Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan giữa vẹo vách ngăn và viêm mũi xoang mạn tính.
Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả có phân tích.
Phương pháp: Khảo sát mối tương quan giữa vẹo vách ngăn và viêm mũi xoang mạn tính dựa trên lâm
sàng, nội soi mũi xoang và CT-scan.
Kết quả: Chúng tôi nghiên cứu 345 bệnh nhân tại BV ĐHYD TpHCM từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 8
năm 2010 gồm 170 (49,3%) nam và 175 nữ (50,7%). Độ tuổi từ 18 đến 70 (trung bình là 38 tuổi). Hình thái
vách ngăn gồm dầy chân vách ngăn (6,37%), gai vách ngăn (9,27%), vẹo hình chữ C (12,46%), vẹo hình chữ S
(9,56%), mào vách ngăn (27,53%) và dạng phối hợp (10,14%). Trên nội soi theo phân loại Mladina có vẹo vách
ngăn loại I (6,96%), loại II (6,37%), loại III (19,13%), loại IV (9,56%), loại V(27,25%), loại VI (2,89%) và loại
VII (10,43%). Phân loại vẹo vách ngăn trên CTscan theo Brett A. Miles gồm loại I (3,19%), loại II (36,52%),
loại III (29,56%), loại IV (11,01%) và loại V (2,32%). Trên phương diện góc của vách ngăn bị vẹo gồm góc β <
50(8,69%), 50< β < 100 (36,52%) 100< β < 150 (30,43%) và β > 150(4,35%). Ngoại trừ dầy chân vách ngăn, loại
I (Mladina), loại I (Brett A. Miles) và góc β < 50không tương quan với viêm xoang, các dạng khác đều có mối
tương quan với viêm mũi xoang mạn tính. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 60 vách ngăn không bị vẹo (45 bị
viêm xoang và 15 không viêm xoang) và 285 bị vẹo vách ngăn (260 bị viêm xoang và 25 không viêm xoang). Vẹo
vách ngăn tương quan với viêm xoang cùng bên (xoang sàng trước, xoang hàm và xoang trán) qua phép kiểm
chi bình phương (χ2 =12,74; p = 0,0001) với chiều hướng tương quan thuận và mức độ tương quan yếu (r =
0,192). Phương trình dự báo viêm xoang theo khoảng cách vẹo d như sau: điểm viêm xoang = 0,168 x d +3,063
và theo góc β là: điểm viêm xoang = 0,076 x β +3,081.
Kết luận: Đặc điểm lâm sàng của viêm mũi xoang mạn tính ở nhóm không vẹo vách ngăn và nhóm có vẹo
vách ngăn thì tương tự nhau. Có mối tương quan giữa vẹo vách ngăn và viêm mũi xoang mạn tính và vẹo vách
ngăn càng nhiều, càng phức tạp thì khả năng viêm xoang càng cao.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mối tương quan giữa vẹo vách ngăn và viêm mũi xoang mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 153
KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA VẸO VÁCH NGĂN
VÀ VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH
Nguyễn Thanh Vũ*, Lâm Huyền Trân**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan giữa vẹo vách ngăn và viêm mũi xoang mạn tính.
Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả có phân tích.
Phương pháp: Khảo sát mối tương quan giữa vẹo vách ngăn và viêm mũi xoang mạn tính dựa trên lâm
sàng, nội soi mũi xoang và CT-scan.
