Đặt vấn đề: Phình động mạch chủ bụng là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi. Diễn tiến tự nhiên của
túi phình là lớn dần và vỡ. Vỡ túi phình là biến chứng nặng gây tử vong cao. Điều trị nguy cơ vỡ túi phình bằng
cách đặt giá đỡ nội mạch (stent – graft) qua da là phương pháp mới, ít xâm lấn, hiệu quả tốt, được nhiều bác sĩ
trong và ngoài nước quan tâm và áp dụng.
Mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm hình ảnh của phình động mạch chủ bụng dạng thoi dưới động mạch thận
trên hình ảnh X quang cắt lớp vi tính. (2) Xác định tỉ lệ phình động mạch chủ bụng dạng thoi dưới động mạch
thận đạt điều kiện thuận lợi để đặt giá đỡ nội mạch (stent-graft).
Đối tượng nghiên cứu: Tiền cứu mô tả 72 trường hợp có bệnh phình động mạch chủ bụng dưới động
mạch thận và có chụp X quang cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (MDCT) tại Bệnh viện Chợ Rẫy Tp.HCM từ tháng
01/2010 đến 07/2013.
Kết quả: Tương quan giữa đường kính túi phình và chiều dài cổ gần là tương quan nghịch (p < 0,001).
Tương quan giữa đường kính túi phình và chiều dài túi phình là tương quan thuận (p < 0,001). Tỉ lệ các trường
hợp phình động mạch chủ bụng dạng thoi dưới động mạch thận đạt điều kiện thuận lợi có thể can thiệp đặt giá đỡ
nội mạch (stent-graft) là 20/72 (27,78%). Tỉ lệ các trường hợp phình động mạch chủ bụng dạng thoi dưới động
mạch thận trong nhóm có chỉ định phẫu thuật (đường kính túi phình ≥ 50 mm) là 12/35 (34,29%).
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy có tương quan giữa chiều dài cổ gần và chiều dài túi phình vói đường
kính túi phình (p < 0,001). Có 20/72 (27,78%) trường hợp phình động mạch chủ bụng dạng thoi dưới động mạch
thận đạt điều kiện thuận lợi có thể can thiệp đặt giá đỡ nội mạch (stent-graft). Có 12/35 (34,29%) trường hợp
phình động mạch chủ bụng dạng thoi dưới động mạch thận có đường kính túi phình ≥ 50 mm (có chỉ định phẫu
thuật túi phình) đạt điều kiện thuận lợi có thể can thiệp đặt giá đỡ nội mạch (stent-graft).
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm hình ảnh X quang cắt lớp vi tính của phình động mạch chủ bụng dạng thoi dưới động mạch thận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chẩn Đoán Hình Ảnh 13
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X QUANG CẮT LỚP
VI TÍNH CỦA PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG
DẠNG THOI DƯỚI ĐỘNG MẠCH THẬN
Nguyễn Tấn Quốc*, Nguyễn Công Minh**, Võ Tấn Đức**, Trần Minh Hoàng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phình động mạch chủ bụng là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi. Diễn tiến tự nhiên của
túi phình là lớn dần và vỡ. Vỡ túi phình là biến chứng nặng gây tử vong cao. Điều trị nguy cơ vỡ túi phình bằng
cách đặt giá đỡ nội mạch (stent – graft) qua da là phương pháp mới, ít xâm lấn, hiệu quả tốt, được nhiều bác sĩ
trong và ngoài nước quan tâm và áp dụng.
Mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm hình ảnh của phình động mạch chủ bụng dạng thoi dưới động mạch thận
trên hình ảnh X quang cắt lớp vi tính. (2) Xác định tỉ lệ phình động mạch chủ bụng dạng thoi dưới động mạch
thận đạt điều kiện thuận lợi để đặt giá đỡ nội mạch (stent-graft).
Đối tượng nghiên cứu: Tiền cứu mô tả 72 trường hợp có bệnh phình động mạch chủ bụng dưới động
mạch thận và có chụp X quang cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (MDCT) tại Bệnh viện Chợ Rẫy Tp.HCM từ tháng
01/2010 đến 07/2013.
