Mục tiêu. Khảo sát sự khác nhau về các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nhóm bệnh nhân có tuổi so với nhóm
bệnh nhân trẻ tuổi, sự khác biệt về động mạch vành (ĐMV) thủ phạm và số nhánh ĐMV tổn thương ở nhóm có
tuổi so với nhóm trẻ tuổi, ở nhóm có đái tháo đường (ĐTĐ) so với nhóm không có ĐTĐ.
Phương pháp nghiên cứu. Cắt ngang mô tả, có phân tích, vừa hồi cứu vừa tiến cứu. Đối tượng. Thu thập
được 213 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp có ST chênh lên, chia thành các nhóm có và không có
ĐTĐ, < 60 tuổi và ≥ 60 tuổi.
Kết quả. Nhóm tuổi < 60 chiếm 47,89%, nhóm ≥ 60 trở lên chiếm 52,11%. Tuổi trung bình của 2 nhóm có
ĐTĐ và không có ĐTĐ khác nhau không có ý nghĩa. Có 155 nam (72,77%), 58 nữ (27,23%). Tỷ lệ giới tính ở 2
nhóm bệnh nhân có ĐTĐ và không ĐTĐ khác nhau không có ý nghĩa. Tỉ lệ nữ trong nhóm ≥ 60 tuổi cao hơn
nhóm < 60 tuổi. Tỉ lệ nam trong nhóm < 60 tuổi cao hơn nhóm ≥ 60 tuổi. Tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm bệnh nhân
có ĐTĐ cao hơn nhóm bệnh nhân không có ĐTĐ. Tỉ lệ THA ở nhóm ≥ 60 tuổi cao hơn so với nhóm < 60 tuổi. Ở
nhóm bệnh nhân có ĐTĐ, tỉ lệ rối loạn chuyển hóa lipid dạng tăng Triglycerid kèm giảm HDL-c và dạng RLCH
lipid hỗn hợp cao hơn so với nhóm không ĐTĐ. Ở nhóm không ĐTĐ, dạng rối loạn tăng Cholesterol toàn phần
kèm LDL-c, tăng LDL-c đơn độc, giảm HDL-c đơn độc cao hơn so với nhóm ĐTĐ. Dạng rối RLCH lipid ở hai
nhóm < 60 tuổi và ≥ 60 tuổi khác nhau không có ý nghĩa. Khảo sát ĐMV thủ phạm: Động mạch liên thất trước
(ĐMLLT) và động mạch vành phải (ĐMVP) chiếm tỉ lệ tương đương nhau, động mạch mũ trái (ĐMMT) chiếm
tỉ lệ thấp nhất. Tỉ lệ ĐMV thủ phạm ở 2 nhóm có ĐTĐ và không ĐTĐ khác nhau không có ý nghĩa. Ở nhóm ≥
60 tuổi có tỉ lệ ĐMLTT và ĐMVP cao hơn so với nhóm < 60 tuổi. Trung bình về số nhánh ĐMV tổn thương ở
nhóm có ĐTĐ cao hơn nhóm không ĐTĐ. Trung bình số nhánh ĐMV tổn thương ở nhóm tuổi ≥ 60 cao hơn
nhóm tuổi < 60. Tỷ lệ tổn thương 2 nhánh ở nhóm có ĐTĐ cao hơn nhóm không ĐTĐ. Tỉ lệ tổn thương 1 và 2
nhánh ĐMV ở nhóm ≥ 60 tuổi cao hơn nhóm < 60 tuổi.
