Giới thiệu về công ty
Website sẽ có những thông tin về doanh nghiệp, chính sách và các chương trình bán hàng ,
Cập nhập thông tin hàng hoá trực tuyến
Dễ dàng cập nhập và thường xuyên thay đổi hình ảnh, thông tin chi tiết, giá cả các mặt hàng mà Công ty kinh doanh.
21 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát hệ thống website thương mại của công ty dịch vụ kỹ thuật và thương mại Bảo Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khảo sát hệ thống Website thương mại của Công ty Dịch vụ kỹ thuật và Thương mại Bảo Anh
I. Khảo sát hệ thống
1. Mục đích của hệ thống
Giới thiệu về công ty
Website sẽ có những thông tin về doanh nghiệp, chính sách và các chương trình bán hàng ,…
Cập nhập thông tin hàng hoá trực tuyến
Dễ dàng cập nhập và thường xuyên thay đổi hình ảnh, thông tin chi tiết, giá cả các mặt hàng mà Công ty kinh doanh.
Đặt hàng trực tuyến
Qua Website Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm hàng hóa, chọn hàng, thêm bớt mặt hàng vào giỏ hàng, tự động tính toán/ghi nhớ đơn hàng và gửi đơn đăng ký mua hàng dễ dàng.
Quản lý đơn đặt hàng trực tuyến
Lưu trữ thống kê các hoạt động gắn với Khách hàng của doanh nghiệp. Mọi hoạt động gắn với Khách hàng và đơn hàng đều có thể thực hiện từ xa, không phụ thuộc vào vị trí địa lý.
2. Các yêu cầu
Hiện nay ở nước ta chưa phổ biến hình thức thanh toán điện tử. Đây chính là một trong những lý do khiến cho Thương mại điện tử ở Việt Nam chưa được áp dụng rộng rãi. Chính vì vậy, để áp dụng được vào thực tế thì bài toán thương mại trên Web của đề tài chỉ dừng lại ở mức chỉ taọ lập một siêu thị ảo cho các sản phẩm của công ty và hiển thị đơn đặt hàng để khách hàng để khách hàng có thể đặt hàng với công ty qua mạng.
Với bài toán thương mại trên Web thì yêu cầu đặt ra là phải thể hiện được các chức năng:
Quản lý các sản phẩm của công ty
Quản lý các khách hàng đã đặt hàng của công ty
Để giới thiệu các hàng hoá hiện có tại công ty lên mạng thì hệ thống phải quản lý được các hàng hoá của công ty hiện có. Quản lý như thế nào để thông tin về hàng hoá của công ty là có hệ thống và đầy đủ ? Và khi thể hiện các hàng hoá đó lên trang Web, các thông tin về hàng hoá này phải có khoa học, trực quan, sinh động không dư thừa hay thiếu hụt. Đây là một yêu cầu khá quan trọng đặt ra cho hệ thống. Tổ chức dữ liệu: Cơ sở dữ liệu về hàng hoá phải thật thuận tiện cho việc cập nhật, bổ sung, sửa chữa và dễ dàng thể hiện. . . Khi khách hàng xem các hàng hoá trong siêu thị ảo và chọn lựa sản phẩm để đặt hàng thì đòi hỏi hệ thống phải xử lý được đơn đặt hàng của khách hàng. Một trong những chức năng đó là ghi nhận thông tin về khách hàng. Họ là ai ? Họ đã đặt mua những sản phẩm gì ? Số lượng là bao nhiêu?.
3. Các kết quả
Hệ thống cho phép nhiều người dùng truy cập cùng một lúc trên mạng Internet.
Hệ thống cho phép tra cứu các thông tin về hàng hóa, đơn hàng, tra cứu nhanh về khách hàng, tra cứu những thông tin liên quan đến công ty.
Hệ thống cho phép người quản trị thay đổi, cung cấp thông tin đến người dùng.