Kết quả: Chúng tôi nghiên cứu 345 bệnh nhân tại BV ĐHYD TpHCM từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 8
năm 2010 gồm 170 (49,3%) nam và 175 nữ (50,7%). Độ tuổi từ 18 đến 70 (trung bình là 38 tuổi). Hình thái
vách ngăn gồm dầy chân vách ngăn (6,37%), gai vách ngăn (9,27%), vẹo hình chữ C (12,46%), vẹo hình chữ S
(9,56%), mào vách ngăn (27,53%) và dạng phối hợp (10,14%). Trên nội soi theo phân loại Mladina có vẹo vách
ngăn loại I (6,96%), loại II (6,37%), loại III (19,13%), loại IV (9,56%), loại V(27,25%), loại VI (2,89%) và loại
VII (10,43%). Phân loại vẹo vách ngăn trên CTscan theo Brett A. Miles gồm loại I (3,19%), loại II (36,52%),
loại III (29,56%), loại IV (11,01%) và loại V (2,32%). Trên phương diện góc của vách ngăn bị vẹo gồm góc β <
50 (8,69%), 50 150 (4,35%). Ngoại trừ dầy chân vách ngăn, loại
I (Mladina), loại I (Brett A. Miles) và góc β < 50 không tương quan với viêm xoang, các dạng khác đều có mối
tương quan với viêm mũi xoang mạn tính. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 60 vách ngăn không bị vẹo (45 bị
viêm xoang và 15 không viêm xoang) và 285 bị vẹo vách ngăn (260 bị viêm xoang và 25 không viêm xoang). Vẹo
vách ngăn tương quan với viêm xoang cùng bên (xoang sàng trước, xoang hàm và xoang trán) qua phép kiểm
chi bình phương (χ2 =12,74; p = 0,0001) với chiều hướng tương quan thuận và mức độ tương quan yếu (r =
0,192). Phương trình dự báo viêm xoang theo khoảng cách vẹo d như sau: điểm viêm xoang = 0,168 x d +3,063
và theo góc β là: điểm viêm xoang = 0,076 x β +3,081.
Kết luận: Đặc điểm lâm sàng của viêm mũi xoang mạn tính ở nhóm không vẹo vách ngăn và nhóm có vẹo
vách ngăn thì tương tự nhau. Có mối tương quan giữa vẹo vách ngăn và viêm mũi xoang mạn tính và vẹo vách
ngăn càng nhiều, càng phức tạp thì khả năng viêm xoang càng cao.
Từ khóa: Vẹo vách ngăn, viêm mũi xoang mạn.
ABSTRACT
THE CORRELATION BETWEEN NASAL SEPTAL DEVIATION AND CHRONIC RHINOSINUSITIS
Nguyen Thanh Vu, Lam Huyen Tran
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 153 - 158
Purpose: The correlation between nasal septal deviation and chronic rhinosinusitis.
Study design: cross-section and analysis.
Method: The correlation between nasal septal deviation and chronic rhinosinusitis base on clinic,endoscope
and CT-scan.
Result: Our study have 345 cases between Nov.2009 and Aug.2010 at University of medecin and
pharmacy’s Hospital with 170 (49.3%) males and 175 females (50.7%). The patients ranged in age from 18 to 70
Bệnh viện đa khoa huyện Nhà Bè * Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thanh Vũ. ĐT: 0969789789. Email :drthanhvu@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 154
years (mean age, 38 years). The shape of the deviation: thick vomer’s bone (6.37%), spurs (9.27%), C shape
(12.46%), S shape (9.56%), ridges (27.53%) and complex (10.14%). The endoscope (Mladina) have type I
(6.96%), type II (6.37%), type III (19.13%), type IV (9.56%), type (27.25%), type VI (2.89%) and type VII
(10.43%). The CT-scan (Brett A. Miles) have type I (3.19%), type II (36.52%), type III (29.56%), type IV
(11.01%) and type V (2.32%). In other hand, we measure the nasal septal angle (β): β < 50 (8.69%), 50 < β < 100
(36.52%) 100 150 (4.35%). Unless thick vomer’s bone, type I (Mladina), type I (Brett
A. Miles) and β < 50 no correlation with chronic rhinosinusitis, others have its. This study, 60 patients with no
nasal deviation (45 sinusitis and 15 normal) and 285 patients with nasal deviation (260 sinusitis and 25
normal). There was statistical correlation between the ipsilateral (anterior ethmoid, maxillary and frontal sinus)
and severity of the ipsilateral septal deviation (χ2 =12.74; p = 0.0001) and no correlation with the contralateral
sinus. Prediction of available sinusitis according to distance (d): Lund-Mackey score = 0,168 x d +3,063 and
according to angle (β): Lund-Mackey score = 0,076 x β +3,081.