Kết luận. Nam có tần suất bị NMCT cấp cao hơn nữ. Khi tuổi càng tăng (≥ 60 tuổi), tần suất nữ giới bị
NMCT cấp càng tăng. Tỉ lệ THA ở nhóm ĐTĐ cao hơn nhóm không ĐTĐ, ở nhóm ≥ 60 tuổi cao hơn nhóm < 60
tuổi. Ở nhóm ĐTĐ thường gặp RLCH lipid dạng tăng Triglyceride kèm giảm HDL-c và dạng hỗn hợp. Ở nhóm
không ĐTĐ thường gặp RLCH lipid dạng tăng Cholesterol toàn phần kèm LDL-c. Ở nhóm ≥ 60 tuổi ĐMV thủ
phạm thường gặp là ĐMLTT và ĐMVP. Tỉ lệ tổn thương đa nhánh ĐMV ở nhóm có tuổi cao hơn nhóm trẻ
tuổi, nhóm ĐTĐ cao hơn nhóm không ĐTĐ.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các yếu tố nguy cơ tim mạch, tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân có tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp, có hoặc không có đái tháo đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 200
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH,
TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN CÓ TUỔI
BỊ NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP, CÓ HOẶC KHÔNG CÓ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Ngô Hàng Vinh*, Phạm Nguyễn Vinh**, Phạm Hòa Bình***, Nguyễn Ngọc Tú***
TÓM TẮT
Mục tiêu. Khảo sát sự khác nhau về các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nhóm bệnh nhân có tuổi so với nhóm
bệnh nhân trẻ tuổi, sự khác biệt về động mạch vành (ĐMV) thủ phạm và số nhánh ĐMV tổn thương ở nhóm có
tuổi so với nhóm trẻ tuổi, ở nhóm có đái tháo đường (ĐTĐ) so với nhóm không có ĐTĐ.
Phương pháp nghiên cứu. Cắt ngang mô tả, có phân tích, vừa hồi cứu vừa tiến cứu. Đối tượng. Thu thập
được 213 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp có ST chênh lên, chia thành các nhóm có và không có
ĐTĐ, < 60 tuổi và ≥ 60 tuổi.
Kết quả. Nhóm tuổi < 60 chiếm 47,89%, nhóm ≥ 60 trở lên chiếm 52,11%. Tuổi trung bình của 2 nhóm có
ĐTĐ và không có ĐTĐ khác nhau không có ý nghĩa. Có 155 nam (72,77%), 58 nữ (27,23%). Tỷ lệ giới tính ở 2
nhóm bệnh nhân có ĐTĐ và không ĐTĐ khác nhau không có ý nghĩa. Tỉ lệ nữ trong nhóm ≥ 60 tuổi cao hơn
nhóm < 60 tuổi. Tỉ lệ nam trong nhóm < 60 tuổi cao hơn nhóm ≥ 60 tuổi. Tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm bệnh nhân
có ĐTĐ cao hơn nhóm bệnh nhân không có ĐTĐ. Tỉ lệ THA ở nhóm ≥ 60 tuổi cao hơn so với nhóm < 60 tuổi. Ở
nhóm bệnh nhân có ĐTĐ, tỉ lệ rối loạn chuyển hóa lipid dạng tăng Triglycerid kèm giảm HDL-c và dạng RLCH
lipid hỗn hợp cao hơn so với nhóm không ĐTĐ. Ở nhóm không ĐTĐ, dạng rối loạn tăng Cholesterol toàn phần
kèm LDL-c, tăng LDL-c đơn độc, giảm HDL-c đơn độc cao hơn so với nhóm ĐTĐ. Dạng rối RLCH lipid ở hai
nhóm < 60 tuổi và ≥ 60 tuổi khác nhau không có ý nghĩa. Khảo sát ĐMV thủ phạm: Động mạch liên thất trước
(ĐMLLT) và động mạch vành phải (ĐMVP) chiếm tỉ lệ tương đương nhau, động mạch mũ trái (ĐMMT) chiếm
tỉ lệ thấp nhất. Tỉ lệ ĐMV thủ phạm ở 2 nhóm có ĐTĐ và không ĐTĐ khác nhau không có ý nghĩa. Ở nhóm ≥
60 tuổi có tỉ lệ ĐMLTT và ĐMVP cao hơn so với nhóm < 60 tuổi. Trung bình về số nhánh ĐMV tổn thương ở
nhóm có ĐTĐ cao hơn nhóm không ĐTĐ. Trung bình số nhánh ĐMV tổn thương ở nhóm tuổi ≥ 60 cao hơn
nhóm tuổi < 60. Tỷ lệ tổn thương 2 nhánh ở nhóm có ĐTĐ cao hơn nhóm không ĐTĐ. Tỉ lệ tổn thương 1 và 2
nhánh ĐMV ở nhóm ≥ 60 tuổi cao hơn nhóm < 60 tuổi.