Kết quả: Tương quan giữa đường kính túi phình và chiều dài cổ gần là tương quan nghịch (p < 0,001).
Tương quan giữa đường kính túi phình và chiều dài túi phình là tương quan thuận (p < 0,001). Tỉ lệ các trường
hợp phình động mạch chủ bụng dạng thoi dưới động mạch thận đạt điều kiện thuận lợi có thể can thiệp đặt giá đỡ
nội mạch (stent-graft) là 20/72 (27,78%). Tỉ lệ các trường hợp phình động mạch chủ bụng dạng thoi dưới động
mạch thận trong nhóm có chỉ định phẫu thuật (đường kính túi phình ≥ 50 mm) là 12/35 (34,29%).
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy có tương quan giữa chiều dài cổ gần và chiều dài túi phình vói đường
kính túi phình (p < 0,001). Có 20/72 (27,78%) trường hợp phình động mạch chủ bụng dạng thoi dưới động mạch
thận đạt điều kiện thuận lợi có thể can thiệp đặt giá đỡ nội mạch (stent-graft). Có 12/35 (34,29%) trường hợp
phình động mạch chủ bụng dạng thoi dưới động mạch thận có đường kính túi phình ≥ 50 mm (có chỉ định phẫu
thuật túi phình) đạt điều kiện thuận lợi có thể can thiệp đặt giá đỡ nội mạch (stent-graft).
Từ khóa: Chụp x quang cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu, giá đỡ nội mạch (stent-graft), can thiệp nội mạch
sửa chửa túi phình.
ABSTRACT
SURVEYING CHARACTERISTICS COMPUTED TOMOGRAPHY IMAGING
OF FUSIFORM INFRARENAL ABDOMINAL AORTIC ANEURYSMS
Nguyen Tan Quoc, Nguyen Cong Minh, Vo Tan Duc, Tran Minh Hoang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 13 - 18
Background: Abdominal aortic aneurysm is a vascular disorder of the elders. The natural history of
abdominal aortic aneurysms is that of slow expansion and rupture. The deadly risk is rupture of aneurysm sac.
Endovascular aneurysm repair (EVAR) is new method less invasive, effective, doctors are more interested in and
apply.
Purpose: (1) Surveying characteristics computed tomography imaging of fusiform infrarenal abdominal
* Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Cấp cứu Trưng vương Tp.HCM
** Bộ Môn Chẩn Đoán Hình Ảnh Trường ĐHYD. TPHCM
Tác giả liên lạc: BS CK II Nguyễn Tấn Quốc, ĐT: 0937434646, Email:tanquoc20000@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 14
aortic aneurysms. (2) Determine the ratio of fusiform infrarenal abdominal aortic aneurysms have feasibility of
endoaortic grafting.
Method: Between January 2010 and July 2013, 72 patients were prospectively studied with multidetector
computed tomographic scans at Cho ray Hospital and were diagnosed as the fusiform infrarenal abdominal aortic
aneurysms.
Results: There was a correlation between the diameter and length of the aneurysm (p = 0.8) and between
aneurysm diameter and length of the proximal neck (p = 0.01). The ratio of fusiform infrarenal abdominal aortic
aneurysms having feasibility of endoaortic grafting is 27.78%. The feasibility of endovascular grafting was
estimated at 34.29% in groups patients indicated aneurysm surgery (aneurysm diameter ≥ 50mm).
Conclusion: This study has shown an inverse relationship between the diameter and length of the aneurysm
(p = 0.8) and aneurysm diameter and length of the proximal neck (p = 0.01). 27.78% patients have feasibility of
endoaortic grafting. 34.29% patients in groups indicated aneurysm surgery have feasibility of endoaortic
grafting.