Conclusion: Characteristic clinical of chronic rhinosinusitis between nasal septal deviation group and
without nasal septal deviation group is the same. The correlation between nasal septal deviation and chronic
rhinosinusitis. An larged and severity of nasal septal deviation to increasing chronic rhinosinusitis.
Keywords: nasal septal deviation, chronic rhinosinusitis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mũi xoang là một bệnh rất phổ biến
có tác động to lớn trong việc chăm sóc sức
khỏe. Viêm mũi xoang cấp có thể bắt nguồn và
trở nên mạn tính bởi các yếu tố tại chỗ hoặc
toàn thân làm bít tắc lỗ thông xoang và gây
nhiễm trùng(7,3.).
Viêm xoang mạn được nghi ngờ do sự suy
yếu thông khí và rối loạn dẫn lưu do bít tắc phức
hợp lỗ thông xoang ở khe giữa của các xoang
cạnh mũi. Những yếu tố này gồm cấu trúc giải
phẫu hoặc các yếu tố viêm dẫn đến hẹp lỗ thông
xoang, rối loạn vận chuyển hệ nhầy lông chuyển,
suy giảm miễn dịch.
Sự thay đổi cấu trúc giải phẫu trong hốc mũi
ở vị trí phức hợp lỗ thông xoang có thể dẫn đến
sự tắc nghẽn xoang cấp tính hay mạn tính.
Nguyên nhân thông thường bao gồm vẹo vách
ngăn nặng, phì đại và khí hóa cuốn mũi giữa (2).
Trong vẹo vách ngăn, luồng khí lưu thông có
thể thay đổi dẫn đến sự thay đổi của niêm mạc
thuận lợi cho hình thành polyp hay nhiễm trùng
đã được ghi nhận rõ ràng (5,6). Mối liên hệ giữa vẹo
vách ngăn và viêm mũi xoang mạn tính đã được
nghiên cứu ở một số quốc gia trên thế giới nhưng
tại Việt Nam thì chưa được nghiên cứu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên đến khám tại
phòng khám Tai-Mũi-Họng của Bệnh viện Đại
học Y Dược TPHCM có nội soi mũi xoang và
chụp CT-scan các xoang cạnh mũi. Các bệnh
nhân mắc các bệnh ung thư vùng Tai Mũi Họng
và cổ mặt, có tiền sử phẫu thuật vùng hốc mũi,
vách ngăn và các xoang cạnh mũi không được
chọn vào.
Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu theo phương pháp cắt
ngang mô tả có phân tích. Chọn mẫu thuận tiện
và cỡ mẫu được tính theo công thức:
[Z1- α P*)-(1*2P + Z1-ß )21(2)11(1 PPPP −+− ]2
n = --------------------------------------------------------
-
d2
Theo công thức trên chúng tôi tính được cỡ
mẫu là 345 bệnh nhân.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Chúng tôi thu thập số liệu bằng bảng câu hỏi
và xử lý bằng phần mềm SPS 11.5.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 155
Phương pháp đánh giá
Chúng tôi đánh giá vẹo vách ngăn và viêm
mũi xoang mạn tính dựa theo các tiêu chuẩn lâm
sàng, nội soi và cách đo trên CT-scan mũi xoang.
Hình 1: - Đường thẳng thứ nhất (a) được kẻ từ
điểm đầu ở vị trí dính của vách ngăn ngang mào gà
đến điểm cuối là vị trí dính của vách ngăn ngang
mào của xoang hàm (đường giữa). - Đường thẳng
thứ hai (b) được kẻ từ điểm đầu nêu trên đến đỉnh
của vách ngăn bị vẹo [10] (góc ß = 16.70). - Khoảng
cách d = 8,61 được tính từ đỉnh của vách ngăn bị
vẹo đến đường thẳng a (kẻ vuông góc với đường
thẳng a).
Các bước tiến hành
Chúng tôi khám lâm sàng để đánh giá vẹo
vách ngăn, và viêm mũi xoang mạn tính sau đó
cho bênh nhân nội soi và CT-scan mũi xoang.
