Khảo sát nồng độ testosterone ở bệnh nhân rối loạn đường huyết lúc đói và đái tháo đường tại Bệnh viện Thống Nhât

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ testosterone ở bệnh nhân có Rối loạn đường huyết lúc đói và Đái tháo đường tại Bệnh Viện Thống Nhất Phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích. Thời gian từ 01‐4‐2013 đến 30‐06‐2013 tại Bệnh viện Thống Nhất. Nhóm nghiên cứu gồm 30 bệnh nhân có đường huyết bình thường, 30 bệnh nhân Đái tháo đường và 50 bệnh nhân có Rối loạn đường huyết lúc đói. Kết quả: Nồng độ trung bình của testosterone ở nhóm có đường huyết bình thường là 5,35 ± 1,79 ng/mL. Nồng độ trung bình của testosterone ở nhóm Đái tháo đường là: 3,8 ± 1,8 ng/mL. Nồng độ trung bình của testosterone ở nhóm có Rối loạn đường huyết lúc đói là: 4,33 ± 1,49 ng/mL Kết luận: Nồng độ trung bình của testosterone ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường và nhóm bệnh nhân Rối loạn đường huyết lúc đói thấp hơn so với nhóm không mắc đái tháo đường

pdf4 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát nồng độ testosterone ở bệnh nhân rối loạn đường huyết lúc đói và đái tháo đường tại Bệnh viện Thống Nhât, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  147 KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ TESTOSTERONE   Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN ĐƯỜNG HUYẾT LÚC ĐÓI   VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHÂT  Lê Đình Thanh*, Cao Thị Vân*, Nguyễn Thị Kim Tiến*  TÓM TẮT  Mục tiêu: Khảo sát nồng độ testosterone ở bệnh nhân có Rối loạn đường huyết lúc đói và Đái tháo đường  tại Bệnh Viện Thống Nhất  Phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích. Thời gian từ 01‐4‐2013 đến 30‐06‐2013 tại Bệnh viện Thống  Nhất. Nhóm nghiên cứu gồm 30 bệnh nhân có đường huyết bình thường, 30 bệnh nhân Đái tháo đường và 50  bệnh nhân có Rối loạn đường huyết lúc đói.  Kết quả: Nồng độ trung bình của testosterone ở nhóm có đường huyết bình thường là 5,35 ± 1,79 ng/mL.  Nồng  độ  trung bình của  testosterone  ở nhóm Đái  tháo  đường  là: 3,8 ± 1,8 ng/mL. Nồng  độ  trung bình của  testosterone ở nhóm có Rối loạn đường huyết lúc đói là: 4,33 ± 1,49 ng/mL   Kết luận: Nồng độ trung bình của testosterone ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường và nhóm bệnh nhân Rối  loạn đường huyết lúc đói thấp hơn so với nhóm không mắc đái tháo đường  Từ khóa: testosterone, rối loạn đường huyết lúc đói, đái tháo đường.  ABSTRACT  SURVEY TESTOSTERONE CONCENTRATIONS IN PATIENTS WITH FASTING GLUCOSE  DISORDERS AND DIABETES AT THONG NHAT HOSPITAL  Le Dinh Thanh, Cao Thi Van, Nguyen Thi Kim Tien  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 147 ‐ 150  Background: Survey Testosterone concentrations in patients with Impaired fasting glucose and Diabetes at  Thong Nhat Hospital  Method:  a  cross‐sectional  descriptive  analysis  study  from  4‐2013  to  06‐2013  at Thong Nhat Hospital.  Included  30  patients with normal  blood  sugar,  30  patients  diabetes  and  50  patients with  Impaired  fasting  glucose   Results: The average concentration of testosterone in patients with normal blood sugar: 5.35 ± 1.79 ng/mL.  