Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng và phát triển hệ thống thư viện trường học. Bởi từ lâu TVTH đã trở thành bộ phận không thể thiếu trong nhà trường. Nó là co sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa, khoa học của nhà trường, nhằm mở rộng kiến thức, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học của giáo viên, học sinh, xây dựng thói quen tự học cho học sinh. Tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời tham gia tích cực vào việc xây dựng và bồi dưỡng tư tưởng chính trị, xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên trong nhà trường.
Nhiều văn bản pháp quy mà Đảng và nhà nước đã ban hành, như Quyết đinh 57/CT, thông tư 30 /TTLB, quyết định 201/2001,QĐ-TT là phương hướng chỉ đạo quan trọng cho công tác thư viện trường học, tạo điều kiện để phấn đấu xây dựng thư viện trường học đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng.
Để triển khai chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết đinh 659, Quyết đinh 61/1999/QĐ-BGD&ĐT, đặc biệt văn bản mới nhất 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02/1/2003 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. Quyết định đã tạo chuyển biến sâu sắc về chất lượng cho thư viện trường phổ thông, khẳng định vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao hiệu quả đào tạo con người Việt Nam trong thời kỳ mở cửa và hội nhập. Thấy rõ vao trò của Quyết định đỗi với TVTH, tôi tiến hành “Khảo sát thư viện trường THCS Trần Cao Vân”
12 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2723 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát công tác tổ chức và hoạt động tại thư viện trường THCS Trần Cao Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………..
Mục đích…………………………………………………………………………..
Nhiệm vụ………………………………………………………………………….
Phương thức khảo sát……………………………………………………………..
PHẦN II: NỘI DUNG
Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của thư viện trường THCS Trần Cao Vân…………………………………………………………………………….
Tiêu chuẩn 1: Vốn Tài liệu………………………………………………………
Tiêu chuẩn 2: Cở sở vật chất trang thiết bị………………………………………
Tiêu chuẩn 3: Tiêu chuẩn nghiệp vụ…………………………………………….
Tiêu chuẩn 4: Tổ chức và hoạt động……………………………………………
Tiêu chuẩn 5: Quản lý thư viện…………………………………………………
PHẦN III: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài khảo sát
Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng và phát triển hệ thống thư viện trường học. Bởi từ lâu TVTH đã trở thành bộ phận không thể thiếu trong nhà trường. Nó là co sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa, khoa học của nhà trường, nhằm mở rộng kiến thức, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học của giáo viên, học sinh, xây dựng thói quen tự học cho học sinh. Tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời tham gia tích cực vào việc xây dựng và bồi dưỡng tư tưởng chính trị, xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên trong nhà trường.
Nhiều văn bản pháp quy mà Đảng và nhà nước đã ban hành, như Quyết đinh 57/CT, thông tư 30 /TTLB, quyết định 201/2001,QĐ-TT là phương hướng chỉ đạo quan trọng cho công tác thư viện trường học, tạo điều kiện để phấn đấu xây dựng thư viện trường học đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng.
Để triển khai chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết đinh 659, Quyết đinh 61/1999/QĐ-BGD&ĐT, đặc biệt văn bản mới nhất 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02/1/2003 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. Quyết định đã tạo chuyển biến sâu sắc về chất lượng cho thư viện trường phổ thông, khẳng định vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao hiệu quả đào tạo con người Việt Nam trong thời kỳ mở cửa và hội nhập. Thấy rõ vao trò của Quyết định đỗi với TVTH, tôi tiến hành “Khảo sát thư viện trường THCS Trần Cao Vân”
2. Mục đích
Dựa vào các văn bản, Nghị quyết, Quyết định, Thông tư, … của Đảng và của nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động của thư viện trường học, qua đó khảo sát thư viện để đưa ra ý kiến nhận xét và hướng khắc phục - phát triển đối với thư viện nhà trường trong tương lai
3. Nhiệm vụ
- Khảo sát về công tác tổ chức và hoạt động của thư viện nhà trường.