Key words: Multiple detector computed tomography, Endovascular - Aneurysm – Repair, Stent-graft.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phình động mạch chủ bụng là bệnh thường
gặp ở người cao tuổi. Tỉ lệ tử vong do phình
động mạch chủ bụng đứng hàng thứ 10 trong
các nguyên nhân gây tử vong hàng năm ở nam
giới trên 55 tuổi ở Mỹ và Châu âu. Tỉ lệ nam mắc
bệnh phình động mạch chủ bụng nhiều hơn nữ
vào khoảng 4:1(5,11). Ở Việt Nam tỉ lệ phẫu thuật
phình động mạch chủ bụng tăng lên hàng năm
tại các bệnh viện lớn trong cả nước. Tại bệnh
viện Chợ Rẫy từ năm 1976-1989 chỉ có 5 trường
hợp phình động mạch chủ bụng được phẫu
thuật đến năm 1995- 1997 tăng lên 33 trường
hợp. Chỉ riêng tại Bệnh viện Bình Dân năm 1984
chỉ phẫu thuật có 6 trường hợp đến năm 1994 đã
phẫu thuật trên 60 trường hợp và trong 10 năm
(1999 - 2000) đã có 510 trường hợp được phẫu
thuật(10).Theo nghiên cứu của Văn Tần và cộng
sự năm 2008 xác định thì tần suất của phình
động mạch chủ bụng dưới động mạch thận của
người ≥ 50 tuổi tại Tp. HCM vào khoảng
0,85%(11).
Chẩn đoán bệnh phình động mạch chủ bụng
dựa vào chẩn đoán hình ảnh bao gồm: siêu âm,
CT, DSA và MRI. CT với độ chính xác cao là
phương tiện chẩn đoán được lựa chọn tốt nhất
hiện nay(1). Các thông tin thu thập được từ CT
không những hỗ trợ cho các bác sĩ lâm sàng
trong việc tiên lượng, theo dõi mà còn giúp dự
kiến phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Xử lý nguy cơ vỡ túi phình có hai phương
pháp bao gồm: can thiệp nội mạch hoặc phẫu
thuật mổ mở. Điều trị phẫu thuật mổ mở là
phương pháp triệt để nhất. Tuy nhiên trên bệnh
nhân cao tuổi có nhiều bệnh nền kết hợp, phẫu
thuật lớn, mất máu nhiều nên yếu tố nguy cơ
trong và sau phẫu thuật cao. Điều trị đặt giá đỡ
nội mạch (stent – graft) qua da là phương pháp
mới, ít xâm lấn, hiệu quả tốt, được nhiều bác sĩ
trong và ngoài nước quan tâm vàáp dụng(8,10).
Tuy nhiên đểđặt giáđỡ nội mạch (stent-graft) cần
phải có các điều kiện thuận lợi nhất định về hình
thái phình động mạch chủ bụng, cần có các
thông tin trên CT sau: cổ gần, góc cổ gần – túi
phình, cổ xa, động mạch chậu chung và góc
động mạch chậu chung – túi phình, động mạch
chậu ngoài và động mạch đùi để có thể đặt giá
đỡ hiệu quả.
Ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về hình
ảnh CT của bệnh phình động mạch chủ bụng,
nhưng chưa có nhiều nghiên cứu sâu về phình
động mạch chủ bụng dưới động mạch thận có
chỉ định đặt giá đỡ nội mạch (stent-graft).
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát đặc điểm hình ảnh X quang cắt lớp
vi tính của phình động mạch chủ bụng dạng thoi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chẩn Đoán Hình Ảnh 15
dưới động mạch thận” với các mục tiêu nghiên
cứu sau:
Xác định tỉ lệ phình động mạch chủ bụng
dạng thoi dưới động mạch thận đạt điều kiện
thuận lợi để đặt giá đỡ nội mạch (stent-graft).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
72 bệnh nhân được tiến hành nghiên cứu
tại Bệnh Viện Chợ Rẫy TP.HCM được chẩn đoán
phình động mạch chủ bụng dạng thoi dưới động
mạch thận từ tháng 01/2010 đến 07/2013.
