Trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thủy sản có mục đích chính là sản xuất hàng hóa, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.
Kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển trên cơ sở kinh tế hộ nhưng ở qui mô lớn hơn, được đầu tư nhiều hơn về cả vốn và kỹ thuật, có thể thuê mướn nhân công để sản xuất ra một hoặc vài loại sản phẩm hàng hóa từ nông nghiệp với khối lượng lớn cho thị trường.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh miền Trung, địa hình chủ yếu là núi non, gò đồi, đầm phá. Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của Tỉnh nói chung có sự phát triển khởi sắc, trong đó, kinh tế trang trại đã và đang từng bước khẳng định vai trò vị trí của nó trong nền nông nghiệp của Tỉnh. Các loại hình trang trại ở Thừa Thiên Huế chủ yếu là các trang trại nuôi tôm, trồng rừng, nông lâm kết hợp, chăn nuôi, trồng trọt và trang trại kinh doanh tổng hợp. Tuy nhiên, kinh tế trang trại ở Thừa Thiên Huế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Bên cạnh một số trang trại đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, còn một bộ phận rất lớn các trang trại còn lúng túng trong việc tổ chức sản xuất, áp dụng KHKT, định hướng đầu tư cho sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường Có thể nói, kinh tế trang trại ở Thừa Thiên Huế vẫn mang tính tự phát, chưa phát huy hết tiềm năng của nó.
8 trang |
Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát qui mô trang trại ở Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 28, 2005
KHẢO SÁT QUI MÔ TRANG TRẠI Ở THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Khắc Hoàn, Lê Thị Kim Liên
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thủy sản có mục đích chính là sản xuất hàng hóa, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.
Kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển trên cơ sở kinh tế hộ nhưng ở qui mô lớn hơn, được đầu tư nhiều hơn về cả vốn và kỹ thuật, có thể thuê mướn nhân công để sản xuất ra một hoặc vài loại sản phẩm hàng hóa từ nông nghiệp với khối lượng lớn cho thị trường.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh miền Trung, địa hình chủ yếu là núi non, gò đồi, đầm phá. Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của Tỉnh nói chung có sự phát triển khởi sắc, trong đó, kinh tế trang trại đã và đang từng bước khẳng định vai trò vị trí của nó trong nền nông nghiệp của Tỉnh. Các loại hình trang trại ở Thừa Thiên Huế chủ yếu là các trang trại nuôi tôm, trồng rừng, nông lâm kết hợp, chăn nuôi, trồng trọt và trang trại kinh doanh tổng hợp. Tuy nhiên, kinh tế trang trại ở Thừa Thiên Huế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Bên cạnh một số trang trại đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, còn một bộ phận rất lớn các trang trại còn lúng túng trong việc tổ chức sản xuất, áp dụng KHKT, định hướng đầu tư cho sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường Có thể nói, kinh tế trang trại ở Thừa Thiên Huế vẫn mang tính tự phát, chưa phát huy hết tiềm năng của nó.
Những vấn đề đặt ra cho sự phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay là:
1. Các loại hình trang trại phát triển một cách tự phát, kinh tế trang trại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
2. Những điều kiện kinh tế và pháp lý cho sự tồn tại và phát triển kinh tế trang trại còn nhiều bất cập. Qui mô đất đai, lao động, vốn đầu tư, kiến thức khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý của các chủ trang trại còn rất hạn chế.
3. Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chất lượng sản phẩm thấp, khả năng cạnh tranh không cao.
