Mục tiêu: Xác định các triệu chứng lâm sàng thường gặp và các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân
NTLNDTN tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Phương pháp: Trong thời gian từ tháng 01/ 2008 đến 06/ 2009 tại Khoa Hô Hấp, bệnh viện Chợ Rẫy,
chúng tôi chẩn đoán xác định 137 bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn. Những bệnh nhân
được khảo sát các triệu chứng lâm sàng thường gặp, các yếu tố nguy cơ và các biến chứng của bệnh.
Kết quả: Trong 137 bệnh nhân có nam/nữ là 3,89/1, độ tuổi trung bình là 49,51 ± 11,58. các chỉ số vòng
bụng = 97,37 ± 10,82; vòng cổ = 39,78 ± 4,19; BMI = 27,31 ± 4,71. Các triệu chứng là ngáy to(98,5%), ngừng
thở lúc ngủ (75,9%), buồn ngủ ban ngày (86,9%), đau đầu buổi sáng (37,2%), buồn ngủ khi lái xe (41,6%), tai
nạn giao thông do buồn ngủ (9,5%), kém tập trung khi làm việc (15,3%). Các biến chứng gồm tăng huyết áp
(50,4%), nhồi máu cơ tim (2,9%), suy tim (5,1%), đột quị (2,9%), rối loạn mỡ máu (57,7%), đái tháo đường
(12,4%).
Kết luận: NTLNDTN thường xảy ra ở nhóm tuổi trung niên và nam giới dể mắc bệnh hơn nữ giới. hội
chứng này xãy ra ở người quá cân và càng béo phì thì bệnh càng nặng. Các triệu chứng hay gặp là ngáy to lúc
ngủ, ngừng thở lúc ngủ và buồn ngủ ban ngày và các biến chứng thường là tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 331
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
TRÊN BỆNH NHÂN NGƯNG THỞ LÚC NGỦ DO TẮC NGHẼN
Vũ Hoài Nam*, Trần Văn Ngọc**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định các triệu chứng lâm sàng thường gặp và các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân
NTLNDTN tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Phương pháp: Trong thời gian từ tháng 01/ 2008 đến 06/ 2009 tại Khoa Hô Hấp, bệnh viện Chợ Rẫy,
chúng tôi chẩn đoán xác định 137 bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn. Những bệnh nhân
được khảo sát các triệu chứng lâm sàng thường gặp, các yếu tố nguy cơ và các biến chứng của bệnh.
Kết quả: Trong 137 bệnh nhân có nam/nữ là 3,89/1, độ tuổi trung bình là 49,51 ± 11,58. các chỉ số vòng
bụng = 97,37 ± 10,82; vòng cổ = 39,78 ± 4,19; BMI = 27,31 ± 4,71. Các triệu chứng là ngáy to(98,5%), ngừng
thở lúc ngủ (75,9%), buồn ngủ ban ngày (86,9%), đau đầu buổi sáng (37,2%), buồn ngủ khi lái xe (41,6%), tai
nạn giao thông do buồn ngủ (9,5%), kém tập trung khi làm việc (15,3%). Các biến chứng gồm tăng huyết áp
(50,4%), nhồi máu cơ tim (2,9%), suy tim (5,1%), đột quị (2,9%), rối loạn mỡ máu (57,7%), đái tháo đường
(12,4%).
Kết luận: NTLNDTN thường xảy ra ở nhóm tuổi trung niên và nam giới dể mắc bệnh hơn nữ giới. hội
chứng này xãy ra ở người quá cân và càng béo phì thì bệnh càng nặng. Các triệu chứng hay gặp là ngáy to lúc
ngủ, ngừng thở lúc ngủ và buồn ngủ ban ngày và các biến chứng thường là tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu.
Từ khóa: Ngưng thở lúc ngủ.
ABSTRACT
INVESTIGATING CLINICAL FEATURES AND RISK FACTORS IN PATIENTS WITH OBSTRUCTIVE
SLEEP APNEA
Vu Hoai Nam, Tran Van Ngoc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 331 - 335
Objective: Determining common clinical symptoms and risk factors in patients with obstructive sleep
apnea at Cho Ray Hospital.
