Lipid trong cơ thể sinh vật gồm các dạng sau đây: Triglycerid (TG), phospholipid, cholesterol (CT) và một số chất khác ít quan trọng hơn [2].
Lipid của tế bào: Lipid trong tế bào gồm hai thành phần chính, lipid cấu trúc (là thành phần của màng tế bào và các phần khác trong tế bào) và mỡ trung tính được dự trữ trong các tế bào mỡ. Khi nhịn đói cơ thể sẽ huy động mỡ dự trữ nhưng vẫn duy trì các lipid cấu trúc.
46 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3708 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát rối loạn chuyển hóa lipid lipoprotein và dấu ấn tiêu xương ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2
TỔNG QUAN
TÀI LIỆU
Chương 2: Tổng quan tài liệu 4
Khảo sát rối loạn chuyển hóa lipid, lipoprotein và dấu ấn tiêu xương ở phụ nữ
2.1. Rối loạn chuyển hóa lipid và lipoprotein
2.1.1. Chuyển hóa lipid và lipoprotein
2.1.1.1. Các thành phần lipid máu
Lipid trong cơ thể sinh vật gồm các dạng sau đây: Triglycerid (TG),
phospholipid, cholesterol (CT) và một số chất khác ít quan trọng hơn [2].
Lipid của tế bào: Lipid trong tế bào gồm hai thành phần chính, lipid cấu
trúc (là thành phần của màng tế bào và các phần khác trong tế bào) và mỡ trung
tính được dự trữ trong các tế bào mỡ. Khi nhịn đói cơ thể sẽ huy động mỡ dự trữ
nhưng vẫn duy trì các lipid cấu trúc.
Lipid trong huyết tương: Các lipid trong huyết tương không lưu thông dưới
dạng tự do. Acid béo tự do (do sự thuỷ phân TG trong mô mỡ) gắn kết với
albumin; còn CT,TG và phospholipid được chuyên chở dưới hình thức các tiểu
phân lipoprotein (LP).
* Triglycerid :
TG huyết tương được tái tổng hợp chủ yếu tại ống tiêu hoá và sinh tổng
hợp tại gan, sau đó đi vào máu dưới dạng lipoprotein.
TG tạo năng lượng sẵn sàng cho cơ thể sử dụng, qua tác dụng của men
lipoprotein lipase (LPL).
Acid béo tự do từ phản ứng thuỷ phân TG sẽ được tế bào bắt giữ, hoặc để
dự trữ tại mô mỡ, hoặc oxy hoá tại cơ. Như vậy tăng TG máu có thể là hậu quả
của tổng hợp TG quá mức hoặc giảm thoái biến TG hoặc cả hai.
* Phospholipid :
Phospholipid là thành phần của màng tế bào, có thành phần hoá học gồm
một hay nhiều acid béo, một gốc acid phosphoric và một base nitrogen.
Có ba loại phospholipid chính là lecithin, cephalin, sphingomyelin.
tiền mãn kinh và mãn kinh
Chương 2: Tổng quan tài liệu 5
Khảo sát rối loạn chuyển hóa lipid, lipoprotein và dấu ấn tiêu xương ở phụ nữ
Phospholipid được tổng hợp tại gan và tế bào ruột. Phospho từ thức ăn
không được hấp thu mà bị phospholipase trong dịch tiêu hoá ruột thuỷ phân cho
ra lypophosphatid và acid béo.
*Cholesterol :
Khác hẳn cấu trúc của một số dạng lipid chính của cơ thể như TG và
phospholipid, cholesterol có cấu trúc nhân vòng steroid (Hình 2.1), nhóm ở vị trí
thứ 3 có thể tự do hoặc kết hợp với một gốc acid béo, vì vậy có 2 loại cholesterol
là cholesterol tự do và cholesterol ester hoá [37].
Hình 2.1: Công thức cấu tạo của Cholesterol
Chức năng của cholesterol: cholesterol là thành phần cần thiết của màng
tế bào, cần thiết cho sự vận chuyển qua màng của các LP trong huyết thanh, cần
thiết cho sự vận chuyển TG. Cholesterol là tiền chất của acid mật, các steroid
thượng thận và các hormone sinh dục.