4. Hiệu quả kinh tế, thu nhập của các trang trại thấp. Việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên chưa hiệu quả, thiếu bền vững.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung nghiên cứu qui mô trang trại của Tỉnh, một yếu tố thể hiện trình độ tập trung và chuyên môn hóa sản xuất trong các trang trại, một điều kiện quan trọng để nâng cao trình độ sản xuất hàng hóa như là một đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình chung về trang trại của tỉnh Thừa Thiên Huế:
Trong khoảng thời gian từ sau năm 1999 đến nay, trang trại của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển đáng kể, nhất là sự phát triển nhanh về số lượng các trang trại. Cùng với chủ trương khuyến khích phát triển trang trại của Nhà nước, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã có những chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển nhiều hơn các loại hình kinh tế trang trại. Trong khoảng thời gian ngắn bốn năm, số lượng trang trại của tỉnh tăng lên rất nhanh. Cuối năm 1999 đầu năm 2000 mới chỉ có 149 trang trại, đến năm 2003 đã là 341 trang trại với số trang trại tăng lên là 192 trang trại. Như vậy, năm 2003 số lượng trang trại đã tăng gấp 2,28 lần so với năm 2000. Đây là một bước tăng nhảy vọt về mặt số lượng. Về cơ bản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có sáu loại hình trang trại cơ bản là trang trại trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng cây lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh tổng hợp.
Về cơ cấu trang trại, trang trại thủy sản chiếm tỷ trọng lớn, kế đến là trang trại trồng cây lâu năm và trồng cây hàng năm. Đặc biệt, năm 2000 và 2001 trang trại thủy sản chiếm gần 50%. Điều này thể hiện lợi thế về điều kiện tự nhiên của Thừa Thiên Huế với vùng đầm phá và cát ven biển rộng lớn, có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình nuôi trồng thủy sản.
Qui mô trang trại:
Nghiên cứu thực trạng kinh tế trang trại ở tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi tiến hành khảo sát 120 trang trại trong tổng số 341 trang trại của Tỉnh. Kết quả điều tra được tổng hợp và phân tổ theo các tiêu thức khác nhau.
2.2.1. Qui mô trang trại phân theo lao động:
Các trang trại có qui mô từ 6 - 10 lao động chiếm tỷ trọng tới 50% tổng số trang trại điều tra. Các trang trại có trên 10 lao động chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Nhìn chung các trang trại ở Thừa Thiên Huế có qui mô lao động không cao, chủ yếu là từ 5- 10 lao động bình quân một trang trại. Các trang trại thu hút nhiều lao động nhất là các trang trại nuôi trồng thủy sản tiếp đến là các trang trại trồng cây lâu năm và trang trại kinh doanh tổng hợp. Các trang trại trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp có qui mô lao động nhỏ.
Bảng 2: Qui mô trang trại phân theo lao động
ĐVT: Trang trại
Lao động (LĐ)
Loại trang trại
1-5
6-10
11-20
21-50
> 51
Tổng
Cây hàng năm
Cây lâu năm
Cây lâm nghiệp
Chăn nuôi
Nuôi trồng thuỷ sản
Kinh doanh tổng hợp
8
14
0
10
5
9
3
8
2
4
35
8
1
2
6
1
3
0
0
0
0
0
1
0
0
0
0
0
0
0
12
24
8
15
44
17
Tổng cộng
46
60
13
1
0
120
Tỷ lệ (%)
38,3
50
10,8
0,9
0,0
100
Nguồn: Số liệu điều tra 2004
2.2. 2.Qui mô trang trại phân theo đất đai:
Các trang trại có qui mô diện tích nhỏ dưới 3 ha chiếm tỷ lệ khá cao ( 44,16%). Ở đây chủ yếu là do các trang trại nuôi trồng thủy sản có qui mô diện tích nhỏ nhưng số lượng trang trại loại này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số trang trại được điều tra. Các trang trại có qui mô vừa từ trên 3 ha đến dưới 10 ha chiếm tỷ trọng tương đối lớn gần 40%. Các trang trại có qui mô đất đai lớn trên 10 ha chiếm tỷ trọng rất nhỏ, loại trang trại này chủ yếu là trang trại trồng cây lâm nghiệp và trang trại kinh doanh tổng hợp.