The average concentration of testosterone in patients with diabetes: 3.8 ± 1.8 ng/mL. The average concentration of  testosterone in patients Impaired fasting glucose: 4.33 ± 1.49 ng/mL  Conclusion:  The  average  concentration  of  testosterone  in  patients  with  diabetes  and  patients  with  Impaired fasting glucose are lower patients with normal blood sugar  Keywords: Testosterone, Impaired fasting glucose, Diabetes  ĐẶT VẤN ĐỀ  Testosterone  là  horm   one  nội  tiết  tố  nam  được  tiết  ra  chủ yếu  ở  tinh hoàn và một phần  nhỏ  từ  tuyến  thượng  thận của nam giới. Nồng  độ  testosterone  trong máu  cao  nhất  vào  buổi  sáng  và  thấp  nhất  vào  ban  đêm.  Sự  bài  tiết  testosterone  được  điều  hòa  bởi  Luteinizing  * Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: TSBS.Lê Đình Thanh   ĐT: 0913634383   Email: ledinhthanhvmc@yahoo.com.vn   Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 148 hormone  (LH),  và  điều  hòa  ngược  thông  qua  tuyến yên và vùng dưới đồi.  Nhiều nghiên cứu cho  thấy Testosterone có  vai trò trong việc ngăn chặn tiến triển thành Rối  loạn  đường  huyết  lúc  đói  (RLĐHLĐ)  và  Đái  tháo đường (ĐTĐ)(3,1). Glucose đi vào các tế bào  của cơ thể là nhờ tác dụng của insulin phối hợp  với thụ thể insulin của tế bào. Testosterone giúp  các  thụ  thể  insulin hoạt động có hiệu quả hơn,  qua  đó giảm xu  thế phát  triển  thành bệnh  đái  tháo đường.  Theo Tan JK và cộng sự (2003) tại Singapore  nghiên  cứu  ghi  nhận  giảm  thấp  nồng  độ  testosterone  cũng  là  yếu  tố  nguy  cơ  làm  tăng  ĐTĐ type 2. Mặt khác ĐTĐ type 2 thường có tỉ  lệ rối loạn lipid cao cũng như tăng glucose máu  làm cho quá  trình xơ vữa động mạch  tiến  triển  nhanh góp phần làm giảm testosterone(4)  Nồng độ testosterone còn liên quan đến tuổi  trong  đó  tuổi  càng  cao  thì  sự  tổng  hợp  testosterone càng giảm(3).  Tại  Việt  Nam  trong  những  năm  gần  đây  nhiều nghiên cứu ghi nhận nồng độ testosterone  trong một số bệnh nhân đái tháo đường cũng có  sự thay đổi. Theo Nguyễn Văn Quýnh (2007) ghi  nhận nồng độ  testosterone huyết  thanh ở bệnh  nhân ĐTĐ giảm so với người không bị đái tháo  đường, sự giảm  thấp nồng độ  testosterone góp  phần  làm  rối  loạn  đường  huyết  lúc  đói  và  sự  phát triển của ĐTĐ type 2.  Trong  bối  cảnh  chung  của  toàn  cầu,  Việt  nam  cũng  đang  đối  mặt  với  tỷ  lệ  Đái  tháo  đường ngày một gia tăng. Tại Bệnh Viện Thống  Nhất TPHCM,  số  lượng  bệnh nhân  đến  khám  điều trị và được kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng  năm  là  không  nhỏ.  Việc  phòng  bệnh  và  phát  hiện bệnh sớm là vấn đề cần quan tâm tích cực  cho mọi đối  tượng khi được đến khám. Vì vậy  đề tài nghiên cứu nồng độ Testosterone ở bệnh  nhân rối loạn đường huyết lúc đói để có hướng  phòng và theo dõi cho những đối tượng tiền đái  tháo đường là rất cần thiết trong cộng đồng hiện  nay. Việc định lượng testosterone máu có vai trò  quan trọng trong bệnh sinh của kháng insulin và  điều  trị  thay  thế bằng  androgen  có  thể  là một  điều  trị  tiềm  năng  giúp  cải  thiện  kiểm  soát  đường máu, giảm nguy cơ bệnh nhân nam mắc  bệnh ĐTĐ, nhằm cải thiện chất lượng sống cho  bệnh nhân.  Mục tiêu nghiên cứu  Khảo sát nồng độ testosterone ở bệnh nhân  có  Rối  loạn  đường  huyết  lúc  đói  và  Đái  tháo  đường tại Bệnh Viện Thống Nhất  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Nghiên  cứu mô  tả  cắt ngang  có phân  tích.  