Đặt vấn đề: Tăng huyết áp (THA) là bệnh tim mạch thường gặp. THA nguyên phát chiếm 90 – 95% các
trường hợp THA.Phì đại thất trái (PĐTT) là tổn thương cơ quan đích hay gặp. Siêu âm tim là phương pháp
chẩn đoán PĐTT có giá trị cao. Tuy nhiên điện tâm đồ là xét nghiệm tầm soát bệnh lý tim mạchđơn giản và phổ
biến nhất.
Mục tiêu: Nghiên cứu mối tương quan giữa độ nặng và thời gian bệnh THA với biến chứng PĐTT và xác
định giá trị chẩn đoán của các chỉ số điện tâm đồ trong chẩn đoán PĐTT khi so sánh với siêu âm tim ở bệnh nhân
THA nguyên phát.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả gồm 107 BN THA nguyên phát
Kết quả: Có sự tương quan thuận mức độ trung bình giữa huyết áp tâm thu và PĐTT (r = 0,43; p < 0,05),
huyết áp tâm trương và PĐTT (r = 0,42; p < 0,05), thời gian bệnh và PĐTT (r = 0,61; p < 0,05). Chỉ số Sokolow –
Lyon có giá trị chẩn đoán cao nhất với độ nhạy, độ đặc hiệu, diện tích dưới đường cong ROC là 45,1%; 87,5%;
AuC = 0,66, Cornell là 39,2%; 91,1%; AuC = 0,65, Romhilt - Ester là 29,4%; 96,4%; AuC = 0,63.Khi phối hợp
các chỉ số, phức hợp Sokolov – Lyon + Cornell có giá trị nhất với độ nhạy, độ đặc hiệudiện tích dưới đường cong
ROC là 66,7%; 82,1%; AuC = 0,74; Sokolov – Lyon + Romhilt – Ester là 50,9%; 85,7%; AuC = 0,68, Cornell +
Romhilt – Ester là 54,9%; 87.5% ; AuC = 0,71, Sokolov – Lyon + Cornell + Romhilt - Ester là 58,8%; 83,9%;
AuC = 0,71.
Kết luận: Điện tâm đồ tuy đơn giản nhưng vẫn có giá trị cao trong chẩn đoán PĐTT nhất là khi phối hợp
các chỉ số với nhau.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát giá trị chẩn đoán biến chứng phì đại thất trái của điện tâm đồ trên bênh nhân tăng huyết áp nguyên phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 62
KHẢO SÁT GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN BIẾN CHỨNG PHÌ ĐẠI THẤT TRÁI
CỦA ĐIỆN TÂM ĐỒ TRÊN BÊNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT
Đặng Huỳnh Anh Thư*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tăng huyết áp (THA) là bệnh tim mạch thường gặp. THA nguyên phát chiếm 90 – 95% các
trường hợp THA.Phì đại thất trái (PĐTT) là tổn thương cơ quan đích hay gặp. Siêu âm tim là phương pháp
chẩn đoán PĐTT có giá trị cao. Tuy nhiên điện tâm đồ là xét nghiệm tầm soát bệnh lý tim mạchđơn giản và phổ
biến nhất.
Mục tiêu: Nghiên cứu mối tương quan giữa độ nặng và thời gian bệnh THA với biến chứng PĐTT và xác
định giá trị chẩn đoán của các chỉ số điện tâm đồ trong chẩn đoán PĐTT khi so sánh với siêu âm tim ở bệnh nhân
THA nguyên phát.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả gồm 107 BN THA nguyên phát
Kết quả: Có sự tương quan thuận mức độ trung bình giữa huyết áp tâm thu và PĐTT (r = 0,43; p < 0,05),
huyết áp tâm trương và PĐTT (r = 0,42; p < 0,05), thời gian bệnh và PĐTT (r = 0,61; p < 0,05). Chỉ số Sokolow –
Lyon có giá trị chẩn đoán cao nhất với độ nhạy, độ đặc hiệu, diện tích dưới đường cong ROC là 45,1%; 87,5%;
AuC = 0,66, Cornell là 39,2%; 91,1%; AuC = 0,65, Romhilt - Ester là 29,4%; 96,4%; AuC = 0,63.Khi phối hợp
các chỉ số, phức hợp Sokolov – Lyon + Cornell có giá trị nhất với độ nhạy, độ đặc hiệudiện tích dưới đường cong
ROC là 66,7%; 82,1%; AuC = 0,74; Sokolov – Lyon + Romhilt – Ester là 50,9%; 85,7%; AuC = 0,68, Cornell +
Romhilt – Ester là 54,9%; 87.5% ; AuC = 0,71, Sokolov – Lyon + Cornell + Romhilt - Ester là 58,8%; 83,9%;
AuC = 0,71.
