Đặt vấn đề: Việc sử dụng thường xuyên một số kháng sinh kháng nấm trong điều trị là nguyên nhân gây
ra sự kháng thuốc ở Candida albicans là vi nấm chiếm tỉ lệ cao trong các ca nhiễm nấm. Ngoài ra, theo một số báo
cáo gần đây tỉ lệ Candida non albicans gây bệnh ngày càng tăng.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mức độ nhạy của các chủng Candida gây bệnh ở niêm mạc miệng và âm
đạo với ketoconazol và fluconazol.
Vật liệu và phương pháp: sử dụng phương pháp khuếch tán theo hướng dẫn của NCCLS M44-A và
phương pháp pha loãng theo hướng dẫn của NCCLS M27-A2 nhưng sử dụng môi trường Mueller Hinton bổ
sung glucose và xanh methylen (MHB-GMB) trong thí nghiệm để xác định mức độ nhạy của 30 chủng Candida
albicans và 36 chủng Candida non albicans với ketoconazol và fluconazol.
Kết quả: Kết quả nhận được từ cả hai phương pháp đều cho thấy tỉ lệ kháng thuốc của các chủng Candida
chưa cao. Phương pháp pha loãng sử dụng môi trường Mueller Hinton bổ sung xanh methylen giúp đánh giá
được các chủng nhạy tùy thuộc liều với MIC cao hơn mức nhạy.
Kết luận: Để sử dụng liều điều trị bệnh Candida thích hợp cần xác định MIC để phát hiện các chủng nhạy
tùy thuộc liều.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mức độ nhạy cảm của Candida spp. với Fluconazol và Ketoconazol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 450
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ NHẠY CẢM CỦA CANDIDA SPP.
VỚI FLUCONAZOL VÀ KETOCONAZOL
Nguyễn Thị Thúy Anh**, Nguyễn Vũ Giang Bắc*, Nguyễn Đinh Nga*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Việc sử dụng thường xuyên một số kháng sinh kháng nấm trong điều trị là nguyên nhân gây
ra sự kháng thuốc ở Candida albicans là vi nấm chiếm tỉ lệ cao trong các ca nhiễm nấm. Ngoài ra, theo một số báo
cáo gần đây tỉ lệ Candida non albicans gây bệnh ngày càng tăng.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mức độ nhạy của các chủng Candida gây bệnh ở niêm mạc miệng và âm
đạo với ketoconazol và fluconazol.
Vật liệu và phương pháp: sử dụng phương pháp khuếch tán theo hướng dẫn của NCCLS M44-A và
phương pháp pha loãng theo hướng dẫn của NCCLS M27-A2 nhưng sử dụng môi trường Mueller Hinton bổ
sung glucose và xanh methylen (MHB-GMB) trong thí nghiệm để xác định mức độ nhạy của 30 chủng Candida
albicans và 36 chủng Candida non albicans với ketoconazol và fluconazol.
Kết quả: Kết quả nhận được từ cả hai phương pháp đều cho thấy tỉ lệ kháng thuốc của các chủng Candida
chưa cao. Phương pháp pha loãng sử dụng môi trường Mueller Hinton bổ sung xanh methylen giúp đánh giá
được các chủng nhạy tùy thuộc liều với MIC cao hơn mức nhạy.
Kết luận: Để sử dụng liều điều trị bệnh Candida thích hợp cần xác định MIC để phát hiện các chủng nhạy
tùy thuộc liều.
Từ khóa: Candida albicans, Candida non albicans, MIC, MHA-GMB, MHB-GMB.
ABSTRACT
STUDY ON THE ANTIFUNGAL SUSCEPTIBILITY OF CANDIDA SPP.
TO FLUCONAZOLE AND KETOCONAZOL.
Nguyen Thi Thuy Anh, Nguyen Dinh Nga, Nguyen Vu Giang Bac
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 450 - 454
Background: Over the past few decades, Candida spp. are the most common of fungal pathogens and the
emergence of drug resistant Candida spp. become an important problem in therapy.
Objective: To determine the antifungal susceptibility of Candida isolates to ketoconazole and fluconazole.