Kết luận. Nam có tần suất bị NMCT cấp cao hơn nữ. Khi tuổi càng tăng (≥ 60 tuổi), tần suất nữ giới bị
NMCT cấp càng tăng. Tỉ lệ THA ở nhóm ĐTĐ cao hơn nhóm không ĐTĐ, ở nhóm ≥ 60 tuổi cao hơn nhóm < 60
tuổi. Ở nhóm ĐTĐ thường gặp RLCH lipid dạng tăng Triglyceride kèm giảm HDL-c và dạng hỗn hợp. Ở nhóm
không ĐTĐ thường gặp RLCH lipid dạng tăng Cholesterol toàn phần kèm LDL-c. Ở nhóm ≥ 60 tuổi ĐMV thủ
phạm thường gặp là ĐMLTT và ĐMVP. Tỉ lệ tổn thương đa nhánh ĐMV ở nhóm có tuổi cao hơn nhóm trẻ
tuổi, nhóm ĐTĐ cao hơn nhóm không ĐTĐ.
Từ khóa. Yếu tố nguy cơ tim mạch, tổn thương động mạch vành, bệnh nhân cao tuổi, nhồi máu cơ tim cấp,
đái tháo đường.
* * BV Chợ Rẫy ** Đại học Y Phạm Ngọc Thạch. *** Bộ môn Lão Khoa Đại học Y Dược.
Tác giả liên lạc: ThS.Ngô Hàng Vinh. ĐT: 0989809071 Email: ngohangvinh@yahoo.com)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 201
ABSTRACT
STUDYING CARDIOVASCULAR RISK FACTORS AND CORONARY ARTERY LESION
IN ELDERLY PATIENTS WITH ACUTE MYOCARDIAL INFARCTION
WITH OR WITHOUT DIABETES.
Ngo Hang Vinh, Pham Nguyen Vinh, Pham Hoa Binh, Nguyen Ngoc Tu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 200 - 206
Objectives. Studying the differences in cardiovascular risk factors in elderly patients compare with that in
adults, the difference in culprit coronary artery branch and the number of injured coronary artery branch in
elderly compare with adults, in diabetes compare with no diabetes.
Methods. Cross-sectional descriptive, analysis, retrospective and prospective study. Patients. Collecting 213
patients with ST segment elevation myocardial infraction (MI), devided into diabetes and no diabetes groups, <
60 years old and ≥ 60 years old.
Results. The group included patients < 60 years was about 47,89%, ≥ 60 years old made up 52,11%, there
was no statistically significant difference between the average age of diabetes and no diabetes. 155 males
(72.77%), 58 females (27.23%). There was no significant difference in sex between diabetes and no diabetes. The
proportion of females in group ≥ 60 years old was higher than < 60 years old. The proportion of males < 60 years
old was higher than ≥ 60 years old. The proportion of hypertension in diabetes group was higher than in no
diabetes group. The proportion of hypertension in group ≥ 60 years old was higher than in group < 60 years old.
In diabetes group, the proportion of dyslipidemia in hypertriglyceridemia and low HDL type and combined
hyperlipidemia type was higher than no diabetes group. In no diabetes group, hypercholesterolemia type with
LDL-c, hyper LDL-c alone , low HDL-c alone was higher than diabetes group. There was no significant difference
in dyslipidemia type between group < 60 years old and ≥ 60 years old. Studying culprit coronary artery branch:
Left Anterior descending (LAD) and right coronary artery (RCA) had the same proportion, circumflex (Cx)
coronary arteries is the highest rate. There was no significant difference in proportion of culprit coronary artery
between diabetes group and no diabetes group. In group ≥ 60 years old, the proportion of (LAD) and right
coronary artery (RCA) is higher than group < 60 years old. The average number of injured branches in diabetes
group is higher than no diabetes group. The average number of injured branches in group ≥ 60 years old is higher
than group < 60 years old. The proportion of 2 injured branches in diabetes group was higher than no diabetes
group. The proportion of 1 and 2 injured branch in group ≥ 60 years old was higher than group < 60 years old.
