Mở đầu: MR-proANP (Mid regional-pro Atrial natruretic peptide) và MR-proADM (Mid regional-pro Adrenomedullin) là các dấu ấn sinh học để phục vụ cho công tác chẩn đoán, tiên lượng và điều trị suy tim tốt hơn. Mục tiêu: Khảo sát giá trị của MR-proANP, MR-proADM trong chẩn đoán và tiên lượng trên bệnh nhân suy tim. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt dọc. Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 8/2010 đến tháng 8/2011 trên 120 bệnh nhân được chia làm 2 nhóm gồm nhóm nguy cơ suy tim (n=43) (nhóm1) và nhóm được chẩn đoán suy tim (n=77) (nhóm 2). Kết quả: Nhóm nguy cơ suy tim có nồng độ MR-proANP trung vị là 75,7 pmol/l. Nhóm suy tim có nồng độ MR-proANP trung vị là 348,8 pmol/l. Điểm cắt của MR-proANP trong chẩn đoán suy tim là 127 pmol/l với độ nhạy 97%, độ đặc hiệu 93% và diện tích dưới đường cong ROC bằng 0,96. Nồng độ MR-proANP ở mức 400 pmol/l là điểm cắt tối ưu để chẩn đoán bệnh nhân suy tim nặng có thể tử vong với độ nhạy 72,2%, độ đặc hiệu 66,5% và diện tích dưới đường cong ROC là 0,728 (p = 0,017). Nồng độ MR-proADM ở mức 1,23 nmol/l là điểm cắt tối ưu để chẩn đoán bệnh nhân suy tim nặng có thể tử vong, với độ nhạy 72,2%, độ đặc hiệu 75% và diện tích dưới đường cong ROC trong tiên lượng tử vong của MR-proADM là 0,768. Kết luận: Có mối liên quan nồng độ MR-proANP, MR-proADM với độ nặng của suy tim trên bệnh nhân suy tim, và có thể tiên đoán tử vong trên những đối tượng suy tim nặng.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát giá trị của mMR-proANP, MR-proADM trong chẩn đoán và tiên lượng trên bệnh nhân suy tim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 218
KHẢO SÁT GIÁ TRỊ CỦA MR-proANP, MR-proADM
TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ TIÊN LƯỢNG TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM
Lê Xuân Trường*, Nguyễn Chí Thanh**, Lê Ngọc Hùng***, Tăng Thị Bút Trà****,
Nguyễn Văn Vĩnh*****, Bùi Thị Hồng Châu*
TÓM TẮT
Mở đầu: MR-proANP (Mid regional-pro Atrial natruretic peptide) và MR-proADM (Mid regional-pro
Adrenomedullin) là các dấu ấn sinh học để phục vụ cho công tác chẩn đoán, tiên lượng và điều trị suy tim tốt
hơn. Mục tiêu: Khảo sát giá trị của MR-proANP, MR-proADM trong chẩn đoán và tiên lượng trên bệnh nhân
suy tim.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt dọc. Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng
8/2010 đến tháng 8/2011 trên 120 bệnh nhân được chia làm 2 nhóm gồm nhóm nguy cơ suy tim (n=43) (nhóm1)
và nhóm được chẩn đoán suy tim (n=77) (nhóm 2).
Kết quả: Nhóm nguy cơ suy tim có nồng độ MR-proANP trung vị là 75,7 pmol/l. Nhóm suy tim có nồng
độ MR-proANP trung vị là 348,8 pmol/l. Điểm cắt của MR-proANP trong chẩn đoán suy tim là 127 pmol/l với
độ nhạy 97%, độ đặc hiệu 93% và diện tích dưới đường cong ROC bằng 0,96. Nồng độ MR-proANP ở mức 400
pmol/l là điểm cắt tối ưu để chẩn đoán bệnh nhân suy tim nặng có thể tử vong với độ nhạy 72,2%, độ đặc hiệu
66,5% và diện tích dưới đường cong ROC là 0,728 (p = 0,017). Nồng độ MR-proADM ở mức 1,23 nmol/l là
điểm cắt tối ưu để chẩn đoán bệnh nhân suy tim nặng có thể tử vong, với độ nhạy 72,2%, độ đặc hiệu 75% và
diện tích dưới đường cong ROC trong tiên lượng tử vong của MR-proADM là 0,768.