KẾT QUẢ
Chúng tôi nghiên cứu 345 bệnh nhân có 170
bệnh nhân nam (49,3%) và 175 bệnh nhân nữ
(50,7%) với tuổi nhỏ nhất là 18, tuổi lớn nhất là
70, tuổi trung bình là 38 ± 10,93 và độ tuổi
thường gặp nhất: 35 - 45.
So sánh lý do vào viện ở nhóm bệnh nhân
viêm mũi xoang mạn tính không bị vẹo vách
ngăn với nhóm bệnh nhân có vẹo vách ngăn.
Bảng 1:
Lâm sàng VX (+) / VVN(-) VX (+) / VVN(+) 2 p
Nhức đầu 22 93 0,363 0,547
Nghẹt mũi 16 71 0,081 0,775
Chảy mũi 15 60 0,454 0,500
Nhức mũi 0 26 5,919 0,015
Ho 3 16 0,035 0,851
Nhảy mũi 3 13 0,539 0,462
Giảm khứu 1 5 0,002 0,964
Khác 0 1 0,211 0,645
Tổng cộng 60 345
Trong bảng trên chúng tôi nhận thấy lý do
vào viện ở nhóm bệnh nhân không vẹo vách
ngăn cũng tương đương với lý do vào viện của
nhóm có vẹo vách ngăn qua phép kiểm chi bình
phương với các giá trị p lớn hơn 0,05. Tuy nhiên,
triệu chứng nhức mũi có 26 bệnh nhân đều thuộc
nhóm vẹo vách ngăn.
So sánh phân bố viêm xoang theo thang
điểm Lund-Mackey ở nhóm bệnh nhân không
vẹo vách ngăn với nhóm bệnh nhân có vẹo
vách ngăn.
Bảng 2:
Điểm VX (+) / VVN(-) VX (+) / VVN(+) χ2 p
0 điểm 15 40 4,446 0,035
1 điểm 3 17 0,085 0,771
2 điểm 5 23 0,005 0,944
3 điểm 6 69 5,883 0,018
4 điểm 11 79 2,265 0,132
5 điểm 9 63 1,515 0,218
6 điểm 4 31 0,964 0,326
7 điểm 4 13 0,469 0,493
8 điểm 3 7 1,139 0,286
9 điểm 0 2 0,424 0,515
12 điểm 0 1 0,211 0,646
Tổng cộng 60 345
Trong bảng trên chúng tôi thấy rằng phân
bố viêm xoang cũng tương đương với phân bố
của nhóm có vẹo vách ngăn qua phép kiểm chi
bình phương với các giá trị p lớn hơn 0,05. Tuy
nhiên ở nhóm không vẹo vách ngăn chúng tôi
ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân không bị viêm xoang
lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có
vẹo vách ngăn (2 = 5,376; p = 0,02), điều này
cũng có nghĩa là vẹo vách ngăn có ảnh hưởng
đến viêm mũi xoang mạn tính. Ở những bệnh
b
ß
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 156
nhân bị viêm xoang có điểm số bằng 3 thì ở
nhóm có vẹo vách ngăn lớn hơn có ý nghĩa so
với nhóm không vẹo vách ngăn.
Bảng 3: Tương quan giữa các hình thái vẹo vách
ngăn với viêm xoang.
Hình thái vách ngăn VX (+) VX (-) n 2 p
Vách ngăn thẳng 45 15 60
Dầy chân vách ngăn 22 9 31 0,171 0,679
Gai vách ngăn 32 3 35 3,885 0,049
Vẹo hình chữ C 43 3 46 6,306 0,012
Vẹo hình chữ S 33 0 33 9,837 0,002
Mào vách ngăn 95 9 104 8,318 0,004
Dạng phối hợp 35 1 36 8,000 0,005
Tổng cộng 305 40 345
Trong bảng trên chúng tôi nhận thấy dầy
chân vách ngăn không tương quan với viêm mũi
xoang mạn tính trong khi vẹo vách ngăn chữ
hình C, vẹo vách ngăn hình chữ S, gai vách ngăn,
mào vách ngăn và dạng phối hợp thì có tương
quan với viêm mũi xoang mạn tính (p < 0,05).