Methods: During the period from January 2008 to June 2009 in the Department of Respiratory, Cho Ray
Hospital, we diagnosed 137 patients with obstructive sleep apnea syndrome. The patients were examined
common clinical symptoms, the risk factors and complications of the disease.
Results: In 137 patients with male / female is 3.89 / 1, the average age was 49.51 ± 11.58. waist = 97.37 ±
10.82cm; necklace = 39.78 ± 4.19cm, BMI = 27.31 ± 4.71. The symptoms were loud snoring (98.5%), sleep apnea
(75.9%), daytime sleepiness (86.9%), morning headaches (37.2%), sleepiness while driving vehicles (41.6%),
traffic accidents due to sleepiness (9.5%), poor concentration at work (15.3%). The complications included
hypertension (50.4%), myocardial infarction (2.9%), heart failure (5.1%), stroke (2.9%), dyslipidemia (57, 7%),
diabetes mellitus(12.4%).
Conclusion: obstructive sleep apnea syndrome usually occurs in middle age group, and males are more
susceptible than females. This syndrome in overweight and obese patients is more severe. The common symptoms
*: Khoa Hô Hấp bệnh viện Chợ Rẫy **: Bộ môn Nội Tổng Quát – Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên hệ: PGS Ts Trần Văn Ngọc, ĐT: 0903742939, Email: tranvanngocdhyd@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 332
are loud snoring, sleep apnea and daytime sleepiness. The common complications are hypertension and
dyslipidemia .
Keywords: obstructive sleep apnea
MỞ ĐẦU
Hội chứng ngưng thở lúc ngủ là ngưng hô
hấp lặp đi lặp lại trong khi ngủ, từ đó gây
giảm oxy trong máu(2,19). Trong đó ngưng thở
lúc ngủ do tắc nghẽn là có sự cố gắng hô hấp
nhưng không có thông khí do đường thở bị
hẹp hoặc tắc.
Ngưng thở lúc ngủ gây ra nhiều hậu quả
xấu như: chất lượng giấc ngủ kém, đau đầu
buổi sáng, buồn ngủ ban ngày quá mức làm
giảm chất lượng cuộc sống (mệt mỏi, trầm
cảm,), giảm khả năng làm việc, tăng nguy cơ
tai nạn lao động, tăng nguy cơ tai nạn giao
thôngTăng huyết áp, tăng nguy cơ tai biến
mạch máu não, bệnh mạch vành, tăng nguy cơ
nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim,
tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tim mạch.
Ngoài ra NTLNDTN có thể góp phần vào xáo
trộn chuyển hóa đặc trưng là hội chứng
chuyển hóa trong đó bất thường cơ bản là đề
kháng insulin.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát các triệu chứng lâm sàng thường
gặp và các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân
NTLNDTN tại bệnh viện Chợ Rẫy.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Bệnh nhân được chẩn đoán là NTLNDTN
nhập Khoa Hô Hấp, Bệnh Viện Chợ Rẫy trong
thời gian từ tháng 01/2008 đến 06/2009.
Phương pháp
Cắt ngang
Tiến hành
Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và các yếu tố
nguy cơ
Triệu chứng lâm sàng: ngáy to, ngưng thở,
đau đầu buổi sáng, buồn ngủ ban ngày, buồn
ngủ khi lái xe, tai nạn giao thông do buồn ngủ,
kém tập trung khi làm việc.
Thang điểm đánh giá tình trạng buồn ngủ
ban ngày: thang điểm Epworth(1).
Các hậu quả của bệnh: tăng huyết áp, nhồi
máu cơ tim, suy tim, đột quị, rối loạn mỡ máu,
đái tháo đường.
Các chỉ số: vòng bụng (đo ngang rốn),
vòng cổ (ngang sụn giáp), BMI (cân nặng
(kg)/(chiều cao)2(m)).
Xác định các chỉ số giấc ngủ
Dựa vào đa ký giấc ngủ hoặc đa ký hô hấp
để ghi lại các chức năng cơ thể trong lúc ngủ,
như là hoạt động điện của não, cử động của
nhãn cầu, hoạt động cơ, nhịp tim, tần số hô hấp,
gắng sức hô hấp, luồng khí hô hấp, và mức độ
oxy trong máu.