4. Phương thức khảo sát
- Khảo sát trực tiếp qua cán bộ thư viện và hệ thống cơ sở vật chất – trang thiết bị, bằng phương pháp tổng kết thực tiễn kết hợp với phân tích, đánh giá, khảo sát thư viện với mục tiêu sau:
- Tìm hiểu 5 tiêu chuẩn giúp thư viện đạt chuẩn
PHẦN II: NỘI DUNG
2.1.Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của thư viện trường THCS Trần Cao Vân
Thư viện Trường THCS Trần Cao Vân được là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường, thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tự học và tự nghiên cứu, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị, xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên trong nhà trường.
Thư viện nhà trường có nhiệm vụ cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu, và các sách báo cần thiết khác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh.
Sưu tầm và giới thiệu rông rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những sách báo cần thiết của Đảng, nhà nước và của ngành giáo dục và đào tạo, phục vụ giảng dạy học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ môn khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Tổ chức thu hút toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt thư viện thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học, tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh, giúp họ chọn sách, đọc sách có hệ thống, biết cách sử dụng bộ máy tra cứu sách, tra cứu thư mục nhằm sử dụng triệt để kho sách, nhất là các sách nghiệp vụ và sách tham khảo
Tổ chức quản lý theo đúng nghiệp vụ thư viện, có sổ sách quản lý chặt chẽ, bảo quản giữ gìn sách báo tránh hư hỏng, mất mát, thường xuyên thanh lọc sách báo cũ, rách nát, lạc hậu, kịp thời bổ sung các loại sách, tài liệu mới, sử dụng và quản lý chặt chẽ kinh phí thư viện thu được theo đúng mục đích, có kế hoạch phát triển mạng lưới thông tin – thư viện điện tử, từng bước đưa các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý thư viện để phục vụ bạn đọc.
2.2. Thực trạng về công tác tổ chức và hoạt động tại thư viện Trường THCS Trần Cao Vân
2.2.1. Tiêu chuẩn 1: Vốn tài liệu
Vốn tài liệu của thư viện nhà trường cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu và các sách báo cần thiết khác.
Sách giáo khoa: Đảm bảo đủ 01 bộ sách giáo khoa/sách nghiệp vụ/ 01 người dạy.
Có tủ sách giáo khoa dùng chung đảm bảo cho 100% học sinh thuộc diện chính sách xã hội mượn; 05 bản sách tham khảo trên/01 môn học.
Kho sách được chia thành các bộ phận.
Năm học 2010 – 2011, trường tiểu học Bình Thuận có đầy đủ SGK cho từng em học sinh, đảm bảo 100% học sinh có sách.
Đảm bảo tỉ lệ 100% sách cấp cho giáo viên phục vụ tốt cho công tác giảng dạy.
Tổng số bản sách giáo khoa hiện có 4808 bản, thực hiện lưu kho tối thiểu 3 bản theo quy định
Sách nghiệp vụ của giáo viên bao gồm: các văn bản pháp quy, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, và các tài liệu hướng dẫn của ngành phù hợp với nhà trường, ngành học và nghiệp vụ quản lý giáo dục phổ thông; sách bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm; Các sách nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngoại ngữ …
Tổng số sách nghiệp vụ hiện có 2453 bản, thực hiện lưu kho tối thiểu 3 bản.
100% giáo viên đứng lớp có đủ sách nghiệp vụ, các sách nâng cao chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên từng chu kỳ .
Tủ sách Pháp luật…
Sách, tài liệu tham khảo hàng năm theo hướng dẫn của bộ giáo dục và đào tạo: Các sách công cụ, tra cứu, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển… ; sách tài liệu tham khảo của các môn học; sách mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ, bản đồ, tranh ảnh…sách phục vụ cho nhu cầu về mở rộng, nâng cap kiến thức chung, cuộc thi tìm hiểu theo các chủ đề, chuyên đề, thi học sinh giỏi…
Tổng số sách tham khảo là 6921 bản, trong đó mua mới 911 bản, đạt 13,2 % trên tổng số bản sách tham khảo của thư viện.