Thời  gian  từ  tháng  04  năm  2013  đến  tháng  6  năm 2013 tại Bệnh viện Thống nhất  Đối tượng nghiên cứu  Là những bệnh nhân  được  chẩn  đoán  theo  đúng tiêu chuẩn chẩn đoán gồm:  30  người  có  đường  huyết  lúc  đói  bình  thường  50 người có rối loạn đường huyết lúc đói  30 người đái tháo đường  Tiêu chuẩn chẩn đoán  Chẩn  đoán  Rối  loạn  đường  huyết  lúc  đói  dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của Liên đoàn đái  tháo đường quốc tế IDF 2005:  5,6  mmol/L  ≤  glucose  máu  lúc  đói  <  7  mmol/L  Tiêu chuẩn xét nghiệm  Các  xét  nghiệm  được  tiến  hành  trên  hệ  thống Modular, thuốc thử của công ty Roche tại  Khoa Hóa sinh Bệnh viện Thống nhất theo đúng  quy trình kỷ thuật.  Các phần mềm xử lý số liệu: Số liệu được xử  lý bằng phần mềm thống kê thông dụng và các  thuật  toán  sẵn  có  trong  Excel  của  Microsoft  Office.  KẾT QUẢ  Bảng 1. Phân bố tuổi trong nhóm nghiên cứu  Nhóm tuổi 30-40 40-50 50-60 60-70 >70 TC Ko mắc ĐTĐ 0 9 10 3 8 30 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  149 Nhóm tuổi 30-40 40-50 50-60 60-70 >70 TC RLĐHLĐ 2 5 17 13 13 50 ĐTĐ 2 5 8 9 6 30 Tổng cộng 4 19 35 25 27 110 Bảng 2. Thống kê về tuổi trong nhóm nghiên cứu  Ko mắc ĐTĐ RLĐHLĐ ĐTĐ Số lượng 30 50 30 Tuổi trung bình 59,4 61,2 62,2 Tuổi nhỏ nhất 41 32 39 Tuổi lớn nhất 82 91 81 Độ lệch chuẩn 12,1 12,6 11,44 Khoảng TC 95% 4,52 3,58 4,94 Bảng 3. Nồng độ trung bình của Glucose trong  nhóm nghiên cứu  Ko mắc ĐTĐ RLĐHLĐ ĐTĐ Trung bình (mmol/L) 4,8 5,98 9,47 Nhỏ nhất (mmol/L) 4,1 5,2 7,1 Lớn nhất(mmol/L) 5,1 7,0 17,8 Trung vị 4,9 5,95 8,3 Độ lệch chuẩn 0,27 0,5 2,89 Bảng 4. Nồng độ trung bình của Glucose ở các nhóm  trong nghiên cứu  NĐTB Nhóm ko mắc ĐTĐ n = 30 RLĐHLĐ n = 50 ĐTĐ n = 30 pvalue Glucose 4,8 ± 0,27 5,98 ± 0,5 9,47 ± 2,9 p = 0,00007 Bảng 5. Nồng độ trung bình của Testosterone trong  nhóm nghiên cứu  Ko mắc ĐTĐ RLĐHLĐ ĐTĐ Trung bình (mmol/L) 5,35 4,33 3,8 Nhỏ nhất (mmol/L) 2,18 1,0 0,89 Lớn nhất (mmol/L) 9,72 7,15 8,2 Trung vị 5,18 4,3 3,69 Độ lệch chuẩn 1,79 1,49 1,8 Bảng 6. Nồng độ trung bình của testosterone ở các  nhóm trong nghiên cứu  NĐTB (ng/mL) Nhóm ko mắc ĐTĐ (n = 30) RLĐHL Đ n = 50 ĐTĐ n = 30 pvalue Testosteron e 5,35 ± 1,79 4,33 ± 1,49 3,8 ± 1,8 p = 0,0029 BÀN LUẬN  Theo  báo  cáo  của  Ban  điều  hành  dự  án  mục  tiêu  quốc  gia  phòng  chống  đái  tháo  đường  (giai  đoạn  từ  2006  đến  2010),  tại Việt  Nam  hiện  nay  tỷ  lệ  mắc  bệnh  này  chiếm  khoảng  4%  số  dân,  tỷ  lệ  người  tiền  đái  tháo  đường chiếm gần 10% dân số.  Khẳng định tầm quan trọng của testosterone  đối với sức khỏe nam giới cũng như bệnh nhân  nam bị ĐTĐ, nhiều nghiên cứu đã ghi nhận sự  suy  giảm  nồng  độ  testosterone  làm  khởi  phát  tình trạng tiền đái  tháo đường và sự phát  triển  của ĐTĐ type 2(3,1).  Qua kết quả nghiên cứu trên, ở bảng 1, nhận  thấy  nhóm  RLĐHLĐ  chiếm  tỷ  lệ  50/110  (45,45%), nhóm ĐTĐ  chiếm  tỷ  lệ 30/110, nhóm  không mắc ĐTĐ chiếm 30/110. Trong đó nhóm  tuổi 50 – 60 là có tỷ lệ RLĐHLĐ nhiều nhất 17/50  chiếm 34%.  Ở bảng 2, tuổi trung bình ở 3 nhóm: không  mắc ĐTĐ, RLĐHLĐ, và nhóm ĐTĐ  lần  lượt  là  59,4,  61,2 và  62,2. Kiểm  định  z‐test  có  sự khác  biệt về  tuổi ở nhóm không mắc ĐTĐ và nhóm  ĐTĐ. Không có sự khác biệt về  tuổi  ở 2 nhóm  RLĐHLĐ và nhóm ĐTĐ.  Theo  kết  quả nghiên  cứu  bảng  4,  nồng  độ  trung bình của Glucose ở nhóm ĐTĐ cao gấp 2  lần so với nhóm không mắc ĐTĐ và gấp 1,6 lần  so với nhóm RLĐHLĐ. Kiểm định ANOVA cho  thấy  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p  =  0,000007).  