II. Phân tích hiện trạng của hệ thống
1. Giới thiệu về tổ chức
Công ty Dịch vụ ky thuật và Thương mại Bảo Anh là một Công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng máy tính.
Bảo Anh khởi nghiệp từ năm 1995 với của hàng mang tên STIC tại 36 Trần Xuân Soạn với diện tích 30m2 và 6 nhân viên, nhập khẩu sản phẩm của hãng Zoltric: Faxmodem, Soundcard, đĩa mềm, loa, CD Rom.
Năm 1997 thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật và Thương mại Bảo Anh tại 79 Lý Nam Đế với tổng diện tích 200m2 nhập khẩu các sản phẩm của hãng Zoltric: VGA card, CD, Main, Case, Ram.
Để mở rộng thị trường cho các sản phẩm nhập khẩu tại Hà Nội năm 1998 Bảo Anh thành lập chi nhánh tại 189 Nguyễn Văn Thù- Thành Phố Hồ Chí Minh.
Năm 2001 xây dựng trụ sở tại 135/48 Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm cho chiến lược phát triển lâu dài.
Năm 2003 liên kết với VDC mở Showroom tại 292 Tây Sơn và liên kết với Công ty XNK Thiết bị toàn bộ mở của hàng phân phối linh kiện máy tính tại 16-18 Tràng Thi.
Hiện nay Công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Thương Mại Bảo Anh có một đội ngũ cán bộ hơn 30 người 90% đã tốt nghiệp đại học và trên đại học chuyên ngành kỹ thuật và kinh tế. Với một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động và chuyên nghiệp Bảo Anh đã xây dựng cho mình một cơ cấu vững mạnh
Giám đốc
Phòng kế toán
Phòng XNK
Phòng KD
Phòng kỹ thuật
Phòng KD Phân phối
Phòng dự án
Siêu thị máy tính
Bộ phận kho
a. Phòng giám đốc:
Quản lý và phân phối hoạt động của công ty.
Quản lý và điều hành hoạt động của nhân viên.
Quyết định giá chính thức cho từng mặt hàng. Tuy nhiên giá được chia theo từng loại tùy vào loại khách hàng (khách hàng mua số lượng nhiều, khách hàng thường xuyên ...) .
Nhận báo cáo từ các bộ phận khác như: kế toán, hành chính, bán hàng… Từ đó có cách nhìn về tình hình công ty, thị hiếu khách hàng… để có kế hoạch định hướng, phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu thị hiếu khách hàng và tiến triển cho công ty.
-Điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty. Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty, tuyển dụng lao động.
b. Phòng kinh doanh:
Kinh doanh dự án: Đã tư vấn thiết kế nhiều dự án lớn với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.
Kinh doanh phân phối: Hiện nay hệ thống phân phối mới chỉ tập trung phục vụ khu vực miền bắc.
Siêu thị máy tính VDC: Tuy mới được thành lập nhưng đang dần trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của người tiêu dùng với phương châm chất lượng - dịch vụ và giá cả.
Siêu thị có hai loại khách hàng: khách hàng đến thẳng siêu thị mua hàng và khách hàng đặt hàng qua mạng.
Trực tiếp tại siêu thị :
Tại siêu thị khi có khách hàng đến nhân viên bán hàng tại siêu thị sẽ tiếp đón tư vấn khách hàng mua hàng. Nhân viên bán hàng sẽ giới thiệu những loại hàng hoá công ty đang có, giới thiệu đặc tính của từng loại hàng(nếu khách hàng yêu cầu), báo giá cho khách hàng,…Nếu khách hàng quyết định mua hàng nhân viên bán hàng tại siêu thị sẽ lập đơn hàng cho khách hàng. Sau đó nhân viên bán hàng sẽ chuyển đơn hàng cho kế toán để kế toán viết phiếu xuất hàng, hoá đơn bán hàng và làm thủ tục thanh toán với khách hàng. Sau đó phiếu xuất hàng sẽ được chuyển cho bộ phận kho để xuất hàng cho khách. Trường hợp khách hàng mua trọn bộ máy cần lắp ráp thì các linh kiện máy tính sẽ được chuyển sang phòng kỹ thuật để nhân viên kỹ thuật lắp ráp.
