Khảo sát chức năng thông khí vòi nhĩ ở bệnh nhân viêm xoang mủ

Mục tiêu: Khảo sát chức năng thông khí vòi nhĩ ở bệnh nhân viêm xoang mủ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang trên 93 bệnh nhân viêm xoang mủ và 91 người khoẻ mạnh ≥ 16 tuổi tại phòng khám tai mũi họng (TMH) bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ tháng 10/2011 đến tháng 7/2012. Kết quả: Tỉ lệ rối loạn chức năng thông khí vòi nhĩ (RLCNTKVN) ở bệnh nhân viêm xoang mủ (VXM) là 41,9% (nhóm chứng là 0%). Trong đó, nhóm VXM mạn tính có tỉ lệ RLCNTKVN cao hơn nhóm cấp tính (54,5% so với 38%, p < 0,05); nhóm ở thành thị cao hơn nhóm nông thôn (46,4% so với 35,1%, p < 0,05); nhóm có triệu chứng cơ năng ở tai cao hơn nhóm không có triệu chứng cơ năng (95,7% so với 24,3%, p < 0,05); nhóm có triệu chứng thực thể ở tai cao hơn nhóm không có triệu chứng thực thể (100% so với 34,1%, p < 0,05), nhóm có tổn thương nhiều xoang trên phim CT Scan cao hơn nhóm có tổn thương một xoang (44,9% so với 26,7%, p < 0,05). Tỉ lệ nhĩ lượng đồ kiểu A ở bệnh nhân VXM chiếm 80,6% còn tỉ lệ nhĩ lượng đồ kiểu C là 19,4%. Ở bệnh nhân có RLCNTKVN chỉ có 45% có nhĩ lượng đồ kiểu C. Kết luận: RLCNTKVN ở bệnh nhân viêm xoang mủ ≥ 16 tuổi chiếm tỉ lệ cao 41,9%. RLCNTKVN có liên quan đến yếu tố thời gian mắc bệnh, nơi sinh sống, triệu chứng lâm sàng ở tai và mức độ tổn thương xoang trên phim CT Scan. Nhĩ lượng đồ đơn thuần có giá trị chẩn đoán RLCNTKVN thấp hơn so với phương pháp đo nhĩ lượng phối hợp với nghiệm pháp Valsalva và Toynbee.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát chức năng thông khí vòi nhĩ ở bệnh nhân viêm xoang mủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  150 KHẢO SÁT CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ VÒI NHĨ Ở BỆNH NHÂN   VIÊM XOANG MỦ  Lâm Hoàng Phương**, Trần Anh Tuấn*, Phạm Ngọc Chất*  TÓM TẮT  Mục tiêu: Khảo sát chức năng thông khí vòi nhĩ ở bệnh nhân viêm xoang mủ.  Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang trên 93 bệnh nhân viêm xoang mủ và 91  người khoẻ mạnh ≥ 16 tuổi tại phòng khám tai mũi họng (TMH) bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ tháng  10/2011 đến tháng 7/2012.  Kết quả: Tỉ lệ rối loạn chức năng thông khí vòi nhĩ (RLCNTKVN) ở bệnh nhân viêm xoang mủ (VXM) là  41,9%  (nhóm  chứng  là 0%). Trong  đó, nhóm VXM mạn  tính  có  tỉ  lệ RLCNTKVN  cao hơn nhóm  cấp  tính  (54,5% so với 38%, p < 0,05); nhóm ở thành thị cao hơn nhóm nông thôn (46,4% so với 35,1%, p < 0,05); nhóm  có triệu chứng cơ năng ở tai cao hơn nhóm không có triệu chứng cơ năng (95,7% so với 24,3%, p < 0,05); nhóm  có triệu chứng thực thể ở tai cao hơn nhóm không có triệu chứng thực thể (100% so với 34,1%, p < 0,05), nhóm  có tổn thương nhiều xoang trên phim CT Scan cao hơn nhóm có tổn thương một xoang (44,9% so với 26,7%, p  < 0,05). Tỉ lệ nhĩ lượng đồ kiểu A ở bệnh nhân VXM chiếm 80,6% còn tỉ lệ nhĩ lượng đồ kiểu C là 19,4%. Ở  bệnh nhân có RLCNTKVN chỉ có 45% có nhĩ lượng đồ kiểu C.   