Kết luận: Điện tâm đồ tuy đơn giản nhưng vẫn có giá trị cao trong chẩn đoán PĐTT nhất là khi phối hợp
các chỉ số với nhau.
Từ khóa:Tăng huyết áp (THA),phì đại thất trái (PĐTT), điện tâm đồ (ĐTĐ).
ABSTRACT
EVALUATION THE VALUE OF ELECTROCARDIOGRAPHIC CRITERIA ON DIAGNOSING LEFT
VENTRICULAR HYPERTROPHY IN PRIMARY HYPERTENSION
Đang Huynh Anh Thu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 62 - 66
Background: Hypertention is a common cardiovascular disease. Primary hypertension is accounting for 90–
95% of all cases of hypertension. Left ventricular hypertrophy (LVH) is a common target organ response in
primary hypertension. Echocardiography is the best value for diagnosing LVH. However ECG is the most popular
and cheapest cardiovascular disease screening tool.
Objectives: To study the correlation between the severity of hypertention and LHV, and to study the value
of electrocardiographic criteria on diagnosing LVH by comparing with echocardiography in primary hypertension
patients.
Method: Descriptive cross-sectional study with 107primary hypertension patients.
Results: There were the moderate proportional correlation between systolic blood pressure and LVH (r =
0.43; p < 0.05), diastolic blood pressure and LVH (r = 0.42; p < 0.05), duration of diseaseand LVH ( r = 0.61;
p < 0.05). The sensitivity and specificity in diagnosingLVH of Sokolow – Lyon index were 45.1% and 87.5%
(AuC = 0.66), Cornell index were 39.2% and 91.1% (AuC = 0.65), Romhilt - Ester index were 29.4% and
* Bộ môn Sinh Lý-Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Đặng Huỳnh Anh Thư ĐT: 01634892409 Email: thudanghuynhanh@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nội Tổng quát 63
96.4% (AuC = 0.63). The sensitivity and specificity when combining Sokolov – Lyon + Cornell were 66.7%
and 82.1% (AuC = 0.74), Sokolov – Lyon + Romhilt – Ester were 50.9% and 85.7% (AuC = 0.68), Cornell +
Romhilt – Ester were 54.9% and 87.5% (AuC = 0.71), Sokolov – Lyon + Cornell + Romhilt - Ester were
58.8% and 83.9% (AuC = 0.71).
Conclusion: This study suggests that ECG remains simple but worthy means in diagnosing LVH when
combining indexes.
Key words: hypertension, electrocardiography, left ventricular hypertrophy (LVH)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là là bệnh tim mạch
thường gặp, chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật
trên toàn cầu. THA kéo dài nếu không kiểm
soát tốt dẫn đến tình trạng quá tải về áp lực
của tâm thất trái do tăng sức cản ngoại biên sẽ
dẫn đến phì đại thất trái (PĐTT). PĐTT làm
tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử
vong trên bệnh nhân THA(3). Vì vậy việc phát
hiện sớm những thay đổi hình thái của thất
trái ở bệnh nhân THA có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng trong tiên lượng và điều trị. Có nhiều
phương pháp chẩn đoán PĐTT như điện tâm
đồ, siêu âm tim, chụp buồng thất trái,
MRI,Trong đó siêu âm tim lại được xem là
phương pháp có giá trị nhất để chẩn đoán
PĐTT. Tuy nhiên điện tâm đồ được khuyến
cáo như một xét nghiệm thường quy do tính
cơ động, chi phí thấp, dễ thao tác, chẩn đoán
nhanh. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này nhằm để đánh giá khả năng phù hợp
trong chẩn đoán của các chỉ số trên điện tâm
đồ khi đối chiếu với siêu âm tim và tìm mối
liên quan giữa biến chứng PĐTT và độ nặng
của bệnh.