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu mô tả loạt ca
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
72 bệnh nhân có bệnh phình động mạch
chủ bụng dưới động mạch thận không phân biệt
giới tính, nhập Bệnh Viện Chợ Rẫy Tp.HCM
được chẩn đoán phình động mạch chủ bụng
dạng thoi dưới động mạch thận từ tháng 01/2010
đến 07/2013. Tất cả các bệnh được chụp cắt lớp
vi tính bằng máy chụp cắt lớp vi tính Siemens 64
dãy đầu thu.
Giới tính
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo giới
Giới Tần số Tỷ lệ %
Nam 50 69
Nữ 22 31
Tổng 72 100
Trong nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ
nam/nữ: 2,27% thấp hơn Lê Nữ Hòa Hiệp và
cộng sự(4), Văn Tần và cộng sự(11). Có thể mẫu
trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn do thời
điểm nghiên cứu của chúng tôi là năm (2010 –
2013), theo thống kê thì tuổi thọ nữ giới trong cả
nước tăng lên, trong đó nữ giới có tuổi thọ trung
bình cao hơn nam, là yếu tố thuận lợi của bệnh
PĐMCB. So sánh với các nước ngoài như:
Olivier Bayle và cộng sự(2), Frank R, Arko và
cộng sự(3), Moore WS và cộng sự(7) thì kết quả về
giới tính trong đó tỉ lệ nam cao hơn nữ cũng
tương tự của chúng tôi.
Tuổi
Bảng 2:Đặc điểm chung về tuổi
Trung bình ± độ lệch chuẩn Tối thiểu Tối đa
Tuổi (năm) 75,9 ± 8,4 57 94
Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng
tôi là 75,9 ± 8,4 tuổi, thấp nhất 57 cao nhất 94
tuổi. Đa số là là người cao tuổi, phù hợp với đặc
trưng của bệnh PĐMCB. Tuổi trung bình trong
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các trong
nước nghiên cứu trên bệnh PĐMCB trong nước
như: Lê Nữ Hòa Hiệp và cộng sự(4), Văn Tần và
cộng sự(10). So sánh với Olivier Bayle và cộng
sự(2), Frank R, Arko và cộng sự(3) kết quả của
chúng tôi cũng tương đồng thay đổi không
nhiều. Như vậy tuổi càng cao thì nguy cơ bệnh
PĐMCB ngày càng tăng.
Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính
Bảng 3: Kích thước cổ gần
Phân loại Trung bình (nhỏ nhất - lớn nhất)
Cổ
gần
Chiều dài*
Đường kính*
29,3 ± 18,2 (0 - 70)**
17,1 ± 2,83 (12 - 23)**
(*): mm, (**): Trung bình ± độ lệch chuẩn
Nhận xét: Chiều dài túi phình vàđường kính
cổ gần thỏa điều kiện cho can thiệp đặt giá đỡ nội
mạch (stent-graft), đường kính cổ gần trung bình
là 17,1 ± 2,83 mm. Có mối tương quan nghịch, mức
độ tương quan yếu giữa đường kính túi phình và
chiều dài cổ gần với r = 0,032. Phù hợp với mô hình
hồi quy tuyến tính ( F= 0,07, p < 0,001). Phương
trình dự báo: ĐKTP = - 0,023 x CDCG + 51,8. So
sánh với kết quả của Olivier Bayle và cộng sự(2),
Fran R, Arko MD và cộng sự(3), trong nghiên cứu
vềđiều kiện thuận lợi trong việc đặt giá đỡ nội
mạch (stent-graft), thì kết quả của chúng tôi tương
đồng về chiều dài cổ gần, nhưng đường kính của
chúng tôi là thấp hơn. Chúng tôi cho rằng thể
trạng người Châu Á nói chung và người Việt Nam
nói riêng là thấp bé và nhẹ cân hơn nên kết quả có
sự khác biệt. Tương quan giữa đường kính túi
phình và chiều dài cổ gần trong nhóm nghiên cứu
của chúng tôi là tương quan nghịch cũng tương
đồng với Olivier Bayle và cộng sự(2), Fran R, Arko
MD và cộng sự(3).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 16
Bảng 4: Kích thước túi phình
Phân loại
Trung bình (nhỏ
nhất - lớn nhất)
Túi
phình
Góc trục cổ gần và túi phình: α1*
Góc trục cổ gần và túi phình: α2*
Chiều dài
Đường kính
45, 2 ± 31,9 (0 -
141)**
23,1 ± 16,3 (0 - 66)
84,8 ± 23 (43 - 140)
51,2 ± 13,2 (31 - 92)
(*): độ, (**):Trung bình ± độ lệch chuẩn
Nhận xét: Góc trục cổ gần và túi phình α1,
α2đạt điều kiện đặt giá đỡ nội mạch (stent-graft).