Chỉ số ngưng thở giảm thở (AHI)
Ngưng thở là luồng khí lưu thông qua mủi
miệng giảm hơn 90% so với luồng khí cơ cản
ban đầu trong thời gian ít nhất là 10 giây. Giảm
thở là luồng khí lưu thông qua mũi miệng giảm
25-50% so với luồng khí cơ bản ban đầu trong
thời gian ít nhất là 10 giây kèm theo giảm độ bão
hòa oxy lớn hơn hoặc bằng 3%. Hoặc luồng khí
lưu thông qua mũi miệng giảm hơn 50% kèm
theo giảm độ bão hòa oxy lớn hơn hoặc bằng 4%
hoặc vi thức giấc. Bệnh nhân được xác định là
mắc hội chứng NTLNDTN khi AHI≥ 5 lần/giờ.
- AHI 5-15 lần/giờ: ngưng thở khi ngủ do tắc
nghẽn mức độ nhẹ.
- AHI > 15-30 lần/giờ: ngưng thở khi ngủ do
tắc nghẽn mức độ trung bình.
- AHI > 30 lần/giờ: ngưng thở khi ngủ do tắc
nghẽn mức độ nặng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 333
Chỉ số độ bão hòa oxy theo mạch đập (Sp02)
thấp nhất
Là chỉ số Sp02 thấp nhất trong suốt quá trình
ngủ.
Chỉ số ngáy
Là tổng số lần luồng hơi thở làm rung động
các cấu trúc mô mềm đường hô hấp trên phát ra
tiếng ngáy chia cho tổng số giờ ngủ.
KẾT QUẢ
Chúng tôi đã chọn được 137 bệnh nhân
phù hợp.
Dân số tham gia nghiên cứu
Tuổi là: 49,51 ± 11,58 tuổi. Trong đó nhóm
tuổi có tỉ lệ nhiều nhất là 46 đến 60 tuổi (49,6%).
Tỉ số nam/nữ là 3,89/1. Trong đó có 33 bệnh
nhân NTLNDTN mức độ nhẹ, 22 bệnh nhân
NTLNDTN mức độ trung bình và 82 bệnh nhân
NTLNDTN mức độ nặng.
Đặc điểm đa ký giấc ngủ
Chỉ số AHI = 42,41 ± 28,17 (lần/giờ).
Sp02 thấp nhất = 65,08 ± 16,45 (%), trong đó
có sự khác biệt giữa các mức độ NTLNDTN nhẹ,
trung bình và nặng (p = 0,001).
Chỉ số ngáy = 281,28 ± 197,26 (lần/giờ) và
không có sự khác biệt giữa các mức độ
NTLNDTN (p = 0,069).
Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ
Các chỉ số: vòng bụng = 97,37 ± 10,82cm;
vòng cổ = 39,78 ± 4,19cm; BMI = 27,31 ± 4,71.
Bảng 1. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng Tần suất
Ngáy to 135(98,5%)
Ngừng thở 104(75,9%)
Đau đầu buổi sáng 51(37,2%)
Buồn ngủ ban ngày 119(86,9%)
Buồn ngủ khi lái xe 57(41,6%)
Tai nạn giao thông do buồn ngủ 13(9,5%)
Kém tập trung khi làm việc 21(15,3%)
Trong đó không có sự khác biệt về triệu
chứng lâm sàng giữa các mức độ NTLNDTN,
ngoại trừ triệu chứng ngừng thở lúc ngủ (p=
0,007) và buồn ngủ ban ngày (p= 0,048).
Thang điểm đánh giá BNBN (Epworth): 9,06
± 5,55 và có sự khác biệt giữa các mức độ
NTLNDTN (p= 0,002).
Bảng 2. Hậu quả NTLNDTN
Hậu quả NTLNDTN Tần suất
Tăng huyết áp 69(50,4%)
Nhồi máu cơ tim 4(2,9%)
Suy tim 7(5,1%)
Đột quị 4(2,9%)
Rối loạn mỡ máu 79(57,7%)
Đái tháo đường 17(12,4%)
Trong đó không có sự khác biệt về hậu quả
của HCNTLN giữa các mức độ ngưng thở.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số
Tuổi 49,51 ± 11,58. (Nhóm tuổi 46- 60 tuổi
chiếm 49,6%). Tỉ lệ NTKNDTN tăng dần một
cách ổn định theo tuổi và đạt bình nguyên sau
60 tuổi(5). Cơ chế đặt ra cho sự tăng tỉ lệ bệnh liên
quan đến tuổi bao gồm tăng tích tụ mỡ vùng
cạnh hầu, độc lập với mỡ toàn thân(4), kéo dài
khẩu cái mềm và thay đổi cấu trúc giải phẫu
xung quanh hầu họng(6,16).
