Dịch vụ hành chính công ngày càng được quan tâm, đó là thước đo sự phục vụ của các cơ
quan nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân thể hiện sự phát triển của hành chính địa phương và quốc gia. Xác
định mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ hành chính công thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm và đánh giá
chất lượng cung ứng dịch vụ là công tác cần thiết nhằm thu hẹp khoảng cách giữa chất lượng cung ứng dịch vụ
và kỳ vọng của tổ chức, cá nhân khi sử dụng dịch vụ nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động và đề ra giải pháp nâng
cao chất lượng phục vụ khách hàng trong thời gian tới.
10 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ hành chính công tại chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Sóc Trăng năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 1
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ
HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI CHI CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2018
Nguyễn Văn Phúc*, Âu Hiền Sĩ*, Lê Thanh Thúy*
TÓM TẮT
Đặc vấn đề: Dịch vụ hành chính công ngày càng được quan tâm, đó là thước đo sự phục vụ của các cơ
quan nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân thể hiện sự phát triển của hành chính địa phương và quốc gia. Xác
định mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ hành chính công thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm và đánh giá
chất lượng cung ứng dịch vụ là công tác cần thiết nhằm thu hẹp khoảng cách giữa chất lượng cung ứng dịch vụ
và kỳ vọng của tổ chức, cá nhân khi sử dụng dịch vụ nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động và đề ra giải pháp nâng
cao chất lượng phục vụ khách hàng trong thời gian tới.
Mục tiêu: Xác định mức độ hài lòng về chất lượng cung ứng dịch vụ công thuộc lĩnh vực an toàn thực
phẩm gồm tiếp cận dịch vụ công; về minh bạch thông tin thủ tục hành chính; về cơ sở vật chất; về sự phục vụ của
cán bộ công chức; về kết quả giải quyết thủ tục hành chính của khách hàng.
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện một nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu là 130 khách hàng tự
đến thực hiện các thủ tục hành chính từ tháng 3/2017 đến tháng 4/2018 tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi tự điền theo quyết định số 4939/QĐ-BYT
ngày 15/9/2016 của Bộ Y tế và thực hiện lấy mẫu toàn bộ. Thang đo mức độ hài lòng bao gồm: Rất hài lòng, hài
lòng, bình thường, không hài lòng, rất không hài lòng.
Kết quả: Mức độ hài lòng chung (hài lòng và rất hài lòng) đối với chất lượng cung ứng dịch vụ công thuộc
lĩnh vực an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ tương đối cao (89,2%). Trong đó, mức hài lòng tiếp cận dịch vụ công
(76,2%), về minh bạch thông tin về thủ tục hành chính (79,2%), về cơ sở vật chất (51,5%), về sự phục vụ của
cán bộ công chức (93,8%), về kết quả giải quyết thủ tục hành chính (93,3%). Mức đánh giá bình thường trong
toàn bộ quá trình khảo sát (10,8%). Không có khách hàng không hài lòng (rất không hài lòng và không hài lòng)
về chất lượng cung ứng dịch vụ tại đơn vị.
Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu trên Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm cần tăng cường khả năng tiếp
cận thông tin về thủ tục hành chính, đa dạng hóa hình thức cung cấp thông tin; nâng cao ý thức cho công chức
trong việc tiếp công dân, tổ chức nâng cao trách nhiệm phục vụ; cần được bố trí cải tạo, nâng cấp xây dựng mới
trụ sở.
Từ khóa: mức độ hài lòng, hành chính công, an toàn thực phẩm
ABSTRACT
SURVEYING CUSTOMER SATISFACTION WITH PUBLIC ADMINISTRATIVE SERVICES
AT SOC TRANG DEPARTMENT OF FOOD HYGIENE AND SAFETY IN 2018
Nguyen Van Phuc, Au Hien Si, Le Thanh Thuy
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 01 – 09
Background: The quality of public administrative services which is increasingly concerned reflects the
services of government agencies supplying for individual and organizations, as well as demonstrating the
development of local and national administration. Determining customer satisfaction with public administrative
*Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Sóc Trăng
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Văn Phúc ĐT: 0989621169 Email: nguyenphuc71108@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 2
services in the field of food safety and assessing the quality of service provision are necessary to narrow the gap
between service qualityand their expectations, we also assessed operational efficiency in service to improve the
quality of customer services in the future.