Góc trung bình và góc lớn nhất của góc α1 lớn
hơn góc α2 cho thấy độ gập góc trên hướng về
mặt cắt trán lớn hơn so với mặt cắt dọc. Có mối
tương quan thuận giữa đường kính túi phình và
chiều dài túi phình. Túi phình càng lớn thì chiều
dài càng tăng, mức độ tương quan vừa với r =
0,45. Sự tương quan này phù hợp với mô hình
hồi quy tuyến tính (F = 0,79, p < 0,001). Phương
trình dự báo: ĐKTP = 0,26 x CDTP + 29,1
Bảng 5: Kích thước cổ xa
Phân loại Trung bình (nhỏ nhất - lớn nhất)
Cổ
xa
Chiều dài*
Đường kính*
19,0 ± 7,7 (9 - 34)
15,7 ± 2,9 (12 - 20)
(*):Trung bình ± độ lệch chuẩn
Tỉ lệ số túi phình kèm có cổ xa 11 (15,11%)
trường hợp, tương đồng với kết quả của Olivier
Bayle và cộng sự(2). Chiều dài và đường kính
trung bình cổ xa chúng tôi lần lượt là: 19 (9 – 34
mm), 15,7 (12 – 20 mm) tương đồng với kết quả
của Olivier Bayle và cộng sự(2), 14,5 (0- 32 mm)
và 20,41 (15 – 32 mm).
Bảng 6: Góc, chiều dài, đường kính ĐM chậu chung
(P – T)
Phân loại
Trung bình (nhỏ
nhất - lớn nhất)
ĐMCC(P)
Góc ĐMCC (P) và túi
phình*
Chiều dài**
Đường kính
30,86 ± 15,12 (0 –
70)†
38,1 ± 13,8 (13 - 78)
16,6 ± 19,6 (5 - 42)
ĐMCC(T)
Góc ĐMCC (T) và túi phình
Chiều dài
Đường kính
44,13 ± 24,87 (0 –
138)
41,1 ± 16,3 (13 - 96)
14,8 ± 10,4 (5 - 56)
(*): độ, (**):Trung bình ± độ lệch chuẩn, (†): lớn nhất –
nhỏ nhất
Nhận xét: Góc ĐMCC (P) và túi phình và
chiều dài, đường kính ĐMCC (P) lớn hơn so với
góc ĐMCC (T), chiều dài, đường kính ĐMCC
(T). Với điều kiện góc ĐMCC (P-T) < 600, đường
kính > 7 mm. Đủ điều kiện trong can thiệp đặt
giá đỡ nội mạch (stent – graft). ĐMCC (P –T)
trong nghiên cứu chúng tôi đều > 7 mm, là yếu
tố thuận lợi trong việc đặt giá đỡ nội mạch
(stent-graft).
Điều kiện thuận lợi đểđặt giá đỡ nội mạch
(stent-graft)
Dựa theo tiêu chuẩn về điều kiện thuận lợi
về kích thước của cổ gần và góc cổ gần túi phình
để có thể can thiệp đặt giá đỡ nội mạch trong các
trường hợp phình động mạch chủ bụng dưới
động mạch thận trích từ bảng 8 trang S22
(hướng dẫn của Hội phẫu thuật mạch máu Châu
Âu năm 2010)(6) là:
+ Cổ gần: đường kính cổ gần > 17 mm,
chiều dài cổ gần > 10mm.
+ Góc cổ gần túi phình < 600.
+ Cổ xa đạt điều kiện thuận lợi khi chiều
dài >10mm, áp dụng theo chiều dài cổ gần.