Kết luận: RLCNTKVN ở bệnh nhân viêm xoang mủ ≥ 16 tuổi chiếm tỉ lệ cao 41,9%. RLCNTKVN có liên  quan đến yếu tố thời gian mắc bệnh, nơi sinh sống, triệu chứng lâm sàng ở tai và mức độ tổn thương xoang trên  phim CT Scan. Nhĩ lượng đồ đơn thuần có giá trị chẩn đoán RLCNTKVN thấp hơn so với phương pháp đo nhĩ  lượng phối hợp với nghiệm pháp Valsalva và Toynbee.  Từ khóa: Chức năng thông khí vòi nhĩ, viêm xoang mủ.  ABSTRACT  THE EUSTACHIAN TUBE VENTILATION DYSFUCTION IN PATIENTS   WITH PURULENT SINUSITIS  Lam Hoang Phuong, Tran Anh Tuan, Pham Ngoc Chat  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 150 ‐ 155  Objective: Assess the Eustachian tube ventilation function in patients with purulent sinusitis  Subjects and methods: Prospective study. There are 93 patients with purulent sinusitis (patient group)  and 91 healthy people (control group) who are older than 16 years old. Those people were taken a tympanogram  and an Eustachian tube ventilation function test in the ENT ward of University Medical Center from 10/2011 to  7/2012.  Result: The rate of Eustachian tube ventilation dysfunction in patient group is 41,9% (the control group is  0%). Patients with chronic purulent sinusitis have  the rate of Eustachian  tube ventilation dysfunction higher  than its of patients with acute purulent sinusitis (54.5% compare to 38%, p < 0,05). Patients living in urban  area  have  the Eustachian  tube  ventilation  dysfuntcion  rate  higher  than  patients  living  in  rural  area  (46.6%  compare  to  35.1%,  p  <0.05). Patients with  ear  symptoms  have  the Eustachian  tube  ventilation  dysfunction  higher  than patients without  ear  symptoms  (95.7%  compare  to 24.3%, p < 0.05). Patients with  signs  of  ear  * Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, ** Bệnh viện Đại học Y Dược  Tác giả liên lạc: TS.BS Trần Anh Tuấn – ĐT: 0903 731 120, Email: tuantranent@yahoo.com.vn  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 151 illness have the Eustachian tube ventilation dysfunction higher than patients without signs of ear illness ( 100%  compare  to  34.1%,  p<0.05).  Patients  with multisinusitis  have  the  Eustachian  tube  ventilation  dysfunction  highere than patients with unisinusitis (44.9% compare to 26.7%, p<0.05). The rate of type A tympanogram is  80.4% meanwhile there is only 19.4% patients have type C tympanogram. 45% patient with Eustachian tube  ventilation dysfuntion have type C tympanogram  Conclusion: Eustachian tube ventilation dysfunction rate is high in adult pateints with purulent sinusitis.  