Conclusions. MI was found in male more than females. MI in famles increased gradually with age (≥ 60
years old ). The proportion of hypertension in diabetes group was higher than no diabetes group, in group ≥ 60
years old more than group < 60 years old. Hypertriglyceridemia and low HDL type and combined hyperlipidemia
type were common in diabetes group. Hypercholesterolemia type with LDL-c was usually found in no diabetes
group. In ≥ 60 years old, culprit coronary artery usually were LAD and RCA. The proportion of multi- injured
coronary artery in elderly group was higher than adult group, diabetes group was higher than no diabetes group.
Keywords. Cardiovascular risk factor, injured coronary artery, elderly patient, acute myocardial infraction,
diabetes.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhồi máu cơ tim cấp (NMCT) là bệnh phổ
biến nhất trong cấp cứu bệnh lý tim mạch.
NMCT cấp ngày càng tăng ở các nước phát
triển, kể cả các nước đang phát triển, do liên
quan tới xơ vữa động mạch vành(3).
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm
2004, có khoảng 17 triệu người chết do bệnh tim
mạch, chiếm 29% trong số tất cả các nguyên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 202
nhân gây chết trên toàn cầu, trong đó khoảng 7,2
triệu người chết do bệnh ĐMV. Tại Mỹ, có
khoảng 650.000 bệnh nhân bị NMCT cấp mới
mỗi năm và 450.000 bệnh nhân bị NMCT tái
phát mỗi năm. Ước tính đến năm 2030,trên thế
giới sẽ có khoảng 23,6 triệu người chết do bệnh
tim mạch, tỉ lệ tăng mạnh nhất ở các nước vùng
Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Bệnh ĐMV không những gây tử vong cao
đứng hàng đầu trong tất cả các nguyên nhân
gây tử vong, mà còn gây ra tình trạng thương
tật, mất sức lao đông của những thành viên
trong cộng đồng. Chi phí điều trị và chăm sóc
cho bệnh nhân không hề nhỏ. Chi phí điều trị
cho bệnh ĐMV ở Mỹ năm 1996 là 60 tỉ đô la, đến
năm 1999 là 100 tỉ đô la(1). Ở Việt Nam, theo
thống kê của một số tác giả thì bệnh NMCT cấp
cũng đang có xu hướng tăng. Đồng thời, bệnh
ĐTĐ cũng có tần suất ngày càng tăng, là yếu tố
nguy cơ độc lập và mạnh mẽ của bệnh ĐMV.
ĐTĐ gây tổn thương nhiều nhánh ĐMV và lan
tỏa với nhiều nhánh nhỏ. Sự kết hợp với bệnh
ĐTĐ làm thay đổi đáng kể tiên lượng của bệnh
nhân NMCT cấp(3,11). Cùng với sự phát triển kinh
tế xã hội, tỉ lệ người cao tuổi trong cộng đồng
ngày càng tăng. Theo các nghiên cứu trước đây
và các y văn hiện nay, bệnh ĐMV và ĐTĐ là 2
nhóm bệnh gây ảnh hưởng nặng nề đến nhóm
người cao tuổi.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm
mục đích khảo sát các yếu tố nguy cơ tim mạch
ở nhóm người có tuổi, để góp phần hữu hiệu
hơn trong việc phòng ngừa và điều trị cho nhóm
đối tượng này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Cắt ngang, mô tả, có phân tích, vừa hồi cứu
vừa tiến cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi thu thập được 213 bệnh nhân bị
nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên. Các bệnh
nhân được phân thành các nhóm có và không có
đái tháo đường, dưới 60 tuổi và từ 60 tuổi trở
lên. Các biến số khảo sát: Tuổi, giới, tăng huyết
áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid,
hút thuốc lá, động mạch vành thủ phạm và vị trí
tắc dựa trên chụp mạch vành, động mạch vành
tổn thương dựa trên chụp mạch vành.
Các tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Đái tháo đường: Chẩn đoán có đái tháo
đường nếu:
+ Bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo
đường và đang điều trị.