+ ĐM chậu chung: chiều dài > 15mm, 22mm
>đường kính > 7mm, góc ĐM chậu chung và túi
phình < 600.
Bảng 7: Cổ gần, góc cổ gần – túi phình và cổ xa đạt
điều kiện thuận lợi
Tổng số Số lượng (n) Tỉ lệ %
72 6 8,33%
* Điều kiện: chiều dài cổ gần >10 mm, đường
kính cổ gần >17 mm, góc α1<600 và α2 <600, chiều
dài cổ xa >10 mm)
Nhận xét: có 6 trường hợp đạt điều kiện
thuận lợi để đặt giá đỡ nội mạch thẳng.
Bảng 8: Cổ gần, góc cổ gần – túi phình, ĐM chậu
chung và góc ĐMCC hai bên đạt điều kiện thuận lợi
Tổng số Số lượng (n) Tỉ lệ %
72 14 19,44%
Nhận xét: có 14 trường hợp đạt điều kiện
thuận lợi để đặt giá đỡ nội mạch chữ Y.
Bảng 9: Cổ gần, góc cổ gần – túi phình và cổ xa đạt
điều kiện thuận lợi trong nhóm có chỉ định phẫu
thuật
Nhóm có chỉ định phẩu thuật* Số lượng (n) Tỉ lệ %
35 4 11,43%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chẩn Đoán Hình Ảnh 17
* Điều kiện: chiều dài cổ gần >10 mm,
đường kính cổ gần >17 mm, góc α1<600 và α2
10 mm, đường kính túi
phình > 50 mm.
Bảng 10: Cổ gần, góc cổ gần – túi phình, ĐM chậu
chung và góc ĐMCC hai bên đạt điều kiện thuận lợi
trong nhóm có chỉ định phẩu thuật
Nhóm có chỉ định phẩu thuật* Số lượng (n) Tỉ lệ %
35 8 22,86%
* Điều kiện: chiều dài cổ gần > 10 mm,
đường kính cổ gần > 17 mm, góc α1< 600 và α2<
600, đường kính cổ xa < 10mm. ĐMCC (P) và (T):
chiều dài > 15 mm, 22 mm >đường kính > 7 mm,
góc ĐMCC 50 mm.
Như vậy tổng số các trường hợp trong
nghiên cứu của chúng tôi đạt đủ điều kiện thuận
lợi can thiệp đặt giá đỡ nội mạch (stent-graft),
hay can thiệp nội mạch (EVAR) trong bệnh
PĐMCB dưới ĐM thận với điều kiện là có cổ
gần hoặc có hai cổ (cổ gần – góc cổ gần – túi
phình) là 20/72 (27,78%) trường hợp. Ở nhóm có
đủ điều kiện phẫu thuật là 12/35 (34,29%) trường
hợp, chiếm một tỉ lệ khá thấp. So sánh với kết
quả nghiên cứu của các nước ngoài trong việc
tầm soát bằng CT trước phẫu thuật can thiệp nội
mạch, kết quả số trường hợp thỏa điều kiện theo
nghiên cứu Olivier Bayer và cộng sự(2), Frank R
và cộng sự(3) là 50%, Treiman và cộng sự(9) là
20,4%, Moore và Rutherfor và cộng sự(7) là 13%
thì kết quả của chúng tôi tương đồng ngoại trừ
Olivier Bayer và cộng sự(2) và Frank R và cộng
sự(3) là cao hơn của chúng tôi.
Có sự khác biệt này giữa kết quả nghiên cứu
của chúng tôi với các trên là do chúng tôi dựa
vào tiêu chuẩn mới nhất của hiệp hội phẫu thuật
mạch máu Châu Âu năm 2010(6), với những tiêu
chuẩn mới hơn, nghiêm ngặt hơn.