Giới tính: Tỉ số nam/nữ là 3,89/1. Nam giới
dễ bị NTLNDTN có thể do sự khác biệt về giải
phẫu và chức năng của đường hô hấp trên và
đáp ứng thông khí đối với vi thức giấc so với
nữ. Trong đó nội tiết tố cũng có vai trò quan
trọng khi tỉ lệ NTLNDTN ở phụ nữ sau tuổi
mãn kinh cao hơn so với trước mãn kinh và tỉ
lệ NTLNDTN giảm khi điều trị nội tiết tố
thay thế(3,16).
Chúng tôi thấy đàn ông có gia tăng lắng
đọng mỡ quanh đường thở hầu so với phụ nữ
và gia tăng chiều dài của đường thở hầu so với
phụ nữ(4). Điều quan trọng là chiều dài hầu có
vai trò quan trọng trong việc góp phần cho khả
năng xẹp đường hô hấp.
Đặc điểm đa ký giấc ngủ
Chỉ số AHI: 42,41 ± 28,17 lần/giờ cho thấy độ
nặng của NTLNDTN trên bệnh nhân đến khám
ở Việt Nam là rất cao, tương tự các dân tộc khác
trên thế giới(7,9,10).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 334
Chỉ số Sp02 thấp nhất 65,08 ± 16,45% và có sự
khác biệt giữa các mức độ NTLNDTN cho thấy
rằng độ nặng của NTLNDTN trên người bệnh
Việt Nam là rất cao và mức độ bệnh càng nặng
thì hậu quả càng nặng nề tương tự nghiên cứu
của tác giả Johns M.W(8).
Chỉ số ngáy 281,28 ± 197,26 lần/giờ, chỉ số
này rất cao thể hiện đường hô hấp trên luôn bị
hẹp lúc ngủ và do đó khả năng bị tắc là rất lớn.
Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ
Các chỉ số đo cơ thể
Vòng cổ: 39,78 ± 4,19cm và có sự khác biệt
giữa các mức độ NTLNDTN (p = 0,001) cho thấy
vòng cổ càng to thì NTLNDTN càng nặng. Qua
đó chứng minh mối liên quan giữa vòng cổ và
chỉ số AHI. Việc lắng đọng của mỡ, tích tụ mô
mềm quá mức ở vùng cổ làm hẹp đường thở
hầu có thể làm tăng khả năng xẹp của nó(12,18).
Vòng bụng 97,37±10,82cm và có sự khác biệt
giữa các mức độ NTLNDTN (p = 0,001) cho thấy
vòng bụng càng to thì NTLNDTN càng nặng. Số
đo vòng bụng là yếu tố thể hiện tổng trạng béo
phì và sự tích tụ mỡ quanh bụng dẫn đến giảm
dung tích khí dự trữ chức năng, có thể dự đoán
giảm thể tích phổi ảnh hưởng lên đường hô hấp
trên. Thể tích phổi thấp kết hợp với giảm dự trữ
oxy, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng
thông khí(4).
Chỉ số BMI = 27,31 ± 4,71 và có sự khác biệt
giữa các mức độ NTLNDTN (p = 0,001) cho
thấy người bệnh thường có cân nặng là quá
cân và độ nặng của NTLNDTN tăng dần theo
cân nặng(15).
Các triệu chứng lâm sàng
Ba triệu chứng thường gặp là ngáy to,
ngừng thở lúc ngủ và buồn ngủ ban ngày
- Ngáy: phản ánh sự thu hẹp của đường hô
hấp trên, nhưng giá trị dự đoán không cao vì tỉ
lệ ngáy trong dân số cao.Tuy nhiên, khi không
có ngáy, chẩn đoán NTKNDTN trở nên không
chắc chắn vì chỉ 6% bệnh nhân với NTKNDTN
không có ngáy(12).