Kết luận: Có mối liên quan nồng độ MR-proANP, MR-proADM với độ nặng của suy tim trên bệnh nhân
suy tim, và có thể tiên đoán tử vong trên những đối tượng suy tim nặng.
Từ khóa: MR-proANP (Mid regional-pro Atrial natruretic peptide), MR-proADM (Mid regional-pro
Adrenomedullin)
ABSTRACT
THE VALUE OF MR-proANP, MR-proADM IN DIAGNOSIS AND PREDICTION OF HEART FAILURE
Le Xuan Truong, Nguyen Chi Thanh, Le Ngoc Hung, Tang Thi But Tra, Nguyen Van Vinh,
Bui Thi Hong Chau * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 217 - 222
Background: MR-proANP (Mid regional-pro atrial natruretic peptide) và MR-proADM (mid regional-pro
adrenomedullin) are markers biology to help better diangosis, prediction and therapy of heart failure.
Objective: To investigate the value of MR-proANP, MR-proADM in diagnosis and prediction of heart
failure.
Method: Longitudinal descriptive study. This study has been performed in Cho Ray hospital from
August 2010 to August 2011, included the risk heart failure group (group 1) (n=43) and the heart failure
group (group 2) (n=77).
*BM Hóa sinh – ĐH Y Dược TP.HCM **BM Hóa sinh – Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
***Khoa Hóa sinh – BV Chợ Rẫy ****Khoa Hóa sinh – BVĐK Bình Định
***** Khoa Xét nghiệm – BVĐK Vĩnh Long
Tác giả liên lạc TS.BS. Lê Xuân Trường, ĐT: 01269872057, Email: lxtruong57@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 219
Results: Concentration of MR-proANP of group 1: 75.7 pmol/l; group 2: 348.8 pmol/l. The cut-off value of
MR-proANP in diagnosis of heart failure was 127 pmol/l with sensitivity 97%; specificity: 93% and the area
under the curve was 0.96. The threshold level of MR-proANP was 400 pmol/l with sensitivity 72.2%; specificity:
66.5% with the area under the curve was 0.728 (p = 0.017). The threshold level of MR-proADM was 1.23 nmol/l
with sensitivity 72.2%; specificity: 75% with the area under the curve was 0.768 (p = 0.005).
Conclusion: There is relationship between the concentration of MR-proANP, MR-proADM and the severe
heart failure, and prediction of heart failure.
Keywords: MR-proANP (Mid regional-pro Atrial natruretic peptide), MR-proADM (Mid regional-pro
Adrenomedullin)
MỞ ĐẦU
Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp
có thể do rối loạn chức năng hoặc cấu trúc dẫn
đến suy khả năng tống máu hoặc làm dầy tâm
thất. Việc tìm một xét nghiệm đơn giản nhưng
giúp chẩn đoán sớm, nhanh chóng chính xác với
độ tin cậy cao có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc phát hiện, điều trị và theo dõi bệnh nhân
suy tim. MR-proANP (Mid regional-pro Atrial
natruretic peptide) và MR-proADM (Mid
regional-pro Adrenomedullin) là các dấu ấn
sinh học để phục vụ cho công tác chẩn đoán,
tiên lượng và điều trị suy tim tốt hơn(1,3,6,8).
Mục tiêu
Khảo sát giá trị của MR-proANP, MR-
proADM trong chẩn đoán và tiên lượng trên
bệnh nhân suy tim.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Theo công thức: N = Z2(1-α/2).p(1-p)/d2
Trong đó N: cỡ mẫu, Z: trị số từ phân phối
chuẩn, α: xác xuất sai lầm loại I, chọn α = 0,05
nên Z = 1,96; p: tỉ lệ tăng MR-proANP trên đối
tượng bị suy tim (p = 96%); d: sai số cho phép,
chọn d = 0,05. Suy ra N = 52.
