda
Lớp côn trùng : Insecta
Bộ hai cánh : Diptera
Bộ phụ râu dài: Nematocera
Họ muỗi : Culicidae
Phân họ muỗi sốt rét: Anophelinae
Giống : Anopheles
Phân giống: Cellia
Muỗi Anopheles minimus
24
Anopheles minimus rất đa dạng về hình thái. Muỗi Anopheles minimus
kiểu hình A có thân nhỏ, màu đen, xúc biện có 3 băng trắng, cánh có một điểm
trắng gián đoạn ở gân gốc cánh, vòi muỗi nhỏ thanh, màu đen nhạt, đầu mút vòi
có màu vàng nâu, gân cánh L6 có 2 điểm đen, L5 có 3 điểm đen, diềm cánh
gián đoạn ở tất cả các gân trừ gân L6. (Phụ lục)
Các tác giả Hồ Đình Trung, Nguyễn Đức Mạnh, Trần Đức Hinh, Marc
Coosemans (1996) [37], phân biệt các dạng của muỗi Anopheles minimus như sau:
Anopheles minimus kiểu hình A: có gián đoạn gốc cánh tại tại điểm
presector trên gân costa, không có điểm trắng humeral.
Anopheles minimus kiểu hình B: không có gián đoạn gốc cánh ở cả 2 điểm
presector và humeral trên gân costa.
Anopheles minimus kiểu hình C: có gián đoạn gốc cánh ở cả 2 điểm
presector và humeral trên gân costa.(Phụ lục)
Bọ gậy Anopheles minimus
Phần đầu: có lông môi trong xa nhau, lông ăng ten đơn, lông môi ngoài và
lông môi trong không phân nhánh.
Phần bụng: từ đốt IV - đốt VII có khánh lưng lớn ( rộng hơn khoảng cách
giữa gốc các đôi lông lá cọ). Bờ dưới khánh lưng đốt bụng II nhẵn; lông số 0 từ
đốt bụng đốt IV - đốt VII thường chia nhánh và nằm ngoài khánh. (Phụ lục)
3.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3/2006 đến tháng 3/2007.
3.4. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
25
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình
Thuận.
Bình Thuận là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có địa hình phức tạp do
ở tận cùng của Nam Trường Sơn, nơi có các dãy núi chạy ra sát biển, chia cắt
dãy đồng bằng nhỏ hẹp ra thành nhiều đoạn nhỏ, các dãy núi này đều chạy theo
hướng tây bắc - đông nam và thấp dần theo hướng đó tạo cho địa hình dốc về
phía biển.
Bình Thuận nằm trong khu vực khí hậu á xích đạo gió mùa hơi khô, có
nhiệt độ cao và lượng mưa ít nhất trong cả nước [10]. Số liệu đo đạc được trong
nhiều năm tại các trạm Khí tượng Thuỷ văn cho thấy nhiệt độ trung bình tại
tỉnh Bình Thuận là 26,60C. Tháng 5 là tháng có nhiệt độ cao nhất (28,3˜0C).
Tháng 1 là tháng có nhiệt độ thấp nhất (24,70C). Tháng10 là tháng có ẩm độ
cao nhất (86,2%). Tháng 3 là tháng có ẩm độ thấp nhất (69,5%). Lượng mưa
trung bình là 1152mm [6].
Xã Bình Thạnh thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận có toạ độ xác định
11011’82” vĩ độ Bắc, 1080 41’39” kinh độ Đông. Ranh giới : Phía bắc giáp thị
trấn Liên Hương, phía tây giáp xã Chí Công, phía đông và nam giáp Biển Đông
. Độ cao 6,55 m so với mực nước biển
Theo tác giả Vũ Tự Lập (2003) [19] Bình Thạnh nằm trong hệ địa sinh thái
cồn cát ven biển nội chí tuyến gió mùa khô hạn, hình thành trên đất cát nghèo
nàn, đồng thời tác động của gió biển rất mạnh, cho nên sinh khối và năng suất
rất thấp. Thực vật chủ yếu là cỏ, xen ít cây bụi, không phủ kín được mặt cát.
Thảm thực vật gồm có Cỏ lông chông, Cỏ gà, Cỏ gấu, Cỏ gừng, Muống biển ,
Xương rồng, Dứa dại, Dứa sợi, cây gỗ chủ yếu có Phi lao.
26
Bình Thạnh có hai mùa: mùa khô từ tháng 1 đến tháng 6, mùa mưa từ tháng
7 đến tháng 12.
Bình Thạnh có 2 hướng gió: gió đông bắc thổi vào các tháng 1, 2; gió tây
nam thổi vào các tháng 7, 8.
