Khảo sát chất lượng nước sinh hoạt nông thôn và đánh giá các yếu tố nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An

Đặt vấn đề: Cung cấp nước và sử dụng nước là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống con người, tuy nhiên hoạt động này lại khác nhau ở từng vùng, khu vực và quốc gia. Nhằm mục đích đưa ra những cảnh báo về chất lượng nước và những nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước của người dân đang sử dụng, góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân tại vùng đất còn nhiều khó khăn trong quá trình đổi mới đề tài “Khảo sát chất lượng nước sinh hoạt nông thôn và các yếu tố nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước tại huyện Thạnh hóa, tỉnh Long An” được thực hiện. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các loại nguồn nước, chất lượng nước và các yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt nông thôn tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tầng. Kết quả: Tỷ lệ sử dụng nước giếng khoan là cao nhất (chiếm tỷ lệ là 40,8%), kế đến là nước cấp theo đường ống (20,8%), nguồn nước mưa và nước bề mặt (nước sông, ao, hồ) có tỷ lệ sử dụng tương đương nhau (19,2%). Tỷ lệ mẫu nước đạt chất lượng theo QCVN 02:2009/BYT là 65%. Trong đó, tỷ lệ mẫu nước máy đạt chất lượng dao động từ 57,1 – 71,4%, nước giếng khoan là 75 – 80%, nước bề mặt là 40 – 42,9% và nước mưa là 50%. Chỉ tiêu không đạt chất lượng là pH, độ đục, màu sắc, sắt tổng số, amoni, Coliforms tổng số và E.coli. Nguồn nước bề mặt có nguy cơ ô nhiễm cao chiếm tỷ lệ cao nhất 96%. Kết luận: Tỷ lệ mẫu nước đạt chất lượng theo QCVN 02:2009/BYT là 65%. Trong đó, tỷ lệ mẫu nước máy đạt chất lượng dao động từ 57,1 – 71,4%, nước giếng khoan là 75 – 80%, nước bề mặt là 40 – 42,9% và nước mưa là 50%. Nguồn nước bề mặt có nguy cơ ô nhiễm cao chiếm tỷ lệ là 96%.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát chất lượng nước sinh hoạt nông thôn và đánh giá các yếu tố nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  35 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN   VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ô NHIỄM ẢNH HƯỞNG ĐẾN  NGUỒN NƯỚC TẠI HUYỆN THẠNH HÓA, TỈNH LONG AN  Lê Hoàng Ninh*, Đỗ Khắc Cúc*, Đặng Ngọc Chánh*, Nguyễn Trần Bảo Thanh*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Cung cấp nước và sử dụng nước là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống con người,  tuy nhiên hoạt động này lại khác nhau ở từng vùng, khu vực và quốc gia. Nhằm mục đích đưa ra những cảnh  báo về chất lượng nước và những nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước của người dân đang sử  dụng, góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân tại vùng đất còn nhiều khó khăn trong quá trình đổi mới đề tài  “Khảo sát chất lượng nước sinh hoạt nông thôn và các yếu tố nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước tại  huyện Thạnh hóa, tỉnh Long An” được thực hiện.  Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các loại nguồn nước, chất lượng nước và các yếu tố gây ô nhiễm nguồn  nước sinh hoạt nông thôn tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.  Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tầng.  Kết quả: Tỷ lệ sử dụng nước giếng khoan là cao nhất (chiếm tỷ lệ là 40,8%), kế đến là nước cấp theo đường  ống (20,8%), nguồn nước mưa và nước bề mặt (nước sông, ao, hồ) có tỷ lệ sử dụng tương đương nhau (19,2%).  Tỷ lệ mẫu nước đạt chất lượng theo QCVN 02:2009/BYT là 65%. Trong đó, tỷ lệ mẫu nước máy đạt chất lượng  dao động từ 57,1 – 71,4%, nước giếng khoan là 75 – 80%, nước bề mặt là 40 – 42,9% và nước mưa là 50%. Chỉ  tiêu không đạt chất lượng là pH, độ đục, màu sắc, sắt tổng số, amoni, Coliforms tổng số và E.coli. Nguồn nước bề  mặt có nguy cơ ô nhiễm cao chiếm tỷ lệ cao nhất 96%.  Kết luận: Tỷ lệ mẫu nước đạt chất lượng theo QCVN 02:2009/BYT là 65%. Trong đó, tỷ lệ mẫu nước máy  đạt chất lượng dao động từ 57,1 – 71,4%, nước giếng khoan là 75 – 80%, nước bề mặt là 40 – 42,9% và nước  mưa là 50%. Nguồn nước bề mặt có nguy cơ ô nhiễm cao chiếm tỷ lệ là 96%.  Từ khóa: Nước sạch, huyện Thạnh Hóa, ô nhiễm, nguồn nước.  ABSTRACT  SURVEY THE QUALITY OF DOMESTIC WATER AND ASSESSMENT POLLUTED RISK FACTORS  AFFECTING WATER SOURCE AT THANH HOA DISTRICT, LONG AN PROVINCE  Le Hoang Ninh, Do Khac Cuc, Dang Ngoc Chanh, Nguyen Tran Bao Thanh  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 35 – 40  Background: Supplying water and using water are  indispensable activities  in human  life. However,  the  quality  of wateris  different  between  areas,  regions  and  countries. With  the  of  providing warnings  about  the  quality of water and factors directly impacting the quality of water, and improving people’s health,asurvey on the  quality  of water  and  risk  factors  contaminating water  sources  in Thanh Hoa district, Long An province was  conducted.  Objectives: To  identify  the  types of water sources, the quality of water and  factors polluting rural water  sources in Thanh Hoa district, Long An province.  Methods: Cross‐sectional study with classification.  * Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: CN. Đỗ Khắc Cúc  ĐT: 0903937211  Email: dokhaccuc@gmail.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 36 Result:  The  proportion  of  household  using  dipped  water  was  highest  (40.8%),  followed  by  tap  water  (20.8%),  rain water  and  surface water  (rivers,  lakes) with  the  same  proportion  (19.2%).  The  percentage  of  samples meeting  the  standard QCVN 02:2009/MOH was 65%.  In particular,  the proportion  of  qualified  tap  water samples ranged from 57.1 to 71.4%, well water (75‐80%), the surface water (40 to 42.9%) and rain water  (50%). Indicators including pH, turbidity, color, total iron, ammonium, total coliforms and E. Coli did not meet  the standards. Most surface water was polluted accounting for 96%.  