Đặt vấn đề: Theo báo cáo của tỉnh Phú Yên, người dân tại đây, nhất là những người sống tại huyện Đồng
Xuân, đang rất quan tâm và lo lắng cho tình trạng răng đen của họ, đã ảnh hưởng rất nhiều trong công việc và
trong giao tiếp. Đây cũng chính là huyện có sự hiện diện của các mạch chứa quặng và mỏ fluorite, trong đó xã
Xuân Lãnh là một trong những xã có mỏ quặng fluorite đang được khai thác.
Mục tiêu nghiên cứu: Bước đầu khảo sát sơ bộ tỷ lệ và mức độ trầm trọng của tình trạng răng nhiễm fluor
tại 2 xã của huyện Đồng Xuân ở trẻ 12 tuổi sống liên tục tại 2 xã này từ trước khi sinh đến nay. Từ đó làm cơ sở
để lập kế hoạch điều tra một cách toàn diện hơn về tình trạng răng nhiễm fluor của người dân sống trong môi
trường hoạt động của mỏ fluorite, nhằm đề xuất một biện pháp xử lý thích hợp để ngăn chận hiện tượng này cho
những thế hệ sau.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, khám đánh giá tỷ lệ và mức độ trầm trọng của tình trạng
răng nhiễm fluor cho học sinh lớp 6 (12 tuổi) đang theo học và đã sinh sống liên tục tại 2 xã Xuân Lãnh và Xuân
Phước huyện Đồng xuân, cùng những người dân sống liên tục tại xã Xuân Phước, theo 2 loại chỉ số: Dean và
TF. Nghiên cứu được thực hiện bởi 2 bác sĩ của bộ môn Nha khoa Công cộng, Khoa RHM, ĐHYD Tp.HCM vào
tháng 12 năm 2011.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sơ bộ tình hình răng nhiễm Fluor tại 2 xã có mỏ Fluorite của tỉnh Phú Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 94
KHẢO SÁT SƠ BỘ TÌNH HÌNH RĂNG NHIỄM FLUOR
TẠI 2 XÃ CÓ MỎ FLUORITE CỦA TỈNH PHÚ YÊN
Nguyễn Thị Thanh Hà*, Trần Thu Thủy*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Theo báo cáo của tỉnh Phú Yên, người dân tại đây, nhất là những người sống tại huyện Đồng
Xuân, đang rất quan tâm và lo lắng cho tình trạng răng đen của họ, đã ảnh hưởng rất nhiều trong công việc và
trong giao tiếp. Đây cũng chính là huyện có sự hiện diện của các mạch chứa quặng và mỏ fluorite, trong đó xã
Xuân Lãnh là một trong những xã có mỏ quặng fluorite đang được khai thác.
Mục tiêu nghiên cứu: Bước đầu khảo sát sơ bộ tỷ lệ và mức độ trầm trọng của tình trạng răng nhiễm fluor
tại 2 xã của huyện Đồng Xuân ở trẻ 12 tuổi sống liên tục tại 2 xã này từ trước khi sinh đến nay. Từ đó làm cơ sở
để lập kế hoạch điều tra một cách toàn diện hơn về tình trạng răng nhiễm fluor của người dân sống trong môi
trường hoạt động của mỏ fluorite, nhằm đề xuất một biện pháp xử lý thích hợp để ngăn chận hiện tượng này cho
những thế hệ sau.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, khám đánh giá tỷ lệ và mức độ trầm trọng của tình trạng
răng nhiễm fluor cho học sinh lớp 6 (12 tuổi) đang theo học và đã sinh sống liên tục tại 2 xã Xuân Lãnh và Xuân
Phước huyện Đồng xuân, cùng những người dân sống liên tục tại xã Xuân Phước, theo 2 loại chỉ số: Dean và
TF. Nghiên cứu được thực hiện bởi 2 bác sĩ của bộ môn Nha khoa Công cộng, Khoa RHM, ĐHYD Tp.HCM vào
tháng 12 năm 2011.
Kết quả nghiên cứu:
Xã n Tỷ lệ
NF(%)
FCI Đánh giá FCI Bình thường
(TF0)
Nhẹ
(TF1,2)
Trung bình
(TF3,4)
Nặng
(TF5-9)
Xuân Phước 35 80 1,5±1,20 Trung bình 38,31%
(303/791R)
38,18%
(302/791R)
17,19%
(136/791R)
6,32%
(50/791R)
Xuân Lãnh 26 84,6 1,5±1,16 Trung bình 27,23%
(162/595R)
46,55%
(277/595R)
25,38%
(151/595R)
0,84%
(5//595R)
P = 1,000.