Bảng 3: Qui mô trang trại theo đất đai
ĐVT: Trang trại
Diện tích (ha)
Trang trại
£ 3
3- 5
5 - 10
10 – 20
>20
Tổng
1. Cây hàng năm
2. Cây lâu năm
3. Cây lâm nghiệp
4. Chăn nuôi
5. Nuôi trồng thuỷ sản
6. Kinh doanh tổng hợp
0
2
0
12
38
1
3
16
0
2
4
3
8
4
0
1
2
4
1
2
3
0
0
8
0
0
5
0
0
1
12
24
8
15
44
17
Tổng cộng
53
28
19
14
6
120
Tỷ lệ (%)
44,16
23,34
15,83
11,67
5,00
100
Nguồn: Số liệu điều tra 2004
2. 3. Qui mô trang trại phân theo vốn kinh doanh:
Qui mô vốn kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các trang trại. Số liệu điều tra cho thấy, các trang trại có qui mô vốn trên 100 triệu chiếm đến 46,67%. Trong khi đó, các trang trại có số vốn dưới 30 triệu chiếm tỷ trọng nhỏ. Loại hình trang trại có qui mô vốn lớn là các trang trại nuôi trồng thủy sản, kế đến là các trang trại kinh doanh tổng hợp. Các trang trại trồng cây lâu năm cũng có qui mô vốn khá lớn (70 triệu đến 100 triệu). Các trang trại có qui mô vốn nhỏ là các trang trại trồng cây hàng năm và các trang trại chăn nuôi.
Bảng 4: Qui mô trang trại phân theo vốn kinh doanh
ĐVT:Trang trại
Vốn (triệu dồng)
Loại trang trại
£ 10
10 – 30
30 – 50
50 – 70
70 – 100
> 100
Tổng
1. Cây hàng năm
2. Cây lâu năm
3. Cây lâm nghiệp
4. Chăn nuôi
5. Nuôi trồng thuỷ sản
6. Kinh doanh tổng hợp
1
0
0
1
0
0
2
2
0
2
0
1
2
1
2
1
1
6
5
1
2
2
1
2
13
2
2
9
3
0
2
4
6
32
12
12
24
8
15
44
17
Tổng
2
6
8
17
31
56
120
Tỷ lệ (%)
1,66
5,00
6,67
14,16
25,83
46,67
100
Nguồn: Số liệu điều tra 2004
2. 4. Qui mô trang trại phân theo tổng thu:
Tổng thu của trang trại là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá qui mô các trang trại. Tổng thu thể hiện kết quả của sự kết hợp có hiệu quả các yếu tố đất đai, lao động và vốn kinh doanh.
Kết quả tính toán ở bảng 5 cho thấy các trang trại có qui mô tổng thu từ 100 đến 200 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất 33,3%. Các trang trại có tổng thu trên 200 triệu chiếm tỷ trọng 24,2%. Trong khi đó, các trang trại có qui mô tổng thu dưới 50 triệu chiếm tỷ trọng nhỏ. Loại hình trang trại có qui mô tổng thu cao là trang trại nuôi trồng thủy sản, kế đến là các trang trại kinh doanh tổng hợp, trang trại chăn nuôi. Các trang trại trồng cây lâu năm có qui mô tổng thu ở mức trung bình tương đương khoảng 50 đến 100 triệu. Các trang trại trồng cây hàng năm có tổng thu nhỏ nhất (30 đến dưới 50 triệu) trong một năm.
Bảng 5: Qui mô trang trại phân theo tổng thu của trang trại
ĐVT: Trang trại
Thu nhập (triệu đồng)
Loại trang trại
< 30
30 - 50
50 -100
100 - 200
≥ 200
Tổng
1. Cây hàng năm
2. Cây lâu năm
3. Cây lâm nghiệp
4 Chăn nuôi
5. Nuôi trồng thuỷ sản
6. Kinh doanh tổng hợp
2
1
0
0
0
1
7
5
0
3
1
2
2
15
3
2
3
4
1
3
4
8
16
8
0
0
1
2
24
2
12
24
8
15
44
17
Tổng cộng
4
18
29
40
29
120
Tỷ lệ (%)
3,3
15,0
24,2
33,3
24,2
100
Nguồn: Số liệu điều tra 2004
Quy mô đất đai, lao động, vốn đầu tư của các trang trại chưa lớn, dựa vào vốn gia đình là chính. Tiếp tục mở rộng quy mô kết hợp với đầu tư theo chiều sâu là hướng đi thích hợp cho các trang trại trong những năm tới. Các trang trại trồng cây hàng năm, cây lâu năm sản xuất còn manh mún, đầu tư dàn trải, năng suất thấp, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định. Các sản phẩm của các loại hình trang trại đang được bán dưới dạng sản phẩm thô, giá trị thấp.