Khách hàng đặt hàng qua mạng:
Đây là loại hình thức mới mà người mua hàng phải hoàn toàn tự thao tác thông qua từng bước cụ thể được hệ thống hướng dấn để có thể mua được hàng.
Trên mạng, các loại sản phẩm linh kiện thiết bị được sắp xếp, phân chia thành nhiều phân khu và mỗi phân khu có nhiều loại khác nhau riêng biệt để giúp cho người dùng dễ sử dụng, tham khảo, giúp cho người quản trị dễ thay thế, thêm bớt sản phẩm của họ. Trong hoạt động này người dùng chỉ cần chọn một loại linh kiện thiết bị nào từ trong danh sách của từng phân khu là những thông tin về sản phẩm đó sẽ hiện lên như: tên hàng hóa, giá cả và những mô tả ngắn về loại hàng hóa đó và bên cạnh là trang liên kết để thêm hàng hóa vào trong giỏ hàng.
Đây là giỏ hàng điện tử mà trong đó có chứa các thông tin về hàng hoá lẫn số lượng khách mua và hoàn toàn được cập nhật trong giỏ.
Khi khách hàng muốn đặt hàng thì hệ thống hiển thị trang xác lập đơn đặt hàng cùng thông tin về khách hàng và hàng hoá khách hàng muốn mua.
Yêu cầu đối với khách hàng giao dịch qua Website
Trước khi bắt đầu đăng nhập, hệ thống yêu cầu xác nhận xem người dùng là khách hàng quen hay khách hàng lạ.
Khi người dùng thực hiện việc đăng nhập vào hệ thống phải thông qua các bước sau: Khách hàng phải điển Tên (UserName), mật khẩu (Password) để đăng nhập vào hệ thống.
Nếu người dùng là lần đầu tiên thì để có thể đặt hàng qua mạng Khách hàng cần đăng ký một tài khoản với hệ thống.
Khách hàng thì cần cung cấp thông tin như: tên, họ, password. Ngoài ra khách hàng còn cho biết thông tin về đia chỉ, tên công ty, số diện thoại ... Các thông tin trên cần được xác thực lại để hạn chế những người không thực sự muốn đặt hàng. Những thông tin này sẽ được Công ty xác nhận lại nếu đúng như khách hàng khai báo thì Bộ phận quản trị sẽ để trong hệ thống ngược lại sẽ bị xoá đi.
Nếu người dùng trước đây thì chỉ cần nhập đúng tên user và mật khẩu.
Các chứng từ được thông qua các loại đơn sau: hóa đơn bán hàng, phiếu nhập, phiếu xuất. Các loại giấy tờ này sẽ được kế toán cấp cho hệ thống.
Thời gian giao hàng tùy thuộc vào ngày đăng ký của khách hàng (mua trên mạng).
c. Bộ phận kho
Chức năng chính của bộ phận kho là nhập hàng, xuất hàng cho bộ phận bán hàng, bộ phận kỹ thuật và theo dõi số lượng hàng tồn kho.
Nhân viên phải thường xuyên kiểm tra để biết được số lượng hàng hoá bị hư hỏng, sắp hết hay sắp hết thời hạn bảo hành để đề xuất lên ban điều hành có kế hoạch xử lý.
Quản lý hàng hóa:
- Nguồn hàng máy tính được lấy từ các công ty buôn bán MT khác, những nhà cung cấp tư nhân, các dịch vụ trong nước hay ngoài nứơc...
- Các mặt hàng kinh doanh đều phải có một loại mã số riêng để phân biệt với hàng hóa khác. Các mặt hàng đều phải đầy đủ các thông tin như: tên hàng hóa, chi tiết hàng hóa, giá cả, thông tin nhà sản xuất ….