Cholesterol không thể vận chuyển tự do trong huyết tương vì là chất không
tan trong nước [2], [11], [32] cho nên nó phải vận chuyển trong những phức hợp
với protein gọi là lipoprorein. Protein trong thành phần của LP được gọi là
apoprotein.
tiền mãn kinh và mãn kinh
Chương 2: Tổng quan tài liệu 6
Khảo sát rối loạn chuyển hóa lipid, lipoprotein và dấu ấn tiêu xương ở phụ nữ
Phân loại bằng phương pháp điện di :
- Từ cực âm sang cực dương, chúng ta có :
+ Chylomicron.
+ β lipoprotein tương ứng với LDL.
+ Pre β lipoprotein tương ứng với VLDL.
+ α lipoprotein tương ứng với HDL.
Hình 2.2: Điện di lipoprotein [17]
Ngoài các thành phần trên, người ta phát hiện thêm Lipoprotein (a),
lipoprotein này do gan tổng hợp với số ít có cấu trúc tương tự như LDL nhưng có
thêm một protein gắn vào ApoB100 gọi là Apo(a). Apo(a) là một lycoprotein có
phân tử lượng cao, có cấu trúc rất giống plasminogen và có thể gắn với fibrin
ngăn sự ly giải fibrin, khởi đầu cho quá trình tạo mãng xơ vữa từ fibrin đọng ở
các vị trí tổn thương mạch máu và tạo điều kiện cho tắc mạch. Theo nghiên cứu
hiện nay Lp(a) có thể là YTNC độc lập của bệnh ĐMV, nếu nồng độ > 25-
30mg/d [8], [13].
tiền mãn kinh và mãn kinh
Chương 2: Tổng quan tài liệu 7
Khảo sát rối loạn chuyển hóa lipid, lipoprotein và dấu ấn tiêu xương ở phụ nữ
Bảng 2.1: Thành phần và tính chất của lipoprotein [17]
Thành phần
và tính chất
Chylomicron VLDL LDL HDL
Tỷ trọng
Hệ số nổi: Sf (1,063)
Kích thước (nm)
Thành phần %:
+ Protein
+Triglycerides
+ Cholesterol
+ Phospholipdes
0,93-0,94
>400
>120
0,5-2
84-87
5-7
4-7
0,9-1,006
20-400
30-100
7-13
50-60
13-18
12-19
1,006-1,063
0-20
21-25
21-25
10-12
35-45
22-24
1,063-1,210
<0
7-15
45-55
3-7
17-22
27-30
2.1.1.2. Cấu trúc của lipoprotein
Lipoprotein là những tiểu phân hình cầu gồm phần lõi kỵ nước có chứa TG,
cholesterol ester không phân cực được bao quanh bởi lớp vỏ gồm phospholipid,
cholesterol tự do (không ester hóa) và apoprotein.
tiền mãn kinh và mãn kinh
Chương 2: Tổng quan tài liệu 8
Khảo sát rối loạn chuyển hóa lipid, lipoprotein và dấu ấn tiêu xương ở phụ nữ
Hình 2.3: Cấu trúc của lipoprotein [2]
Các Apolipoprotein
Apolipoprotein được viết tắt là Apoprotein. Các Apoprotein được đặt tên
theo chữ cái Latinh và chữ số kèm theo như ApoA1, ApoA2, ApoB48, ApoB100,
ApoCI, ApoE …
Apoprotein có các chức năng sau
+ Vận chuyển lipid.
+ Hoạt hóa hoặc ức chế một số ezym trong chuyển hóa lipoprotein như
ApoA1 hoạt hóa LCAT, ApoCIII ức chế LPL, …
+ Nhận diện các thụ thể trên bề mặt tế bào là lipoprotein được gắn kết thu
nạp vào tế bào và sau đó được chuyển hóa.
Apoprotein gắn kết không đồng hóa trị với lipid và nằm trên bề mặt của
hạt lipoprotein. Thành phần Apoprotein khác nhau tùy loại lipoprotein.
Ví dụ: LDL có ApoB100, HDL có ApoA1, ApoA2.
tiền mãn kinh và mãn kinh
Chương 2: Tổng quan tài liệu 9
Khảo sát rối loạn chuyển hóa lipid, lipoprotein và dấu ấn tiêu xương ở phụ nữ
2.1.1.3. Chuyển hóa lipid và lipoprotein [2], [13], [17]
Lipoprotein được chuyển hóa theo 2 con đường: ngoại sinh và nội sinh.