KẾT LUẬN
1. Mặc dù mới xuất hiện trong mấy năm gần đây nhưng kinh tế trang trại ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển đáng kể cả về số lượng, quy mô và loại hình sản xuất tại hầu hết các địa phương với những kết quả và hiệu quả to lớn về nhiều mặt, góp phần tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa cho xã hội, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương.
Qui mô trang trại khá đa dạng và tùy theo từng loại hình trang trại khác nhau. Nhìn chung, qui mô trang trại của Tỉnh là không lớn, trong đó qui mô về diện tích, lao động và vốn đầu tư còn rất khiêm tốn. Kết quả kinh doanh của các trang trại thể hiện ở qui mô về tổng thu bình quân một trang trại là không quá thấp, trong đó có những loại hình trang trại có doanh thu cao như các trang trại về thủy sản.
3. Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế trang trại ở tỉnh Thừa Thiên Huế đang đứng trước nhiều vấn đề cần giải quyết. Đa số các trang trại được hình thành tự phát, thiếu định hướng rõ ràng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật thô sơ, thiếu vốn, trình độ dân trí, văn hóa, chuyên môn, quản lý của đội ngũ các chủ trang trại còn thấp, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Thị trường và giá cả đầu vào, đầu ra thiếu ổn định, gặp khó khăn trong tiêu thụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Vật giá Chính phủ. Tư liệu về kinh tế trang trại, NXB Thành phố Hồ Chí Minh (2000).
Bộ môn Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Kinh tế phát triển, NXB Thống kê (1999).
Các văn bản pháp luật về kinh tế trang trại, NXB Chính trị Quốc gia (2001)
Phạm Vân Đình, Đỗ Kim chung. Kinh tế Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp (1997)
Trần Đức. Kinh tế trang trại sức mạnh của nền nông nghiệp Pháp. NXB Thống kê Hà Nội (1997)
Nguyễn Đình Hương. Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia (2000)
Nghị quyết 03/2000/NQCP về kinh tế trang trại, Hà Nội (2000)
Niên giám thống kê, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2003, 2004)
Tổng cục Thống kê, Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2001, NXB Thống kê (2003)
Văn bản pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn, NXB Chính trị Quốc Gia (2000).
TÓM TẮT
Kinh tế trang trại đã và đang là một loại hình kinh tế nông nghiệp quan trọng trong nền nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại của Tỉnh có những bước phát triển nhanh chóng cả về số lượng, qui mô và hiệu quả kinh doanh. Nhìn chung qui mô trang trại của Tỉnh không lớn, một mặt do sự hạn chế về khả năng đầu tư của các chủ trang trại, một mặt do loại hình kinh doanh. Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại thể hiện ở chỉ tiêu tổng doanh thu, đồng thời cũng là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh qui mô của trang trại. Nhìn chung qui mô về tổng thu của các trang trại là không nhỏ, đặc biệt các trang trại nuôi trồng thủy sản với qui mô diện tích không lớn nhưng có qui mô tổng thu là cao nhất. Đây là loại hình trang trại khá phổ biến ở Thừa Thiên Huế và có nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai.
A SURVEY OF THE PRODUCTION SCALE
OF THE FARMS IN THUA THIEN HUE
Nguyen Khac Hoan, Le Thi Kim Lien
College of Economics, Hue University
SUMMARY
Farming economy is an important agricultural economic model in Thua Thien Hue. In the recent years, this type of economy has quickly developed in quantity, scale as well as in operation. In general, the farming in the province is done on a small scale because of the limited investment by the farm owners and also of the business model. The farms’gross ouput is an integrated indicator that reflects their production scale. In fact, the gross ouput of the farms has increased, especially that of the aquacultural farms, whose land square is small but productivity is high. This type of economy is popular in Thua Thien Hue and will be better developed in the future.