Quá trình đặt hàng với nhà cung cấp
Hàng ngày nhân viên kho sẽ kiểm tra hàng hóa trong kho và đề xuất lên ban điều hành cần xử lý về việc những mặt hàng cần nhập. Trong quá trình đặt hàng thì ban điều hành sẽ có trách nhiệm xem xét các đề xuất về những mặt hàng yêu cầu và quyết định loại hàng, số lượng hàng cần đặt và phương thức đặt hàng với nhà cung cấp.
Quá trình nhập hàng vào kho :
Quá trình nhập hàng theo nhiều cách khác nhau:
Mua từ bên ngoài(công ty khác, tư doanh, đại lý...)
Do bị trả lại từ quầy bán hàng.
Do khách hàng trả.
Do đơn hàng không hợp lệ.
Sau khi nhận yêu cầu đặt hàng qua điện thoại, fax hay qua mạng từ công ty, nhà cung cấp sẽ giao hàng cho công ty có kèm theo hóa đơn hay bảng kê chi tiết các loại mặt hàng hóa của từng loại. Kế toán sẽ kiểm tra lô hàng của từng nhà cung cấp và trong trường hợp hàng hóa giao không đúng yêu cầu đặt hàng hay kém chất lượng về hệ thống máy... thì Kế toán kho sẽ trả lại nhà cung cấp và yêu cầu giao lại những mặt hàng bị trả đó. Trong khi làm việc cho những trường hợp xảy ra này thì Kế toán kho phải ghi lại những hàng hóa nhập thực.
Kế tiếp Kế toán kho sẽ kiểm tra chứng từ giao hàng (hóa đơn trực tiếp không khấu trừ VAT, hóa đơn có khấu trừ VAT, bảng kê hàng hóa, giá cả) để gán giá trị thành tiền cho từng loại sản phẩm. Những loại hàng hóa này sẽ được cung cấp một mã số và được cập nhật ngay vào giá bán.
Trong quá trình nhập chứng từ giao hàng vào máy tính để làm phiếu nhập trong trường hợp là mặt hàng cũ thì sẽ đưa vào danh sách có mã này trước đó trong từng loại hàng hóa.Còn những hàng hóa mới sẽ gán một mã số mới và trong từng loại hàng hóa mới(nếu có).
Sau khi nhập xong chứng từ giao hàng, nhân viên nhập kho sẽ in một phiếu nhập để lưu trữ trong hồ sơ và một bản được đưa sang bộ phận quản trị mạng.
Quá trình xuất hàng
Quá trình xuất hàng có nhiều hình thức sau:
Xuất hàng nội bộ để bán trên mạng, trong quầy, lắp ráp.
Xuất hàng theo lô, bộ khi có yêu cầu của đơn đặt hàng.
Trả lại cho nhà cung cấp cho trường hợp hàng không đạt yêu cầu, kém chất lượng, bán chậm … kèm theo các giấy tờ có liên quan.
Xuất hàng để thanh lý vì quá hạn hay hư hỏng nặng.
Định giá
Việc định giá cho một mặt hàng theo sư chỉ đạo của ban lãnh đạo, giá cả hàng bán tạI cửa hàng thường được định giá theo một công thức đã được ban lãnh đạo đưa ra, giá không đúng với gíá khung khi nhập hàng mà cộng thêm các chi phí phát sinh khác.
Công thức cụ thể
- Giá nhập =giá mua+ chi phí khác.
chi phí khác :(thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển, lắp đặt....).
- Giá thành = giá xuất + chi phí khác.
chi phí khác: (công, công cụ, khấu hao...).
- Giá vốn = giá thành + chi phí khác.
chi phí khác: (bao bì, quảng cáo, nhân viên bán hàng...).
Giá bán = giá thị trường.