Mục tiêu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với các
mục tiêu sau:
Tìm hiểu mối tương quan giữa mức huyết áp
và thời gian phát hiện THA với biến chứng
PĐTT
Giá trị của các chỉ số điện tâm đồ trong chẩn
đoán PĐTT đối chiếu với siêu âm tim để đánh
giá độ nhạy, độ đặc hiệu của các chỉ số này.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân đến khám và điều trị tăng
huyết áp nguyên phát tại Phòng khám tim mạch
Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh từ 10/2013 đến 10/2014.
Phuơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát theo
tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội tăng huyết áp
Châu Âu 2013 (ESH 2013)(5) và đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân THA thứ phát, có kèm theo bệnh
van tim, bệnh cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh tim
bẩm sinh hoặckhông đồng ý tham gia nghiên
cứu.
Các bước tiến hành
- Khám lâm sàng tỉ mỉ, đo huyết áp 2-3
lần/lần khám.
- Đo điện tâm đồ bằng máy điện tim 3 cần
hiệu Fukuda Denshi Cardiomax FX 3010 do
Nhật sản xuất.
- Đánh giá các chỉ số chẩn đoán PĐTT theo
khuyến cáo của AHA/ACCF/HRS năm 2009
+ Sokolow-Lyon: RV5,6 + SV1 ≥ 35mm
+ Cornell: SV3 + RaVL > 20 mm ở nữ và > 28
mm ở nam
+ Bảng điểm Romhilt-Estes
Tiêu chuẩn điện tâm đồ Điểm
Biên độ QRS tăng một trong các tiêu chuẩn sau:
R hay S ở chuyển đạo chi > 20mm
SV1, SV2 hoặc SV3 > 25mm
RV5, RV6 > 25mm
3
3
3
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 64
Tiêu chuẩn điện tâm đồ Điểm
ST-T trái chiều phức bộ QRS:
Chưa dùng Digoxin
Có dùng Digoxin
3
1
Trục điện tim lệch trái 3
Thời gian QRS > 0,09s ở V5,V6 2
Dấu hiệu dày nhĩ trái ở V1 (pha âm của sóng P >
0,04)
1
Thời gian nhánh nội điện ở V5 hoặc V6 ≥ 0,04s 1
Tổng ≥ 5 điểm chắc chắn PĐTT, nếu ≥ 4 điểm
nghi ngờ PĐTT
Siêu âm tim bằng máy Philips Envisor, lấy
LVMI làm tiêu chuẩn chẩn đoán PĐTT theo
khuyến cáo của ASE 2005(4):
LVMI > 115g/m2 ở nam, > 95g/m2 ở nữ.
Xử lý số liệu:
Phần mềm Excel 2010 và Stata 10.0.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu:
Nghiên cứu của chúng tôi gồm 107 bệnh
nhân được chẩn đoán THA nguyên phát điều trị
ngoại trú tại Phòng khám tim mạch Bệnh viện
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ
10/2013 đến 10/2014. Tuổi trung bình của nhóm
nghiên cứu là 65,7 ± 11,8 tuổi, độ tuổi thất nhất là
25, độ tuổi cao nhất là 97. Tỷ lệ đối tượng nghiên
cứu của nữ (57,9%) cao hơn nam (42,1%).