Objective: Determining the satisfaction level of the quality of public services in the field of food safety
(including: access to public services; transparency of information about administrative procedures; facilities;
attitudes and behaviors of civil servants against customers; and results of handling administrative
procedures of customers.
Methods: We carried out a cross-sectional study with a sample size of 130 customers who came to
implement administrative procedures from March 2017 to April 2018 at the department of receiving and
returning results of the Safety Department Food Hygiene. We used self-filled questionnaire according to Decision
No. 4939/QD-BYT dated September 15, 2016 of the Ministry of Health for interview. We designed a satisfaction
scale, including: Very satisfied, satisfied, normal, dissatisfied, and very dissatisfied levels.
Results: The satisfied and very satisfied levels for the quality of public service in the field of food safety
accounted for a relatively high proportion (89.2%). In particular, the result showed the percentage of satisfaction
with public services (76.2%), transparency of information about administrative procedures (79.2%), facilities
(51.5%), attitudes and behaviors of civil servants (93.8%), results of administrative procedure settlement
(93.3%). The overall percentage of customers ranking the quality of services at the normal level is 10.8%. There
are no unsatisfied customer (included very dissatisfied and dissatisfied levels) in terms of the quality of service
delivery at the unit.
Conclusion: It is necessary to enhance the ability to access information about administrative procedures, and
diversifying information provision; Raising awareness of civil servants in the reception to improve service
responsibilities; and the unit should be renovated and upgraded to new headquarter.
Keywords: satisfaction, public administrative services, food safety
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch vụ hành chính công ngày càng được
quan tâm, đó là thước đo của sự phục vụ của các
cơ quan nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân
thể hiện sự phát triển của nền hành chính của
địa phương và quốc gia. Xác định mức độ hài
lòng của khách hàng về dịch vụ hành chính công
thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP) sau
thời gian triển khai thực hiện mô hình mới theo
TCVN ISO 9001: 2008 (hiện tại TCVN ISO
9001:2015) là cần thiết để đánh giá sự hiệu quả
hoạt động và đề ra giải pháp nâng cao chất
lượng phục vụ khách hàng trong thời gian tới.
Hiện nay dịch vụ hành chính công về lĩnh
vực ATTP do ngành y tế quản lý được chia
thành 04 nhóm: chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
ATTP, tự công bố/công bố sản phẩm thực phẩm,
quảng cáo thực phẩm, tập huấn xác nhận kiến
thức ATTP. Năm 2012, Chi cục An toàn vệ sinh
phẩm tỉnh Sóc Trăng đã vận hành theo cơ chế
một cửa theo TCVN ISO 9001:2008. Nhằm xác
định mức độ hài lòng của khách hàng khi tiếp
cận dịch vụ hành chính công sau thời gian triển
khai thực hiện mô hình mới là cần thiết để đánh
giá sự hiệu quả hoạt động và đề ra giải pháp
nâng cao chất lượng phục vụ khác hàng trong
thời gian tới.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định mức độ hài lòng về chất lượng
cung ứng dịch vụ công thuộc lĩnh vực ATTP
gồm tiếp cận dịch vụ công; về minh bạch thông
tin thủ tục hành chính (TTHC); về cơ sở vật chất;
về sự phục vụ của cán bộ công chức; về kết quả
giải quyết TTHC của khách hàng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các khách hàng tự đến đăng ký TTHC về
ATTP trong thời gian tháng 3/2017 đến tháng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 3
221
2 1
d
pp
Zn
4/2018 tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của
Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Sóc Trăng.
Tiêu chuẩn chọn vào
Là các khách có khả năng ghi chép, đọc, hiểu.
Tiêu chuẩn loại ra
Là các khách hàng không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Phương pháp chọn mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc ước
tính một tỷ lệ trong quần thể:
Trong đó:
n: cỡ mẫu cần điều tra.
Z: là độ tin cậy lấy ở ngưỡng xác suất
α = 0,05 Z 1-α/2 = 1,96.
p: tỷ lệ hài lòng là là 91,6%% p= 0,916.