Số liệu điều tra tháng 3 năm 2006 cho thấy: Bình Thạnh có diện tích 26,682
km2. Dân số của xã là 2777 người, thuộc 551 hộ, trong đó 97% người Kinh, 3%
người Chăm. Về cơ cấu nghề nghiệp có 37% số hộ làm nghề nông lâm thuỷ
sản, 54 % làm dịch vụ, 9% là công nhân và các nghề khác .
Các điều tra của Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Quy Nhơn từ 1977
đến 2000 cho thấy tại Bình Thạnh thường xuyên có mặt muỗi Anopheles
minimus với mật độ cao: 13 con/giờ/người (Phương pháp mồi người, tháng 8
năm 1983). Từ 1980 - 1994 tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét của người dân địa
phương luôn cao hơn 5% . Tháng 5 năm 1994 một điểm kính hiển vi được đặt
ngay tại Trạm xá xã để phát hiện điều trị kịp thời bệnh nhân sốt rét. Từ 1994 -
2005, nhờ hoạt động hiệu quả của điểm kính, tỉ lệ nhiễm KSTSR giảm hẳn,
thường không cao hơn 2% (Số liệu Trạm Y tế xã Bình Thạnh).
27
Bac Binh
Tanh Linh
Ham Tan
Ham Thuan B ac
Tuy Phong
Ham Thuan N am
Duc Linh
Tp. Phan Thiet
Bản đồ tỉnh Bình Thuận
Phan Dung
Phong Phu
Phu Lac
Vinh Tan
Vinh Hao
Chi Cong Binh Thanh
Hoa Minh
Hoa Phu
Phuoc The
Lien Huong town
Phan Ri Cua town
Bản đồ huyện Tuy Phong
28
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phương pháp khảo sát các yếu tố môi trường
- Phương pháp đo đạc
Các yếu tố môi trường trên cạn
Việc xác định các yếu tố môi trường trên cạn được thực hiện trong các
vườn cây nơi có muỗi Anopheles minimus sinh trưởng. Mỗi thôn chọn một nhà
có vườn để đo đạc các yếu tố môi trường và điều tra muỗi Anopheles.
Nhiệt độ, ẩm độ được đo trên máy tự ghi vào lúc 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 24
giờ, lấy giá trị trung bình.
Tốc độ gió được đo 4 lần trong 1 ngày vào lúc 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 24
giờ, thời gian đo 5 phút, lấy giá trị trung bình.
Cường độ ánh sáng đo 3 lần trong 1 ngày vào lúc 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ, thời
gian đo 5 phút, lấy giá trị trung bình.
- Đo nhiệt độ, ẩm độ bằng máy đo TESTO 635.
- Đo tốc độ gió bằng máy đo SIBATA Model ISA-80.
- Đo cường độ ánh sáng bằng máy đo SIBATA Model ANA-F11.
Các yếu tố môi trường nước
Độ pH, độ mặn được đo tại 3 thuỷ vực cách nhau 1km, đo ở vị trí cách mặt
nước 0,2 m, lấy giá trị trung bình.
- Đo pH bằng máy đo pH JENWAY Model 3150.
- Đo độ mặn bằng máy đo WQC-22A.
- Đo mực nước 3 thuỷ vực cách nhau 1 km, lấy giá trị trung bình.
- Sử dụng số liệu lượng mưa trong năm 2006 của Đài Khí tượng Thuỷ văn
trạm Sông Luỹ (huyện Bắc Bình) cách Bình Thạnh 35 km.
29
3.5.2. Phương pháp điều tra Anopheles.
Phương pháp chọn điểm điều tra
Tại hai điểm nhỏ nghiên cứu là thôn 1 và thôn 2 thuộc xã Bình Thạnh,
mỗi thôn chọn một nhà có người ở để điều tra mật độ muỗi tìm mồi trong nhà
và ngoài nhà. Điều tra muỗi ở chuồng gia súc được thực hiện ở hai chuồng bò
của hai nhà khác ở hai thôn. Điều tra bọ gậy ở các thuỷ vực của hai vườn trong
hai thôn. Các điểm điều tra được chọn ngẫu nhiên và giữ cố định trong suốt thời
gian nghiên cứu.
5 phương pháp điều tra Anopheles
- Mồi người trong nhà : Hai người điều tra trong hai đêm từ 19 giờ đến 5 giờ
sáng ngày hôm sau tại 2 nhà cố định.
- Mồi người ngoài nhà : Hai người điều tra trong hai đêm từ 19 giờ đến 5 giờ
sáng ngày hôm sau tại 2 nhà cố định.