Hình 2.4: Chuyển hóa lipoprotein qua đường nội sinh và ngoại sinh [12]
* Đường ngoại sinh
Chylomicron (CM)
Chylomicron được hình thành từ ruột non chứa nhiều TG có nguồn gốc thức
ăn. CM được hấp thu qua niêm mạc ruột vào mạch bạch huyết rồi vào ống ngực
trước khi vào hệ thống tuần hoàn.
tiền mãn kinh và mãn kinh
Chương 2: Tổng quan tài liệu 10
Khảo sát rối loạn chuyển hóa lipid, lipoprotein và dấu ấn tiêu xương ở phụ nữ
- Trong máu, dưới tác dụng của men LPL, 70-80% TG trong nhân của CM
được thủy phân. Chính sự thủy phân này đã phóng thích acid béo tự do cho mô
sử dụng.
- CM sau khi bị thủy phân TG gọi là CM tàn dư (Remnant) có thành phần
cholesteryl ester cao hơn TG. CM tàn dư được TB gan nhận dạng giữ lại (qua thụ
thể CM tàn dư) và thoái hóa trong TB gan. Quá trình chuyển hóa CM kéo dài 8-
10 giờ (lấy máu XN lúc đói, cách bữa ăn cuối cùng 12 giờ, sẽ không có CM
trong huyết tương).
CM và CM tàn dư chuyên chở lipid trong khẩu phần ăn từ ruột. Đây là
đường chuyển hóa ngoại sinh.
* Đường nội sinh
Các lipoprotein: VLDL, IDL, LDL và HDL được chuyển hóa theo con
đường nội sinh và thông qua con đường này các lipoprotein làm nhiệm vụ vận
chuyển cholesterol theo những con đường trái ngược nhau:
- VLDL, IDL và LDL vận chuyển cholesterol từ gan tới các TB ngoại biên.
- Ngược lại HDL có nhiệm vụ vận chuyển lượng cholesterol từ TB ngoại
biên về gan để gan oxy hoá và đào thải ra ngoài theo đường mật.
Chuyển hóa VLDL
VLDL được tổng hợp ở gan.
Nhân VLDL chứa chủ yếu là TG, vỏ ngoài của VLDL gồm có
phospholipids, cholesterol không ester và ApoB100.
Gan phóng thích VLDL vào huyết tương. Trong huyết tương, dưới tác dụng
của men LPL (ở nội mạc mao mạch), thành phần TG trong VLDL được thuỷ
phân. Sự thủy phân này xảy ra từ từ làm cho VLDL nhỏ dần và đặc dần lại.
Phần tàn dư của VLDL gọi là IDL .
tiền mãn kinh và mãn kinh
Chương 2: Tổng quan tài liệu 11
Khảo sát rối loạn chuyển hóa lipid, lipoprotein và dấu ấn tiêu xương ở phụ nữ
Chuyển hóa IDL
Chuyển hóa của IDL cũng giống như CM tàn dư, một phần bị bắt giữ ở gan,
phần IDL còn lại tiếp tục bị thủy phân bởi LPL chuyển thành LDL.
Như vậy, lượng LDL trong huyết tương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự tổng
hợp và thoái giáng của VLDL .
Chuyển hóa LDL
- LDL được tạo ra từ sự chuyển hóa của IDL.
- IDL bị lấy đi nhiều TG trong nhân, nhiều protein bề mặt và nhận thêm
cholesterol ester để chuyển thành LDL. Vậy khi LDL được hình thành thì nhân
của nó chủ yếu là cholesterol ester trong khi nhân của VLDL và IDL chủ yếu là
TG và apoprotein B100 là protein bề mặt duy nhất còn lại từ các protein bề mặt
của VLDL..
- Chức năng chính của LDL là vận chuyển cholesterol đến gan và các tế
bào ngoài gan để tạo cấu trúc cơ thể và chuyển hóa. Mặc dù có kích thước nhỏ
nhưng nó chuyên chở vào khoảng 70% tổng lượng cholesterol trong huyết tương.
- Khoảng 80% LDL bị loại khỏi huyết tương qua thụ thể LDL ở tế bào gan
và ở tế bào ngoại biên (không phải tế bào gan).