(Tỷ lệ này được tham khảo từ kết quả
“Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng
về dịch vụ hành chính công tại Chi cục An toàn
Vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương năm
2015”)(1).
d: sai số chấp nhận, chọn d = 0,05.
Theo công thức trên cỡ mẫu tính được là 118
người, lấy thêm khoảng 10% sai số, vậy cỡ mẫu
là 130 người.
Một số biến số chính sử dụng trong nghiên cứu
Mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất
lượng cung ứng dịch vụ thuộc lĩnh vực ATTP
được đánh giá qua 5 tiêu chí:
(1) Khả năng tiếp cận dịch vụ công,
(2) Minh bạch thông tin TTHC,
(3) Cơ sở vật chất,
(4) Sự phục vụ của cán bộ công chức,
(5) Kết quả giải quyết TTHC.
Tiêu chí (1) gồm có 4 biến số được đánh giá
theo thang đo: rất dễ dàng, dễ dàng, bình
thường, khó khăn và rất khó khăn tương ứng
với số điểm lần lượt theo từng mức độ từ 51
điểm. Mức độ hài lòng của tiêu chí (1) được
đánh giá mức độ hài lòng cao (rất dễ dàng và dễ
dàng) >12 điểm; hài lòng ở mức bình thường =12
điểm; hài lòng thấp (khó khăn và rất khó khăn)
<12 điểm.
Tiêu chí (2) gồm có 5 biến số được đánh giá
theo thang đo: rất rõ ràng, cụ thể; rõ ràng, cụ thể;
bình thường; không rõ ràng, cụ thể và rất không
rõ ràng, cụ thể tương ứng với số điểm lần lượt
theo từng mức độ từ 51 điểm. Mức độ hài lòng
cao (rất rõ ràng, cụ thể và rõ ràng, cụ thể) >15
điểm; hài lòng ở mức bình thường =15 điểm; hài
lòng thấp (không rõ ràng, cụ thể và rất không rõ
ràng, cụ thể) <15 điểm.
Tiêu chí (3) gồm có 3 biến số được đánh giá
theo thang đo: đáp ứng rất tốt, đáp ứng tốt, bình
thường, không tốt và rất không tốt tương ứng
với số điểm lần lượt theo từng mức độ từ 51
điểm. Mức độ hài lòng cao (đáp ứng rất tốt và
đáp ứng tốt) >9 điểm; hài lòng ở mức bình
thường =9 điểm; hài lòng thấp (không tốt và rất
không tốt) <9 điểm.
Tiêu chí (4) gồm có 3 biến số được đánh giá
theo thang đo: rất tốt, tốt, bình thường, không tốt
và rất không tốt tương ứng với số điểm lần lượt
theo từng mức độ từ 51 điểm. Mức độ hài lòng
cao (rất tốt và tốt) >12 điểm; hài lòng ở mức bình
thường =12 điểm; hài lòng thấp (không tốt và rất
không tốt) <12 điểm.
Tiêu chí (5) được đánh giá theo thang đo: rất
tốt, tốt, bình thường, không tốt và rất không tốt
tương ứng với số điểm lần lượt theo từng mức
độ từ 51 điểm. Mức độ hài lòng cao (rất tốt và
tốt) >9 điểm; hài lòng ở mức bình thường =9
điểm; hài lòng thấp (không tốt và rất không tốt)
<9 điểm.
Thang đo mức độ hài lòng bao gồm: Rất hài
lòng, hài lòng, bình thường, không hài lòng, rất
không hài lòng. Mức độ hài lòng chung của
nghiên cứu là kết quả tổng hợp của 5 tiêu chí và
được đánh giá: hài lòng cao (rất hài lòng và hài
lòng) >57 điểm; hài lòng bình thường =57 điểm;
hài lòng thấp (không hài lòng và rất không hài
lòng) <57 điểm.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 4
Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu sử dụng phương lấy mẫu thuận
tiện. Trong thời gian tháng 3/2017 đến tháng
4/2018 các khách hàng tự đến đăng ký TTHC về
ATTP trong tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Sóc
Trăng thỏa tiêu chí chọn mẫu sẽ được đưa vào
nghiên cứu cho đến khi đủ 130 mẫu cần thu
thập. Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi tự điền
đã được soạn sẵn theo quyết định số 4939/QĐ-
BYT ngày 15/9/2016 của Bộ Y tế.