Eustachian tube ventilation dysfunction is related to living location, the duration of illness, signs and symptoms  in ear and the number of related sinuses. Tympanometry have lower predictive value than that of tympanometry  combined with Tonybee and Valsava maneuvre.  Key words: The Eustachian tube ventilation function, purulent sinusitis.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Viêm xoang mủ là một bệnh  lý thường gặp  trong  tai mũi họng. Theo Messerklinger khi bị  viêm xoang, mủ sẽ đổ ra cửa mũi sau đến lỗ hầu  vòi nhĩ  rồi mới xuống  thành  sau họng. Vì vậy  những  bệnh  nhân  bị VXM  thường  có  rối  loạn  chức năng vòi nhĩ đi kèm. Khi chức năng vòi nhĩ  bị rối loạn không chỉ gây ra những triệu chứng  như ù  tai,  đau  tai, giảm  sức nghe mà  còn dẫn  đến những bệnh lý nguy hiểm ở tai giữa(3). Việc  phát hiện sớm và điều trị tốt những bệnh nhân  có  RLCNVN  trước  khi  xảy  ra  viêm  nhiễm  và  phá hủy tai giữa không chỉ giúp bệnh nhân tiết  kiệm  chi  phí  điều  trị  mà  còn  nâng  cao  chất  lượng cuộc sống cho bệnh nhân.  Trên  thế  giới,  Stamberger  (1986)  cho  rằng  viêm mũi  xoang  là một  trong những  tác nhân  gây  RLCNVN(6),  Huang  Xue  Kun  (2000)  ghi  nhận ở bệnh nhân viêm xoang mạn có 48,3% bị  RLCNVN và 42% có nhĩ lượng đồ bất thường(3),  Chan  Kee  Hong  (2008)  đã  công  bố  tỉ  lệ  RLCNVN ở bệnh nhân viêm xoang là 37,9%(2).  Tại Việt Nam, trong những năm gần đây đã  bắt đầu có những nghiên cứu đầu tiên về vấn đề  này,  tuy nhiên hầu hết  đều  thực hiện  trên  đối  tượng  trẻ  em. Nguyễn  Thu Huyền  (2003)  ghi  nhận  ở  nhóm  trẻ  bị  viêm  xoang  hàm mủ  có  52,8% có rối loạn chức năng vòi(5), Lê Kim Toàn  (2008) đã công bố trên tạp chí Y học TP. Hồ Chí  Minh tỉ lệ RLCNVN ở trẻ em là 59,3%(4)  Xét về phương diện giải phẫu thì vòi nhĩ trẻ  em có những điểm không giống với người  lớn  như chiều dài ngắn hơn, nằm ngang hơn, phần  eo không tạo góc(1) Mặt khác, viêm xoang ở trẻ  em phần lớn là diễn tiến cấp tính chứ không kéo  dài như ở người lớn(4). Với sự khác nhau đó thì  khi bị VXM, vòi nhĩ người lớn bị ảnh hưởng ra  sao và có liên quan quan đến các yếu tố nào ? Để  làm  sáng  tỏ vấn  đề này,  chúng  tôi quyết  định  tiến  hành  nghiên  cứu  “Khảo  sát  chức  năng  thông khí vòi nhĩ ở bệnh nhân viêm xoang mủ”  với các mục tiêu sau.  Mục tiêu tổng quát  Khảo sát chức năng thông khí vòi nhĩ ở bệnh  nhân viêm xoang mủ.  Mục tiêu chuyên biệt  Xác định tỉ  lệ các kiểu nhĩ  lượng đồ ở bệnh  nhân VXM.  Xác  định  tỉ  lệ  RLCNTKVN  ở  bệnh  nhân  VXM.  Xác định các yếu tố liên quan RLCNTKVN ở  bệnh nhân VXM.  So sánh kết quả khảo sát chức năng vòi nhĩ  với kết quả nhĩ  lượng đồ về phương diện chẩn  đoán RLCNTKVN ở bệnh nhân VXM.  ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Nhóm bệnh  Bệnh  nhân  ≥  16  tuổi  đến  khám  tại  phòng  khám Tai Mũi Họng bệnh viện Đại Học Y Dược  từ 10/2011 đến 7/2012 với chẩn đoán VXM, hội  đủ các tiêu chuẩn sau:   ‐  Bệnh  nhân  ≥  16  tuổi  đồng  ý  tham  gia  nghiên cứu.