Bảng 4: Tương quan theo phân loại Mladina với
viêm xoang.
Phân loại theo
Mladina
VX (+) VX (-) n χ2 p
Vách ngăn thẳng 45 15 60
Loại I 16 8 24 0,599 0,439
Loại II 20 2 22 2,479 0,115
Loại III 61 5 66 7,146 0,008
Loại IV 33 0 33 9,837 0,002
Loại V 85 9 94 6,224 0,010
Loại VI 10 0 10 22,875 0,001
Loại VII 35 1 36 8,000 0,005
Tổng cộng 305 40 345
Trong bảng trên chúng tôi nhận thấy vẹo
vách ngăn theo phân loại Mladina qua nội soi thì
loại I và loại II không tương quan với viêm
xoang. Tất cả các dạng vẹo vách ngăn còn lại thì
có mối tương quan với viêm mũi xoang mạn tính
qua phép kiểm chi bình phương (p < 0,05).
Biểu đồ 1 cho thấy vẹo vách ngăn có chạm
cuốn giữa, chạm cuốn dưới hay vị trí vẹo ngang
phức hợp lỗ thông khe có tương quan với viêm
xoang (χ2 = 16,362, p = 0,001; χ2 = 21,060, p =
0,001).
15
45
7
171
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
Thaúng Veïo-Chaïm-LTK
Bình thöôøng
Vieâm xoang
Biểu đồ 1: Tương quan giữa vẹo vách ngăn chạm
cuốn giữa, chạm cuốn dưới hay vị trí vẹo ngang
phức hợp lỗ thông khe với viêm xoang.
Bảng 5: Tương quan giữa vẹo vách ngăn bên phải
(n = 144) với viêm xoang cùng, đối bên.
Bên Phải χ2 p Bên Trái χ2 p
Trán 0,568 0,451 Trán 0,956 0,328
Sàng trước 7,935 0,005 Sàng trước 1,449 0,229
Hàm 0,389 0,533 Hàm 0,341 0,559
Sàng sau 0,128 0,721 Sàng sau 0,030 0,862
Bướm 0,492 0,483 Bướm 1,620 0,209
Xoang bên (P) 10,497 0,001 Xoang bên
(T)
1,902 0,168
Trong bảng trên chúng tôi nhận thấy ở nhóm
bệnh nhân bị vẹo vách ngăn sang bên phải có
tương quan với viêm xoang sàng trước bên phải,
viêm xoang bên phải nhưng không có sự tương
quan với viêm xoang bên trái.
Bảng 6: Tương quan giữa vẹo vách ngăn bên trái
(n = 141) với viêm xoang cùng, đối bên.
Bên Phải χ2 p Bên Trái χ2 p
Trán 0,104 0,747 Trán 0,027 0,869
Sàng trước 0,733 0,329 Sàng trước 5,174 0,023
Hàm 1,621 0,203 Hàm 0,264 0,607
Sàng sau 0,286 0,593 Sàng sau 0,054 0,816
Bướm 0,078 0,779 Bướm 0,599 0,439
Xoang bên (P) 2,256 0,109 Xoang bên (T) 7,473 0,005
Trong bảng trên chúng tôi nhận thấy ở
nhóm vẹo vách ngăn bên trái có tương quan
với viêm xoang sàng trước bên trái, viêm
xoang bên trái nhưng không tương quan với
viêm xoang bên phải.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 157
Bảng 7: Tương quan giữa vẹo vách ngăn với viêm
nhóm xoang trước, sau.
Vẹo VN Phải χ2 p Vẹo VN Trái χ2 p
Xoang Trước
Phải
12,127 0,001 Xoang Trước
Trái
12,686 0,001
Xoang Trước
Trái
2,284 0,131 Xoang Trước
Phải
2,479 0,115
Xoang Sau
Phải
0,466 0,495 Xoang Sau
Phải
0,733 0,392
Xoang Sau
Trái
0,292 0,589 Xoang Sau
Trái
0,217 0,642
Trong bảng trên chúng tôi nhận thấy: vẹo
vách ngăn có tương quan với viêm xoang trước
cùng bên.