Phương pháp phân tích số liệu
Tất cả các số liệu thu thập trong quá trình
nghiên cứu được làm sạch, mã hóa và nhập liệu,
tiến hành xử lý số liệu trên phần mềm Microsof
Excel 2010. Sử dụng thống kê mô tả trong nghiên
cứu là tần số n và tỷ lệ %.
Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện sau khi có Quyết
định cho phép của lãnh đạo đơn vị; Có sự đồng
ý của người được thu thập thông tin; Đảm bảo
tính bí mật thông tin thu thập. Kết quả nghiên
cứu hoàn toàn phục vụ cho mục đích nghiên cứu
khoa học.
KẾT QUẢ
Các đặc tính của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1 cho thấy tiếp cận dịch vụ công ATTP
là Nữ chiếm đa số 62,3%, độ tuổi dưới 40 chiếm
đa số 73,8%, trình độ học vấn từ THPT trở lên
chiếm đa số 87,7%. Các TTHC mà khách hàng sử
dụng nhiều nhất là thủ tục về đủ điều kiện
ATTP (60,7%) và xác nhận kiến thức ATTP
(31,5%%). Số lần thực hiện TTHC trung bình từ 2
lần chiếm đa số 67,7%.
Bảng 1: Các đặc tính của đối tượng nghiên cứu
Biến số Tần số n Tỷ lệ (%)
1 Giới tính
Nam 49 37,7
Nữ 81 62,3
2 Tuổi
Dưới 40 96 73,8
Từ 40 trở lên 34 26,2
3 Trình độ học vấn
Tiểu học 0 0
THCS 16 12,3
THPT 36 27,7
Trên THPT 78 60,0
4 Dịch vụ đã sử dụng
Đủ điều kiện an toàn thực phẩm 79 60,7
Công bố hợp quy/ công bố phù hợp QĐ/ tự công bố 5 3,9
Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm 41 31,5
Xác nhận nội dung quảng cáo, hội nghị hội thảo 0 0
Ký cam kết an toàn thực phẩm 5 3,9
5
Số lần thực hiện dịch vụ trong
thời gian 5 năm qua
1 lần 7 5,4
2 lần 88 67,7
3 lần 3 2,3
Trên 3 lần 0 0
Không nhớ 32 24,6
Về khả năng tiếp cận dịch vụ hành chính công
Về địa điểm, vị trí, biển báo khách hàng
đánh giá từ mức “dễ dàng” và “rất dễ dàng”
chiếm đa số 85,4%, còn lại là đánh giá ở mức
“bình thường” chiếm tỷ lệ thấp 14,6%; về thời
gian, thời điểm cung cấp dịch vụ đánh giá
mức“rất dễ dàng” và “dễ dàng” chiếm tỷ lệ cao
nhất 96,2%, còn lại đánh giá mức “bình thường”
chiếm tỷ lệ rất thấp 3,8%; về giới thiệu về cơ sở
trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang
thông tin điện tử đều đánh giá ở mức “dễ dàng”
và “rất dễ dàng” chiếm tỷ lệ cao nhất 81,5%, còn
lại đánh giá mức “bình thường” chiếm 18,5%; về
không gian, quang cảnh, hình ảnh đều đánh giá
mức “dễ dàng” và “rất dễ dàng” chiếm tỷ lệ cao
nhất 82,3%, chỉ có 17,7% khách hàng cho là mức
“bình thường”; không có khách hàng nào đánh
giá mức “khó khăn” và “rất khó khăn” (Bảng 2).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 5
Bảng 2: Về khả năng tiếp cận dịch vụ hành chính công (n=130)
Biến số
Rất dễ dàng
n (%)
Dễ dàng
n (%)
Bình thường
n (%)
Khó khăn
n (%)
Rất khó
khăn n (%)
1 Địa điểm, vị trí, biển báo của cơ sở có dễ tiếp cận 45 (34,6) 66 (50,8) 19 (14,6) 0(0) 0(0)
2 Thời gian, thời điểm cung cấp dịch vụ có dễ tiếp cận 46 (35,4) 79 (60,8) 5 (3,8) 0(0) 0(0)
3 Có giới thiệu về cơ sở trên các phương tiện thông tin
đại chúng, trang thông tin điện tử giúp khách hàng dễ
dàng tiếp cận
52 (40,0) 54 (41,5) 24 (18,5) 0(0) 0(0)
4 Không gian, quang cảnh, hình ảnh có thể hiện sự thân
thiện, dễ tiếp cận
58 (44,6) 49 (37,7) 23 (17,7) 0(0) 0(0)
Kết quả thống kê cho thấy về khả năng tiếp
cận dịch vụ hành chính công của khách hàng khi
tiếp cận dịch vụ đánh giá ở mức hài lòng cao là
76,2%, còn ở mức hài lòng bình thường là 23,8%
và không có khách hàng nào đánh giá ở mức hài
lòng thấp (Bảng 7).