Tỉ lệ sách tham khảo cho học sinh là 6921 bản/1994 học sinh đạt tỉ lệ 3,4 bản/HS.
Việc bổ sung sách: Theo kế hoạch đầu năm của nhà trường.
Các loại báo, tạp chí, tập san của ngành phù hợp với cấp học, ngành học và các tạp chí, báo chung của Đảng, Nhà nước, địa phương, có đủ báo, tạp chí phù hợp với nhu cầu đào tạo của nhà trường như: Báo tiền phong, Tài hoa Trẻ, Nhân dân, Thừa Thiên Huế, Văn học và tuổi trẻ…
2.2.2. Tiêu chuẩn 2: Cơ sở vật chất trang thiêt bị
Phòng thư viện
Vị trí thư viện: Rất thuận lợi cho việc mượn sách, đọc sách cho tất cả giáo viên và việc đọc truyện của học sinh, đảm bảo đủ ánh sáng, có chỗ ngồi cho cán bộ thư viện.
Thư viện có đầy đủ hệ thống giá để sách, phù hợp với từng loại hình khổ cỡ của tài liệu; 02 giá, 02 tủ trưng bày giới thiệu sách, báo mới; 01 Tủ mục lục tra cứu tài liệu; 02 máy vi tính, được bố trí hợp lý theo nghiệp vụ quản lý thư viện
- Tổng diện tích thư viện : 137 m2.
- Số chỗ ngồi cho giáo viên 20 chỗ và 40 chỗ ngồi cho học sinh.
- Có máy vi tính, có nối mạng Internet.
- Thư viện được trang bị các thiết bị media gồm: 1 ti vi LCD 42”, 1 đầu đĩa DVD, loa, ampli, 2 máy điều hoà để phục vụ cho giáo viên và học sinh.
Các trang thiết bị chuyên dùng: có đủ, được bố trí hợp lí, bao gồm:
+ Tủ giới thiệu sách 1 cái
+ Bảng giới thiệu 1 cái
+ Tủ đựng sách 10 cái
+ Kệ đựng báo, tạp chí 1 cái.
2.2.3. Tiêu chuẩn 3: Thực hiện các chuẩn nghiệp vụ
Thực hiện đầy đủ các loại sổ theo quy định: gồm có:
Sổ đăng kí tổng quát.
Sổ đăng kí cá biệt: Tham khảo, Nghiệp vụ, Thiếu nhi.
Sổ đăng kí Sách giáo khoa.
Sổ đăng kí báo, tạp chí.
Sổ kế hoạch.
Sổ theo dõi kinh phí thư viện.
Sổ cho giáo viên mượn sách.
Sổ cho học sinh mượn sách.
Sổ mục lục phân loại.
Sổ lưu hình ảnh hoạt động thư viện.
Hồ sơ lưu hoạt động thư viện.
Hồ sơ lưu hoá đơn sách.
Hồ sơ lưu biên bản kiểm kê và thanh lý.
Hồ sơ lưu công văn đi đến.
Sổ ghi chính xác, đầy đủ, rõ ràng, sạch đẹp.
100% các sách, ấn phẩm được đăng kí, mô tả, phân loại.
Các loại sách được phân loại rõ ràng, kho sách được bố trí, sắp xếp hợp lí, đúng nghiệp vụ, trình bày đẹp.
Có thực hiện 2 muc lục phân loại : sách tham khảo và sách nghiệp vụ.
Có nội quy, lịch mở cửa thư viện, bảng hướng dẫn giáo viên, học sinh sử dụng tài liệu và sách ở thư viện.
Có thực hiện biểu đồ phát triển kho sách, biểu đồ bạn đọc, trình bày đẹp, hợp lí.
Có thực hiện thư mục phục vụ cho giảng dạy và học tập.
2.2.4. Tiêu chuẩn 4: Tổ chức hoạt động
- Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí Tỉnh cấp để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sử dụng nguồn kinh phí vận động từ phụ huynh để trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách nghiệp vụ và sách tham khảo theo danh mục sách tham khảo dùng cho thư viện do Bộ GD& ĐT hướng dẫn hàng năm.