- Lãi lỗ = giá bán –giá vốn.
- Chuyển dola thành đồng Việt Nam :
VND = 1USD * tỉ giá dola.(tính tại thời điểm hiện tại)
d. Bộ phận quản trị mạng
Công việc của bộ phận này là thực hiện việc quản lý Website cập nhập thông tin hàng hoá, chương trinh bán hàng của công ty vào hệ thống.
e. Phòng kỹ thuật
Với lòng nhiệt tình và kinh nghiệm lâu năm luôn cố gắng trong mọi tình huống để đạt được sự hài lòng của khách hàng khi khách hàng sử dụng dịch vụ của Công ty.
2. Quan hệ đối tác trong nước
Với chất lượng dịch vụ cùng uy tín và năng lực kinh doanh nhiều năm công ty đã xây dựng được hệ thống bạn hàng với các Công ty tin học lớn như: Đồng tâm, Vinh Xuân, Vĩnh Trinh, Vạn Xuân,…
3. Mục tiêu và định hướng phát triển
Trở thành một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam.
Có uy tín lớn đối với khách hàng.
Tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên trong Công ty có thu nhập ổn định và mức sống ngày càng được nâng cao.
4. Xác định các yêu cầu
4.1 Xác định yêu cầu
Với nhu cầu thông tin và qui mô kinh doanh ngày càng mở rộng cho các công ty, doanh nghiệp nhằm tạo sự thu hút cũng như giới quan tâm về dao dịch trên mạng hay các người dùng thường xuyên các website, có thể quan hệ hợp tác và trao đổi trực tiếp những vấn đề cần thiết , hay tìm hiểu về chính công ty, hàng hóa của mình. Do đó chương trình này đòi hỏi phải tiện lợi, đơn giản, đẹp mắt, dể dùng và cách hướng dẫn sử dụng chương trình sao cho dể hiểu, các thao tác dễ dàng, luôn cập nhật những sản phẩm, mặt hàng mới của công ty mình.
a. Nhu cầu người sử dụng
Với nhu cầu của người sử dụng là khi bước vào trang Web thương mại là tìm kiếm các loại sản phẩm mà họ đang cần và muốn mua. Nhưng cũng có nhiều khách hàng vào Website này không có ý định mua, hay không biết mua thứ gì, thì yêu cầu của chương trình là phải đáp ứng được những nhu cầu, sao cho khách hàng có thể tìm kiếm nhanh hiệu quả các loại hàng hóa mà họ muốn và những sản phẩm mà họ cần tìm (chương trình phải đảm bảo nhanh chóng và chính xác) cộng với chương trình đa dạng và hấp dẫn, cũng sẽ dễ khiến người dùng có thể không mua hàng hóa này nhưng cũng có những thông tin quảng cáo thật tuyệt vời, nhằm thu hút sự quan tâm về công ty mình và có cơ hội sẽ có nhiều người tham khảo nhiều h
Về mặt trình bày trang Web sao cho dễ hiểu, giao diện mang tính dễ dùng, hấp dẫn và quan trọng là làm sao cho khách hàng thấy được những thông tin cần tìm, cung cấp những thông tin liên quan, giới thiệu thêm những sản phẩm khác để họ có thể so sánh và khi đó họ có thể quyết định xem sẽ mua những sản phẩm nào, mà không cần phải thay đổi ý kiến sau khi mua hàng.
Trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn, đặt mua hay thanh toán đơn đặt hàng thì chương trình phải đảm bảo thao tác dễ dàng tránh những đòi hỏi hay những thông tin yêu cầu quá nhiều từ phía khách hàng, tạo cảm giác thoải mái, riêng tư cho khách tham quan, tìm kiếm hay đặt hàng. Điều quan trọng trong dao dịch trên mạng là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối những thông tin liên quan đến ngươứi dùng trong quá trình đặt mua, hay thanh toán (trường hợp này có thêm yêu cầu khách hàng nhập thêm những thông tin riêng). Trong việc tìm kiếm phải sao cho linh động, thoải mái trong lựa chọn dễ dàng thay đổi các bộ phận, từng linh kiện thiết bị máy tránh tình trạng gò ép, cố định khi mua hàng.