+ Ở cơ thể người bình thường, LDL thoái giáng chủ yếu theo con đường
receptor nội bào. Con đường này được điều hòa trực tiếp bởi lượng cholesterol tự
do nội bào.
Khi cholesterol trong nội bào tăng, TB sẽ tự điều hòa theo 3 cơ chế :
(l) Ức chế HMG-CoA reductase, làm giảm cholesterol nội bào.
(2) Ức chế tổng hợp thụ thể LDL, làm giảm quá trình bắt giữ LDL và
giảm lượng cholesterol tự do nhập TB.
(3) Kích thích quá trình tạo cholesterol ester nhờ enzym ACAT.
tiền mãn kinh và mãn kinh
Chương 2: Tổng quan tài liệu 12
Khảo sát rối loạn chuyển hóa lipid, lipoprotein và dấu ấn tiêu xương ở phụ nữ
Khi lượng cholesterol dự trữ bị cạn, cơ chế ức chế ngược sẽ mất đi và tế
bào bắt đầu tạo ra thụ thể LDL mới (để tăng thu nhận LDL) và tiếp tục sinh tổng
hợp cholesterol nội bào.
Hình 2.5: Chuyển hóa LDL bằng con đường thụ thể LDL [2]
Tuy nhiên có một số LDL bị biến đổi dưới tác nhân hóa học trong máu.
Những tác nhân này tác động trên lớp vỏ LDL, làm lớp apo bị biến đổi
khiến cho các thụ thể LDL (ở tế bào gan và các tế bào có nhân khác) không
nhận dạng được, nên tiếp tục đi lơ lửng trong máu và lại tiếp tục bị biến đổi.
LDL càng bị biến đổi thì càng trở nên xa lạ và cuối cùng bị TB thực bào nuốt.
TB thực bào cũng có thụ thể nhận dạng LDL biến dạng nhưng không điều hòa
được. Vì vậy TB thực bào nuốt LDL liên tục. TB thực bào này len lõi vào nội
mạc mạch máu để bắt đầu tiến trình XVĐM. Ở người bình thường chỉ có 10%
LDL thoái giáng theo con đường này.
+ Ở người bệnh, trong trường hợp LDL bị thay đổi do tác động của gốc tự
do (peroxy hóa,đường hóa) làm tăng thoái giáng LDL theo con đường thực bào
và do đó nguy cơ XVĐM cũng tăng.
tiền mãn kinh và mãn kinh
Chương 2: Tổng quan tài liệu 13
Khảo sát rối loạn chuyển hóa lipid, lipoprotein và dấu ấn tiêu xương ở phụ nữ
Một số bệnh di truyền như thiếu thụ thể LDL, dẫn đến LDL tích tụ nhiều
trong máu, LDL đi lang thang trong máu nên dễ bị oxy hóa và bị TB thực bào
nuốt, từ đó khởi đầu cho quá trình XVĐM.
Chuyển hóa HDL (Sự vận chuyển ngược cholesterol)
Thành phần cholesterol trong tế bào cũng được điều hoà một phần bởi hệ
thống vận chuyển ngược. Apoprotein chủ yếu của HDL là ApoA-I được tổng hợp
tại gan và ruột non. Các HDL mới được tổng hợp này sẽ tương tác với các tế bào
ngoại biên để lấy đi CT tự do dư thừa ở màng tế bào, ở các tế bào chết và
cholesterol được phóng thích từ các tế bào tái sinh. Cholesterol này, dưới tác
dụng của men LCAT, sẽ được ester hoá thành cholesterol - ester bằng cách
chuyển các acid béo từ phospholipid tới gắn vào nhóm OH của cholesterol [53].
Quá trình này xảy ra ở trong những đĩa HDL mới được hình thành để tạo ra
đĩa HDL có hình cầu lớn hơn gọi là HDL3. HDL3 tiếp tục bị men LCAT chuyển
hoá tích tụ thêm cholesterol - ester để thành phân tử HDL2.
tiền mãn kinh và mãn kinh
Chương 2: Tổng quan tài liệu 14
Khảo sát rối loạn chuyển hóa lipid, lipoprotein và dấu ấn tiêu xương ở phụ nữ
Hình 2.6: Vận chuyển ngược Cholesterol
HDL2 có thể chuyển chọn lọc các cholesterol - ester của nó cho gan hoặc
cho các LP có thành phần Apo B100 dưới tác dụng của CETP. Gan thu nhận
LDL nên các cholesterol - ester này cuối cùng cũng trở về gan. Ngoài ra HDL2
có thể bị thuỷ phân thành HDL3 dưới tác dụng của HL. Tại gan, cholesterol -
ester có nguồn gốc từ HDL2 hoặc LDL đều tập trung vào hồ chứa cholesterol
của gan để dùng cho việc tổng hợp acid mật. Cuối cùng CT được bài tiết ra khỏi
cơ thể dưới dạng acid mật hay dạng cholesterol tự do trong mật.