Bảng 1: Phân độ giai đoạn tăng huyết áp
Giai đoạn THA n %
Độ I 25 23,4
Độ II 42 39,2
Độ III 21 19,6
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc 19 17,8
Bảng 2: Đặc điểm mức huyết áp, thời gian phát hiện THA ở nhóm nghiên cứu
Đặc điểm Chung (n = 107) Không PĐTT (n = 56 ) Có PĐTT (n = 51) p
HATT (mmHg) 162,2 ± 17,8 156,9± 17,8 168,13±16,1 <0,01
HATTr (mmHg) 93,97±8,8 90,8±8,3 97±8,0 <0,01
Thời gian phát hiện THA (năm) 4,5±3,4 2,53±2,4 6,7±3,1 <0,01
Chưa điều trị hoặc điều trị không
thường xuyên (%)
37,7 25 52 <0,01
Mối tương quan giữa trị số huyết áp và thời
gian phát hiện THA với biến chứng phì đại
thất trái:
Bảng 3: Hê số tương quan giữa trị số huyết áp và
thời gian phát hiện THA với biến chứng PĐTT
R P
Trị số huyết áp tâm thu 0,43 <0,05
Trị số huyết áp tâm trương 0,42 <0,05
Thời gian phát hiện THA 0,61 <0,05
Đặc điểm các chỉ số ĐTĐ
Bảng 4: Tỷ lệ phì đại thất trái theo các chỉ số ĐTĐ
Các chỉ số Phì đại thất trái
N %
Sokolov - Lyon 30 28,0
Cornell 20 18,7
Romhilt - Ester 13 12,1
Giá trị chẩn đoán PĐTT của ĐTĐ
Bảng 5: Độ nhạy, độ đặc hiệu của từng chỉ số ĐTĐ
đối chiếu với siêu âm tim
Chỉ số Se (%) Sp(%) AuC
Sokolov - Lyon 45,1 87,5 0,66
Cornell 39,2 91,1 0,65
Romhilt - Ester 29,4 96,4 0,63
Bảng 6: Độ nhạy, độ đặc hiệu khi kết hợp các chỉ số
ĐTĐ khi đối chiếu với siêu âm tim
Chỉ số Se (%) Sp(%) AuC
Sokolov – Lyon + Cornell 66,7 82,1 0,74
Sokolov – Lyon + Romhilt - Ester 50,9 85,7 0,68
Cornell + Romhilt - Ester 54,9 87,5 0,71
Sokolov – Lyon + Cornell + Romhilt
- Ester
58,8 83,9 0,71
BÀN LUẬN
Về đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp
độ I chỉ chiếm 23,4%, phần lớn bệnh nhân tăng
huyết áp từ độ II trở lên với 39,2% độ II và 19,6%
độ III. Chính vì thế đa phần bệnh nhân tăng
huyết áp ở nước ta đều có biến chứng đi kèm khi
đến khám bệnh. Kết quả tương tự với tác giả
Dương Đình Hoàng(1) với tỷ lệ tăng huyết áp độ
I,II,III và tăng huyết áp tâm thu đơn độc lần lượt
là 19,8%; 45,3%; 30,5%; 4,4%.
Bảng 2 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa nhóm có phì đại thất trái và không
có phì đại thất trái về trị số huyết áp tâm thu,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nội Tổng quát 65
huyết áp tâm trương, thời gian phát hiện bệnh
và tình trạng chưa điều trị hoặc điều trị không
thường xuyên. Điều này phù hợp với cơ chế sinh
lý bệnh, khi huyết áp càng cao thì tình trạng quá
tải về áp lực tâm thất trái càng tăng sẽ dẫn đến
PĐTT càng nhiều.
Về mối tương quan giữa mức huyết áp và thời
gian phát hiện THA với biến chứng phì đại
thất trái
Bảng 3 cho thấy có sự tương quan thuận
mức độ trung bình giữa trị số huyết áp tâm thu
với biến chứng phì đại thất trái ( r = 0,43, p <
0,05). Trị số huyết áp tâm trương cũng có sự
tương quan thuận mức độ trung bình với biến
chứng phì đại thất trái ( r = 0,42, p < 0,05). Đồng
thời nghiên cứu cũng phát hiện cho thấy có sự
tương quan thuận mức độ trung bình giữa thời
gian phát hiện với biến chứng phì đại thất trái ( r
= 0,62, p < 0,05). Như vậy thời gian bệnh càng
lâu, mức độ càng nặng thì biến chứng phì đại
thất trái xuất hiện nhiều hơn.
Về giá trị chẩn đoán PĐTT của ĐTĐ
Bảng 4 cho thấy tỷ lệ phát hiện phì đại thất
trái của chỉ số Sokolow – Lyon là 28% cao hơn so
với chỉ số Cornell là 18,7% và Romhilt – Ester là
12,1%. Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu
khi cho thấy chỉ số Sokolow – Lyon thường cho
độ nhạy cao nhất.