Conclusion: The percentage of standardised samples conforming to the QCVN 02:2009/MOH was 65%. In  particular, the proportion of standardised samples was ranged from 57.1 to 71.4% for tap water, 75‐80% for well  water,  40  to  42.9%  for  the  surface  water  and  50%  for  rain  water.  Surface  water  bore  the  highest  risk  of  pollution,accounting for 96%.  Keywords: Pure water in Thanh Hoa, contaminated, water sources.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Nước  đóng  vai  trò  quan  trọng  trong  quá  trình  tự  nhiên  cũng  như  trong  cuộc  sống  con  người. Nước dùng để ăn uống, tắm giặt, vệ sinh  cá  nhân  và  rất  quan  trọng  đối  với  sản  xuất  nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ,  giao thông vận tải(2). Tuy vậy, nước đồng thời  cũng  là  môi  trường  lan  truyền  bệnh  tật,  ảnh  hưởng đến sức khỏe con người.  Kết quả điều tra diện rộng về y tế Quốc gia  Bộ Y  tế phối  hợp  với Tổng  cục  thống  kê  thực  hiện trên 36.000 hộ gia đình trong phạm vi 1.200  phường,  xã  trên  toàn  quốc  đã  được  công  bố  ngày 25  tháng 9 năm 2003 cho  thấy  tỷ  lệ hộ sử  dụng nước máy  là  15,7%;  tỷ  lệ hộ  có nhà  tiêu  hợp vệ sinh là 21%. Như vậy, còn một phần lớn  các hộ gia đình vẫn đang sử dụng các  loại nhà  tiêu khác không hợp vệ sinh như nhà  tiêu cầu,  nhà tiêu đào, nhà tiêu ao cá Đó là những nguy  cơ  cao gây nhiễm bẩn  các nguồn nước bề mặt  trong đó các nguồn nước sinh hoạt ở cộng đồng,  hiện đang là một vấn đề môi trường và sức khỏe  ở vùng nông thôn Việt Nam(3). Theo báo cáo kết  quả  điều  tra nước  sạch và vệ  sinh môi  trường  của huyện Thạnh Hóa cho thấy, tỷ lệ người dân  tiếp  cận  với  cấp  nước  tập  trung  thấp  khoảng  54%,  người  dân  sử  dụng  nước  tự  phát  từ  các  nguồn nước bề mặt, nước mưa, nước ngầm  tự  khai khác còn phổ biến. Nhằm mục đích đưa ra  những cảnh báo về chất  lượng nước và những  nguy  cơ  ảnh  hưởng  trực  tiếp  đến  chất  lượng  nước  của  người  dân  đang  sử  dụng,  góp  phần  bảo vệ sức khỏe của người dân tại vùng đất còn  nhiều khó khăn  trong quá  trình đổi mới  đề  tài  “Khảo sát chất lượng nước sinh hoạt nông thôn  và các yếu  tố nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến  nguồn  nước  tại  huyện  Thạnh  hóa,  tỉnh  Long  An” được thực hiện.  Mục tiêu nghiên cứu:  Xác định tỷ lệ các loại nguồn nước sử dụng  trong sinh hoạt tại các hộ gia đình nông thôn của  huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An.  Xác định tỷ  lệ các nguồn nước sinh hoạt tại  hộ gia đình nông thôn huyện Thạnh hóa đạt tiêu  chuẩn chất lượng theo quy định của Bộ Y tế.   Xác  định  các  yếu  tố  nguy  cơ  gây  ô  nhiễm  nguồn nước sinh hoạt tại hộ gia đình nông thôn  của huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Nguồn nước thường xuyên được các hộ gia  đình sử dụng cho sinh hoạt (nước giếng khoan,  nước máy, nước mưa, nước bề mặt) trên địa bàn  huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.  