Sau khi đặt mua hàng, nếu quá thời gian giao hàng mà khách vẫn chưa nhận được thì chương trình thiết kế, hỗ trợ sao cho khách hàng có thể trở lại xem các thông tin về đơn đặt hàng của họ để họ biết được tình hình đặt hàng của họ như thế nào, đã được xử lý chưa hay chưa đến thời hạn giao hàng... Nói chung là chương trình ngoài việc cho khách hàng lựa chọn, đặt mua, tìm kiếm mà còn cho phép khách hàng có thể theo dõi tình hình xử lý đơn đặt hàng của họ đối với công ty.
Ngoài những chức năng mà chương trình tạo sẵn trên Web là có phức tạp hay không? Có yêu cầu quá đối với khách hàng hay không? hay gặp những vấn đề giứ mà chương trình cần thay đổi... thì phải có hỗ trợ thêm các mục góp ý, phản hồi để công ty có thêm những ý kiến mà trang Web của họ trông thuận tiện, đẹp, dễ sử dụng, thoải mái, tiện nghi và ngày càng nhiều người cùng muốn tham gia vào trang Web này.
b. Với bộ phận quản trị mạng
Chương trình đòi hỏi nhân viên phải thường xuyên theo dõi các thông tin về hàng hóa, xử lý đúng yêu cầu, đúng chức năng do nhân viên nhập vào và thao tác dễ dàng với công việc quản lý dữ liệu phải đáp ứng được các yêu cầu :
Nhân viên phải nhập các thông tin cho các linh kiện ,thiết bị máy mới, máy tính mới vào trong dữ liệu và có sự kiểm tra về tính chính xác, đúng đắn của dữ liệu .
Nhân viên được phép chỉnh sửa, xóa những thông tin sai, không phù hợp.
Theo dõi quá trình mua bán của công ty.
Theo dõi thông tin khách hàng khi khách hàng nhập vào khi mua hàng, phải đảm bảo tính an toàn, bảo mật, chính xác.
Theo dõi các đơn đặt hàng, xử lý đơn đặt hàng và cập nhật các thông tin liên quan đến đơn đặt hàng của khách.
Có thể xóa sạch các cơ sở dữ liệu sau một thời gian xác định .
4.2 Các yêu cầu
a. Tra cứu
Hàng hóa: tìm kiếm thông tin về linh kiện, thiết bị, loại hàng.
Đơn đặt hàng: thông tin về hàng hóa đã được đặt mua.
Khác: các thông tin về cách hướng dẫn hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn mua hàng, giới thiệu Công ty...
b. Lưu trữ
Hàng hóa: đây là hệ thống dữ liệu về quản lý hàng hóa, bao gồm các thông tin về hàng hóa: tên, chi tiết, loại, giá... Trong đó các thao tác về hàng hóa là: thêm từng phân khu, thêm chi tiết từng sản phẩm.
Loại hàng:dữ liệu thông tin quản lý về các loại hàng hóa có trong kho như: loại hàng, tên hàng.
Khách hàng: đây là hệ thống dữ liệu về quản lý khách hàng, bao gồm các thông tin về khách hàng: họ, tên, email, mật khẩu (password).
Đơn đặt hàng: đây là hệ thống dữ liệu về quản lý đơn đặt hàng, bao gồm các thông tin về đơn đặt hàng: khách hàng, card, địachỉ, ngày mua ... các thao tác: thêm, huỷ.
Giỏ hàng:đây là dữ liệu quản lý thông tin khách hàng khi chọn được hàng như : số lượng hàng hóa trong giỏ, tên hàng hóa được chọn ...