Kinh phí đã chi cho hoạt động thư viện năm học 2010- 2011 là: 34.565.200 đồng, trong đó:
+ Từ nguồn ngân sách :26.091.200 đồng
+ Từ nguồn kinh phí khác: 8.474.000 đồng
- Tổ chức cho học sinh đọc, mượn sách vào các ngày học trong tuần (Theo lịch bạn đọc).
- Tổ chức giới thiệu sách mới mỗi tháng 1 lần ở bảng giới thiệu sách mới.
- Có sưu tầm tư liệu phục vụ dạy và học như sưu tầm giáo án điện tử các tỉnh, huyện khác, xây dựng 1 chuyên đề về Toán phục vụ dạy và học.
Hướng dẫn GV và HS đọc và làm theo sách bằng nhiều hình thức. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch và qui trình hoạt động thư viện, các qui định về nghiệp vụ thư viện, cho mượn, cho thuê sách. Quản lý và bảo quản tốt các tài liệu và tài sản của thư viện.
Bố trí, sắp xếp kho sách khoa học, hợp lý, đơn giản hóa các thủ tục làm thẻ, cho mượn ... để tổ chức phục vụ bạn đọc nhanh, thuận tiện. Cán bộ thư viện tích cực bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao kiến thức, chủ động lập kế hoạch và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường thực hiện kế hoạch.
- Thư viện thu hút được 100% giáo viên và 90% học sinh tham gia.
ảnh: thư viện thân thiện
Thư viện các nhà trường: Có lịch mở cửa và phương thức quản lý, phục vụ phù hợp nhằm nâng cao chất lượng việc đọc sách của giáo viên và học sinh. Đối với học sinh học 2 buổi/ngày, thư viện bố trí lịch đọc và làm việc với sách tại thư viện theo thời khóa biểu tối thiểu 1 tiết/tuần/01học sinh. Thư viện có khuyến khích HS thực hiện tiết kiệm, sử dụng sách GK cũ và tham gia đóng góp sách xây dựng thư viện.
Cán bộ thư viện được bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao kiến thức, chủ động lập kế hoạch và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường thực hiện kế hoạch.
Xây dựng và tổ chức tốt hoạt động thư viện trường học chính là tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo trong giai đoạn hiện nay;
2.2.5. Tiêu chuẩn 5: Quản lí thư viện
Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý, có kiểm tra theo kế hoạch.
Có 1 cán bộ thư viện làm công tác thư viện có bằng Cao đẳng Thư viện. Hiện đang theo học Đại học.
Mạng lưới cộng tác viên thư viện được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng, với đầy đủ thành phần và học sinh các lớp làm cộng tác viên cho thư viện.
Có xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện gồm kế hoạch năm, tháng, phù hợp với điều kiện của trường.
Kiểm kê thư viện hàng năm và thanh lý các sách báo theo quy định. Nhằm đưa công tác thư viện trường học vào nền nếp, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.
ảnh: Hoạt động thư viện
2.3 Nhận xét
Về Công tác tổ chức và hoạt động của thư viện nhà trường:
Ban Giám hiệu nhà trường thực sự quan tâm tới công tác thư viện; Phân công một lãnh đạo trực tiếp phụ trách công tác thư viện và bố trí cán bộ làm công tác thư viện ổn định, được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ thư viện.
Chỉ đạo xây dựng thư viện đạt Chuẩn trở lên, tích cực phát huy hiệu quả của thư viện. Xây dựng kế hoạch công tác thư viện phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế, thể hiện rõ nội dung hoạt động.Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch công tác TV; quản lý chặt chẽ, khai thác sử dụng hiệu quả thư viện đồng thời với việc đảm bảo an toàn vốn tài liệu và các tài sản của thư viện; huy động và sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách và các nguồn ngoài ngân sách cho thư viện; quan tâm và tạo điều kiện nâng cao đời sống để cán bộ thư viện yên tâm công tác.
Thư viện nhà trường đã áp dụng đúng 5 tiêu chuẩn giúp thư viện đạt chuẩn. Đây là mô hình thư viện điển hình về Công tác tổ chức và hoạt động nghiệp vụ, góp phần giáo dục đào tạo nhân tài cho đất nước.