- Soi trong nhà ngày : Hai người điều tra trong hai ngày từ 6 giờ đến 8 giờ
tại 10 nhà cố định .
- Soi chuồng gia súc : Hai người điều tra trong hai đêm từ 20 giờ đến 24 giờ tại 2
chuồng cố định .
- Thu thập bọ gậy : Mỗi loại thuỷ vực điều tra 100 bát.
Mật độ muỗi được tính bằng số lượng muỗi một người thu thập được trong một
giờ (con/giờ/người) .
Mật độ bọ gậy được tính bằng số lượng bọ gậy một người thu thập được trong
100 bát (con/100 bát ).
3.5.3. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu
3.5.3.1. Kỹ thuật định loại Anopheles
30
Sử dụng các bảng định loại Anopheles của Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn
trùng Trung ương (1987), Reid (1968), Harison (1980).
Nguyên tắc chung được sử dụng để thiết lập khoá định loại
Khoá định loại được thiết lập theo nguyên tắc phân nhánh lưỡng phân, sử
dụng các đặc điểm đối lập nhau để loại trừ, một loài khi có một đặc điểm này thì
không có đặc điểm tương ứng khác.
Ví dụ : Lông môi có phân nhánh, lông môi không phân nhánh .
Lông bờ ngực đơn, lông bờ ngực kép.
Cách sử dụng khoá định loại
- Nhận biết các đặc điểm dùng để định loại từ tổng quát đến chi tiết.
- Quan sát mẫu vật để tìm các đặc điểm phân loại.
- Tra cứu các đặc điểm của mẫu vật trong khoá phân loại cho đến loài .
- Khi có một đặc điểm trùng hợp cần xem xét các đặc điểm bổ sung ở các pha
khác.
Kỹ thuật định loại muỗi Anopheles
- Gây mê muỗi bằng ether hay chloroform.
- Cho muỗi ra đĩa petri, dùng kim mổ cắm vào ngực muỗi, giữa đôi chân thứ hai,
chếch về phía sau cho 2 cánh muỗi xoè ra.
- Quan sát muỗi bằng lúp tay có độ phóng đại 10x, 20x, hoặc lúp hai mắt có độ
phóng đại 10x, 20x,40x sơ bộ nhận xét các đặc điểm sau : muỗi đực hay muỗi
cái, Anophelinae hay Culicinae, cánh có điểm trắng đen hay đồng màu, chân có
hoa hay đen tuyền, các đốt bàn chân có băng trắng hay không có băng trắng.
Sau khi có khái niệm chung, dùng lúp tay quan sát chi tiết, so sánh các đặc điểm
đó với bảng định loại và xác định loài.
Đặc điểm của muỗi Anopheles
31
Ơû phần đầu quan sát các đặc điểm của vòi và xúc biện
- Vòi : Quan sát màu sắc của vòi, vòi màu đen hay ánh vàng.
- Xúc biện (palp): xác định số lượng, kích thước, sự phân bố của các băng trắng
trên xúc biện.
Ơû phần ngực quan sát các đặc điểm của cánh và diềm cánh
- Cánh: Quan sát các gân costa, subcosta; xác định số lượng, kích thước, sự
phân bố các điểm trắng đen trên gân cánh từ L1 - L6.
- Diềm cánh: xác định sự phân bố của các điểm trắng đen trên diềm cánh.
Ơû phần bụng quan sát và đếm các chùm lông trên các đốt bụng của muỗi.
Phần chân
- Quan sát các vảy trắng, điểm trắng, băng trắng, chùm lông trên chân.
Xác định số lượng, kích thước, sự phân bố của chúng trên các đốt của chân.
3.5.3.2. Kỹ thuật định loại bọ gậy Anopheles
Dùng ống hút đặt bọ gậy lên lam kính, bọ gậy Anopheles đặt nằm sấp, đầu
bọ gậy hướng về phía người soi kính. Đặt lamen lên trên bọ gậy, tránh di chuyển
lamen nhiều lần làm rụng lông và mất các đặc điểm định loại. Đầu tiên quan sát
tổng quát bọ gậy ở vật kính 8x, sau đó chuyển sang vật kính 40x để quan sát các
đặc điểm chi tiết, dựa vào bảng định loại để xác định loài. Chỉ định loại bọ gậy
tuổi 3, 4; bọ gậy tuổi 1, 2 chưa có đủ đặc điểm để định loại.
Đặc điểm của bọ gậy Anopheles
Ơû phần đầu quan sát các lông ăng ten : đơn hay kép, vị trí của lông ăng
ten. Các lông môi : các lông môi trong, ngoài, trước, sau có phân nhánh hay
32
không phân nhánh, vị trí của các lông môi. Lông đường nối trong, ngoài, có phân
nhánh hay không phân nhánh , số lượng nhánh lông.