+ Đái tháo đường mới phát hiện: Dựa theo
tiêu chuẩn của WHO (1998), chẩn đoán ĐTĐ khi
có 1 trong 3 tiêu chuẩn sau: Đường huyết bất kỳ
> 200mg/dl; Đường huyết sau ăn 8 giờ >
126mg/dl; Đường huyết 2 giờ sau uống 75g
glucose > 200mg/dl (Nghiệm pháp dung nạp
glucose thực hiện theo chỉ thị của WHO),
phương pháp này ít dùng.
- Rối loạn chuyển hoá Lipid: Tham khảo tiêu
chuẩn chẩn đoán RLCH lipid theo NCEP -
ATPIII. Tuy nhiên, tất cả các bệnh nhân trong
mẫu nghiên cứu đều có bệnh ĐMV nên chúng
tôi chẩn đoán có rối loạn chuyển hoá lipid nếu
có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau: Cholesterol
toàn phần ≥ 200mg%; LDL-c ≥100mg%; HDL-c ≤
40mg%; Trigliceride ≥ 150mg%. Chúng tôi chia
RLCH lipid thành các dạng như sau:
- Bình thường: Không có tăng thành phần
lipid nào trong máu.
- Tăng Triglyceride đơn thuần: Chỉ có tăng
Triglyceride.
- Tăng LDL-c đơn thuần: Chỉ có tăng
LDL-c.
- Giảm HDL-c đơn thuần: Chỉ có giảm
HDL-c.
- Tăng Triglyceride kèm giảm HDL-c.
- Tăng Cholesterol toàn phần kèm tăng
LDL-c.
- RLCH lipid hỗn hợp: Tăng cả
Triglyceride và Cholesterol.
- Tăng huyết áp: Chẩn đoán có THA nếu:
Bệnh nhân đã được chẩn đoán và đang điều trị
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 203
THA, hoặc mới phát hiện (chẩn đoán theo tiêu
chuẩn của JNC VII).
- Hút thuốc lá: Xác định có hút thuốc lá nếu
bệnh nhân có hút thuốc lá ≥ 10 điếu /ngày từ 5
năm trở lên hoặc trước đây có hút và hiện tại đã
ngưng nhưng chưa quá 5 năm. Không có hút
thuốc lá nếu: Bệnh nhân không có hút thuốc lá,
có hút < 10 điếu/ngày và thời gian < 5 năm tính
đến thời điểm bị bệnh, có hút nhưng đã ngưng
lâu hơn 5 năm.
- ĐMV thủ phạm và vị trí tắc dựa trên CMV:
ĐMV được xem là thủ phạm nếu có 1 trong 3
tiêu chuẩn sau: Tắc hoàn toàn, có huyết khối,
hẹp nặng nhất và ảnh hưởng nặng dòng chảy
(TIMI < 2). Chúng tôi cũng xác định vị trí tắc của
ĐMV thủ phạm.
- Động mạch vành tổn thương dựa trên chụp
mạch vành: Khảo sát các ĐMV tổn thương kèm
theo, ngoài ĐMV thủ phạm. Mức độ hẹp thường
được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm đường kính
chỗ hẹp so với đoạn mạch vành bình thường
ngay sát sau chỗ hẹp. Tổn thương có ý nghĩa khi
hẹp > 50%.
Xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê Stata
10.0. Các biến định lượng được trình bày bởi trị
số trung bình và độ lệch chuẩn, so sánh trung
bình của 2 nhóm bằng phép kiểm t- student. Các
biến định tính được trình bày bởi tần suất và tỉ lệ
phần trăm, sử dụng phép kiểm chi bình
phương(có kiểm định chính xác Fisher) để kiểm
định sự khác biệt giữa các tỉ lệ. Sự khác biệt
được xem là có ý nghĩa thống kê nếu p < 0,05.
KẾT QUẢ
Trong 213 bệnh nhân mà chúng tôi khảo sát
có tuổi trung bình là 61 (60,97 ± 11,98), cao nhất
là 88 tuổi, thấp nhất là 34 tuổi. Nhóm tuổi chiếm
tỉ lệ cao nhất là từ 50 đến 59 tuổi (chiếm 30.05%).