Địa điểm nghiên cứu: xã Tân Đông, xã Tân  Tây,  xã  Thạnh  Phú  và  xã  Thạnh  Phước  thuộc  huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.  Phương pháp nghiên cứu  Cắt ngang mô tả. Chất lượng mẫu nước sau  xét  nghiệm  được  đánh  giá  dựa  trên  QCVN  02:2009/BYT(1).  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  37 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Hình 1:Cơ cấu các nguồn nước sử dụng tại huyện  Thạnh Hóa, tỉnh Long An  Tại  huyện  Thạnh Hóa,  các  nguồn  nước  sử  dụng phổ biến tại các hộ gia đình nông thôn như  sau: tỷ lệ sử dụng nước giếng khoan là cao nhất  (chiếm  tỷ  lệ  là 40,8%), kế đến  là nước cấp  theo  đường ống (20,8%), nguồn nước mưa và nước bề  mặt (nước sông, ao, hồ) có tỷ  lệ sử dụng tương  đương nhau (19,2%).  Bảng 1: Đánh giá chất lượng nước về lý hóa, vi sinh  STT Chỉ tiêu đánh giá Kết quả đánh giá (n=120) Đạt Không đạt 1 Lý hóa 84 (70%) 36 (30%) 2 Vi sinh 94 (78,3%) 26 (21,7%) 3 Đạt chất lượng theo QCVN 02:2009/BYT 78 (65%) 42 (35%) Trong tổng số 120 mẫu nước nghiên cứu, có  78 mẫu (chiếm tỷ lệ là 65%) đạt chất lượng theo  QCVN  02:  2009/BYT  và  42 mẫu  (tỷ  lệ  là  35%)  không  đạt  chất  lượng.  Nhóm  chỉ  tiêu  lý  hóa  không đạt chất lượng nhiều nhất là pH, độ đục,  màu sắc, sắt  tổng số, amoni. Đối với chỉ  tiêu vi  sinh vật là Coliforms tổng số và E.coli.  Bảng 2:Đánh giá chất lượng các nguồn nước sinh  hoạt tại hộ gia đình nông thôn (n=120)  STT Tên nguồn nước Kết quả đánh giá (n=120) Đạt Khôngđạt 1 Nước cấp theo đường ống (nước máy) 18 (72%) 7 (28%) 2 Nước giếng khoan 39 (79,6%) 10 (20,4%) 3 Nước bề mặt 10 (43,5%) 13 (56,5%) 4 Nước mưa 11 (47,8%) 12 (52,2%) Tổng cộng 78 (65%) 42 (35%) Trong  các  nguồn  nước  đạt  chất  lượng  sử  dụng  theo  QCVN  02:  2009/BYT,  nguồn  nước  giếng khoan có  tỷ  lệ mẫu đạt chất  lượng  là cao  nhất (79,6%), nguồn nước cấp theo đường ống là  72%,  nguồn  nước mưa  và  nước  bề mặt  (nước  sông, ao) có tỷ lệ đạt chất lượng lần lượt là 47,8%  và 43,5%.  Hình 2:Biểu đồ đánh giá chất lượng nước tại 4 xã  nghiên cứu  Tại 4 xã tiến hành nghiên cứu, xã Tân Tây và  xã Thạnh Phú có số mẫu nước khảo sát đạt chất  lượng sử dụng là nhiều nhất 21 mẫu, chiếm tỷ lệ  17,5%. Xã Tân Đông và xã Thạnh Phước có tỷ lệ  mẫu  nước  đạt  chất  lượng  sử  dụng  15%.  Bên  cạnh đó, tỷ lệ mẫu nước máy đạt chất lượng dao  động từ 57,1 – 71,4%, nước giếng khoan  là 75 –  80%, nước bề mặt là 40 – 42,9% và nước mưa là  50%.  