Chúng tôi chọn 120 đối tượng được chia làm
2 nhóm gồm nhóm được chẩn đoán suy tim
(n=77) và nhóm nguy cơ suy tim (n=43) từ tháng
8/2010 đến tháng 8/2011. Tiêu chuẩn chọn nhóm
có nguy cơ suy tim bao gồm không có triệu
chứng suy tim và có tăng huyết áp, bệnh động
mạch vành, xơ vữa động mạch có và không có
tổn thương thực thể ở tim. Nhóm suy tim được
chọn dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim của
hội tim mạch Châu Âu: Mọi trường hợp đều
phải có tiêu chuẩn gồm triệu chứng thích hợp
của suy tim (lúc nghỉ hoặc gắng sức) và bằng
chứng khách quan của rối loạn chức năng tim
(lúc nghỉ) và/hoặc đáp ứng với điều trị suy tim
trong trường hợp chẩn đoán còn nghi ngờ.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt dọc. Xét nghiệm định
lượng nồng độ MR-proANP, MR-proADM
trong máu được thực hiện tại khoa Sinh Hoá
bệnh viện Chợ Rẫy theo quy trình sau: Đối
tượng nghiên cứu được cho nằm nghỉ tại
giường trong 30 phút. Xét nghiệm được thực
hiện trong vòng 24 giờ sau nhập viện. Lấy 2 ml
máu đựng vào lọ EDTA, xét nghiệm được thực
hiện trên máy Brahams và thuốc thử của hãng
Kryptor (Đức). Định lượng MR-proANP, MR-
proADM trong máu theo phương pháp trace.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 120 bệnh
nhân phân bố theo giới tính với tỷ lệ nữ là 55,8%
(n=67) và nam là 44,2% (n=53). Trong một số
nghiên cứu trước đây, như nghiên cứu Maisel
AS(4) và cộng sự ghi nhận suy tim xảy ra ở nam
nữ là tương đương; hay trong nghiên cứu của
Wieczorek SJ(9) và cộng sự cũng cho kết quả
tương tự. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân
suy tim là 60,3 tuổi và nhóm không suy tim là 63
tuổi. Không có sự khác biệt về tuổi giữa hai
nhóm bệnh nhân với nhau (p=0,166).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 220
Đặc điểm về mức độ nặng của suy tim theo
phân độ NYHA
Bảng 1: Phân bố mức độ suy tim theo NYHA
NYHA Số bệnh nhân Tỷ lệ ( % )
II 11 14,3
III 44 57,1
IV 22 28,6
Tổng cộng 77 100
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm bệnh
nhân suy tim NYHA III chiếm tỷ lệ cao nhất
(57,1%) (n=44), nhóm bệnh nhân NYHA II chiếm
tỷ lệ thấp nhất (14,3%) (n=11) và không có bệnh
nhân NYHA I. Theo tác giả Châu Ngọc Hoa(2) thì
suy tim theo phân độ NYHA III cũng chiếm tỷ
lệ cao nhất (42,5%) chứng tỏ hiện nay việc chẩn
đoán và điều trị suy tim ngay từ giai đoạn còn
bù tốt hơn.
Đặc điểm nồng độ MR-proANP trong nhóm
bệnh nhân nguy cơ suy tim (suy tim giai đoạn
A, B) (n=43).
Bảng 2: Nồng độ MR-proANP (pmol/l) trên nhóm
bệnh nhân nguy cơ suy tim
Trung
bình
Trung vị Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Độ
lệch
MR-proANP 88,6 75,7 11,17 670,2 98,9
Tham gia vào nghiên cứu này có 43 bệnh
nhân suy tim giai đoạn A, B; chúng tôi chọn các
đối tượng này làm nhóm chứng. Nồng độ MR-
proANP trung vị là 75,7 pmol/l; cao hơn so với
người bình thường (trung vị 46,1 pmol/l), sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Điều này chứng tỏ MR-proANP có vai trò trong
việc phát hiện sớm suy tim ở những người
không có triệu chứng lâm sàng, đặc biệt ở
những đối tượng có nguy cơ cao bị suy tim.
Đặc điểm nồng độ MR-proANP trên bệnh
nhân suy tim
Bảng 3: Nồng độ MR-proANP (pmol/l) trên bệnh
nhân suy tim
Trung
bình
Trung vị Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Độ lệch
MR-proANP 365,5 348,8 52,7 1130 193,8
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ
MR-proANP trên bệnh nhân suy tim có phân
phối chuẩn, tuy nhiên số liệu có độ phân tán
rộng. Độ lệch chuẩn lơn hơn 50% trị số
trung bình.