Material and methods: The antifungal activity against 66 trains of Candida spp. of ketoconazole and
fluconazole were determine by the Disk diffusion method and the dilution method according to the guidline of
NCCLS M44-A and M27-A2.
Outcome: MIC values and the inhibited zone sizes address that Candida spp. were sensible to fluconazole
and ketoconazole in high ratio.
Conclusion: Disk diffusion test are easy to set up and provide an screening test. However, it is better to
confirm by dilution method. Results outcome in the dilution method used MHB-BMB was agree to which of disk
diffusion method.
Key words: Candida albicans, Candida non albicans, MIC, MHA-GMB, MHB-GMB.
*Đại học Y Dược TP. HCM, Khoa Dược **Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. HCM
Tác giả liên hệ: PGS. TS. Nguyễn Đinh Nga ĐT: 0908 83 69 69 Email: nganguyendinh@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa
451
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh do vi nấm gây ra gia tăng nhanh chóng
bắt đầu từ thập niên 1990 đến nay, đặc biệt ở
người suy giảm miễn dịch. Candida spp. là vi
nấm gây bệnh thường gặp nhất, với Candida
albicans chiếm tỉ lệ cao trên 80%, tuy nhiên các
báo cáo gần đây cho thấy các bệnh nhiễm nấm
với Candida non albicans chiếm tỉ lệ tăng dần(2,6).
Amphophtericin B, fluconazol, itraconazol và
ketoconazol là những thuốc thường dùng điều
trị bệnh do Candida spp., ngoài ra còn có các
thuốc mới, ít độc tính hơn, như amphophtericin
B cấu trúc lipid, voriconazol, caspofungins,
micafungins nhưng giá thành cao và chưa phổ
biến ở Việt Nam. Vì vậy ketoconazol,
itraconazol, nhất là fluconazol được các bác sĩ
lâm sàng lựa chọn nhiều. Do các thuốc kháng
nấm nhóm azole kể trên được sử dụng thường
xuyên trong điều trị, Candida spp. trở nên đề
kháng với các azole và đây là nguyên nhân làm
kéo dài thời gian điều trị hoặc thất bại trong
điều trị các bệnh nhiễm do Candida. Trong phạm
vi đề tài chúng tôi khảo sát mức độ nhạy cảm
của Candida spp. với ketoconazol và fluconazol
là 2 trong 3 thuốc thường được lựa chọn trong
điều trị ở Việt Nam.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
66 chủng Candida spp. phân lập từ bệnh
nhân nhiễm Candida niêm mạc miệng và âm đạo
từ 2008 đến 2009. Dựa vào các đặc điểm nuôi
cấy trên môi trường Sabouraud, thạch bột ngô,
Czapek – Dox bổ sung 1% Tween 80 và huyết
thanh đã xác định 30 chủng thuộc Candida
albicans và 36 chủng thuộc Candida non albicans.
Candida albicans 10231 được sử dụng làm
chủng đối chứng. Mức độ nhạy với fluconazol
của Candida albicans 10231 xác định bằng
phương pháp khuếch tán, môi trường MHA-
GMB theo hướng dẫn của NCCLS M44-A cho
đường kính vòng ức chế từ 43-45 mm. MIC = 2
μg/ml khi xác định bằng phương pháp pha
loãng trên môi trường MHB-GMB.
Chất kháng nấm
Ketoconazole chất chuẩn đối chiếu, lô
50030107, hàm lượng 99,63%.
Fluconazole USP, lô FLU-09 12 085, hàm
lượng 99,41%.
Môi trường: Mueller Hinton Broth (Merck),
Mueller Hinton Agar (Merck) và Czapeck-Dox
((Merck).
Phương pháp nghiên cứu(2,4,5)
Các chủng Candida spp. được xác định mức
độ nhạy với ketoconazol và fluconazol với hai
phương pháp:
Phương pháp khuếch tán theo đúng hướng
dẫn NCCLS M44, sử dụng đĩa giấy tẩm
fluconazol 25 μg và ketoconazol 15 μg. Môi
trường thạch Mueller Hinton bổ sung 2%
glucose và xanh methylen 5 μg/ml (MHA-
GMB). Thử nghiệm được ủ ở 37 oC trong 24
giờ. Đường kính vòng ức chế được đọc ở mức
80% sự ức chế.
Phương pháp pha loãng: nồng độ tối thiểu
ức chế sự phát triển của vi nấm (MIC) được thực
hiện trong môi trường lỏng Mueller Hinton bổ
sung 2% glucose và xanh methylen 5 μg/ml
(MHB-GMB). Kết quả được xác định bằng mắt
thường, sau 24 và 48 giờ ủ ở 37 oC.
KẾT QUẢ
Mức độ nhạy cảm của Candida spp. với
fluconazol và ketoconazol xác định bằng
phương pháp khếch tán
Bảng 1. Mức độ nhạy cảm của Candida spp. với
fluconazol xác định bằng phương pháp khuếch tán.
Đường kính vòng ức chế (mm)Chủng nấm Số
chủng ≥ 19 15-18 ≤ 14
Candida albicans 30 29 0 1
Candida non
albicans
36 33 2 1
Theo hướng dẫn của NCCLS M44-A, dựa
vào đường kính vòng ức chế để qui định mức
độ nhạy cảm của Candida spp. với fluconazol,
thực hiện trên môi trường MHA-GMB được
chia thành 3 mức, nhạy (S) khi đường kính
vòng ức chế ≥ 19 mm; nhạy tùy thuộc liều
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 452
(SDD) khi đường kính vòng ức chế từ 15-18
mm và đề kháng (R) với đường kính vòng ức
chế ≤ 14 mm.
Bảng 2. Mức độ nhạy cảm của Candida spp. với
ketoconazol xác định bằng phương pháp khuếch tán
Đường kính vòng ức chế
(mm)
Chủng nấm Số chủng
≥ 30 23-29 ≤ 22
Candida albicans 8 6 1 1
Candida non
albicans
12 9 0 3
Đối với ketoconazole, các chủng phân lập
được xác định là nhạy (S) khi đường kính
vòng ức chế ≥ 30 mm; nhạy tùy thuộc liều
(SDD) khi đường kính vòng ức chế từ 23-29
mm và đề kháng (R) với đường kính vòng ức
chế ≤ 22 mm.
Mức độ nhạy cảm của Candida spp. với
fluconazol và ketoconazol xác định bằng
phương pháp pha loãng
Mức độ nhạy của Candida spp. được xác
định bằng phương pháp pha loãng, sử dụng
môi trường MHB-GMB. Kết quả được xác định
sau 24 giờ và 48 giờ ủ ở 37 oC. Điểm dừng đọc
kết quả được xác định ở 80% ức chế sự phát
triển của vi nấm.
Bảng 3. Nồng độ tối thiểu ức chế Candida spp. của
fluconazol
Khoảng MIC µg/ml
≤ 8 16-32 ≥ 64
Chủng nấm Số
chủng
24
giờ
48
giờ
24
giờ
48
giờ
24
giờ
48
giờ
Candida
albicans
30 29 29 1 0 0 1
Candida non
albicans
36 19 12 16 11 1 13
Bảng 4. Nồng độ tối thiểu ức chế Candida spp. của
ketoconazol.
Khoảng MIC µg/ml
≤ 8 8-16 ≥ 16
Chủng nấm Số
chủng
24
giờ
48
giờ
24
giờ
48
giờ
24
giờ
48
giờ
Candida
albicans
21 16 16 5 5 0 0
Candida non
albicans
12 12 12 0 0 0 0
So sánh mức độ nhạy cảm của Candida
spp. với ketoconazol và fluconazol xác
định bằng phương pháp pha loãng và
phương pháp khuếch tán
Theo hướng dẫn của NCCLS M27-A2, mức
độ kháng nấm men của fluconazol và
ketoconazol được qui định như sau:
Fluconazole: nhạy (S) khi MIC ≤ 8 μg/ml;
trung gian (SDD) khi MIC từ 16-32 μg/ml; và
đề kháng (R) khi MIC ≥ 64 μg/ml. Ketoconazol:
nhạy (S) khi MIC < 8 μg/ml; trung gian (SDD)
khi MIC từ 8- 16μg/ml; và đề kháng (R) khi
MIC > 16 μg/ml
Dựa vào đường kính vòng ức chế và nồng
độ tối thiểu ức chế Candida spp., mức độ nhạy
của Candida spp. với fluconazol và ketoconazol
được tóm tắt ở bảng 5 và bảng 7.
Bảng 5. So sánh mức độ nhạy cảm của Candida spp. với fluconazol và ketoconazol.
Mức độ nhạy cảm với chất kháng nấm (%)
S SDD R
Chủng nấm Phương pháp Thời gian đọc
kết quả
FLC KTZ FLC KTZ FLC KTZ
Khuếch tán 24h 96,67 75,00 0 12,5 3,33 12,5
24h 96,67 76,19 0 23,81 3,33 0
Candida albicans
Pha loãng
48h 96,67 76,19 0 23,81 3,33 0
Khuếch tán 24h 91,67 75,00 5,55 0 2,78 25,00
24h 52,78 100 44,44 0 2,78 0
Candida non albicans
Pha loãng
48h 30,55 100 30,55 0 36,11 0
S: nhạy; SDD: nhạy cảm tùy thuộc liều; R: đề kháng; FLC: fluconazol; KTZ: ketoconazol
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa
453
BÀN LUẬN
Mức độ nhạy cảm của Candida spp. với
fluconazol và ketoconazol
Khi xác định mức độ nhạy của Candida spp.
với ketoconazol và fluconazol bằng phương
pháp khuếch tán, theo đúng hướng dẫn và bàn
luận kết quả của NCCLS M44-A, chúng tôi nhận
thấy tỉ lệ kháng thuốc của các chủng Candida
albicans và Candida non albicans phân lập từ niêm
mạc miệng và âm đạo bệnh nhân không cao,
1/30 và 1/36 với fluconazol; 1/8 và 3/12 với
ketoconazol (bảng 1 và 2). Kết quả nhận được từ
phương pháp pha loãng cũng cho kết quả tương
tự. So với công bố của Trần Phủ Mạnh Siêu và
Hồ Quang Thắng(6), sự đề kháng với ketoconazol
và fluconazol của các chủng Candida albicans và
C. tropicalis phân lập từ phết họng, đàm, dịch
rửa phế quản, nước tiểu chiếm tỉ lệ rất cao từ
26,67% đến 100%. Tuy nhiên do các tác giả
không cho biết đã thực hiện kháng sinh đồ ở
môi trường nuôi cấy nào, nồng độ kháng sinh
trong mỗi đĩa giấy và tiêu chuẩn xác định mức
độ nhạy hoặc kháng thuốc, nên khó tìm ra lý do
của sự khác biệt này.
So sánh giữa phương pháp pha loãng và
phương pháp khuếch tán,
Phương pháp khuếch tán là phương pháp
được sử dụng thường qui ở các bệnh viện để xác
định mức độ nhạy của các chủng lâm sàng với
kháng sinh sử dụng trong điều trị. Phương pháp
đơn giản, ít tốn thời gian, giúp chọn thuốc thích
hợp trong điều trị nhanh nhất.
Phương pháp pha loãng cho sự tương quan
cao giữa các phòng thí nghiệm và có mối tương
quan tốt hơn giữa kết quả in vitro và hiệu quả
điều trị. Để xác định nồng độ tối thiểu ức chế sự
phát triển của nấm men của các chất kháng nấm
bằng phương pháp pha loãng, theo hướng dẫn
của NCCLS M27-A2, thử nghiệm được thực
hiện với môi trường RPMI với đệm MOPS. Đây
là môi trường khá đắt tiền, qui trình điều chế
phức tạp. Vì vậy chúng tôi sử dụng môi trường
lỏng Mueller Hinton bổ sung glucose và xanh
methylen để xác định nồng độ tối thiểu ức chế
Candida spp. Đây là môi trường được NCCLS
M44-A hướng dẫn sử dụng để xác định mức độ
nhạy của nấm men với các chất kháng nấm bằng
phương pháp khuếch tán. Môi trường Mueller
Hinton có công thức ổn định, được dùng thông
dụng cho vi khuẩn, cách điều chế đơn giản.
Bằng cách so sánh với kết quả nhận được từ
phương pháp khuếch tán đã được chuẩn hóa
bởi NCCLS M44-A, để tìm sự tương quan giữa
hai phương pháp.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, môi trường
MHB-GMB cho bước nhảy rõ ràng, ít bị ảnh
hưởng của hiện tượng kéo đuôi (trailing
growth), gây khó khăn cho việc xác định MIC ở
Candida. MIC xác định sau 24 giờ cho tương
quan tốt hơn với phương pháp khuếch tán.
Tỉ lệ các chủng đề kháng với ketoconazol và
fluconazol của C. albicans không khác biệt đáng
kể giữa hai phương pháp. Tuy nhiên, phương
pháp pha loãng có thể phát hiện được các chủng
có mức độ nhạy tùy thuộc liều với MIC cao hơn.
Ở Candida non albicans, khi sử dụng phương
pháp pha loãng, đọc kết quả sau 24 giờ đã phát
hiện được các chủng nhạy tùy thuộc liều cao
hơn phương pháp khuếch tán (16/36 chủng có
MIC trung gian, so với 0/36 chủng ở phương
pháp khuếch tán), nếu đọc kết quả sau 48 giờ, tỉ
lệ chủng kháng thuốc tăng cao so với phương
pháp khuếch tán (13/36 so với 1/36). Qua kết quả
khảo sát, các chủng Candida albicans phân lập từ
niêm mạc miệng và âm đạo của bệnh nhân vẫn
còn nhạy với ketoconazol và fluconazol. Đối với
Candida non albicans, khi dùng phương pháp
khuếch tán đã được chuẩn hóa của NCCLS
M44-A, chưa phát hiện nguy cơ kháng thuốc
cao, tuy nhiên mức độ nhạy với fluconazol và
ketoconazol của các chủng này đã giảm với tỉ lệ
chủng nhạy tùy thuộc liều tăng cao đến 44,44%.
Trong một số công bố khác của Huang và
cs., khi nghiên cứu sự tương quan giữa giá trị
MIC in vitro và hiệu quả điều trị in vivo nhận
thấy ở những ca Candida nhiễm trùng huyết
ngay khi có MIC của fluconazol < 32 μg cũng đã
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 454
kém đáp ứng với fluconazol khi điều trị. Vì vậy
chúng tôi đề nghị, để có sự tương quan tốt giữa
kết quả in vitro và lâm sàng, ngoài việc sàng lọc
nhanh kháng sinh thích hợp bằng phương pháp
khuếch tán, nếu có điều kiện có thể sử dụng môi
trường MHB-GMB xác định thêm MIC của
kháng sinh đã chọn để chọn liều điều trị hợp lý.
Cảm ơn: Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn Khoa Dược, Đại
học Y Dược TP. HCM đã cung cấp kinh phí và tạo điều kiện
nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anaissie EJ., McGinnis MR. & Pfaller MA. (2003) Clinical
Mycology. Churchill Livingstone, p. 161-163.
2. Capoor MR and cs. (2005) Emergence of Non-albicans
Candida Species and antifungal resistance in a tertiary care
hospital. Jpn. J. Infect. Dis., 58, 344-348.
3. Ernst EJ. và Rogers PD (2007), “Methods in Molecular
medicine”, Antifungal agent - methods and protocols, Voll.188,
Humana Press Inc, Totowa, NJ, pp. 3-7.
4. Sheehan DJ., Pfizer (2003), Susceptibility of global isolates of
Candida species to fluconazole and Voriconazole by disk
diffusion. Foccus on Fungal Infections 13.1.
5. The national committee for clinical laboratory standards
(1996) Reference method for broth dilution antifungal
susceptibility testing of yeasts, Approve standard-second
edition”, NCCLS document M27-A2.22(15).
6. Trần Phủ Mạnh Siêu, Hồ Quang Thắng (2010). Tình hình
nhiễm vi nấm Candida spp. trên các bệnh nhân nhập viện tại
bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM năm 2009. Tạp chí Y học, phụ
bản số 1, tập 14, tr. 206-212.