Bảng 3: Đánh giá các yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước cấp theo đường ống tại các hộ gia đình (n=25)  Yếu tố nguy cơ XãTân Đông (n=7) XãTân Tây (n=5) XãThạnh Phú (n=6) XãThạnh Phước (n=7) Tổng cộng (n=25) Thiếu nắp đậy 2 0 0 4 6 (24%) Rong rêu, rác hoặc xác súc vật chết trong dụng cụ chứa nước 3 1 0 2 6 (24%) Dụng cụ lấy nước bị bẩn hoặc được đặt trên nền đất 2 1 0 2 5 (20%) 20.8 40.8 19.2 19.2 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Nước cấp theo đường ống (Nước máy) Nước giếng khoan Nước mưa Nước bề mặt Tỷ lệ % 18 12 21 9 21 9 18 12 0 5 10 15 20 25 30 Số mẫu Xã Tân Đông Xã Tân Tây Xã Thạnh Phú Xã Thạnh Phước Không đạt Đạt Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 38 Yếu tố nguy cơ XãTân Đông (n=7) XãTân Tây (n=5) XãThạnh Phú (n=6) XãThạnh Phước (n=7) Tổng cộng (n=25) Dụng cụ chứa nước có lăng quăng 0 0 3 0 3 (12%) Không có rãnh thoát nước xung quanh khu vực sử dụng nước 4 3 4 1 12 (48%) Vòi nước bị rò rỉ, nứt nẻ 0 0 0 0 0 Có xà phòng rửa tay tại khu vực sử dụng nước 2 1 3 2 8 (32%) Kết luận Chưa có nguy cơ 0 0 0 0 0 Có nguy cơ 7 5 6 7 25 Nguy cơ cao 0 0 0 0 0 Kết quả bảng 3 cho thấy, 100% dụng cụ chứa  nước cấp theo đường ống tại các hộ gia đình của  4  xã  nghiên  cứu  đều  có  nguy  cơ  ô  nhiễm. Về  nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do dụng cụ chứa  nước bị nhiễm bẩn,  chiếm  tỷ  lệ  cao nhất  là  xã  Tân Tây và xã Thạnh Phước (28,6%), xã Tân Tây  là 20% và xã Thạnh Phú là 0%. Tuy nhiên, dụng  cụ chứa nước của 3 hộ gia đình tại xã Thạnh Phú  có lăng quăng sinh sống chiếm tỷ lệ là 50%.   Bảng 4: Đánh giá các yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước giếng khoan (n=49)  Yếu tố nguy cơ Xã Tân Đông (n=8) Xã Tân Tây (n=13) Xã Thạnh Phú (n=15) Xã Thạnh Phước (n=13) Tổng cộng (n=49) Cổ giếng bị nứt, hở hoặc rò rỉ nước 2 2 3 3 10 (20,4%) Thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt, vỡ 3 3 3 4 13 (26,5%) Dụng cụ bơm nước bị bẩn hoặc hư hỏng 3 3 4 4 14 (28,6%) Khoảng cách từ giếng tới nhà tiêu gần nhất <10m 2 3 2 3 10 (20,4%) Khoảng cách từ giếng tới bãi rác gần nhất <10m 0 0 0 0 0 Khoảng cách từ giếng tới chuồng gia súc gần nhất <10m 0 1 3 1 5 (10,2%) Thiếu rãnh thoát nước thải hoặc điểm đổ nước thải <10m 3 1 3 4 11 (22,4%) Kết luận Chưa có nguy cơ 0 0 0 0 0 Có nguy cơ 3 9 10 5 27 Nguy cơ cao 5 4 5 8 22 Tổng hợp  các yếu  tố nguy  cơ gây ô nhiễm  nguồn nước giếng khoan tại các địa phương, có  27 giếng  (chiếm  tỷ  lệ  là 55,1%) có nguy cơ bị ô  nhiễm và 22 giếng (chiếm tỷ lệ là 44,9%) có nguy  cơ  ô  nhiễm  cao.  Trong  đó,  xã  Tân  Đông  có  3  giếng  có nguy  cơ ô nhiễm, 5 giếng có nguy  cơ  cao; xã Tân Tây 9 giếng có nguy cơ ô nhiễm, 4  giếng có nguy cơ cao; xã Thạnh Phú 10 giếng có  nguy  cơ  ô  nhiễm,  5  giếng  có  nguy  cơ  cao;  xã  Thạnh Phước 5 giếng có nguy cơ ô nhiễm và 8  giếng có nguy cơ cao.  