2.1.2. Rối loạn chuyển hóa lipid và lipoprotein
2.1.2.1. Định nghĩa rối loạn chuyển hóa lipid và lipoprotein [26],[30],
[42]
tiền mãn kinh và mãn kinh
Chương 2: Tổng quan tài liệu 15
Khảo sát rối loạn chuyển hóa lipid, lipoprotein và dấu ấn tiêu xương ở phụ nữ
Không bệnh ĐMV
Mong muốn Giới hạn Cao
- Cholesterol TP 240mg/dl
- Triglycerid 200 mg/dl
- LDL-Cholesterol 160mg/dl
- HDL-Cholesterol > 40 mg/dl ( 60mg/dl là cao)
- Đo CT, TG, HDL-C và LDL-C có thể giúp biện luận rối loạn chuyển hóa
lipid trong đa số trường hợp.
- Thông thường, người ta chỉ XN CT, TG và HDL-C, từ đó tính ra LDL-C
theo công thức của Friedwald :
LDL-C (mmol/l) = CT - HDL-C - TG/ 2,2.
Hoặc LDL-C (mg/dl) = CT - HDL-C - TG/ 5.
TG/ 5 = Cholesterol của VLDL.
Công thức nầy chỉ áp dụng được nếu TG < 4,5mmol/ 1 hoặc < 400mg/dl.
Bảng 2.2: Phân loại Cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C
và Triglycerid theo NCEP-ATP III
Lipid máu (mg/dl) Phân loại
Cholesterol toàn phần:
<200
200-239
> 240
- Mong muốn
- Giới hạn cao
- Cao
LDL-C:
<100
100-129
130-159
- Tối ưu
- Gần tối ưu
- Giới hạn cao
tiền mãn kinh và mãn kinh
Chương 2: Tổng quan tài liệu 16
Khảo sát rối loạn chuyển hóa lipid, lipoprotein và dấu ấn tiêu xương ở phụ nữ
160-189
>190
- Cao
- Rất cao
HDL-C
<40
>60
- Thấp
- Cao
Triglycerid :
<150
150 -199
200 – 499
500
- Bình thường
- Giới hạn cao
- Cao
- Rất cao
2.1.2.2. Phân loại rối loạn lipid máu
Bảng 2.3: Phân loại rối loạn chuyển hóa lipid kiểu Fredrickson [13]
Lipid Type I Type
IIa
Type IIb Type III Type IV Type IIV
- CT
- CT
- Tăng
Lipoprotein
+
+++
Chylomicron
(CM)
++
BT
LDL
++
++
LDL
VLDL
+
++
-Tàn dư
VLDL
Tàn dư CM
BT/+
++
VLDL
+
+++
VLDL
CM và tàn
dư CM
Phân loại theo Degennes
- Tăng CT đơn thuần: CT > 200mg/dl và TG < 200mg/dl.
- Tăng TG đơn thuần CT 200mg/dl.
tiền mãn kinh và mãn kinh
Chương 2: Tổng quan tài liệu 17
Khảo sát rối loạn chuyển hóa lipid, lipoprotein và dấu ấn tiêu xương ở phụ nữ
- Tăng lipid máu hổn hợp: CT > 200mg/dl và TG > 200mg/dl.
Nhược điểm của cả hai phân loại này là không đề cập đến HDL-C thấp,
mặc dù HDL-C thấp thường đi kèm với TG tăng, nhưng cũng không ít trường
hợp HDL-C thấp đơn thuần, mà HDL-C thấp được nhiều công trình chứng minh
là YTNC độc lập của bệnh ĐMV.