Về thời gian cung cấp dịch vụ khách hàng
đánh giá từ mức “rõ ràng cụ thể” trở lên chiếm
tỷ lệ cao 100%; về các thủ tục cần đáp ứng khi sử
dụng dịch vụ đánh giá mức “rõ ràng, cụ thể” trở
lên có 61,2% chiếm đa số; về sơ đồ các bộ phận
cung cấp dịch vụ đánh giá mức “rõ ràng, cụ thể”
trở lên có 71,5% chiếm đa số; về giá dịch vụ được
niêm yết/ thông báo được đánh giá mức “rõ
ràng, cụ thể” trở lên có 96,1%; về cơ chế tiếp
nhận và xử lý thông tin phản hồi của khách hàng
cho thấy không có đối tượng khiếu nại, tố cáo.
Có 9 trường hợp có nhu cầu tư vấn đều có liên
quan đến TTHC và 83,9% khách hàng đánh giá
bộ phận chuyên môn giải đáp rõ ràng, cụ thể
(100%) (Bảng 3).
Về minh bạch về thông tin và TTHC được
đánh giá ở mức hài lòng cao là 79,2%, còn ở
mức hài lòng bình thường là 20,8% và không
có khách hàng đánh giá ở mức hài lòng thấp
(Bảng 7).
Bảng 3: Minh bạch về thông tin và thủ tục hành chính (n=130)
Biến số
Rất rõ ràng,
cụ thể n (%)
Rõ ràng, cụ
thể n (%)
Bình thường
n (%)
Không rõ ràng,
cụ thể n (%)
Rất không rõ ràng
cụ thể n (%)
1 Thời gian cung cấp dịch vụ được
niêm yết/thông báo
46
(35,4)
84
(64,6)
0 (0) 0 (0) 0 (0)
2 Các thủ tục cần đáp ứng khi sử dụng
dịch vụ được thông báo
46
(35,4)
37
(25,8)
47
(36,2)
0 (0) 0 (0)
3 Sơ đồ các bộ phận cung cấp dịch vụ
được niêm yết có rõ ràng
27
(20,8)
66
(50,8)
37
(28,5)
0 (0) 0 (0)
4
Giá dịch vụ được niêm yết/thông báo
43
(38,1)
82
(63,1)
5
(3,9)
0 (0) 0 (0)
5 Cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin
phản hồi của khách hàng được niêm
yết/thông báo
43
(33,1)
66
(50,8)
21
(16,2)
0 (0) 0 (0)
Về diện tích địa điểm cung cấp dịch vụ có
đáp ứng được như mong đợi thì các khách hàng
đánh giá mức ở mức “đáp ứng rất tốt” và “đáp
ứng tốt” là 62,3%; về trang thiết bị cung cấp dịch
vụ thì các khách hàng đánh giá mức “đáp ứng
rất tốt” và “đáp ứng tốt” là 79,2%; về vệ sinh môi
trường tại địa điểm cung cấp dịch vụ đánh giá
mức “đáp ứng rất tốt” và “đáp ứng tốt” là
81,5%. Không có khách hàng nào đánh giá mức
“không tốt” và “rất không tốt” (Bảng 4).