Bảng 8: Tương quan theo phân loại Brett A. Miles
với viêm xoang.
Phân loại Brett A.
Miles
VX (+) VX (-) n c2 p
Vách ngăn thẳng 45 15 60
Loại I 7 4 11 0,612 0,434
Loại II 111 15 126 5,152 0,023
Loại III 97 5 102 14,101 0,001
Loại IV 37 1 38 8,521 0,004
Loại V 8 0 8 21,235 0,001*
Tổng cộng 305 40 345
* Phép kiểm chi bình phương phi tham số.
Trong bảng trên chúng tôi nhận thấy vẹo
vách ngăn loại I không tương quan với viêm
xoang; loại II, loại III, loại IV và loại V thì có
tương quan với viêm mũi xoang mạn tính (p <
0,05). Dự báo điểm viêm xoang (LM) = 0,168 x d
+ 3,063.
Bảng 9: Tương quan giữa vẹo vách ngăn theo góc
ß với viêm xoang.
Góc ß VX (+) VX (-) n χ2 p
Vách ngăn thẳng 45 15 60
0,01 - ≤ 50 23 7 30 0,030 0.862
5 - ≤ 100 110 16 126 4,429 0.035
10 - ≤ 150 112 2 114 24,096 0,001
> 150 15 0 15 4,688 0,03
Trong bảng trên chúng tôi nhận thấy góc vẹo
ß ở nhóm nhỏ hơn 50 không tương quan với viêm
xoang, trong khi nhóm 5-100, nhóm 100 - 150 và
nhóm > 150 thì có tương quan với viêm xoang
qua phép kiểm chi bình phương (p < 0,05). Dự
báo điểm viêm xoang (LM) = 0,076 x ß + 3,081.
Tương quan giữa vẹo vách ngăn với viêm
xoang mạn tính
15
45
25
260
0
50
100
150
200
250
300
Thaúng Veïo
Trong nhóm 60 bệnh nhân không bị vẹo
vách ngăn có 15 bệnh nhân không bị viêm xoang
và 45 bệnh nhân bị viêm mũi xoang mạn tính.
Trong nhóm 285 bệnh nhân bị vẹo vách ngăn có
25 bệnh nhân không bị viêm xoang và 260 bệnh
nhân bị viêm mũi xoang mạn tính. Có mối tương
quan giữa vẹo vách ngăn và viêm mũi xoang
mạn tính (χ2 = 12,74; p = 0,0001 < 0,005). Hệ số
tương quan r = 0,192 cho thấy đây là chiều hướng
tương quan thuận với mứi độ tương quan yếu.
BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng của viêm mũi xoang mạn
tính ở nhóm không vẹo vách ngăn và nhóm có
vẹo vách ngăn thì tương tự nhau.
Không có sự tương quan giữa vẹo vách ngăn
và viêm mũi xoang mạn tính trong các hình thái
dầy chân vách ngăn theo phân loại cổ điển, vẹo
vách ngăn loại I và loại II theo phân loại Mladina
qua nội soi, vẹo vách ngăn loại I theo phân loại
Brett A. Miles và phân nhóm có góc vẹo ß nhỏ
hơn 50 trên CT-scan.
Có mối tương quan giữa vẹo vách ngăn và
viêm mũi xoang mạn tính dựa theo các cách
phân loại vẹo vách ngăn như sau: Theo phân
loại cổ điển dựa trên thăm khám lâm sàng thì
các hình thái vẹo vách ngăn hình chữ C, chữ S,
gai, mào vách ngăn và dạng phối hợp có tương
quan với viêm mũi xoang mạn tính. Theo phân
loại Mladina dựa trên nội soi thì loại II, loại III,
loại IV, loại V, loại VI và loại VII có tương quan
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 158
với viêm mũi xoang mạn tính. Trên CT-scan thì
loại II, loại III, loại V và loại IV theo phân loại
Brett A. Miles có tương quan với viêm mũi
xoang mạn tính. Các trường hợp góc của vách
ngăn vẹo hơn 50 cũng có mối tương quan này.