Bảng 5 cho thấy trong nghiên cứu của chúng
tôi, độ nhạy, độ đặc hiệu của chỉ số Sokolow –
Lyon là 45,1% và 87,5% (AuC = 0,66) , của chỉ số
Cornell là 39,2% và 91,1% (AuC = 0,65), của chỉ
số Romhilt-Ester là 29,4% và 96,4% (AuC = 0,63).
Như vậy trong 3 chỉ số, chỉ số Sokolow – Lyon
có độ nhạy cao nhất và chỉ số Romhilt-Ester có
độ đặc hiệu cao nhất.Tuy nhiên, chỉ số Sokolow
– Lyon có giá trị chẩn đoán cao nhất trong chẩn
đoán phì đại thất trái vì diện tích dưới đường
cong ROC cao nhất.
Dựa vào diện tích dưới đường cong ROC ở
bảng 5 và bảng 6, thấy rằng việc phối hợp các
tiêu chuẩn điện tâm đồ để chẩn đoán phì đại
thất trái cho giá trị chẩn đoán cao hơn việc sử
dụng từng chỉ số riêng lẻ. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy phức hợp 2 chỉ số
Sokolov – Lyon + Cornell có giá trị chẩn đoán
cao nhất ( AuC = 0,74), và đến giá trị chẩn đoán
của phức hợp 2 chỉ số Cornell + Romhilt – Ester
ngang với phức hợp 3 chỉ số Sokolov – Lyon +
Cornell + Romhilt – Ester ( AuC = 0,71). Do đó
giúp cho việc thực hiện trên lâm sàng chỉ cần sử
dụng phức hợp 2 chỉ số Sokolov – Lyon +
Cornell đơn giản và tốn ít thời gian hơn việc
phối hợp 3 chỉ số.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
nhóm có phì đại thất trái và không có phì đại
thất trái về trị số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm
trương, thời gian phát hiện bệnh và tình trạng
chưa điều trị hoặc điều trị không thường xuyên.
Đồng thời có sự tương quan thuận mức độ trung
bình giữa trị số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm
trương và thời gian mắc bệnh với biến chứng
phì đại thất trái. Trong 3 chỉ số điện tâm đồ, chỉ
số Sokolow – Lyon có giá trị chẩn đoán cao nhất
trong chẩn đoán phì đại thất trái với AuC cao
nhất.Phối hợp các tiêu chuẩn điện tâm đồ để
chẩn đoán phì đại thất trái cho giá trị chẩn đoán
cao hơn việc sử dụng từng chỉ số riêng lẻ trong
đó phức hợp 2 chỉ số Sokolov – Lyon + Cornell
có giá trị chẩn đoán cao nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Đình Hoàng (2012), “Nghiên cứu biến chứng phì đại
thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp”, Luận văn thạc sĩ y học,
Trường đại học Y Dược Huế.
2. Hancock EW, Deal BJ, Mirvis DM (2009) “AHA/ACCF/HRS
Recommendation for the Standardization and Interpretation
of the Electrocardiogram, Part V: Electrocardiogram Changes,
Associated with Cardiac Chamber Hypertrophy”, Am. Coll.
Cardiol.; 53; 992-1002; originally published online Feb, 19, 2009.
3. Huỳnh Văn Minh và cộng sự (2008), “ Khuyến cáo của Hội
Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị, dự phòng
Tăng huyết áo ở người lớn”, Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý
tim mạch và chuyển hóa, 235-294.
4. Lang RM, Bierig M, (2005) “Recommendations for chamber
quantification: a report from the American Society of
Echocardiography's Guidelines and Standards Committee
and the Chamber Quantification Writing Group, developed in
conjunction with the European Association of
Echocardiography, a branch of the European Society of
Cardiology”. J Am Soc Echocardiogr, 18(12): 1440-63.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 66
5. Manica G, Fagard R (2013) “ 2013 ESH/ESC Guidelines for the
management of arterial hypertension: the Task Force for
mmanagement of arterial hypertension of the European
Society of Hypertension (ESH) and of the European Society of
Cardiology (ESC)”.J Hypertens; 31(7);1281-357.
Ngày nhận bài báo: 27/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015