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  152 ‐ Chưa can thiệp ngoại khoa vùng đầu mặt cổ.  ‐ Không có bất thường ở vùng đầu mặt cổ.  ‐ VA không quá phát.  ‐ Không  có  tiền  căn  viêm mũi  dị  ứng,  các  bệnh lý về tai, rối loạn chức năng vòi nhĩ.  ‐ Màng nhĩ nguyên vẹn.  Nhóm chứng  Là học  sinh  đến học  tập  tại bệnh viện  Đại  Học Y Dược từ 10/2011 đến 7/2012.  ‐ Là người khỏe mạnh.  ‐ Không có bệnh lý gì về tai mũi họng.  ‐ Không  có  bất  thường  về  giải  phẫu  vùng  đầu mặt cổ.  ‐ Chưa can  thiệp ngoại khoa vùng đầu mặt  cổ.  ‐ Không  có  tiền  căn  viêm mũi  dị  ứng,  các  bệnh lý về tai, RLCNVN.  ‐ Khám tai mũi họng bình thường.  Phương pháp nghiên cứu  Tiền cứu mô tả cắt ngang.  Tiến hành nghiên cứu  Hỏi  bệnh  bằng  phương  pháp  phỏng  vấn  trực tiếp.  Khám  tai mũi họng bằng phương pháp nội  soi.  Chụp CT Scan mũi xoang để chẩn đoán xác  định viêm xoang mủ.  Đo nhĩ lượng.  Khảo sát chức năng thông khí vòi nhĩ.  Bước 1: Thực hiện nhĩ lượng đồ thứ nhất ghi  lại áp suất tai giữa lúc nghỉ.  Bước  2:  Yêu  cầu  bệnh  nhân  làm  nghiệm  pháp Toynbee và  thực hiện nhĩ  lượng đồ  thứ  hai.  Bước  3:  Yêu  cầu  bệnh  nhân  làm  nghiệm  pháp Valsalva và thực hiện nhĩ lượng đồ thứ ba.  Tiêu chuẩn đánh giá  Đánh giá viêm xoang mủ  Khi bệnh nhân có 2 triệu chứng chính hoặc 1  triệu  chứng  chính  và  2  triệu  chứng  phụ  (Rhinosinusitis Task Force), nội soi có hình ảnh  chất  tiết nhầy mủ ứ đọng ở ngách mũi và  trên  phim CT Scan mũi xoang có hình ảnh dày niêm  mạc, có mức khí dịch hay mờ xoang.  Đánh giá chức năng thông khí vòi nhĩ  Theo  tác  giả Zhen HT, Wang CF, Cui YH,  Gao QX,  Gex  (2000)  thì  sự  chênh  lệch  áp  lực  hòm  nhĩ  giữa  hai  lần  đo  lớn  hơn  10  daPa  thì  chức năng thông khí vòi nhĩ bình thường(6,8).  KẾT QUẢ  Bảng 1: Tỉ lệ các kiểu nhĩ lượng đồ  Kiểu nhĩ lượng đồ Số ca Tỉ lệ Kiểu A 75 80,6% Kiểu C 18 19,4% Tổng 93 100% Bảng 2: Tỉ lệ RLCNTKVN  Số ca Tỉ lệ Có RLCNTKVN 39 41,9% Không RLCNTKVN 54 58,1% Tổng 93 100% Bảng 3: Liên quan giữa giới tính và RLCNTKVN  Nam Nữ Số ca Tỉ lệ Số ca Tỉ lệ Có RLCNTKVN 16 45,7% 23 39,7% Không RLCNTKVN 19 54,3% 35 60,3% Tổng 35 100% 58 100% p > 0,05  Bảng 4: Liên quan giữa nơi sinh sống và  RLCNTKVN  Thành thị Nông thôn Số ca Tỉ lệ Số ca Tỉ lệ Có RLCNTKVN 26 46,4% 13 35,1% Không RLCNTKVN 30 53,6% 24 64,9% Tổng 56 100% 37 100% p < 0,05  Bảng 5: Liên quan giữa thời gian mắc bệnh và  RLCNTKVN  < 8 tuần ≥ 8 tuần Số ca Tỉ lệ Số ca Tỉ lệ Có RLCNTKVN 27 38% 12 54,5% Không RLCNTKVN 44 62% 10 45,5% Tổng 71 100% 22 100% p < 0,05  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 153 Bảng 6: Liên quan giữa triệu chứng cơ năng  (TCCN) ở tai và RLCNTKVN  Có TCCN Không có TCCN Số ca Tỉ lệ Số ca Tỉ lệ Có RLCNTKVN 22 95,7% 17 24,3% Không RLCNTKVN 1 