Về cơ sở vật chất khi tiếp cận dịch vụ được
đánh giá ở mức hài lòng cao là 51,5%, còn ở
mức hài lòng bình thường là 48,5% và không
có khách hàng đánh giá ở mức hài lòng thấp
(Bảng 7).
Về thái độ ứng xử và kỹ năng làm việc của
nhân một cửa: Việc tuân thủ thực hiện quy định
trong quy tắc ứng xử được khách hàng đánh giá
ở mức “rất tốt” và mức “tốt” chiếm tỷ lệ cao rất
cao 97,7%; về kỹ năng giao tiếp đánh giá mức
“rất tốt” và mức “tốt” chiếm tỷ lệ cao rất cao
96,1%; về thái độ phục vụ của nhân viên một cửa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 6
được đánh giá mức “rất tốt” và mức “tốt” chiếm
tỷ lệ cao rất cao 97,7%; về năng lực giải quyết
công việc đánh giá mức “rất tốt” và mức “tốt”
chiếm tỷ lệ rất cao 97,8%. Không có khách hàng
nào đánh giá mức “không tốt” và “rất không
tốt” (Bảng 5).
Về thái độ ứng xử và kỹ năng làm việc của
nhân viên bộ phận khi tiếp cận dịch vụ ở mức
hài lòng cao là 93,8%, còn ở mức “hài lòng bình
thường” là 6,2% và không có khách hàng đánh
giá ở mức hài lòng thấp (Bảng 7).
Về kết quả giải quyết các TTHC thì khách
hàng đánh giá mức “rất tốt” và “tốt” chiếm tỷ lệ
rất cao 96,2%; về sử dụng công nghệ thông tin
đánh giá mức “rất tốt” và “tốt” chiếm tỷ lệ rất
cao 93,8%; về mức tín nhiệm thì các khách hàng
đánh giá mức “rất tốt” và “tốt” chiếm tỷ lệ cao
nhất 94,6%. Không có khách hàng đánh giá ở
mức “không tốt” và “rất không tốt”(Bảng 6).
Về kết quả giải quyết TTHC khi tiếp cận dịch
vụ ở mức hài lòng cao là 92,3%, còn ở mức hài
lòng bình thường là 7,7% và không có khách
hàng đánh giá ở mức hài lòng thấp (Bảng 7).
Mức độ hài lòng chung của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài
lòng chung của khách hàng về chất lượng cung
ứng dịch vụ hành chính công thuộc lĩnh vực
ATTP là tương đối cao lần lượt là: Mức hài lòng
cao chiếm tỷ lệ 89,2%; mức hài lòng “bình
thường” chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ 10,8% và không
có khách hàng đánh giá ở mức hài lòng thấp
(Bảng 7).
Bảng 4: Nhận xét về cơ sở vật chất (n=130)
Biến số
Đáp ứng rất tốt
n (%)
Đáp ứng tốt
n (%)
Bình thường
n (%)
Không tốt
n (%)
Rất không tốt
n (%)
1 Diện tích địa điểm cung cấp dịch vụ có đáp
ứng được như mong đợi của Ông, bà không?
20
(15,4)
61
(46,9)
49
(37,7)
0 (0) 0 (0)
2
Trang thiết bị cung cấp dịch vụ
30
(23,1)
73
(56,1)
27
(20,8)
0 (0) 0 (0)
3 Vệ sinh môi trường tại địa điểm cung cấp dịch
vụ so với mong đợi của ông, bà như thế nào
41
(31,5)
65
(50,0)
24
(18,5)
0 (0) 0 (0)
Bảng 5: Về thái độ ứng xử và kỹ năng làm việc của nhân viên bộ phận một cửa (n=130)
Biến số
Rất tốt
n (%)
Tốt
n (%)
Bình thường
n (%)
Không tốt
n (%)
Rất không tốt
n (%)
1 Tuân thủ thực hiện quy định trong Quy tắc ứng xử 18 (13,9) 109 (83,9) 3 (2,3) 0 (0) 0 (0)