Nhóm tuổi nhỏ hơn 60 chiếm 47,89%, nhóm tuổi
từ 60 trở lên chiếm 52,11%. Tuổi trung bình của
2 nhóm bệnh nhân có ĐTĐ và không có ĐTĐ
khác nhau không có ý nghĩa. Mẫu nghiên cứu có
155 nam (72,77%), 58 nữ (27,23%). Tỷ lệ giới tính
ở 2 nhóm bệnh nhân có ĐTĐ và không ĐTĐ
khác nhau không có ý nghĩa. Tỉ lệ nữ trong
nhóm ≥ 60 tuổi cao hơn so với nhóm < 60 tuổi. Tỉ
lệ nam trong nhóm < 60 tuổi cao hơn nhóm ≥ 60
tuổi. Tỷ lệ hút thuốc lá ở nhóm bệnh nhân có
ĐTĐ thấp hơn nhóm không ĐTĐ. Tỉ lệ hút
thuốc lá ở nhóm ≥ 60 tuổi thấp hơn so với nhóm
< 60 tuổi.
Tỷ lệ THA ở nhóm bệnh nhân có ĐTĐ cao
hơn nhóm bệnh nhân không có ĐTĐ. Tỉ lệ THA
ở nhóm ≥ 60 tuổi cao hơn nhóm < 60 tuổi. Trong
mẫu nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ có và không
có ĐTĐ là tương đương nhau. Tuy nhiên, chúng
tôi cũng khảo sát thêm ở hai nhóm tuổi < 60 và ≥
60, kết quả cho thấy: tỉ lệ ĐTĐ ở hai nhóm tuổi
khác nhau không có ý nghĩa.
Ở nhóm bệnh nhân có ĐTĐ: dạng rối loạn
tăng Triglycerid kèm giảm HDL-c và dạng
RLCH lipid hỗn hợp cao hơn so với nhóm
không ĐTĐ có ý nghĩa thống kê. Ở nhóm không
ĐTĐ: dạng rối loạn tăng Cholesterol toàn phần
kèm LDL-c, tăng LDL-c đơn độc, giảm HDL-c
đơn độc cao hơn so với nhóm ĐTĐ có ý nghĩa
thống kê. Tỉ lệ không có RLCH lipid ở 2 nhóm
khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Chỉ có 1
trường hợp tăng TG đơn độc, không có trường
hợp nào tăng Cholesterol toàn phần đơn độc. So
sánh giữa hai nhóm tuổi dưới 60 và từ 60 trở lên
chúng tôi nhận thấy dạng RLCH lipid ở hái
nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
Khảo sát tỉ lệ ĐMV thủ phạm trong 213
trường hợp NMCT cấp, chúng tôi nhận thấy:
ĐMLTT và ĐMVP chiếm tỉ lệ gần ngang nhau
trong nhồi máu cơ tim cấp (46,95% và 44,60%),
ĐMMT chiếm tỉ lệ thấp nhất (8,45%). Tỉ lệ ĐMV
thủ phạm ở 2 nhóm có ĐTĐ và không ĐTĐ khác
nhau không có ý nghĩa. Ở nhóm ≥ 60 tuổi có tỉ lệ
ĐMLTT và ĐMVP cao hơn có ý nghĩa so với
nhóm < 60 tuổi.
Số nhánh ĐMV tổn thương
Trong NMCT cấp, ngoài ĐMV thủ phạm bị
tắc, bệnh nhân còn có thể bị tổn thương 1 hoặc 2
nhánh ĐMV còn lại. Chúng tôi cũng khảo sát
trung bình số nhánh ĐMV tổn thương và tỉ lệ số
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 204
nhánh ĐMV tổn thương kèm theo. Kết quả,
trung bình về số nhánh ĐMV tổn thương ở
nhóm có ĐTĐ cao hơn nhóm không ĐTĐ có ý
nghĩa thống kê. Trung bình số nhánh ĐMV tổn
thương ở nhóm tuổi ≥ 60 cao hơn so với nhóm
tuổi < 60 có ý nghĩa thống kê.