KẾT LUẬN
Qua đo đạc các kích thước trên hình ảnh
chụp cắt lớp vi tính Siemens 64 dãy đầu thu của
72 bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời
gian từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 07 năm
2013 cho thấy đường kính trung bình của cổ gần
17,1 mm, cổ xa 15,7 mm, động mạch chậu chung
(P) 16,6 mm và động mạch chậu chung (T) 14,8
mm đều nhỏ hơn nghiên cứu của các nước
ngoài. Góc cổ gần – túi phình trung bình đo trên
mặt cắt trán 45,20 lớn hơn mặt cắt dọc 23,10. Tỉ lệ
túi phình có kèm cổ xa chiếm tỉ lệ tương đối
thấp. Góc động mạch chậu chung - túi phình
trung bình bên (T) 44,130 lớn hơn bên (P) 30,860 ,
Tương quan giữa đường kính túi phình và chiều
dài cổ gần là tương quan nghịch. Tương quan
giữa đường kính túi phình và chiều dài túi
phình là tương quan thuận.
Tỉ lệ các trường hợp phình động mạch chủ
bụng dạng thoi dưới động mạch thận đạt điều
kiện thuận lợi có thể can thiệp đặt giá đỡ nội
mạch (stent-graft) là 20/72 (27,78%).
Tỉ lệ các trường hợp phình động mạch chủ
bụng dạng thoi dưới động mạch thận trong
nhóm có chỉ định phẫu thuật (đường kính túi
phình ≥ 50 mm) là 12/35 (34,29%) trường hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Albrecht T, et al (1996), “Preoperative classification of
abdominal aortic aneurysms with spiral CT: The axial source
images revisisted”, Clinical radiology, (52), pp.659 – 665.
2. Bayle O, Branchereau A (1997), “Morphologic assessment of
abdominal aortic aneurysms by spiral computed tomographic
scanning” , J Vasc Surg (26), pp. 238 – 246.
3. Fran KR, Arko MD (2004),"How many patients with infrarenal
aneurysms are candidates for endovascular repair? the northern
california experience", J Endovasc ther (21), pp. 33 – 40.
4. Lê Nữ Hòa Hiệp (2005), "Phình động mạch chủ bụng dưới thận,
chỉ định phẫu thuật, kết quả điều trị ngoại khoa mổ mở", Y học
TP. Hồ Chí Minh, Tập 9, Phụ bản số 1, tr. 16.
5. Mitchell MB, Rutherford RB, Krupski C (1995),"Infrarenal aortic
aneuvrysmes, vascular surgery", pp.1032-1055.
6. Moll FL (2010), "Management of Abdominal Aortic Aneurysms
Clinical Practice Guidelines of the European Society for
Vascular Surgery". Eur J Vasc Endovasc Surg, pp. s22.
7. Moore WS, Rutherford RB (1996), "Transfemoral endovascular
repair of abdominal aortic aneurysm: results of the North
American EVT phase 1 trial", J Vasc Surg, (23), pp. 543–553.
8. Parodi JC, Palmaz JC, Barone HD , "Transfemoral Intraluminal
Graft Implantation for Abdominal Aortic Aneurysms", Annals
of Vascular Surgery,(5), pp. 491-499.
9. Treiman GS, Lawrence PF và cs (1999), "An assessment of the
current applicability of EVT endovascular graft for treamentof
patients with an infrarenal abdominal aortic an aneurysm ", J
Vasc Surg (30), pp. 68 – 75.
10. Văn Tần, Hồ Nam, Trần Công Quyền, Hồ Khánh Đức (2008),
"Đặc điểm - chỉ định và kết quả phẫu thuật phình động mạch
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 18
chủ bụng dưới thận– BV Bình Dân 11/2005-6/2007". Tạp chí Y
học TP. Hồ Chí Minh, Tập 12, Phụ bản số 1,
11. Văn Tần, Phan Thanh Hải, Lê Hoàng Ninh, Trần Thiện Hòa
(2008), "Phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận tại
TP.Hồ Chí Minh: tần suất và các yếu tố nguy cơ mẫu điều tra
4807 người trên 50 tuổi", Tạp chí y học Tp. Hồ Chí Minh, Tập 12
(Phụ bản số 1), tr. 108.
Ngày nhận bài báo: 20/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015