Ở  bảng  6,  nồng  độ  trung  bình  của  testosterone  ở nhóm  không mắc  ĐTĐ  cao  gấp  1,63 lần so với nhóm mắc ĐTĐ. Nồng độ trung  bình  của  Testosterone  ở  nhóm  RLĐHLĐ  thấp  hơn  1,23  lần  so  với  nhóm  không  mắc  ĐTĐ  nhưng cao hơn 1,32 lần so với nhóm mắc ĐTĐ.  Kiểm định ANOVA cho  thấy sự khác biệt có ý  nghĩa thống kê (p = 0,0029).  Trong  những  năm  gần  đây,  nhiều  nghiên  cứu ghi nhận nồng độ testosterone ở bệnh nhân  đái  tháo  đường  giảm  thấp  hơn  so  với  nhóm  không mắc đái  tháo đường. Theo Hiệp hội đái  tháo  đường  Mỹ,  một  người  đàn  ông  bị  tiểu  đường týp 2 thì có nguy cơ bị thấp testosterone  cao  gấp  đôi  so  với  nam  giới  không mắc  bệnh  này.  Theo  nghiên  cứu  của  Nguyễn  Thị  Bạch  Oanh và Nguyễn Hải Thủy (2007‐2009) tại Huế  ghi  nhận  nồng  độ  testosteron  huyết  tương  ở  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 150 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 thấp hơn so với  bệnh nhân không bị đái tháo đường (4,65 ±1,74  ng/ml  so  với  5,29  ±  2,38  ng/ml,  p  <  0,01). Với  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  thì  nồng  độ  testosteron  ở  bệnh  nhân  đái  tháo  đường  thấp  hơn so với bệnh nhân không bị đái tháo đường  là 3,8 ± 1,8 ng/mL  so với 5,35 ± 1,79 ng/mL và  nồng  độ  testosterone  ở  nhóm  RLĐHLĐ  thấp  hơn  so  với  nhóm  không  bị  đái  tháo  đường  là  4,33 ± 1,49 ng/ml so với 5,35 ± 1,79 ng/ml. Kiểm  định ANOVA nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa  thống kê (p = 0,0032 và p = 0,0079).  Như  vậy  ngoài  sự  suy  giảm  nồng  độ  testosterone  ở  bệnh  nhân  đái  tháo  đường,  kết  quả  nghiên  cứu  còn  cho  thấy  có  sự  suy  giảm  testosterone ở nhóm những người có RLĐHLĐ  so với nhóm không mắc đái tháo đường (4,33 ±  1,49 ng/mL so với 5,35 ± 1,79 ng/mL). Điều này  phù  hợp  với  ghi  nhận  giảm  thấp  nồng  độ  testosterone góp phần làm rối loạn đường huyết  lúc đói và sự phát triển của ĐTĐ type 2(3,2,4).  Qua  nghiên  cứu  trên,  nhận  thấy  việc  định  lượng nồng độ  testosterone  trong máu cũng có  vai trò góp phần phát hiện sớm sự thiếu hụt của  hormon này. Vì vậy có thể tầm soát bổ sung kịp  thời  sự  thiếu  hụt  testosterone  để  có  thể  giúp  ngăn ngừa sự phát triển của tiền đái tháo đường  và đái tháo đường, để góp phầm làm cuộc sống  tươi đẹp hơn.  KẾT LUẬN  Nồng  độ  trung  bình  của  testosterone  ở  nhóm bệnh nhân  đái  tháo  đường  thấp hơn  so  với nhóm không mắc đái tháo đường.  Nồng  độ  trung  bình  của  testosterone  ở  nhóm  bệnh  nhân  có  rối  loạn  đường  huyết  lúc  đói  thấp hơn so với nhóm không mắc đái  tháo  đường.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Dhindsa S, Miller MG, McWhirter CL, Mager DE, Ghanim H,  Chaudhuri A, Dandona P (2010). Testosterone concentrations  in  diabetic  and  non‐diabetic  obese  men  Diabetes  Care,  Jun;33(6):1186‐92.  2. Nguyễn Xuân Hiệp, Nguyễn Văn Quýnh (2005). Nghiên cứu  sự thay đổi nồng độ testosterone ở bệnh nhân đái tháo đường  týp 2. Luận văn Thạc sỹ Y học. Học viện Quân y..  3. Rhoden  E,  Ribeiro  EP  (2005),  Teloken  C  and  Souto  CAV.  Diabetes mellitus  is associated with subnormal serum  levels  of free testosterone in men. BJU Int. 2005 Oct; 96(6):867‐70.  4. Saad F. (2009) The role of testosterone in type 2 diabetes and  metabolic syndrome  in men.  J Steroid Biochem Mol Biol. 2009  Nov;53(8):901‐7.  Ngày nhận bài báo              01‐7‐2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:  05‐7‐2013  Ngày bài báo được đăng:  01‐8‐2013 
Tài liệu liên quan