Do đó muốn so sánh với nhóm không suy
tim, chúng tôi phải chuyển đổi qua logarite
nepe để nồng độ MR-proANP ở 2 nhóm có và
không suy tim có phân phối chuẩn, từ đó kết
quả so sánh mới có giá trị.
Bảng 4: So sánh nồng độ MR-proANP ở 2 nhóm
bệnh nhân
Nguy cơ suy tim Suy tim
Ln MR-proANP 4,2 5,8
p < 0,001
Giá trị xét nghiệm MR-proANP trong chẩn
đoán suy tim
Độ đặc hiệu
Biểu đồ 1: Biểu đồ đường cong ROC nồng độ MR-
proANP trong chẩn đoán suy tim
Diện tích dưới đường cong ROC bằng 0,96
là rất tốt. Điểm cắt tối ưu đối với xét nghiệm
MR-proANP này là 127 pmol/l. Ngưỡng này
tương ứng với độ nhạy 97% và độ đặc hiệu là
93%.
Mối liên quan giữa nồng độ MR-proANP
với các đặc điểm trên bệnh nhân suy tim
Nồng độ MR-proANP theo phân độ NYHA
Bảng 5: Nồng độ trung bình MR-proANP theo
NYHA
NYHA Nồng độ MR-proANP trong máu (pmol/l)
Trung
bình
Độ
lệch
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung vị
II 231,3 41 52,7 512,5 188,1
III 321,7 18 79,6 660,6 319,1
IV 520,1 52 193,1 1130 448,2
Độ nhạy
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 221
p < 0,001
Nồng độ MR-proANP tăng cao khi suy tim
tiến triển nặng. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê, F (2,0) = 21,232, p < 0,001.
Vì phân độ NYHA là một biến định tính, do
đó để tìm mối tương quan giữa 2 yếu tố này,
chúng tôi phân nhóm theo khoảng MR-
proANP, từ đó có thể làm tăng ý nghĩa của số
liệu.
Bảng 6: Phân bố NYHA theo khoảng dao động MR-
proANP (pmol/l)
MR-proANP
(pmol/l)
Số lượng bệnh nhân theo NYHA
II III IV
< 200 7 6 1
200 - <400 2 29 5
400 - < 600 2 7 9
≥ 600 0 2 7
r 0,542
Trong nghiên cứu này, nồng độ MR-
proANP có tương quan khá chặt chẽ với phân
độ suy tim theo NYHA, r = 0,542; p < 0,001.
Một công trình nghiên cứu của Stephan(7)
trên 525 bệnh nhân suy tim cũng nhận thấy
rằng nồng độ MR-proANP gia tăng theo phân
độ suy tim theo NYHA. Phân độ suy tim theo
NYHA mặc dù có liên quan đến triệu chứng
và tử suất ở bệnh nhân suy tim nhưng lại
mang tính chủ quan. Tuy nhiên, sự phân độ
chủ quan như thế vẫn là phương tiện chính
dùng để đánh giá tình trạng lâm sàng cho
bệnh nhân. Dựa vào mối liên hệ mật thiết giữa
nồng độ MR-proANP trong máu và mức độ
suy tim theo NYHA, xét nghiệm định lượng
dấu ấn này cho chúng ta một phương tiện
khách quan góp phần vào việc đánh giá tình
trạng suy tim. Như vậy, việc sử dụng thêm
xét nghiệm MR-proANP sẽ làm tăng độ chính
xác trong việc đánh giá tình trạng suy tim.