100% người dân được khám có tình trạng răng nhiễm fluor ở mức độ 4 và 5 theo Dean, FCI= 3,6±0,51.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh và người dân ở cả hai xã đều có tỷ lệ và mức độ trầm trọng
của răng nhiễm fuor như nhau và rất cao. Điều này cho thấy tính cần thiết và cấp bách của việc điều tra nghiên
cứu chi tiết và tổng quát hơn về tình hình sức khỏe răng miệng cũng như yếu tố môi trường để đưa ra biện pháp
điều trị và phòng ngừa thích hợp giúp người dân có một hàm răng đẹp.
Từ khóa: Răng nhiễm fluor, chỉ số nhiễm F cộng đồng.
*Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên hệ: ThS Nguyễn Thị Thanh Hà ĐT: 0955597474 Email: nguyenthithanhha1964@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 95
ABSTRACT
PRELIMINARY SURVEY OF DENTAL FLUOROSIS IN 2 WARDS HAVING FLUORITE MINE IN PHU
YEN PROVINCE
Nguyen Thi Thanh Ha, Tran Thu Thuy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 94 - 101
Background: As reported by Phu Yen province, people, especially who live in Dong Xuan district, really
worry about their black teeth influencing their works and communications. This is also the district with the
presence of fluorite mines, and Xuan Lanh ward is one of the fluorite mine areas being exploited.
Objectives: To primarily evaluate the prevalence and the severity of dental fluorosis of children 12 year-old
living continuosly from prenatal to present in Xuan Lanh, Xuan Phuoc wards, Dong Xuan district. Based on
this results, a comprehensive and detailed plan of dental fluorosis of people living in the fluorite mine areas can be
established to propose an appropriate treatment method and prevention for this problem for future generations.
Methods: Cross-sectional method was used to evaluate the rate and severity of dental fluorosis on 6 grade
students (12 years old) who lived continuously in these wards of Dong Xuan district and people who lived
constantly in Xuan Phuoc by using two indices: Dean and TF. The study was carried out by two Doctors of
Dental Public Health department, Faculty of Odonto-Stomatology, University of Medicine and Pharmacy in
December 2011.
Results:
Ward n Rate of dental
fluorosisNF(%)
FCI Meaning of
FCI
Normal (TF 0) Light
(TF 1, 2)
Moderate (TF
3, 4)
Severe
(TF 5 - 9)
Xuân
Phước
35 80 1.5±1.20 moderate 38.31%
(303/791R)
38.18%
(302/791R)
17.19%
(136/791R)
6.32%
(50/791R)
Xuân Lãnh 26 84.6 1.5±1.16 moderate 27.23%
(162/595R)
46.55%
(277/595R)
25.38%
(151/595R)
0.84%
(5//595R)
P = 1.000
100% of people had dental fluorosis level 4 and 5 according to Dean’s index, FCI=3.6±0.51.
Conclusion: The results showed that students and people living in both fluorite mine wards had the same
high rate and severity of dental fluorosis. It is necessary and urgent to have a comprehensive investigation of oral
health situation as well as environmental factors to solve and prevent dental-fluorosis.
Keywords: Dental fluorosis, fluorosis community index.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Fluor (F) là một chất hóa học có trong thiên
nhiên, thường dưới dạng hợp chất. Fluor hấp
thụ vào cơ thể với một mức độ phù hợp sẽ có
tác dụng phòng ngừa sâu răng, nhưng nếu
lượng fluor hấp thụ quá mức sẽ gây ra tình
trạng nhiễm độc cấp hoặc mãn tính. Tình trạng
răng nhiễm fluor là một điển hình của nhiễm
độc fluor mãn tính.
Ở nước ta, một số nơi có tỉ lệ sâu răng cao,
lượng fluor trong nước ít hoặc không có, cần
phải fluor hoá nước và sử dụng thêm một số
biện pháp F khác. Bên cạnh, lại có một số nơi
ghi nhận có hiện tượng răng nhiễm fluor, do
nồng độ fluor trong nước cao. Có một số vùng
tình trạng này rất trầm trọng, ảnh hưởng nhiều
đến thẩm mỹ, và đã được mệnh danh là vùng đất
“không có nụ cười”. Tình trạng nhiễm fluor thiên
nhiên nhất là do nguồn nước không chỉ ảnh
hưởng đến từng cá nhân mà là vấn đề của cộng
đồng. Do đó việc cần thiết phải xác định một cộng
đồng có nhiễm fluor hay không, cũng như xác định
những nguyên nhân, trong đó chủ yếu là nguồn
nước gây ra tình trạng này để có thể có những
biện pháp giải quyết thích hợp.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 96
Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng
duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, có nhiều
suối nước khoáng nóng và nhiều tài nguyên.