2.1.2.3 Vai trò của rối loạn lipid và lipoprotein trong XVĐM [2], [13],
[17], [20]
* Tăng TG
Lipoprotein chuyên chở TG bao gồm: Chylomicron ( CM ) và VLDL. Tuy
nhiên tăng CM nguyên phát thì ít bị XVĐM, ngược lại tăng VLDL nhất là VLDL
tàn dư có khả năng gây XVĐM cao.
Theo các nghiên cứu trước đây thì tăng TG yếu tố nguy cơ kết hợp đối với
bệnh ĐMV. Nghiên cứu PROCAM trên 1000 người trên 6 năm cho thấy tỷ lệ
bệnh ĐMV tăng gấp đôi khi có sự kết hợp tàng TG với tỷ số LDL-C / HDL-C >
5 so với chỉ có tỷ số LDL-C / HDL-C > 5.
Tuy nhiên trong những nghiên cứu gần đây (kể từ năm 1995) lại cho biết
tăng TG là một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh ĐMV.
* Tăng LDL
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng trong các loại cholesterol thì loại
cholesterol được mang trong LDL là loại sinh ra XVĐM nhiều nhất.
Dựa vào các nghiên cứu dịch tể học, giải phẫu bệnh và chụp động mạch
vành vai trò của LDL trong sinh bệnh học và tiến triển của XVĐM giờ đây đã
sáng tỏ.
Tác dụng gây XVĐM của LDL, chủ yếu do :
+ LDL nhỏ đậm đặc.
+ LDL oxy hóa.
tiền mãn kinh và mãn kinh
Chương 2: Tổng quan tài liệu 18
Khảo sát rối loạn chuyển hóa lipid, lipoprotein và dấu ấn tiêu xương ở phụ nữ
+ Những thụ thể LDL ở TB gan và các TB có nhân khác.
Khi thụ thể LDL giảm thì sự dị hoá LDL sẽ giảm, dẫn đến lăng LDL trong
máu : Nguy cơ gây XVĐM khi nồng độ LDL-C từ 100mg/dl trở lên.
* Giảm HDL
HDL cao là yếu tố bảo vệ tim thiên nhiên thông qua các cơ chế :
- Duy trì chức năng nội mạc, làm chậm XVĐM.
- Giảm tiếp nhận LDL.
- Chống tạo huyết khối .
HDL bảo vệ tim cả khi tồn tại rất nhiều yếu tố nguy cơ.
* Tăng Lp (a)
Theo nghiên cứu hiện nay tăng Lp(a) là YTNC độc lập của bệnh ĐMV.
Tăng Lp(a) được tìm thấy ở 15-20% BN có bệnh ĐMV xảy ra sớm.
2.1.2.4. Sinh bệnh học của XVĐM
* Giả thuyết về cơ chế bệnh sinh của xơ vữa ĐM [13]
Hiện nay có 2 giả thuyết nổi bật về cơ chế bệnh sinh của XVĐM:
+ Giả thuyết thứ nhất: Lipid thặng dư trong máu dưới hình thức
lipoprotein thấm vào thành mạch, giả thuyết này có cơ sở dịch tể và có xác định
được một số lipoprotein sinh XVĐM.
+ Giả thuyết thứ hai: Nội mạc bị tổn thương sẽ biểu lộ bề mặt cho tiểu
cầu kết dính. Sau khi kết dính, tiểu cầu sẽ tiết ra yếu tố tăng trưởng dẫn xuất từ
tiểu cầu (PDGF), chất này sẽ kích thích sự tăng sinh và di chuyển của tế bào cơ
trơn. Đây là sang thương khởi đầu. Rào cản nội mạc không còn, lipoprotein sẽ
vào trong thành mạch.
Ngày nay người ta chấp nhận cả 2 giả thuyết, tuy nhiên các TB nội mạc
không cần phải bị mất đi cho mảng xơ vữa được thành lập, vì các lipoprotein
sinh xơ vữa có thể thấm qua lớp nội mạc còn nguyên vẹn để vào thành mạch.
tiền mãn kinh và mãn kinh
Chương 2: Tổng quan tài liệu 19
Khảo sát rối loạn chuyển hóa lipid, lipoprotein và dấu ấn tiêu xương ở phụ nữ
* Quá trình XVĐM [2][13]
Khởi đầu cho quá trình XVĐM là đơn bào dính vào TB nội mạc
Sự kết dính này có lẽ do tác động của LDL bị oxy hóa, các lipoprotein sinh
xơ vữa và có thể của cả cá