Bảng 5: Đánh giá các yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước bề mặt (n=23)  Yếu tố nguy cơ XãTân Đông (n=7) XãTân Tây (n=6) XãThạnh Phú (n=5) XãThạnh Phước (n=5) Tổng cộng (n=23) Các hoạt động tắm giặt hoặc sản xuất hoặc khai thác tài nguyên của con người 2 1 2 2 7 (30,4%) Các đường ống cống hoặc kênh mương hoặc rãnh nước thải đổ vào nguồn nước 1 2 1 1 5 (21,7%) Các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản 0 0 0 0 0 Gia súc hoặc gia cầm hoặc loại vật nuôi khác đến tắm, uống nước 4 2 2 3 11 (47,8%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  39 Yếu tố nguy cơ XãTân Đông (n=7) XãTân Tây (n=6) XãThạnh Phú (n=5) XãThạnh Phước (n=5) Tổng cộng (n=23) Rác thải hoặc phân người hoặc phân gia súc hoặc xác súc vật 3 2 0 1 6 (26,1%) Dụng cụ dẫn nước từ nguồn nước tới hộ gia đình bị bẩn 1 0 2 0 3 (13%) Dụng cụ chứa nước, múc nước bị bẩn, ô nhiễm 0 1 1 2 4 (17,4%) Kết luận Chưa có nguy cơ 0 0 0 0 0 Có nguy cơ 1 1 0 1 3 Nguy cơ cao 6 5 5 4 20 Trong số 23 nguồn nước bề mặt được khảo  sát, 20 vị  trí  thu nước  có nguy  cơ ô nhiễm  cao  (chiếm  tỷ  lệ  là  86,9%)  và  3  vị  trí  thu  nước  có  nguy cơ ô nhiễm (chiếm tỷ lệ là 13,1%). Theo kết  quả bảng 5, tỷ lệ nguồn nước bị ô nhiễm do gia  súc, gia cầm hoặc vật nuôi  tắm  tại khu vực  lấy  nước là cao nhất (chiếm tỷ lệ là 47,8%); kế đến là  tại khu vực lấy nước có hoạt động tắm giặt của  người  dân  (30,4%);  nhiễm  bẩn  do  phân  người/gia súc là 26,1%; khu vực lấy nước có ống  cống nước thải đổ vào là 21,7%; tỷ lệ nhiễm bẩn  do dụng  cụ  chứa  nước  bị dơ  và dụng  cụ dẫn  nước đến hộ gia đình bị bẩn lần lượt là 17,4% và  13%.  Bảng 6: Đánh giá các yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mưa (n=23)  Yếu tố nguy cơ Xã Tân Đông (n=8) Xã Tân Tây (n=6) Xã Thạnh Phú (n=4) Xã Thạnh Phước (n=5) Tổng cộng (n=23) Mái hứng nước mưa (nếu có) có làm bằng fibro xi măng 2 2 2 2 8 (34,8%) Mái hứng nước mưa và máng dẫn nước mưa bị bẩn hoặc bị tắc nghẽn, đọng rác hoặc có các chất gây ô nhiễm khác 1 2 0 2 5 (21,7%) Thiếu hộp hoặc ga ngăn rác 3 3 2 3 11 (47,8%) Thiếu nắp đậy bể 1 1 1 1 4 (17,4%) Rong rêu, rác, xác súc vật chết trong bể chứa nước 2 2 2 1 7 (30,4%) Dụng cụ lấy nước bị bẩn hoặc được đặt trên nền đất 1 2 0 0 3 (13%) Kết luận Chưa có nguy cơ 0 0 0 0 0 Có nguy cơ 4 3 3 3 13 Nguy cơ cao 3 3 3 2 10 Kết quả bảng 6 cho thấy, hầu hết các hộ gia  đình  sử  dụng  nước  mưa  đều  có  dấu  hiệu  ô  nhiễm,  tỷ  lệ  nguồn  nước  mưa  có  nguy  cơ  ô  nhiễm  là  56,5%  và  có  nguy  cơ  ô  nhiễm  cao  là  43,5%. Trong đó, xã Tân Đông có 4 hộ gia đình  vị trí thu và chứa nước mưa có nguy cơ ô nhiễm,  3 hộ gia  đình có nguy cơ ô nhiễm cao. Xã Tân  Tây có 3 hộ gia đình vị trí thu và chứa nước mưa  có nguy cơ ô nhiễm, 3 hộ gia đình có nguy cơ ô  nhiễm cao. Xã Thạnh Phú có 3 hộ gia đình vị trí  thu và chứa nước mưa có nguy cơ ô nhiễm, 2 hộ  gia  đình  có  nguy  cơ  ô  nhiễm  cao.  Xã  Thạnh  Phước có 3 hộ gia đình vị trí thu và chứa nước  mưa  có  nguy  cơ  ô nhiễm  và  2 hộ  gia  đình  có  nguy cơ ô nhiễm cao.  