- Ngừng thở lúc ngủ là một triệu chứng dự
đoán tốt trong việc chẩn đoán của NTLNDTN.
Trong nghiên cứu, có sự khác biệt giữa các mức
độ NTLNDTN của triệu chứng ngừng thở lúc
ngủ cho thấy nếu tần suất ngừng thở lúc ngủ
càng cao thì NTLNDTN càng nặng.
- Buồn ngủ ban ngày (86,9%) và có sự khác
biệt giữa các mức độ NTLNDTN cho thấy mức
độ buồn ngủ ban ngày có liên quan đến mức độ
nặng của NTLNDTN.
Thang điểm Epworth
Thang điểm Epworth (ESS): 9,065 ± 5,557 và
có sự khác biệt giữa các mức độ NTLNDTN cho
thấy mức độ buồn ngủ ban ngày có liên quan
đến mức độ nặng của NTLNDTN phù hợp với
triệu chứng buồn ngủ ban ngày.
Các triệu chứng khác
Chiếm tỉ lệ thấp ngưng rất quan trọng vì liên
quan đến chất lượng và hiểm nguy trong cuộc
sống: đau đầu buổi sáng, kém tập trung trong
công việc, buồn ngủ khi lái xe, Tai nạn giao
thông do buồn ngủ cho thấy NTLNDTN gây ra
nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả NTLNDTN
Tăng huyết áp (50,4%): sự phát triển tăng
huyết áp trên bệnh nhân NTKNDTN(11,13) bao
gồm giảm sản xuất NO, tăng chất trung gian
tăng đông, tăng hoạt động giao cảm hoặc rối
loạn phản xạ áp suất.
Nhồi máu cơ tim (2,9%): tăng CRP (C-
reactice protein), một dấu hiệu của bệnh tim
mạch và dự đoán của nhồi máu cơ tim và đột
quị, có thể liên quan đến mất ngủ hoặc giảm O2
từng cơn(14).
Suy tim (5,1%): Phù đường thở trên ban đêm
ở bệnh nhân suy tim sung huyết dẫn đến hoặc
làm nặng thêm NTKNDTN do làm hẹp khẩu
kính đường thở.
Đột quị (2,9%): Rối loạn hô hấp trong lúc
ngủ dẫn đến giảm tưới máu não, có khả năng
làm giảm dòng máu đến não, tăng kết tập tiểu
cầu, đặc biệt là vào lúc sáng sớm, có khả năng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 335
tăng nguy cơ phát triển huyết khối, làm tăng
nguy cơ đột quỵ(20).
Hội chứng chuyển hóa: Bệnh nhân
NTKNDTN có các dấu hiệu chung với hội
chứng chuyển hoá, và NTKNDTN độc lập góp
phần vào sự phát triển hội chứng chuyển hoá(17).
KẾT LUẬN
Chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Đặc điểm dân số học
Tuổi trung bình là 49,510 ± 11,586 (nhóm
tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 46- 60 tuổi) và tỉ số
nam/nữ là 3,89/1 cho thấy NTLNDTN thường
xảy ra ở tuổi trung niên và nam giới dễ mắc
bệnh hơn nữ giới.
Đặc điểm đa ký giấc ngủ
Chỉ số AHI cao cho thấy độ nặng của người
bệnh là rất cao.
Sp02 thấp nhất cho thấy hậu quả NTLNDTN
là rất nặng nề và NTLNDTN càng nặng thì Sp02
thấp nhất càng thấp và hậu quả càng nặng nề.
Chỉ số ngáy cao cho thấy mức độ ảnh hưởng
đến người xung quanh lúc ngủ là rất cao .
Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ
Vòng cổ, vòng bụng, chỉ số khối cơ thể (BMI)
cho thấy NTLNDTN xảy ra ở người quá cân và
càng béo phì thì NTLNDTN càng nặng.
Các triệu chứng hay gặp là ngáy to lúc ngủ,
ngừng thở lúc ngủ và buồn ngủ ban ngày. Trong
đó tần suất các triệu chứng ngừng thở lúc ngủ
và buồn ngủ ban ngày càng cao thì NTLNDTN
càng nặng.