4,3% 53 75,7% Tổng 23 100% 70 100% p < 0,05  Bảng 7: Liên quan giữa triệu chứng thực thể (TCTT)  ở tai và RLCNTKVN  Có TCTT Không có TCTT Số ca Tỉ lệ Số ca Tỉ lệ Có RLCNTKVN 11 100% 28 34,1% Không RLCNTKVN 0 0% 54 65,9% Tổng 11 100% 82 100% p < 0,05  Bảng 8: Liên quan giữa mức độ tổn thương xoang  trên phim CT Scan và RLCNTKVN  Nhiều xoang Một xoang Số ca Tỉ lệ Số ca Tỉ lệ Có RLCNTKVN 35 44,9% 4 26,7% Không RLCNTKVN 43 55,1% 11 73,3% Tổng 78 100% 15 100% p < 0,05  Bảng 9: Nhĩ lượng đồ trong nhóm có RLCNTKVN  Có RLCNTKVN Số tai Tỉ lệ Nhĩ đồ kiểu A 33 55% Nhĩ đồ kiểu C 27 45% Tổng 60 100% Bảng 10: Nhĩ lượng đồ trong nhóm không có  RLCNTKVN  Không có RLCNTKVN Số tai Tỉ lệ Nhĩ đồ kiểu A 98 90,7% Nhĩ đồ kiểu C 10 9,3% Tổng 108 100% Bảng 11: So sánh kết quả khảo sát CNTKVN nhóm  bệnh và nhóm chứng  Nhóm bệnh Nhóm chứng Số ca Tỉ lệ Số ca Tỉ lệ Có RLCNTKVN 39 41,9% 0 0% Không RLCNTKVN 54 58,1% 91 100% Tổng 93 100% 91 100% BÀN LUẬN  Qua  93  trường  hợp  VXM  ≥  16  tuổi  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  tỉ  lệ  RLCNTKVN  chiếm 41,9%. Tỉ  lệ này khá  tương đồng với kết  quả nghiên  cứu  của  tác giả Chan Kee Hong  là  37,9%(4).  So  sánh  với  nghiên  cứu  của  tác  giả  Huang  Xue  Kun  trên  bệnh  nhân  viêm  xoang  mạn  thì  tỉ  lệ RLCNTKVN  là  48,3%(3)  ,  tỉ  lệ này  cao hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi  và  tác  giả  Chan  Kee  Hong.  Tuy  nhiên  trong  nghiên cứu của chúng tôi và Chan Kee Hong thì  viêm xoang bao gồm cả cấp và mạn, còn  trong  nghiên cứu  của  tác giả Huang Xue Kun  chỉ  có  viêm xoang mạn nên sự chênh lệch này là hợp lý  vì  thời  gian  vòi nhĩ  tiếp  xúc  với  chất dịch  tiết  nhiễm  trùng  càng  lâu  thỉ khả năng bị  rối  loạn  càng cao.   Tác  giả  Lê Kim  Toàn(4)  ghi  nhận  có  59,3%  bệnh nhi có rối loạn chức năng thông khí vòi nhĩ  cao hơn so với nghiên cứu trên đối tượng người  lớn của chúng  tôi, Chan Kee Hong(2) và Huang  Xue Kun(3). Trong nghiên cứu của Lê Kim Toàn  không có trường hợp nào viêm mạn, do đó nếu  xét về phương diện  thời gian  tiếp xúc với dịch  tiết nhiễm khuẩn  thì đối  tượng nghiên cứu của  Lê Kim Toàn có thời gian tiếp xúc ít hơn nhưng  tỉ lệ RLCNTKVN lại cao hơn. Sự khác biệt ở đây  chính  là  tuổi  của  đối  tượng  nghiên  cứu.  Đối  tượng của chúng tôi, Chan Kee Hong và Huang  Xue Kun đều là người lớn còn đối tượng của Lê  Kim Toàn  là  trẻ em. Điều này  chứng  tỏ khi bị  viêm xoang  thì vòi nhĩ  trẻ em sẽ dễ bị rối  loạn  chức năng thông khí hơn ở người lớn. Đó là do  cấu trúc vòi nhĩ trẻ em có những đặc điểm khác  với  người  lớn  như  chiều  dài  ngắn  hơn,  nằm  ngang hơn, phần eo không tạo góc  Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân  sống  ở  thành  thị  có  tỉ  lệ RLCNTKVN  là 46,4%  còn ở nông thôn là 35,1% (p < 0,05). Theo chúng  tôi, sự khác nhau này là do