Vấn đề ô nhiễm trên sông Tha La trở thành một vấn đề bức xúc cho người dân vì gây ảnh hưởng đến
sinh hoạt và hoạt động sản xuất của người dân. Theo kết quả nghiên cứu, giá trị WQI giảm mạnh từ 86.5
xuống 77.41 từ 3/2016 đến 9/2016 và giảm từ 89.51 xuống 75.32 từ 3/2017 đến 9/2017 cho thấy hiện
trạng xả thải chưa qua xử lý diễn ra nhiều từ giữa năm. Mặt khác, tình hình sạt lở bờ kênh sông cũng là
vấn đề đáng báo động, nguyên nhân gây ra sạt lở mặc dù đã được nghiên cứu, nhưng không thể loại bỏ
mà chỉ có thể dần dần hạn chế, kiểm soát nhằm giảm thiểu mức độ xói lở bồi tụ
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững tài nguyên môi trường sông tha la trên địa bàn huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
821
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG SÔNG THA LA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN CHÂU TỈNH TÂY NINH
Huỳnh Nha, Hoàng Kim Tuyền, Trịnh Gia Hân, Trần ngọc Nữ, Lê Thanh Thảo
GVHD: Lâm Vĩnh Sơn
Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Vấn đề ô nhiễm trên sông Tha La trở thành một vấn đề bức xúc cho người dân vì gây ảnh hưởng đến
sinh hoạt và hoạt động sản xuất của người dân. Theo kết quả nghiên cứu, giá trị WQI giảm mạnh từ 86.5
xuống 77.41 từ 3/2016 đến 9/2016 và giảm từ 89.51 xuống 75.32 từ 3/2017 đến 9/2017 cho thấy hiện
trạng xả thải chưa qua xử lý diễn ra nhiều từ giữa năm. Mặt khác, tình hình sạt lở bờ kênh sông cũng là
vấn đề đáng báo động, nguyên nhân gây ra sạt lở mặc dù đã được nghiên cứu, nhưng không thể loại bỏ
mà chỉ có thể dần dần hạn chế, kiểm soát nhằm giảm thiểu mức độ xói lở bồi tụ.
Từ khóa: Môi trường, tài nguyên, wqi, xói lở, xả thải.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sông Tha La là nguồn cung cấp nước cho công cộng sử dụng trong quá trình sinh hoạt và sản xuất nông
nghiệp, chảy qua địa bàn tỉnh Tây Nình, theo sông Sài Gòn đổ ra biển Đông. Trong đó phải kể đến Tân
Châu, một trong những huyện thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của tỉnh Tây Ninh, bên cạnh đó đây
là khu vực đang phải đối mặt với các vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là vấn đề ô nhiễm
nặng nề xung quanh lưu vực sông Tha La. Nguyên nhân được xác định là do các nhà máy chế biến tinh
bột khoai mì, chế biến mủ cao su và đường đã xả một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý vào sông Tha
La.[1] Để giải vấn đề này, UBND huyện Tân Châu đã có công văn yêu cầu tất các nhà mày chế biến, phải
hoàn tất hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn loại A mới được xả ra nguồn tiếp nhận. [4] Tuy nhiên đến nay
các cơ sở sản xuất vẫn chưa đáp ứng đúng yêu cầu trên khiến cho nguồn nước bị ảnh hưởng dẫn gây
thiệt hại cho người nuôi cá cũng như đánh bắt cá trên sông. Nhằm tìm ra nguyên nhân.
Vì vậy đề tài nghiên cứu “Khảo sát, đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý bền vững tài nguyên môi
trường sông Tha La trên địa bàn huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh” là cần thiết để xác định rõ nguyên nhân
gây ô nhiễm nguồn nước cũng như khảo sát, nghiên cứu về hiện trạng bồi xói bờ sông.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Sông Tha La trên địa bàn huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh.
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin tài liệu: Tài liệu tham khảo từ Internet, sách và luận văn.
Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng: Lấy ý kiến cộng đồng dân cư khu vực.
Phương pháp tính toán, thống kê: Xử lý số liệu , tính toán WQI qua excel.
Phương pháp dự báo: Đưa ra dự báo về tình trạng ô nhiễm cũng như hiện trạng xói lở.
822
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Kết quả đo đạc chất lượng nước của sông Tha La năm 2016 và 2017 [2], [6]
Ký hiệu Đv 3/2016 6/2016 9/2016 12/2016 3/2017 6/2017 9/2017 12/2017
pH - 7,34 6,68 6,56 6,42 6,88 6,66 6,89 6,75
DO mgO2/l 3,21 3,12 3,07 2,17 2,11 4,18 2,85 4,95
Độ đục NTU 12,8 23,8 41,1 59,8 14,5 26,7 45,4 65,1
TSS mg/l 9 19 14 15 9 25 17 20
COD mg/l 20 13 18 19 9 10 15 10
BOD5 mg/l 11 9 10 10 4 5 8 5
N-NH4
+
mg/l 0,2 0,2 0,54 0,25 0,4 0,65 0,75 0,3
P-PO4
3-
mg/l KPH KPH 0,064 0,049 0,005 0,25 0,17 0,1
Colifor
m
MPN/1
00ml
240 2400 240 430 240 240 240 5000
Kết quả WQI và đánh giá :
Bảng 2: Kết quả phân tích chất lượng nước (WQI) của sông Tha La năm 2016 và 2017
Giá Trị Đv 3/2016 6/2016 9/2016 12/2016 3/2017 6/2017 9/2017 12/2017
pH - 100 100 100 100 100 100 100 100
DO mgO2/l 43,3 43,2 42,4 31,9 31,0 54,7 40,0 65,4
Độ đục NTU 8,0 65,5 43,1 31,4 84,2 58,3 40,4 28,1
TSS mg/l 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 87,5 100,0 100,0
COD mg/l 66,7 85,0 70,0 68,3 100,0 100,0 75,0 100,0
BOD5 mg/l 61,1 66,7 63,9 63,9 100,0 87,5 69,4 87,5
N-NH4
+
mg/l 75,0 75,0 48,0 70,8 58,3 42,5 37,5 66,7
P-PO4
3-
mg/l 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 62,5 82,5 100,0
Coliform MPN/100ml 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 75,0
WQI
tổng
86,50 84,91 77,41 76,06 89,51 79,69 75,32 73,86
Bảng 3: Bảng đánh giá chất lượng nước (WQI) [3]
Giá trị
WQI
Mức đánh giá chất lƣợng nƣớc Màu
91 - 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh nước biển
76 - 90
Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện
pháp xử lý phù hợp
Xanh lá cây
51 - 75
Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương
khác
Vàng
26 - 50
Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương
khác
Da cam
0 - 25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai Đỏ
823
Nhận xét: Theo kết quả WQI trên, thì nguồn nước sông Tha La thường có màu xanh lá cây, có thể sử
dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần có biện pháp xử lý phù hợp. Giá trị WQI giảm mạnh
giai đoạn từ tháng 3 cho thấy hiện trạng xả thải diễn ra nhiều từ tháng 3. Từ tháng 12 đến tháng 3 , chất
lượng nước được phục hồi, nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt đồng thời giá trị DO thấp (nằm trong
khoảng 2 mgO2/l) nên quá trình Nitrat hóa diễn ra chậm, đây là nguyên nhân giá trị N-NH4
+
tăng nhanh
mặc dù chất lượng nước được phục hồi.