BÀN LUẬN  Trong tổng số 120 mẫu nước được khảo sát  để đánh giá chất lượng nguồn nước, có 78 mẫu  đạt chất lượng theo QCVN 02: 2009/BYT (chiếm  tỷ  lệ  65%)  và  42  mẫu  không  đạt  chất  lượng  chiếm tỷ lệ 35%. Trong đó nguồn nước đạt chất  lượng  chiếm  đa  số  thuộc  về  nước  cấp  theo  đường  ống  (nước  máy)  72%  và  nước  giếng  khoan 79,6%. Kết quả  trên cho  thấy, hai nguồn  nước  này  có  chất  lượng  ổn  định,  sử  dụng  tốt  trong  sinh hoạt và  ăn uống. Tỷ  lệ nguồn nước  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 40 không đạt chất  lượng chủ yếu  là nước mưa và  nước  bề mặt,  điều này  cho  thấy  các  yếu  tố  về  điều kiện địa chất, khí hậu, môi trường sản xuất  trên địa bàn ảnh hưởng đến tính chất của nguồn  nước,  đây  là  vấn  đề  cần  quan  tâm  nhằm  tạo  nguồn  nước  thay  thế  hợp  vệ  sinh  để  phục  vụ  nhu cầu sinh hoạt của người dân.  Đánh  giá  các  yếu  tố nguy  cơ  gây  ô  nhiễm  nguồn nước sinh hoạt nông thôn tại 4 xã thuộc  huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An trong đó nguy  cơ  ô nhiễm  cao  là  ở nước  bề mặt  (chiếm  tỷ  lệ  86,9%), nước mưa là 76,9%, kế đến là nước giếng  khoan 44,9% và nước cấp theo đường ống là 0%.  Trong đó, yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước là do  dụng cụ chứa nước gần khu vực kênh mương,  rãnh đổ nước thải, khu vực có phân gia súc/ gia  cầm  hay dụng  cụ  chứa  nước  có  rong  rêu,  cặn  bẩn, Ngoài  ra,  việc  người  dân  vẫn  còn  tập  quán  sử dụng nước  bề mặt  trong  tắm  giặt,  vệ  sinh tạo điều kiện cho việc xâm nhập của các loại  bệnh qua đường da, niêm mạc, bệnh phụ khoa.  Đối  với  nguồn  nước  cấp  theo  đường  ống,  tuy  không có yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm nhưng cần  tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh nguồn nước để  có  được nguồn nước hợp vệ  sinh,  đây  cũng  là  nguồn nước an toàn trong quá trình sử dụng cho  sinh hoạt, ăn uống.  KẾT LUẬN  Nguồn nước được sử dụng  trong sinh hoạt  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  là  nước  giếng  khoan  (40,8%),  kế  đến  là  nước  cấp  theo  đường  ống  (20,8%), tỷ lệ sử dụng nước mưa và nước bề mặt  là 19,2%.  Tỷ lệ mẫu nước đạt chất lượng về chỉ tiêu lý  hóa  là  70%,  chỉ  tiêu không  đạt  đó  là pH, màu  sắc,  độ  đục, hàm  lượng  sắt,  amoni. Tỷ  lệ mẫu  nước vi khuẩn Coliform  tổng số  là 21,7% và vi  khuẩn E.colilà 15,8%.  Trong  số  các  nguồn  nước  khảo  sát,  nguồn  nước bề mặt có nguy cơ ô nhiễm cao chiếm tỷ lệ  cao nhất  (96%) do nhiễm bẩn phân gia  súc/gia  cầm và hoạt động tắm giặt của con người trong  khu vực  thu nước, kế đến  là nước giếng khoan  và nước mưa.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bộ Y  tế  (2009). Quy chuẩn kỹ  thuật quốc gia về chất  lượng  nước sinh hoạt QCVN 02: 2009/BYT. Hà Nội. Tr. 12‐13.  2. Cục Y Tế Dự phòng Việt Nam  (2007). Chất  lượng nước sinh  hoạt nông thôn Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. Tr. 2.  3. Tổng Cục thống kê ‐ Bộ Y tế (2002). Khảo sát sức khỏe quốc gia.  Hà Nội. Tr. 20.  Ngày nhận bài báo:       15/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   17/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 
Tài liệu liên quan