Ở nhóm không có ĐTĐ, tỷ lệ tổn thương 0
nhánh và 1 nhánh cao hơn có ý nghiã thống kê
so với nhóm có ĐTĐ. Ngược lại, tỷ lệ tổn thương
2 nhánh ở nhóm có ĐTĐ cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm không có ĐTĐ. Ở nhóm ≥
60 tuổi, tỉ lệ tổn thương 1 và 2 nhánh ĐMV cao
hơn có ý nghĩa so với nhóm < 60 tuổi.
Bảng 1: Một số đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu.
Đặc điểm Có ĐTĐ Không ĐTĐ P
Tuổi 61,99 10,2 60 13,43 0,226
Nữ 33(31,73%) 25(22,94%) 0,149
Nam 71(68,27%) 84(77,06%) 0,149
< 60 tuổi ≥ 60 tuổi p
Nữ 16(15,69%) 42(37,84%) < 0,001
Giới
Nam 86(84,31%) 69(62,16%) < 0,001
32 (30,77%) 62 (56,88%) < 0,001
< 60 tuổi ≥ 60 tuổi p
Hút thuốc
lá
67(65,69%) 27(24,32) < 0,001
94(90,38%) 65(59,63%) < 0,001
< 60 tuổi ≥ 60 tuổi p
Tăng
huyết áp
65(63,73%) 94(86,68%) < 0,001
< 60 tuổi ≥ 60 tuổi p Đái tháo
đường 46(45,1%) 58(52,25%) 0,297
Bảng 2: Phân bố của các dạng RLCH Lipid.
Kiểu RLCH lipid Có ĐTĐ Không ĐTĐ p < 60 tuổi ≥ 60 tuổi p
Bình thường 5(4,81%) 10 (9,17%) 0,01 6 (5,88%) 9 (8,11%) 0,924
↑ Triglycerid đơn độc 0 (0%) 1 (0,92%) 0,01 1 (0,98%) 0 (0%) 0,924
↑ LDL-c đơn độc 0 (0%) 5 (4,59%) 0,01 3 (2,94%) 2 (1,8%) 0,924
↓ HDL-c đơn độc 4(3,85%) 14 (12,84%) 0,01 9 (8,82%) 9 (8,11%) 0,924
↑ Cholesterol toàn phần và LDL-c 13(12,50%) 29 (26,61%) 0,01 19 (18,63%) 23 (20,27%) 0,924
↑ Triglycerid và ↓ HDL-c 36(34,62%) 25 (22,94%) 0,01 30 (29,41%) 31 (27,93%) 0,924
Rối loạn hỗn hợp 46(44,23%) 25 (22,94%) 0,01 34 (33,33%) 37 (33,33%) 0,924
Bảng 3: Tỉ lệ ĐMV thủ phạm ở 2 nhóm có ĐTĐ và
không ĐTĐ, < 60 tuổi và ≥ 60 tuổi.
ĐMV thủ
phạm
Phân nhóm p
< 60 tuổi ≥ 60 tuổi
43(42,16%) 57(51,35%) 0,025
Có ĐTĐ Không ĐTĐ
ĐMLTT
48,08% 45,87% > 0,05
< 60 tuổi ≥ 60 tuổi
14(13,73%) 4(3,6%) 0,025
Có ĐTĐ Không ĐTĐ
ĐMMT
9,62% 7,34% > 0,05
< 60 tuổi ≥ 60 tuổi
45(44,12%) 50(45,05%) 0,025
Có ĐTĐ Không ĐTĐ
ĐMVP
42,3% 46,79% > 0,05
Bảng 4: Trung bình về số nhánh ĐMV tổn thương.
Phân nhóm p
Không ĐTĐ Có ĐTĐ
1,04 ± 0,75 1,58 ± 0,58 p < 0,001
< 60 tuổi ≥ 60 tuổi
Trung bình số
nhánh ĐMV tổn
thương
1,17 ± 0,78 1,43 ± 0,64 0,009
Bảng 5: Tỉ lệ về số nhánh ĐMV tổn thương.