mức độ ô nhiễm môi  trường ở nơi sinh sống ảnh hưởng đến mức độ  nguy hiểm của dịch tiết, thành phần dịch tiết trở  nên  độc  hại  hơn  và  có  khả  năng  gây  ra  RLCNTKVN nhiều hơn. Tỉ  lệ bệnh nhân viêm  xoang mủ  có  thời  gian mắc  bệnh  ≥  8  tuần  bị  RLCNTKVN là 54,5% còn có thời gian mắc bệnh  < 8 tuần là 38% (p < 0,05). Kết quả này phù hợp  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  154 với quan điểm của Messerklinger và một số tác  giả khác. Theo Messerklinger niêm mạc vòi nhĩ  bình  thường  có  khả  năng  chống  lại  dịch  tiết  nhiễm trùng trong một thời gian nhất định, còn  tác giả Huang Xue Kun cũng cho rằng thời gian  mắc  bệnh  là  yếu  tố  ảnh  hưởng  đến  tỉ  lệ  RLCNTKVN(3) . RLCNTKVN ở bệnh nhân viêm  xoang mủ xảy ra cả trên bệnh nhân có và không  có triệu chứng lâm sàng ở tai. Khi bệnh nhân đã  xuất hiện triệu chứng lâm sàng thì hầu như kết  quả đo đều cho kết quả rối loạn. Điều này chứng  tỏ các triệu chứng lâm sàng ở tai là một dấu hiệu  đáng  tin  cậy  trong  chẩn  đoán  RLCNTKVN  ở  bệnh nhân viêm xoang mủ. Tỉ  lệ bệnh nhân bị  tổn  thương nhiều xoang  trên phim CT Scan có  RLCNTKVN  là  44,9%  còn  bị  tổn  thương một  nhóm  xoang  là  26,7%  (p  <  0,05).  Theo  Messerklinger, khi bị viêm xoang, các dòng dịch  nhầy từ nhóm xoang trước và nhóm xoang sau  có  thể nhập  lại  trước khi đến  lỗ vòi nhĩ. Do đó  khi bị  tổn  thương nhiều xoang  thì  sẽ  làm  tăng  khối lượng dịch tiết nhiễm khuẩn đi qua lỗ hầu  vòi nhĩ nên làm tăng khả năng RLCNTKVN.  Trong nghiên cứu của chúng  tôi, nhĩ  lượng  đồ kiểu C  là 19,4%,  tỉ  lệ này cho  thấy nếu dựa  vào nhĩ lượng đồ để đánh giá chức năng thông  khí vòi nhĩ trên bệnh nhân viêm xoang mủ thì tỉ  lệ  rối  loạn  chức  năng  vòi  là  19,4%.  Còn  tỉ  lệ  RLCNTKVN khi khảo sát bằng phương pháp đo  nhĩ  lượng phối hợp với nghiệm pháp Valsalva  và Toynbee  là 41,9%. Kết quả trên cho thấy hai  phương  pháp  đo  khác  nhau  cho  hai  kết  quả  hoàn  toàn khác nhau. Đo nhĩ  lượng đơn  thuần  cho tỉ lệ rối loạn chức năng thông khí vòi nhĩ ở  bệnh nhân viêm  xoang mủ  thấp hơn nhiều  so  với khi đo nhĩ lượng phối hợp với nghiệm pháp  Valsalva và Toynbee.  Với phương pháp đo nhĩ  lượng đơn  thuần,  chỉ có thể khảo sát áp lực tai giữa vào một thời  điểm nhất định. Tuy nhiên, theo giáo sư tiến sĩ  Robert W. Sweetow  (2002)  thì sự vắng mặt của  một  áp  suất  âm  trong  kết  quả  nhĩ  lượng  đồ  không có nghĩa  là chức năng  thông khí vòi nhĩ  bình thường(7)  . Điều này được giải thích có thể  là do chức năng thông khí vòi nhĩ mới bị rối loạn  chưa  làm áp  lực hòm nhĩ  thay  đổi nhiều. Còn  phương pháp đo nhĩ lượng kết hợp với nghiệm  pháp  Valsalva  và  Toynbee  thì  dựa  trên  chức  năng  sinh  lý  đóng mở  để  cân  bằng  áp  lực  tai  giữa của vòi nhĩ. Nếu khi vòi nhĩ mở ra, với sự  thay đổi áp lực ở vùng mũi họng mà áp lực hòm  nhĩ  không  thay  đổi  trên  10 daPa  thì  chứng  tỏ  chức  năng  thông  khí  vòi  nhĩ  đã  bị  rối  loạn(8).  