Phản hồi: dữ liệu quản lý nội dung các thông tin phản hồi từ khách hàng.
Phiếu xuất: dữ liệu quản lý nội dung các thông tin xuất từ đơn đặt hàng, lắp ráp.
Phiếu nhập: dữ liệu quản lý nội dung các thông tin nhập từ đơn đặt hàng.
Quyền:dữ liệu quản lý nội dung các thông tin về quyền của nhân viên khi đăng nhập hệ thống .
Bảng chào hàng : dữ liệu quản lý nội dung các thông tin về hàng hóa được chào hàng trong một thời gian nhất định .
c. Tính toán
Tính doanh thu :
P = Q.p.
(trong đó P: doanh thu, Q: số lượng bán ra, p: giá).
Tính số lượng tồn kho :
SL tồn = TK cuối kì - TK đầu kì + SL sx - SL tiêu thụ.
Tính toán khác
Nếu hàng lấy đi một đơn vị thì số lượng hàng sẽ giảm đi.
Tiền thuế khi mua hàng trên mạng.
Tiền chi phí khi di chuyển, giao hàng.
Tính giá thành nhập, xuất.
d. Kết xuất
Hiển thị danh sách hàng hóa theo từng phân khu.
Hiển thị đơn đặt hàng.
Hiển thị thông tin từng măt hàng.
Hiển thị danh sách nhân viên.
Hiển thị danh sách hàng hóa cho bộ phận bán hàng.
Hiển thị danh sách khách hàng.
Thống kê danh sách thiết bị, máy tính theo từng loại.
Thống kê tình hình nhập, xuất, tồn kho.
Thống kê thu chi vào cuối mỗi kỳ.
Thống kê hàng hóa bán được.
Thống kê khách hàng.
Thống kê đơn đặt hàng.
e. Theo dõi
Theo dõi thiết bị, linh kiện.
Theo dõi giá thành, khách hàng.
Chương 2
Phân tích và thiết kế hệ thống
1. Phân tích các yêu cầu
Với yêu cầu đặt ra là chương trình cho phép nhà cung cấp (công ty) và khách hàng tham gia dao dịch qua mạng. Chương trình cho phép công ty thực hiện một số nghiệp vụ sau:
Đưa hàng hoá lên giới thiệu trên mạng
Duyệt yêu cầu đặt hàng của khách hàng
Chương trình cho phép khách hàng lựa chọn hàng hoá của công ty và đặt hàng với công ty.
Sơ đồ hoạt động giao dịch qua mạng
Đây là mô hình minh hoạ rõ hơn về mối tương quan giữa các bộ phận trong công ty trong hoạt động giao dịch qua mạng.
NHAÂN VIEÂN BAÙN HAỉNG
BOÄ PHAÄN KEÁ TOÙAN
KHAÙCH HAỉNG
BOÄ PHAÂN BAÙN HAỉNG
XệÛ LYÙ ẹễN HAỉNG
BOÄ PHAÄN KYế THUAÄT
BOÄ PHAÄN KHO
NHAÂN VIEÂN GIAO HAỉNG
Biểu đồ phân rã chức năng
Khách hàng
Xem thông tin đơn hàng
Đặt mua
Phản hồi ý kiến
Cập nhập hàng hoá
Thống kê hàng tồn
Chọn hàng
BP KHO
Giao hàng nội bộ
Bộ phận kế toán
Bộ phận kỹ thuật
BP bán hàng
Bao cao
Thống kế đơn hàng
Laộp raựp ,baỷo trỡ ,hieọu chổnh theo ủụn ủaởt haứng
Theo dõi hàng hoá trong kho
Cập nhập đơn đặt hàng
Quản lý khách hàng
Nhận ý kiến phản hồi
Nhận lắp ráp theo thứ tựù ưu tiên đơn đặt hàng và giao hàng cho khách hàng
Cập nhập thông tin hàng hoá
Refresh CSDL
ADMIN
Đăng