Số nhánh
ĐMV tổn
thương
Phân nhóm p
Không ĐTĐ Có ĐTĐ
28(25,69%) 5(4,81%) 0,000
< 60 tuổi ≥ 60 tuổi
0 nhánh
24(23,53%) 9(8,11) 0,008
Không ĐTĐ Có ĐTĐ
48(44,04%) 33(31,73%) 0,000
< 60 tuổi ≥ 60 tuổi
1 nhánh
36(35,29%) 45(40,54%) 0,008
Không ĐTĐ Có ĐTĐ
33(30,28%) 66(63,46%) 0,000
< 60 tuổi ≥ 60 tuổi
2 nhánh
42(41,18%) 57(51,35%) 0,008
Phân tích hồi quy Logistic đa biến đánh giá
liên qua giữa các YTNC tim mạch và nguy cơ
tổn thương 2 nhánh ĐMV ở 2 nhóm < 60 tuổi và
≥ 60 tuổi. Kết quả cho thấy: Các yếu tố ĐTĐ,
RLCH lipid dạng tăng Cholesterol toàn phần và
LDL-c, RLCH lipid dạng tăng Triglycerid kèm
giảm HDL-c, RLCH lipid dạng giảm HLD-c
đơn thuần, RLCH lipid dạng hỗn hợp có liên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 205
quan độc lập với nguy cơ tổn thương 2 nhánh
ĐMV ở nhóm bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên. Tuổi
cao không phải là yếu tố gây tổn thương đa
nhánh ĐMV.
BÀN LUẬN
Tuổi
Đối với bệnh lý tim mạch thì tuổi là một
YTNC mạnh mẽ và không thay đổi được(12). Tuổi
trung bình của mẫu là 60,97 ± 11,98. Cao nhất là
88 tuổi, thấp nhất là 34 tuổi. Nhóm tuổi chiếm tỉ
lệ cao nhất là từ 50- 59 tuổi (30,05%). Tuổi trung
bình của 2 nhóm có ĐTĐ và không có ĐTĐ khác
nhau không có ý nghĩa. Kết quả này cũng phù
hợp với các y văn hiện nay. Kết quả này cũng
phù hợp với các nghiên cứu trước đây và các y
văn hiện nay.
Giới
Trong mẫu có 155 nam (chiếm 72,77%) và 58
nữ (chiếm 27,23%). Kết quả này gẩn giống với
đa số các tác giả trước đây. Có thể nhận xét rằng,
tỉ lệ nam bị bệnh ĐMV cao hơn nữ, gấp khoảng
3 – 4 lần. Theo kết quả của chúng tôi thì tỉ lệ nữ
giới bị bệnh ĐMV trong nhóm tuổi ≥ 60 cao hơn
so với nhóm tuổi < 60. Kết quả này phù hợp với
y văn hiện nay, cả 2 phái đều có các yếu tố nguy
cơ tim mạch chính như nhau, nhưng nam giới
phát triển bệnh ĐMV sớm hơn nữ giới 10 – 15
năm. Ở nhóm tuổi dưới 55, tần suất bệnh ĐMV
ở nam cao gấp 3 - 4 lần nữ, sau 55 tuổi, tần suất
bệnh ĐMV tăng chậm ở nam, nhưng lại tăng
nhanh ở nữ, do đó sau 55 tuổi tần suất bệnh ở 2
nhóm là ngang nhau. Estrogen có thể là yếu tố
hiển nhiên nhất của tác dụng bảo vệ, chống lại
bệnh ĐMV ở nữ chưa mãn kinh(1). Tuy nhiên,
nếu nữ bị ĐTĐ, yếu tố bảo vệ của Estrogen bị
mất đi, làm tăng nguy cơ bệnh ĐMV(7,8).
Hút thuốc lá
Tỉ lệ hút thuốc lá ở nhóm bệnh nhân không
ĐTĐ cao hơn nhóm ĐTĐ có ý nghĩa thống kê .
Theo kết quả của chúng tôi, tỉ lệ hút thuốc lá ở
nhóm tuổi ≥ 60 thì thấp hơn so với nhóm tuổi <
60. Điều này có thể do các bệnh nhân bị ĐTĐ và
nhóm bệnh nhân lớn tuổi được khám và tư vấn