So sánh kết quả ô nhiễm:
824
Bảng 4: Nhận xét các giá trị ô nhiễm từ biểu đồ và kết quả WQI (Trích kết quả WQI)
Giá
Trị
WQI
3/16 6/16 9/16
12/1
6
3/17 6/17 9/17 12/17 Nhận xét
pH 100 100 100 100 100 100 100 100
Giá trị pH các tháng năm 2017 và năm 2016
không có biến động đáng kể và đều đạt
QCVN 08-2015 (cột A2) [7]. Giá trị WQI
(pH) cũng đạt giá trị ổn định mức 100 sử
dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
DO 43,3 43,2 42,4 31,9 31,0 54,7 40,0 65,4
Giá trị DO của năm 2016 giảm dần đó cũng
là dấu hiệu chất lượng nước mặt ngày càng
bị ô nhiễm, đến cuối năm 2017 thì giá trị DO
được cải thiện nhưng cũng không đạt giới
hạn cho phép theo QCVN 08-2015 (cột A2)
[7]. Giá trị WQI (DO) giảm mạnh từ tháng
9/2016 xuống mức 31,9 tháng 12/2016 và
phục hồi ở mức 65,4 vào 12/2017 chỉ sử
dụng cho mục đích tưới tiêu.
COD 66,7 85,0 70,0 68,3
100,
0
100,
0
75,0 100,0
Giá trị COD năm 2017 thấp hơn so với năm
2016 và đều đạt QCVN QCVN 08-2015 (cột
A2) [7]. Giá trị WQI (COD) đạt khá thấp nằm
khoảng 76-90 vào năm 2016 và được phục
hồi đạt giá trị 100 vào 2017 có thể sử dụng
tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt
BOD5 61,1 66,7 63,9 63,9
100,
0
87,5 69,4 87,5
Giá trị BOD5 trung bình năm 2017 thấp hơn
so với năm 2016 và đều đạt QCVN 08-2015
(cột A2) [8], riêng tháng 9/2017 thì vượt quá
chỉ tiêu cho phép của QCVN. Giá trị WQI
(BOD5) đạt giá trị thấp từ 60-65 chỉ sự dụng
cho mục đích tưới tiêu trong năm 2016 và
được phục hồi mạnh đến 100 vào 3/2017 ,
nhưng lại giảm mạnh trong những tháng sau
đó.
N-
NH4
+
75,0 75,0 48,0 70,8 58,3 42,5 37,5 66,7
Giá trị N - NH4+ trung bình năm 2017 cao
hơn so với năm 2016 và đều không đạt
QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột A2) [7]. Giá
trị WQI (N-NH4+) đạt giá trị từ 70-75 trong
năm 2016 và giảm nhanh trong năm 2017,
từ tháng 6 đến tháng 9 giá trị WQI giảm
mạnh, , cần có biện pháp xử lý hiệu quả kịp
thời.
P-
PO4
3-
100,
0
100,
0
100,
0
100,
0
100,
0
62,5 82,5 100,0
Giá trị P – PO43- trung bình năm 2017 cao
hơn so với năm 2016, hầu hết đều đạt
QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột A2) [7],
riêng tháng 6 năm 2017 thì không đạt
QCVN. Giá trị WQI (P-PO43-) đạt giá trị ổn
định mức 100 sử dụng tốt cho mục đích cấp
nước sinh hoạt trong năm 2016 và có dấu
hiệu giảm trong năm 2017 , đặc biệt vào
tháng 6/2017 giảm còn 62,5
825
Kết quả nghiên cứu hiện trạng khai thác cát trên sông Tha La :
Tình trạng khai thác cát diễn ra rầm rộ dọc ven sông từ Tân Hội đến thị trấn Tân Châu, cứ cách nhau vài
km lại có một điểm tập kết cát lớn của 5 đơn vị khai thác lớn nhất.
Ven lòng sông hình thành những hố sâu, lỗ chỗ do tàn dư của khai thác cát.
Khai thác cát thiếu quy hoạch khiến nhiều khu vực đất trồng cao su bị sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng
đến đời sống người dân ven sông.
Nhận xét: Việc khai thác cát quá mức là nguyên nhân chính gây xói lở bờ đất ven sông, đồng thời các
yếu tố tự nhiên (dòng chảy, chế độ triều, lũ lụt) cũng là một trong những nguyên nhân khách quan gây
bồi tụ ven sông.