Ơû phần ngực quan sát các lông bờ ngực: lông bờ ngực đơn hay kép (chỉ
cần 1 trong 3 lông bờ ngực là kép thì kết luận đó là lông bờ ngực kép). Các lông
vai lông vai trong, giữa, ngoài, chung gốc hay không chung gốc, phân nhánh
hay không phân nhánh. Lông số 4 ngực giữa có phân nhánh hay không, rũ hay
thẳng, số lượng nhánh. Lông lá cọ đốt ngực sau : lông lá cọ có phát triển hay
không phát triển.
Ơû phần bụng quan sát các lông lá cọ : các lông lá cọ phát triển hay không
phát triển, sắc tố của các lông lá cọ. Xác định hình dạng, kích thước của khánh.
Quan sát các lông số 0, 5, 7, 9…
Khi định loại phải theo thứ tự của bảng định loại, loại dần những đặc
điểm sai khác, không đi tắt hay đi ngược từ dưới lên.
3.5.3.3. Kỹ thuật điều tra muỗi
- Phương pháp mồi người
Mục đích của phương pháp này là xác định thành phần, mật độ các loài
Anopheles đốt người, thời gian muỗi đốt mồi trong đêm và mùa phát triển của
muỗi trong năm.
Người mồi muỗi thường mặc quần cộc hoặc vén quần lên để chân ra thu
hút muỗi. Vị trí mồi có thể ở trong nhà, ngoài sân hay ngoài rừng. Người mồi
muỗi ngồi yên, chờ cho muỗi đến đốt máu thì soi đèn pin bắt. Dùng tube bằng
thuỷ tinh có thủng hai đầu để bắt muỗi. Dùng bông không thấm nước để đậy
miệng tube. Khoảng 2 - 3 phút phải bật đèn lên để kiểm tra, không chiếu đèn
trực tiếp vào muỗi vì ánh sáng kích thích làm muỗi bay mất. Ghi lại giờ bắt
33
muỗi, nơi bắt muỗi. Mồi người thường được tiến hành từ 18 giờ đêm đến 6 giờ
sáng hôm sau để xác định thời gian muỗi Anopheles hoạt động mạnh nhất trong
đêm và thành phần, mật độ các loài Anopheles đốt một người trong một đêm (
chỉ số Macdonalt).
- Phương pháp soi muỗi trong nhà ban ngày
Mục đích của phương pháp điều tra này là xác định thành phần, mật độ các
loài Anopheles có tập tính trú tiêu máu trong nhà. Xác định vị trí, độ cao, giá thể
nơi muỗi trú tiêu máu. Đánh giá tác dụng của hoá chất phun tẩm trong nhà
Thời gian điều tra : Tiến hành vào buổi sáng từ 6 -10 giờ ở trong nhà. Tay phải
người điều tra cầm ống nghiệm, tay trái cầm đèn pin. Bắt đầu tìm muỗi từ cửa ra
vào và đi dần vào trong, vừa đi vừa rọi đèn vào tường, đèn cách tường từ 30 - 40
cm, chiếu qua lại, lên xuống. Chú ý tìm những nơi có ít ánh sáng, kín gió, độ
cao từ 2 mét trở xuống, muỗi thường đậu trên quần áo, chăn màn, trong các đồ
dùng gia đình như xoong nồi, chum vại …Khi thấy muỗi úp nhanh ống nghiệm
lên muỗi, di động qua lại cho muỗi bay vào ống, dùng bông nút ống lại. Ghi vào
nhãn : địa điểm thu thập muỗi, huyện, xã, số nhà, nơi đậu, độ cao so với sàn nhà
của từng con, số sella của muỗi .
- Phương pháp thu thập muỗi chuồng gia súc
Mục đích của phương pháp này là xác định thành phần, mật độ các loài
Anopheles đốt máu súc vật. Thu thập muỗi cho các thử nghiệm nhạy kháng và
tồn lưu hoá chất (bioassay).
Tìm bắt muỗi đang đốt máu trâu bò, đang đậu trên tường hay trên các đám
cỏ, bụi cây gần chuồng. Dùng tube bằng thuỷ tinh có thủng hai đầu để bắt muỗi.
Dùng bông không thấm nước để đậy miệng tube. Ghi lại giờ bắt muỗi, nơi bắt
muỗi. Thường thu thập muỗi ở chuồng gia súc từ 20 - 24 giờ.
34
3.5.3.4. Kỹ th