Các hậu quả hay gặp là tăng huyết áp và rối
loạn mỡ máu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Banerjee D.(2007),“The Epworth Sleepiness Scale.”
Occupational Medicine, 57, pp. 232.
2. Bowman TJ.(2003) Review of Sleep Medicine. Elsevier Science,
Philadelphia, pp. 3-80.
3. Bearpark H, Elliott L, Grunstein R, et al.(1995), “ Snoring and
sleep apnea. A population study in Australian men.” Am. J.
Respir. Crit. Care Med. 151(5), pp. 1459-1465.
4. Danny J, Eckert, Malhotra A.(2008), “ Pathophysiology of
Adult Obstructive Sleep Apnea.” Proc Am Thorac Soc,5, pp.
144-153.
5. Durán J, Esnaola S, Rubio R, Iztueta Á.(2001), “ Obstructive
Sleep Apnea–Hypopnea and Related Clinical Features in a
Population-based Sample of Subjects Aged 30 to 70 Yr.” Am J
Respir Crit Care Med,163, pp.685–689.
6. Eikermann M, Jordan AS, Chamberlin NL, et al.(2007),“The
Influence of Aging on Pharyngeal Collapsibility During
Sleep.”Chest,131, pp.1702-1709.
7. Gonsalves MA, Paiva T, Ramos E, Guilleminault C.(2004), “
Obstructive Sleep Apnea Syndrome, Sleepiness, and Quality
of Life” Chest,125, pp. 2091-2096.
8. Johns MW.(1993), “ Daytime Sleepiness, Snoring, and
Obstructive Sleep Apnea*The Epworth Sleepiness
Scale”,Chest,103, pp. 30-36.
9. Kramer NR, Cook TE, Carlisle CC, Corwin RW, Millman
RP.(1999), “ The Role of the Primary Care Physician in
Recognizing Obstructive Sleep Apnea”, Arch Intern Med,159,
pp. 965-968.
10. Lam B, Ip MSM, Tench E, Ryan CF.(2005), “ Craniofacial
profile in Asian and white subjects with obstructive sleep
apnoea”, Thorax,60, pp. 504–510.
11. Lavie P, Herer P, Hoffstein V.(2000),“Obstructive sleep
apnoea syndrome as a risk factor for hypertension:
population study”,BMJ,320, pp. 479–482.
12. McNicholas WT.(2008), “ Diagnosis of Obstructive Sleep
Apnea in Adults”, Proc Am Thorac Soc,5, pp. 154-160.
13. Nieto FJ, Young TB, Lind BK, et al.(2000), “ Association of
Sleep-Disordered Breathing, Sleep Apnea, and Hypertension
in a Large Community-Based Study”, JAMA, 283, 1829-1836.
14. Peker Y, Carlson J, Hedner J.(2006), “ Increased incidence of
coronary artery disease in sleep apnoea: a long-term follow-
up”, Eur Respir J, 28, pp. 596–602.
15. Peppard PE, Young T, Palta M, Dempsey J, Skatrud J.(2000), “
Longitudinal Study of Moderate Weight Change and Sleep-
Disordered Breathing” JAMA, 284, pp. 3015-3021.
16. Punjabi NM.(2008), “ The Epidemiology of Adult Obstructive
Sleep Apnea” Proc Am Thorac Soc, 5, pp. 136-143.
17. Punjabi NM, Shahar E, Redline S, Gottlieb DJ, Givelber R,
Resnick HE.(2004), “ Sleep-Disordered Breathing, Glucose
Intolerance, and Insulin Resistance The Sleep Heart Health
Study”, American Journal of Epidemiology ,160, pp. 521-530.
18. Stradling JR, Crosby JH.(1991), “ Predictors and prevalence of
obstructive sleep apnoea and snoring in 1001 middle aged
men”,Thorax,46,pp85-90.
19. Trần Văn Ngọc. (2003). Hội chứng ngưng thở khi ngủ-Cẩm nang
lâm sàng bệnh lý hô hấp. TP Hồ Chí Minh, tr 159-170.
20. Yaggi HK, Concato J, Kernan WN, Lichtman JH, Brass LM,
Mohsenin V. (2005), “ Obstructive Sleep Apnea as a Risk
Factor for Stroke and Death” The New England Journal of
Medicine ,353, pp. 2034-41.