Phương  pháp  này  giúp  chẩn  đoán  sớm  RLCNTKVN ngay cả khi áp  lực hòm nhĩ  trong  giới hạn bình  thường. Điều này góp phần giải  thích  sự  chênh  lệch  trong  việc  xác  định  tỉ  lệ  RLCNTKVN  trên  bệnh  nhân  viêm  xoang mủ  của  hai  phương  pháp.  Phương  pháp  đo  nhĩ  lượng đơn thuần có thể sẽ bỏ sót những trường  hợp rối  loạn chức năng vòi nhĩ khi mà áp suất  vòi nhĩ không âm hơn 100 daPa. Do  đó,  trong  nghiên  cứu  của mình,  chúng  tôi  chọn  cách  đo  nhĩ lượng kết hợp với hai nghiệm pháp Toynbee  và Valsalva để xác định tỉ lệ rối loạn chức năng  thông khí vòi nhĩ mà không dựa vào kiểu nhĩ  lượng đồ.  KẾT LUẬN  Tỉ lệ nhĩ lượng đồ kiểu A ở bệnh nhân VXM  là 80,6%; kiểu C là 19,4%.  Tỉ  lệ RLCNTKVN  ở  bệnh  nhân VXM  ≥  16  tuổi là 41,9%.  RLCNTKVN  ở  bệnh  nhân VXM  liên  quan  đến yếu  tố  thời gian mắc bệnh, nơi  sinh  sống,  triệu  chứng  lâm  sàng  ở  tai  và  mức  độ  tổn  thương xoang trên phim CT Scan.  Nhĩ lượng đồ đơn thuần có giá trị chẩn đoán  RLCNTKVN  thấp hơn so với phương pháp đo  nhĩ  lượng phối hợp với nghiệm pháp Valsalva  và Toynbee.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bluestone CD (2005), Eustachian tube: structure, function, role  in otitis media, pp.25‐50, pp.120.  2. Chan  KH  (2008),  “Effect  of  paranasal  sinusitis  on  the  development  of  otitis  media  with  effusion:  Influence  of  eustachian tube function and adenoid  imunity”, International  journal of pediatric otorhinolaryngology, 2008 november, vol.72,  no.11, pp.1609‐1618.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 155 3. Huang XK  (2000), “Influence of  chronic  sinusitis on middle  ear  function”,  Journal  of  clinical Otorhinolaryngology,  Issue  4,  pp.166‐167.  4. Lê Kim Toàn (2007), Rối loạn chức năng vòi nhĩ trong viêm xoang  hàm mủ ở trẻ em, Luận văn thạc sĩ y học – Trường đại học Y  Dược TPHCM, trang 32‐77.  5. Nguyễn Thu Huyền  (2003), Góp phần đánh giá chức năng vòi  nhĩ ở trẻ em bằng máy phân tích tai giữa ZODIAC 901, Luận văn  bác sĩ nội trú – Trường đại học Y Dược TPHCM, trang 41‐77.  6. Stamberger H  (1986), “An endoscopic of  tubal  function and  diseaded  ethmoid  sinus”,  Archies  of  Otorhinolaryngology,  vol.243, no.4, pp.254‐259.  7. Sweetow RW, et al (2002), “Eustachian tube dysfunction test”,  Indian  Journal  JM  of  Otolaryngology  and  Head‐  Neck  Surgery, vol.29, no.3, pp.125‐126.  8. Zen HT, Wang CF, Cui YH, Gao QX, Ge X  (2000), A new  method to evaluate the eustachian tube function, Lin Chuang  Er Bi Yan Hou Ke Za Zhi, vol.14, no.2, pp.160‐161.  Ngày nhận bài       02/08/2013.  Ngày phản biện nhận xét bài báo   03/09/2013.  Ngày bài báo được đăng:    18/10/2013 
Tài liệu liên quan