Vẹo vách ngăn có tương quan với viêm xoang
trước cùng bên, điều này phù hợp với các
nghiên cứu của Elahi(2,3) và cộng sự (1997), Elahi
và Frenkiel(3) (2000) và Harar(4) (2004).
Vẹo vách ngăn có chạm với vách mũi xoang
(chạm cuốn giữa hay chạm cuốn dưới) hoặc vẹo
vách ngăn ngang vị trí phức hợp lỗ thông xoang
thì có tương quan với viêm mũi xoang mạn tính.
Kết quả này phù hợp với giả thuyết về cơ chế
bệnh học của Stamberger (1990).
Vẹo vách ngăn càng nhiều và phức tạp thì
khả năng bị viêm mũi xoang mạn tính càng cao
với giá trị dự báo viêm xoang theo thang điểm
Lund-Mackey càng lớn. Điều này cũng phù hợp
với nghiên cứu của Collet(1) (2001) và Yasan(5)
(2005). Chúng tôi cũng tìm được phương trình dự
báo điểm viêm xoang ở bệnh nhân vẹo vách
ngăn dựa trên khoảng cách vẹo d, góc vẹo ß:
Dự báo điểm viêm xoang (L-M) = 0,168 x d
(mm) + 3,063.
Dự báo điểm viêm xoang (L-M) = 0,076 x ß
(độ) + 3,081.
Có mối tương quan giữa vẹo vách ngăn và
viêm mũi xoang mạn tính vì thế trước khi chỉ
định chỉnh hình vách ngăn nên quan tâm đến
các triệu chứng của viêm mũi xoang mạn tính và
cân nhắc đề xuất chỉ định chụp CT-scan để đánh
giá tình trạng viêm mũi xoang mạn tính của bệnh
nhân. Mức độ vẹo vách ngăn qua khoảng cách d
và góc vẹo ß. Khi phẫu thuật nội soi chức năng
mũi xoang (FESS) nên kết hợp chỉnh hình vách
ngăn nếu: Vẹo hình chữ C, vẹo hình chữ S, gai
vách ngăn hay mào vách ngăn và dạng phối hợp.
Phân loại III, loại IV, loại V, loại VI và loại VII
theo phân loại của Mladina.
KẾT LUẬN
Đặc điểm lâm sàng của viêm mũi xoang mạn
tính ở nhóm không vẹo vách ngăn và nhóm có
vẹo vách ngăn thì tương tự nhau. Có mối tương
quan giữa vẹo vách ngăn và viêm mũi xoang
mạn tính và vẹo vách ngăn càng nhiều, càng
phức tạp thì khả năng viêm xoang càng cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Collet S, Bertrand B, Cornu S and et al (2001). "Isseptal
deviation a risk factor for chronic sinusitis?" Acta
Otorhinolaryngologica Belg (55), pp.299 - 304.
2 Elahi MM and et al (1997). "Paraseptal structural changes and
sinus disease in relation to the devaited septum." Otolaryngol
(26), pp.236-240.
3 Elahi MM and Frenkiel S (2000). "Septal Deviation and Chronic
Sinus Disease". American Journal of Rhinology, 14 (3), pp.175 -
179.
4 Harar RP, Chadha NK and Rogers G (2004). The role of septal
deviation in adult chronic rhinosinusitis: a study of 500 patients.
Rhinology (42), pp.126 -130.
5 Hasan Y, Harun D, Bahattin B and et al (2005). What is the
relationship between chronic sinus disease and isolated nasal septal
deviation? Otolaryngol Head Neck Surg (133), pp.190 -193.
6 Lund VJ and Mackey IS (1993). Staging in rhinosinusitis.
Rhinology (31), pp.183-184.
7 Miles BA. (2007). Anatomical variation of the nasal septum:
Analysis of 57 cadaver specimens. Otolaryngology - Head and
Neck Surgery, pp.136, 362 - 368.