Kết quả nghiên cứu đa dạng sinh học trên sông Tha La:
Trên sông Tha La, các loài động vật thích ứng rộng và đa dạng về số lượng loài, đặc biệt có nhiều chủng
loại cá có giá trị kinh tế cao phù hợp phát triển thủy hải sản. Tuy nhiên do hoạt động phát triển kinh tế
vùng cũng như đánh bắt quá mức làm nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.
4. KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu trên, ta thấy rõ được bức tranh tổng thể về hiện trạng tại sông Tha La tỉnh Tây
Ninh.
Hiện trạng ô nhiễm
Kết quả WQI tổng thể cho thấy việc xả thải chưa qua xử lý diễn ra nhiều từ giữa năm, thấp nhất vào
khoảng tháng 12 xuống dưới mức 76 và chỉ có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu, cần có nhiều biện
pháp quản lý chặt chẽ để phục hồi chất lượng nguồn nước vào những tháng này.
Giá trị WQI của pH luôn ổn định ở mức 100 và chưa có biến động đáng kể tới chất lượng nguồn nước.
COD và BOD đạt giá trị thấp dưới mức 76 trong năm 2016 và đã được phục hồi về mức 76-90 trong năm
2017 có thể sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và sản xuất nhưng cần có biện pháp xử lý phù
hợp.
P-PO4
3-
cũng ổn định tại mức 100 và chưa có ảnh hưởng đáng kể. Riêng Chỉ tiêu N-NH4
+
đang tụt dần
xuống dưới mức 50 trong năm 2017 và chưa có dấu hiệu phục hồi, cần phải quản lý chặt chẽ hơn.
Giá trị DO đang ở mức báo động, WQI xuống còn 31 vào tháng 12/2016 chỉ sử dụng cho mục đích giao
thông đường thủy, đây cũng là nguyên tố chính dẫn đến việc cá chết tại sông Tha La.
Độ đục cũng là 1 trong những chỉ tiêu cần phải giám sát chặt chẽ hơn. WQI của độ đục giảm mạnh xuống
mức báo động 28,1 vào tháng 12/2017 cho thấy việc khai thác cát quá mức gây ô nhiễm nguồn nước.
Hiện trạng sạt lở bồi xói
Tình hình sạt lở bờ sông kênh rạch trên địa bàn huyện Tân Châu chưa nghiêm trọng, tuy nhiên nếu
không quản lý và đề phòng thì ngày càng có nguy cơ gia tăng cả về số điểm sạt lở và quy mô của chúng.
Một trong những nguyên nhân chính của hiện trạng xói lở là việc khai thác cát quá mức làm đẩy nhanh số
điểm sạt lở.
Giải pháp phi công trình : là nhóm giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cho từng cá nhân và cả cộng đồng
về thực trạng sạt lở bờ sông [5]
Hệ thống giải pháp phi công trình này gồm :
– Tăng cường quản lý sạt lở, bồi lắng bằng công cụ pháp lý
– Điều chỉnh các quy hoạch ngành
– Tăng cường kiểm tra các khu vực có nguy cơ sạt lở
826
– Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc xây dựng các công trình ven sông
– Quản lý chặt việc khai thác cát lòng sông
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] “Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 – 2015” của Bộ Tài nguyên Môi trường.
[2] “Báo cáo số liệu điều tra, khảo sát hiện trạng khu vực sông cho 02 đợt quan trắc”, Sở Tài Nguyên
và Môi Trường tỉnh Tây Ninh, 2017.
[3] Bộ tài nguyên môi trường “ Quyết định số 879 /QĐ-TCMT “
[4] Dự án “Quan trắc các thành phần môi trường đất, nước và không khí trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”
[5] Giải pháp phi công trình cho ĐBSCL – Ngô Thế Vinh.
[6] Sở TNMT tỉnh tây ninh “ kế hoạch quan trắc chất lượng môi trường tỉnh tây ninh năm 2016-2017.
[7] QCVN 08-MT : 2015/BTNMT