Mối tương quan giữa nồng độ MR-
proANP với chức năng tâm thu thất trái
(EF)
Bảng 7: Nồng độ MR-proANP theo EF
EF (%) Nồng độ MR-proANP trong máu (pmol/l)
Trung
bình
Độ lệch Nhỏ nhất Lớn nhất Trung vị
<20 412,8 321 390,1 435,5 412,8
20 – 34 456 213 154,9 1130 392,4
35 – 49 324,5 127,8 157 528,6 290,4
≥ 50 198,6 835,3 52,7 348,8 195,5
p < 0,001
Bằng phép kiểm phi tham số (nonparametic
test), nồng độ MR-proANP khác nhau có ý
nghĩa theo mức độ giảm EF, với Chi-Square =
6,157; p < 0,001. Nếu so sánh giữa xét nghiệm
nồng độ MR-proANP trong máu và siêu âm tim
thì định lượng dấu ấn sinh học này rất đơn giản,
dễ thực hiện, không cần đòi hỏi phải được huấn
luyện kỹ càng như siêu âm tim, cho một trị số
khách quan và có giá thành rẻ hơn (ở các nước
phương Tây). Trong khi đó, siêu âm tim đòi hỏi
tốn nhiều thời gian hơn, cần có bác sĩ chuyên
khoa được huấn luyện kỹ năng cao và còn phụ
thuộc rất nhiều vào người làm siêu âm. Vì
những lý do trên ở các nước khác người ta đã
thực hiện xét nghiệm nồng độ MR-proANP
trong máu để tầm soát những bệnh nhân nguy
cơ cao trước khi thực hiện các xét nghiệm đánh
giá tiếp theo. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam thì
xét nghiệm này chưa được thực hiện, trong khi
đó siêu âm tim không những là một phương
tiện phổ biến mà còn giúp phát hiện được các
loại tổn thương bất thường ở tim. Do đó, xét
nghiệm MR-proANP không thể thay thế được
siêu âm tim nhưng việc phát triển định lượng
nồng độ MR-proANP trong máu cũng sẽ đóng
một vai trò rất quan trong trong bệnh lý tim
mạch, đặc biệt là suy tim.
Mối tương quan giữa nồng độ MR-proANP
với tình trạng phì đại thất trái trên điện tâm đồ ở
bệnh nhân suy tim
Bảng 8: Nồng độ MR-proANP (pmol/l) theo tình
trạng phì đại thất trái trên ĐTĐ
Nồng độ MR-proANP (pmol/l)
Trung
bình
Độ
lệch
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung vị
Phì đại 407,4 202,7 170,5 1130 384,3
Không phì đại 278,1 141 52,7 528,6 240
p 0,006
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 222
Nồng độ MR-proANP trên bệnh nhân có phì
đại thất trái cao hơn những người có thất trái
bình thường, sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê, với F (1, 0) = 7,695; p = 0,006. Điều này có thể
lý giải do ở trạng thái bình thường, lượng MR-
proANP trong tuần hoàn có nguồn gốc chủ yếu
là ở tâm nhĩ, nhưng khi bị suy tim thì loại
hormon này được phóng thích từ tâm thất lẫn
tâm nhĩ(5). Chính vì lý do đó, khi bệnh nhân suy
tim có phì đại thất trái thì lượng MR-proANP
tăng cao hơn trong tuần hoàn.
Mối tương quan giữa nồng độ MR-
proANP với tình trạng rung nhĩ trên điện
tâm đồ ở bệnh nhân suy tim
Bảng 9: Nồng độ MR-proANP (pmol/l) theo tình
trạng rung nhĩ trên bệnh nhân suy tim :
Trung
bình
Trung vị Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Độ lệch
Rung nhĩ 389,4 356,2 52,7 1130 303,5
Không rung
nhĩ
318,5 283,6 131,2 528,6 253,7
p < 0,001
Trên bệnh nhân suy tim có rung nhĩ, nồng
độ MR-proANP cao hơn so với những đối
tượng suy tim không rung nhĩ, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê, Chi – Square Test =
37,51; p < 0,001.
Nồng độ MR-proANP trên bệnh nhân suy
tim nặng
Bảng 10: Các chỉ số thống kê nồng độ MR-proANP
(pmol/l)
Trung
bình
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung vị Độ lệch
MR-
proANP
455,7 154,9 1130 399,7 209,9
Nồng độ MR-proANP trên những bệnh
nhân tử vong và còn sống
Bảng 11: So sánh nồng độ MR-proANP giữa 2 nhóm
Trung
bình
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung vị Độ lệch
Tử vong 530,7 214,8 988,2 476,7 205
Còn
sống
402,2 155 1130 379,5 196
p 0,016
Nồng độ MR-proANP ở nhóm tử vong cao
hơn nhóm còn lại, sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê, với Mann Whitey U = 98; p = 0,016.