2.4. Phương hướng khắc phục và phát triển của thư viện nhà trường trong tương lai
Thư viện nhà trường đã thực hiện đúng theo quy trình nghiệp vụ thư viện trường học, trong tương lai thư viện nhà trường chủ yếu đầu tư để phát triển vốn tài liệu và bổ sung các trang thiết bị hiện đại, ứng dụng CNTT nâng cao năng xuất và hiệu quả trong công tác.
Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường về vị trí, vai trò và tác dụng của thư viện trường học trong giảng dạy, học tập.
Quản lý và tổ chức hoạt động thư viện khoa học, hiệu quả, cung ứng kịp thời các loại hình tài liệu của thư viện cho giáo viên và học sinh; chủ động đón đầu, tiếp thu sự phát triển của CNTT, đưa trang thiết bị hiện đại, phần mềm tin học phục vụ công tác quản lý thư viện và phục vụ bạn đọc. Thu hút giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động thư viện bằng các hình thức sinh động, phong phú, phù hợp.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Cùng với việc mua sắm, thư viện nhà trường đã nhanh chóng tổ chức hoạt động khai thác và đưa vào sử dụng có hiệu quả thiết thực; tạo điều kiện cho tất cả đối tượng học sinh nghèo có đủ sách học; học sinh giỏi, học sinh năng khiếu và giáo viên bồi dưỡng có đầy đủ tài liệu nghiên cứu, học tập. Mọi hoạt động của thư viện đến nay đi vào nề nếp, phòng đọc giáo viên trở thành nơi sinh hoạt của các tổ chuyên môn và ở đây đã tạo nên các buổi sinh hoạt chuyên môn đa dạng, phong phú, là đòn bẩy cho việc nâng cao nghiệp vụ. Việc trao đổi kinh nghiệm và tra cứu tài liệu còn được thông qua thư viện điện tử, góp phần tạo nên nét đẹp của văn hoá nhà trường ngày càng thêm phong phú
Một điều không thể phủ nhận, thư viện nhà trường đã mang đến cho mỗi học sinh sự say mê, ham học hỏi, thích khám phá, sự hứng thú, tự tin chiếm lĩnh tri thức để khẳng định mình và góp phần tạo nền tảng vững chắc cho các cấp học tiếp theo. Thông qua hoạt động của thư viện, nhà trường đã từng bước giáo dục học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước để có thể tiếp tục kế thừa sự nghiệp của cha ông để lại.
3.2. Kiến nghị
Qua khảo sát thực tế thư viện nhà trường về cơ bản đã đạt yêu cầu; cần đầu tư sách tham khảo đã chú trọng nhiều về các môn học; Ngoài ra còn có sách mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ mỗi môn học (phù hợp với chương trình tiểu học), tài liệu về các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, phục vụ các hội thi… Với tiêu chuẩn thứ hai (về CSVC) trên cơ sở điều kiện hiện có, nhà trường đã mua sắm thêm trang thiết bị chuyên dùng để đảm bảo có 30 chỗ ngồi trở lên cho học sinh; 20 chỗ ngồi cho giáo viên, nối mạng Internet cho máy vi tính phòng thư viện và các phòng đọc, máy chiếu đa năng, mua mới tủ mục lục...
Những yêu cầu còn thiếu cần bổ sung nói trên cũng chính là lý do làm hạn chế phần nào việc đáp ứng các nhu cầu dạy- học thời kỳ đất nước hội nhập và làm ảnh hưởng không nhỏ đến mọi hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục; đặc biệt là chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi các cấp.
Tài liệu tham khảo
Lê Văn Viết.- Cẩm nang nghề thư viện. Văn hóa.- H.: Văn hóa thông tin,2000.
Nguyễn Thị Trang Nhung. Công tác tổ chức và hoạt động trong các thư viện trường học: Bài giảng
Nguyễn Trung Kiên. Hướng dẫn công tác thư viện trường học năm học 2010-2011: chương trình công tác.
Nguồn: