Mục tiêu nghiên cứu: Tìm tỉ lệ bệnh nhân đạt được mức HbA1c mục tiêu, tìm sự tương quan giữa HbA1c
với tuổi, thời gian mắc bệnh, glucose máu lúc đói, cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL-C, LDL-C, BMI.
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả, cắt ngang.
Kết quả: Mẫu nghiên cứu có 121 bệnh nhân. Tỉ lệ bệnh nhân đạt được mức HbA1c mục tiêu trong cả mẫu
là 23,1%. Xét theo giới, theo nhóm tuổi, theo nhóm BMI, theo bệnh lý đi kèm (tăng huyết áp, rối loạn lipid máu),
tỉ lệ bệnh nhân đạt được mức HbA1c mục tiêu luôn thấp hơn tỉ lệ bệnh nhân không đạt. Có sự tương quan thuận
có ý nghĩa giữa HbA1c với thời gian mắc bệnh, nồng độ glucose máu lúc đói. Có sự tương quan nghịch có ý
nghĩa giữa HbA1c với BMI. Tương quan không có ý nghĩa giữa HbA1c với tuổi, nhóm mỡ.
Kết luận: Tỉ lệ bệnh nhân đạt mức HbA1c mục tiêu là 23,1% trong cả mẫu, thấp hơn tỉ lệ bệnh nhân không
đạt, cho thấy việc điều trị bệnh đái tháo đường chưa tốt. Có sự tương quan có ý nghĩa giữa HbA1c với thời gian
mắc bệnh, nồng độ glucose máu lúc đói và BMI. Tương quan không có ý nghĩa giữa HbA1c với tuổi và nhóm
mỡ. Cần có thêm nghiên cứu để xác nhận và lý giải cho những sự tương quan này.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mức HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường type II điều trị nội trú tại khoa B2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 123
KHẢO SÁT MỨC HbA1c Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II
ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA B2
Đỗ Thị Kim Yến*, Nguyễn Thị Cẩm Vân*, Đinh Thị Việt*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm tỉ lệ bệnh nhân đạt được mức HbA1c mục tiêu, tìm sự tương quan giữa HbA1c
với tuổi, thời gian mắc bệnh, glucose máu lúc đói, cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL-C, LDL-C, BMI.
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả, cắt ngang.
Kết quả: Mẫu nghiên cứu có 121 bệnh nhân. Tỉ lệ bệnh nhân đạt được mức HbA1c mục tiêu trong cả mẫu
là 23,1%. Xét theo giới, theo nhóm tuổi, theo nhóm BMI, theo bệnh lý đi kèm (tăng huyết áp, rối loạn lipid máu),
tỉ lệ bệnh nhân đạt được mức HbA1c mục tiêu luôn thấp hơn tỉ lệ bệnh nhân không đạt. Có sự tương quan thuận
có ý nghĩa giữa HbA1c với thời gian mắc bệnh, nồng độ glucose máu lúc đói. Có sự tương quan nghịch có ý
nghĩa giữa HbA1c với BMI. Tương quan không có ý nghĩa giữa HbA1c với tuổi, nhóm mỡ.
Kết luận: Tỉ lệ bệnh nhân đạt mức HbA1c mục tiêu là 23,1% trong cả mẫu, thấp hơn tỉ lệ bệnh nhân không
đạt, cho thấy việc điều trị bệnh đái tháo đường chưa tốt. Có sự tương quan có ý nghĩa giữa HbA1c với thời gian
mắc bệnh, nồng độ glucose máu lúc đói và BMI. Tương quan không có ý nghĩa giữa HbA1c với tuổi và nhóm
mỡ. Cần có thêm nghiên cứu để xác nhận và lý giải cho những sự tương quan này.
Từ khóa: HbA1c, đái tháo đường type II.
ASBTRACT
STUDY OF HbA1c IN PATIENTS WITH TYPE II DIABETES TREATED AT DEPARTMENT OF B2
Do Thi Kim Yen, Nguyen Thi Cam Van, Dinh Thi Viet
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 123 - 128
Objectives: The percentage of patients achieving target HbA1c level. The correlation between HbA1c with
age, duration of diabetes, fasting glucose, total cholesterol, triglyceride, HDL-C, LDL-C, BMI.
Method: Prospective, description, cross-sectional study.
Results: The sample consisted of 121 in-patients. 23.1% of patients achieved target HbA1c level. In terms of
gender, age group, BMI group, associated diseases (hypertension, dyslipidemia), the percentage of patients
achieving target HbA1c level was lower than the one not reaching the target. There was significant positive
correlation between HbA1c with the duration of diabetes, and fasting glucose. There was significant negative
correlation between HbA1c with BMI. The correlations between HbA1c with age, and lipids were unsignificant.
Conclusion: The percentage of patients achieving target HbA1c level was 23.1%. This suggested the
treatment of diabetes had not been good. The correlation between HbA1c with diabetes duration, fasting glucose,
and BMI were significant. Further study is needed to confirm and explain these correlations.
Key words: HbA1c, type II diabetes.
MỞ ĐẦU
Đái tháo đường là một bệnh thường gă ̣p và
có chiều hướng gia tăng theo mư ́c độ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa cuộc sống. Bệnh
nhân đái tháo đường thường mă ́c các biến
* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. CKII. Đỗ Thị Kim Yến ĐT: 0988535860 Email:dinhthanhdat_66@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 124
chư ́ng gây tư ̉ vong hoă ̣c tàn phế, tạo gánh
nă ̣ng cho gia đình và xã hội.
Trong điều trị và theo dõi bệnh đái tháo
đường, đường huyết phản ảnh mức glucose hiện
tại, HbA1c phản ảnh mức glucose trong 2-3
tháng vừa qua. Hiện nay, xét nghiệm HbA1c là
một trong những biện pháp được sử dụng để tầm
soát bệnh và đánh giá việc kiểm soát bệnh đái
tháo đường(6).
Tuy nhiên, trong thực hành lâm sàng, nhiều
bác sĩ không chú ý đến chỉ số HbA1c, rất nhiều
bệnh nhân không biết đến chỉ số này. Điều này
có ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh.
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm tỉ lệ bệnh nhân đạt được mức HbA1c
mục tiêu.
Tìm sự tương quan giữa HbA1c với tuổi, thời
gian mắc bệnh, glucose máu lúc đói, cholesterol
toàn phần, triglycerides, HDL-C, LDL-C, BMI.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả, cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân có chẩn đoán đái tháo đường type
II, điều trị nội trú tại khoa B2 từ tháng 3/2011 đến
tháng 10/2011.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có thời gian mắc bệnh đái tháo
đường ít hơn 1 năm.
Thu thập số liệu
Chọn bệnh nhân.
Khai thác bệnh sử, tiền sử:
Xác định thời gian mắc bệnh đái tháo đường:
Tính bằng năm.
Bệnh lý đi kèm
Tăng huyết áp: đã có chẩn đoán, hoặc huyết
áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm
trương ≥ 90mmHg.
Rối loạn lipid máu: Đã có chẩn đoán, hoặc
cholesterol toàn phần ≥ 5,2mmol/L và/hoặc
triglycerides ≥ 1,7mmol/L.
Đo chiều cao, cân nặng: Tìm BMI.
Gầy: BMI < 18,5.
Bình thường: 18,5 ≤ BMI ≤ 24,9.
Béo độ I: 25 ≤ BMI ≤ 29,9.
Béo độ II: 30 ≤ BMI ≤ 39,9.
Béo độ III: BMI 40.
Xét nghiệm máu (buổi sáng, nhịn ăn) tìm:
HbA1c: HbA1c mục tiêu được xác định khi
HbA1c < 6,5%. Glucose (mmol/L).
Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS với các phép kiểm
Chi bình phương, tìm hệ số tương quan r.
Phép kiểm có ý nghĩa khi p < 0,05.
Sự tương quan:
r < 0: tương quan nghịch.
r > 0: tương quan thuận.
r = 0: không có tương quan tuyến tính.
|r|=1: tương quan chặt chẽ.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Tổng số bệnh nhân: 121 bệnh nhân (bn).
Giới tính
Nam 45/121 bn, chiếm 45%, Nữ 76/121 bn,
chiếm 76%.
Tuổi
Trung bình 69,75 ± 10,75. Lớn nhất 91, nhỏ
nhất 46. Nhóm tuổi 60-79 chiếm đa số (70/121
bn, 57,9%).
Bảng 1: Nhóm tuổi.
Nhóm tuổi Số bn Tỉ lệ %
<60 24 19,8
60 - 79 70 57,9
≥80 27 22,3
Tổng 121 100,0
BMI: Trung bình: 22,32 ± 3,36, lớn nhất:
33,29, nhỏ nhất: 15,59. Nhóm BMI bình thường
(18,5 – 24,9) chiếm đa số (79/121 bn, 65,3%).
Bảng 2: Nhóm BMI.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 125
Nhóm BMI Số bn Tỉ lệ %
Gầy 16 13,2
Bình thường 79 65,3
Béo độ I 23 19,0
Béo độ II 3 2,5
Tổng 121 100,0
Tỉ lệ bệnh nhân đạt mức HbA1c mục tiêu
(<6,5%). Trong cả mẫu nghiên cứu: 28/121 bn
(23,1%) đạt mức HbA1c mục tiêu.
Bảng 3: Nhóm HbA1c.
Nhóm HbA1c Số bn Tỉ lệ %
< 6.5% 28 23,1
≥ 6.5% 93 76,9
Tổng 121 100,0
Theo giới: 11/45 bn nam (24,4%), 17/76 bn nữ
(22,4%) đạt mức HbA1c mục tiêu. Sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (Chi-square test có p
= 0,79 > 0,05).
Bảng 4: Giới và nhóm HbA1c.
Nhóm HbA1c
< 6,5% ≥ 6,5% Tổng
Số bn 11 34 45 Nam
Tỉ lệ % 24,4% 75,6% 100,0%
Số bn 17 59 76 Nữ
Tỉ lệ % 22,4% 77,6% 100,0%
Theo nhóm tuổi: 8/24 bn (33,3%) dưới 60 tuổi,
11/70 bn (15,7%) từ 60 – 79 tuổi, 9/27 bn (33,3%)
từ 80 tuổi trở lên đạt mức HbA1c mục tiêu. Sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Chi-square
test có p = 0,07 > 0,05).
Bảng 5: Nhóm tuổi và nhóm HbA1c.
Nhóm HbA1c Nhóm
tuổi < 6,5% ≥ 6,5% Tổng
Số bn 8 16 24 <60
Tỉ lệ % 33,3% 66,7% 100,0%
Số bn 11 59 70 60-79
Tỉ lệ % 15,7% 84,3% 100,0%
Số bn 9 18 27 >=80
Tỉ lệ % 33,3% 66,7% 100,0%
Theo nhóm BMI: 5/16 bn (31,3%) gầy, 17/79
bn (21,5%) trung bình, 5/23 bn (21,7%) béo độ I,
1/3 bn (33,3%) béo độ II đạt mức HbA1c mục tiêu.
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Chi-
square test có p = 0,82 > 0,05).
Bảng 6: Nhóm BMI và nhóm HbA1c.
Nhóm HbA1c
Nhóm BMI < 6,5% ≥ 6,5% Tổng
Số bn 5 11 16 Gầy
Tỉ lệ % 31,3% 68,8% 100,0%
Số bn 17 62 79 Trung bình
Tỉ lệ % 21,5% 78,5% 100,0%
Số bn 5 18 23 Béo độ I
Tỉ lệ % 21,7% 78,3% 100,0%
Số bn 1 2 3 Béo độ II
Tỉ lệ % 33,3% 66,7% 100,0%
Theo bệnh lý đi kèm: Tăng huyết áp: 22/91
bn (24,2%) có tăng huyết áp, 6/30 bn (20%)
không tăng huyết áp đạt mức HbA1c mục tiêu.
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Chi-
square test có p = 0,63 > 0,05).
Bảng 7: Tăng huyết áp và nhóm HbA1c.
Nhóm HbA1c Tăng huyết
áp < 6,5% ≥ 6,5% Tổng
Số bn 22 69 91 Có
Tỉ lệ % 24,2% 75,8% 100,0%
Số bn 6 24 30 Không
Tỉ lệ % 20,0% 80,0% 100,0%
Rối loạn lipid máu: 18/74 bn (24,3%) có rối
loạn lipid máu, 10/47 bn (21,3%) không rối loạn
lipid máu đạt mức HbA1c mục tiêu. Sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (Chi-square test có p
= 0,69 > 0,05).
Bảng 8: Rối loạn lipid máu và nhóm HbA1c.
Nhóm HbA1c Rối loạn
lipid máu < 6,5% ≥ 6,5% Tổng
Số bn 18 56 74 Có
Tỉ lệ % 24,3% 75,7% 100,0%
Số bn 10 37 47 Không
Tỉ lệ % 21,3% 78,7% 100,0%
Sự tương quan giữa HbA1c với
Tuổi
Có sự tương quan nghịch không có ý nghĩa
thống kê giữa mức HbA1c và tuổi (r = - 0,041, p =
0,65 > 0,05).
Bảng 9: HbA1c và tuổi.
Spearman's rho HbA1c Tuổi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 126
Hệ số tương quan r 1,000 -,041
HbA1c
p , ,655
Hệ số tương quan r -,041 1,000
Tuổi
p ,655 ,
Thời gian mắc bệnh: Có sự tương quan
thuận có ý nghĩa thống kê giữa mức HbA1c và
thời gian mắc bệnh đái tháo đường (r = 0,237, p
= 0,009 < 0,05).
Bảng 10: HbA1c và thời gian mắc bệnh đái tháo
đường.
Spearman's rho HbA1c Tgian bệnh
Hệ số tương quan r 1,000 ,237(**)
HbA1c
p , ,009
Hệ số tương quan r ,237(**) 1,000
Tgian bệnh
p ,009 ,
BMI: Có sự tương quan nghịch có ý nghĩa
thống kê giữa mức HbA1c và BMI (r = - 0,212, p =
0,019 < 0,05).
Bảng 11: HbA1c và BMI.
Spearman's rho HbA1c BMI
Hệ số tương quan r 1,000 -,212(*)
HbA1c
p , ,019
Hệ số tương quan r -,212(*) 1,000
BMI
p ,019 ,
Glucose máu lúc đói: Có sự tương quan
thuận có ý nghĩa thống kê giữa mức HbA1c và
glucose máu lúc đói (r = 0,629, p < 0,05).
Bảng 12: HbA1c và glucose máu lúc đói.
Spearman's rho HbA1c Glucose
Hệ số tương quan r 1,000 ,629(**)
HbA1c
p , ,000
Hệ số tương quan r ,629(**) 1,000
Glucose
p ,000 ,
Cholesterol toàn phần: có sự tương quan
thuận không có ý nghĩa thống kê giữa mức
HbA1c và cholesterol toàn phần (r = 0,123, p =
0,179 > 0,05).
Bảng 13: HbA1c và cholesterol toàn phần.
Spearman's rho HbA1c Cholesterol
Hệ số tương quan r 1,000 ,123
HbA1c
p , ,179
Hệ số tương quan r ,123 1,000
Cholesterol
p ,179 ,
Triglyceride: Có sự tương quan thuận không
có ý nghĩa thống kê giữa mức HbA1c và
triglyceride (r = 0,139, p = 0,129 > 0,05).
Bảng 14: HbA1c và triglyceride.
Spearman's rho HbA1c Triglyceride
Hệ số tương quan r 1,000 ,139
HbA1c
p , ,129
Hệ số tương quan r ,139 1,000
Triglyceride
p ,129 ,
HDL- C: Có sự tương quan thuận không có ý
nghĩa thống kê giữa mức HbA1c và HDL-C (r =
0,14, p = 0,88 > 0,05).
Bảng 15: HbA1c và HDL-C.
Spearman's rho HbA1c HDL-C
Hệ số tương quan r 1,000 ,014
HbA1c
p , ,880
Hệ số tương quan r ,014 1,000
HDL-C
p ,880 ,
LDL-C: Có sự tương quan thuận không có ý
nghĩa thống kê giữa mức HbA1c và LDL-C (r =
0,161, p = 0,077 > 0,05).
Bảng 16: HbA1c và LDL-C.
Spearman's rho HbA1c LDL-C
Hệ số tương quan r 1,000 ,161
HbA1c
p , ,077
Hệ số tương quan r ,161 1,000
LDL-C
p ,077 ,
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu có 121 bệnh nhân gồm 45
nam và 76 nữ.
Phần lớn bệnh nhân thuộc nhóm tuổi 60 – 79
(chiếm 57,9%).
Nhóm bệnh nhân có BMI bình thường (18,5 –
24,9) chiếm đa số (65%).
Tỉ lệ bệnh nhân đạt mức HbA1c mục tiêu
(<6,5%).
Tỉ lệ bệnh nhân đạt mức HbA1c mục tiêu là
23,1% trong cả mẫu.
Xét theo giới, theo nhóm tuổi, theo nhóm
BMI, theo bệnh lý đi kèm (tăng huyết áp, rối loạn
lipid máu), tỉ lệ bệnh nhân đạt mức HbA1c mục
tiêu luôn thấp hơn tỉ lệ bệnh nhân không đạt.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 127
Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ này giữa
các nhóm khác nhau.
Đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ mức HbA1c
gia tăng là yếu tố dự đoán cho các biến chứng
mạch máu lớn và nhỏ ở bệnh nhân đái tháo
đường. Mức đường huyết gia tăng có thể làm khởi
phát phản ứng oxy hóa, gây rối loạn chức năng
nội mạc, và cùng với các cơ chế gây xơ vữa khác,
dẫn tới bệnh lý mạch máu(6).
Kết quả của nhiều thử nghiệm (UKPDS,
ADVANCE, DCCT) cho thấy điều trị làm giảm
HbA1c giúp giảm nguy cơ bệnh mạch máu nhỏ
14 – 70% tùy theo mẫu và thiết kế nghiên cứu(6).
Ngoài ra, số liệu từ một phân tích gộp các thử
nghiệm UKPDS, PROactive, ADVANCE, VADT
và ACCORD cho thấy kiểm soát đường huyết
nghiêm nhặt làm giảm 17% tỉ lệ nhồi máu cơ tim
không tử vong, 15% tỉ lệ bệnh mạch vành tim(6).
Tuy vậy, trong nhiều nghiên cứu, số bệnh
nhân không đạt mức HbA1c mục tiêu vẫn chiếm
tỉ lệ cao. Điều này có thể do một số y bác sĩ không
nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm
soát mức HbA1c, và một bộ phận lớn bệnh nhân
đái tháo đường không biết về việc phải theo dõi
xét nghiệm này(1,2,4,5,8,9,11,12).
Điều này đặt ra một thách thức cho ngành y
tế nếu muốn đạt mục tiêu kiểm soát tốt bệnh đái
tháo đường và giảm tỉ lệ tử vong, biến chứng do
bệnh. Đó là cần phải cập nhật, phổ biến kiến thức
cho bệnh nhân và cả nhân viên y tế.
Sự tương quan giữa HbA1c với nồng độ glucose
máu lúc đói, thời gian mắc bệnh đái tháo
đường và chỉ số khối cơ thể.
Có sự tương quan giữa HbA1c và tuổi, nhóm
mỡ nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Giữa HbA1c và nồng độ glucose máu lúc đói
có sự tương quan thuận có ý nghĩa thống kê (r =
0,629, p < 0,05).
Nghiên cứu sự liên quan giữa đường huyết
sau ăn, đường huyết lúc đói và HbA1c, người ta
nhận thấy rằng với mức HbA1c ≤ 6,5%, đường
huyết sau ăn giữ vai trò quan trọng trong việc
quyết định mức HbA1c. Nhưng với mức HbA1c
cao hơn (≥ 9%), vai trò quyết định lại thuộc về
đường huyết lúc đói. Do vậy, để đạt được mức
HbA1c mục tiêu ổn định, cần ổn định đường
huyết lúc đói lẫn đường huyết sau ăn(6,7,9,13).
Giữa HbA1c và thời gian mắc bệnh có sự
tương quan thuận có ý nghĩa thống kê (r = 0,237,
p = 0,009 < 0,05). Kết quả tương tự cũng có trong
một nghiên cứu về HbA1c được tiến hành tại
Trung Quốc năm 2010(3).
Không có sự giải thích thỏa đáng. Có thể do
thời gian mắc bệnh kéo dài, cơ thể giảm đáp ứng
với thuốc hạ đường huyết, làm đường huyết gia
tăng, dẫn đến tăng HbA1c. Cũng có thể do bị
bệnh lâu, người bệnh đâm ra nản, không quan
tâm nhiều đến việc điều trị khiến việc điều trị
không đạt mục tiêu.
Có sự tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê
giữa HbA1c và BMI (r = - 0,212, p = 0,019 < 0,05).
Một nghiên cứu khác tại Trung Quốc cũng cho
kết quả tương tự nhưng không lý giải tại sao(3).
Để xác nhận và tìm hiểu cơ chế của các mối
tương quan trên, có thể cần những nghiên cứu
qui mô, sâu rộng hơn.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ bệnh nhân đạt mức HbA1c mục tiêu là
23,1%.
Xét theo giới, theo nhóm tuổi, theo nhóm
BMI, theo bệnh lý đi kèm (tăng huyết áp, rối loạn
lipid máu), tỉ lệ bệnh nhân đạt mức HbA1c mục
tiêu luôn thấp hơn tỉ lệ bệnh nhân không đạt.
Điều này cho thấy việc điều trị bệnh đái tháo
đường chưa tốt.
Có sự tương quan thuận có ý nghĩa giữa
HbA1c với thời gian mắc bệnh, nồng độ glucose
máu lúc đói.
Có sự tương quan nghịch có ý nghĩa giữa
HbA1c với BMI.
Tương quan không có ý nghĩa giữa HbA1c
với tuổi và nhóm mỡ.
Cần có thêm nghiên cứu nữa để xác nhận và
lý giải cho những sự tương quan này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 128
1. Abdelmoneim A., Hala D., Hannes E. (2011) – Diabetic Patients’
Knowledge of Therapeutic Goals in Kuwait – Med Princ Prac; 20:
118-123.
2. Beard E., Clark M., Hurel S., Cooke D. (2010) – Do People with
Diabetes Understand Their Clinic Marker of Longterm Glycemic
Control (HbA1c Levels) and Does This Predict Diabetes Self-care
Behaviours and HbA1c ? – Patient Educ Couns; 80(2): 227-232
3. Bi Y., Zhu D., Cheng J., Zhu Y., Xu N., Cui S., Li W. (2010) The
Status of Glycemic Control: A Cross-sectional Study of Outpatients
with Type II Diabetes Mellitus across Primary, Secondary, and
Tertiary Hospitals in Jiangsu Province of China – Clin Ther; 32(5):
973-983.
4. Dodd AH., Colby MS., Boye KS., Fahlman C., Kim S., Briefel RR.
(1999) Treatment Approach and HbA1c Control among US Adults
with Type II Diabetes: NHANES 1999-2004 – Curr Med Res Opin;
15(7): 1605-13
5. Eeg Olofsson K., Cederholm J., Nilsson PM., Zethelius B.,
Svensson AM. (2010) New Aspects of HbA1c as a Risk Factor for
Cardiovascular Disease in Type II Diabetes: an Observational Study
from the Swedish National Diabetes Register (NDR) – J Intern Med;
268(5): 471-482.
6. Grant C. Fowler, Deepa A. Vasudevan (2010) Type II Diabetes
Mellitus: Managing HbA1c and Beyond – South Med J; 103(9):
911-916.
7. Hu Y., Liu W., Chen Y., Zhang M., Zhou H., Wu P. (2010)
Combined Use of Fasting Plasma Glucose and HbA1c in the
Screening of Diabetes and Impaired Glucose Tolerance – Acta
Diabetol; 47(3): 231-236.
8. Iqbal N., Morgan C., Maksoud H., Idris I. (2008) Improving
Patients’ Knowledge on the Relationship between HbA1c and Mean
Plasma Glucose Improves Glycemic Control among Persons with
Poorly Controlled Diabetes – Ann Clin Biochem; 45: 504-507.
9. Macovecchio ML., Lucatoni M., Chiarelli F. (2011) Role of Chronic
and Acute Hyperglycemia ih the Development of Diabetes
Complications – Diabetes Technol Ther; 13(3): 389-394.
10. Maple BL., Cunningham J., Dunne K., Whitbread C. (2008)
Complications of Diabetes in Urban Indigenous Australian: The
DRUID Study – Diabetes Res Clin Pract; 80(3): 455-462.
11. Menchine M., Arora S., Camargo CA., Ginde AA. (2011)
Prevalence of Undiagnosed and Suboptimally Controlled Diabetes by
Point-of-care HbA1c in Unselected Emergency Department Patients
– Acad Emerg Med.; 18(3): 326-329.
12. Ratdep A., Kalda R., Lember M. (2010) Meeting Target in Type II
Diabetes Care Contributing to Good Glycemic Control. A Cross-
sectional Study from A Primary Care Setting in Estonia – Eyr J Gen
Pract.; 16(2): 85-91.
13. Woerle HJ., Neumann C., Zschau S., Tenner S., Irsigler A. (2007)
Impact of Fasting and Postprandial Glycemia on Overall Glycemic
Control in Type II Diabetes: Importance of Postprandial Glycemia to
Achieve Target HbA1c Levels – Diabetes Res Clin Pract; 77(2): 280-
285.