Biểu đồ 2: Đường cong ROC chẩn đoán tử vong của
nồng độ MR-proANP
Trong nghiên cứu này, nồng độ MR-
proANP ở mức 400 pmol/l là điểm cắt tối ưu để
chẩn đoán bệnh nhân suy tim nặng có thể tử
vong, với độ nhạy, độ chuyên lần lượt là 72,2%
và 66,5% Diện tích dưới đường cong ROC của
xét nghiệm này là 0,728 với p = 0,017.
Nồng độ MR-proADM trên bệnh nhân suy
tim nặng
Các chỉ số thống kê nồng độ MR-proADM
trong máu
Bảng 12: Các chỉ số thống kê nồng độ MR-
proADM(nmol/l)
Trung
bình
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung vị Độ lệch
MR-
proADM
1,79 0,05 10,95 1,2 1,85
Nồng độ MR-proADM trên những bệnh
nhân tử vong và còn sống
Bảng 13: So sánh nồng độ MR-proADM (nmol/l)
giữa 2 nhóm
Trung
bình
Nhỏ
nhất
Lớn nhất Trung vị Độ lệch
Còn sống 1,2 0,05 3,2 1,02 0,9
Tử vong 2,5 0,30 10,95 2,02 2,4
p 0,001
Trong nghiên cứu này, diện tích dưới đường
cong ROC trong tiên lượng tử vong của MR-
proADM là 0,768, nồng độ MR-proADM ở mức
1,23 nmol/l là điểm cắt tối ưu để chẩn đoán bệnh
Độ nhạy
1- Độ đặc hiệu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 223
nhân suy tim nặng có thể tử vong, với độ nhạy,
độ đặc hiệu lần lượt là 72,2% và 75% (p=0,005).
Điều này có nghĩa là những bệnh nhân suy tim
có nồng độ MR-proADM lớn hơn 1,23 nmol/l có
khả năng tử vong cao hơn những đối tượng có
nồng độ thấp hơn mức này.
Biểu đồ 3: Đường cong ROC chẩn đoán tử vong của
nồng độ MR-proADM
KẾT LUẬN
Bước đầu cho thấy có mối liên quan nồng độ
MR-proANP, MR-proADM với độ nặng của suy
tim trên bệnh nhân suy tim, và có thể tiên đoán
tử vong trên những đối tượng suy tim nặng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Burnett JC, Kao PC, and Hu DC et al (1998), "Atrial natriuretic
peptide elevation in congestive heart failure in the human".
Science. pp 1145 - 1147.
2. Châu Ngọc Hoa (1999), ''Nghiên cứu kết hợp ức chế men
chuyển trong điều trị suy tim mạn''. Luận án Tiến Sĩ Y Học.
3. Lang RE et al (1985), "Atrial natriuretic factor-a circulating
hormone stimulated by volume loading". Nature. pp 264 - 266.
4. Maisel AS et. al (2002) ''Diagnosing congestive heart failure in
the dyspnea emegency department patient''. Rev Cardiovasc
Med, 4. pp 10 - 17.
5. O'Brien RJ, Davies JE, Squire LB (2004), "N-terminal pro-atrial
natriuretic peptide and Nterminal pro-Btype natriuretic peptide
in the prediction of death and heart failure in unselected patients
following acute myocardial infarction". Clinical Science. pp 309 -
316.
6. Khan SQ et al (2007), "Prognostic value of Midregional Pro-
Adenomedullin in patients with acute myocardial infarction: The
LAMP study". J Am Coll Cardial. pp 1525 - 1532.
7. von Haehling S, Jankowska EA, et al (2007) "Comparison of
Midregional Pro-Atrial Natriuretic Peptide With NT-proBNPin
predicting survival in patients with chronic heart failure". 50. pp
1973 - 1980.
8. Troughton RW et al (2000), "Treatment of heart failure guided
by plasma aminotreminal natriuretic peptide concentration".
lancet. pp 1126 - 1130.
9. Wieczorek SJ, Wu AH et al (2002), "A rapid Natriuretic peptide
assay accurately diagnoses left ventricular dysfunction and heart
failure: A multicenter evaluation". Am heart J, 144. pp 834 - 839.
Độ nhạy
1- Độ đặc hiệu