Đồng Xuân là huyện miền núi nằm về phía tây
bắc của tỉnh Phú Yên. Huyện Đồng Xuân tỉnh
Phú Yên là vùng có sự hiện diện của các mạch
chứa quặng và mỏ fluorite, trong đó xã Xuân
Lãnh là một trong những xã có mỏ quặng
fluorite đang được khai thác. Theo báo cáo của
địa phương, người dân sống tại Phú Yên, nhất
là tại huyện Đồng Xuân đều có tình trạng răng
nâu đen, đục, bề mặt lỗ chỗ. Dân chúng ở đây
đang rất quan tâm và lo lắng, tình trạng răng
đen này đã ảnh hưởng rất lớn trong công việc
và trong giao tiếp hàng ngày. Họ thiết tha mong
muốn có sự giúp đỡ để cải thiện tình hình, và
đồng thời hy vọng thế hệ con cháu của họ sẽ
không gặp phải hiện tượng này.
Nghiên cứu này là một khảo sát ban đầu để
đánh giá về thực trạng tình hình nhiễm fluor
của người dân tỉnh Phú Yên, cụ thể là 2 xã của
huyện Đồng Xuân, nơi nhận được phản ánh
nhiều nhất về tình trạng răng đen, mà địa
phương nghi ngờ là do mỏ fluorite đang khai
thác.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát sơ bộ tình trạng răng nhiễm fluor:
tỷ lệ và mức độ trầm trọng của trẻ 12 tuổi và
một số dân sống tại 2 xã Xuân Lãnh và Xuân
Phước, là những xã có mỏ fluorite thuộc huyện
Đồng Xuân tỉnh Phú Yên.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Trẻ 12 tuổi sống tại 2 xã Xuân Lãnh và Xuân
Phước (học sinh lớp 6 của 2 trường cấp II tại 2
xã này) huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên.
Một số người dân sống tại thôn Phú Xuân B
thuộc xã Xuân Phước.
Tiêu chuẩn chọn mẫu: sống liên tục tại địa
phương từ trước khi sinh đến nay.
Phương pháp nghiên cứu
Khám ghi nhận tình trạng răng nhiễm fluor
của tất cả các đối tượng nghiên cứu theo chỉ số
Dean (1942), mỗi răng được khám và đánh giá
từ 1 đến 6 mức độ. Mỗi cá thể được ghi nhận
một số. Răng được khám dưới ánh sáng tự
nhiên không cần làm sạch răng và không thổi
khô răng trước khi khám. Khi xếp loại thì dựa
vào tình trạng cặp răng bị ảnh hưởng nhiều
nhất, nếu 2 răng không tương đương nhau thì
chọn mã số theo răng bị nhiễm ít hơn theo mã
số:
0: Bình thường: men răng có độ trong bình
thường, nhẵn, bóng, màu kem nhạt.
1: Nghi ngờ: biến đổi nhẹ về độ trong của
men răng từ vài đốm đến vài chấm trắng.
2: Rất nhẹ: vùng nhỏ, trắng đục rải rác
nhưng <25% bề mặt răng.
3: Nhẹ: Các vùng trắng đục trên 25% nhưng
< 50% bề mặt răng.
4: Trung bình: toàn bộ bề mặt răng bị ảnh
hưởng trắng đục. Mặt răng có thể nhiễm sắc.
5: Nặng: trắng đục toàn bộ, có hiện diện các
hố khiếm khuyết.
Tính chỉ số răng nhiễm fluor của cộng đồng
(FCI: fluorosis community index) theo công
thức: Fci= [ (nw)]/ N
n: Số lượng trẻ ở mỗi mức độ, w: Tần số của
mỗi mức độ, N: Tổng số cá thể được khám.
FCI Ý nghĩa sức khỏe cộng đồng
0,0 - 0,4 Âm tính (không hại)
0,4 - 0,6 Giới hạn (ranh giới hại và không
hại)
0,6 - 1,0 Nhẹ
1,0 - 2,0 Trung bình
2,0 - 3,0 Đáng kể
3,0 - 4,0 Rất đáng kể
Khám, ghi nhận tình trạng răng nhiễm fluor
của các học sinh lớp 6 thuộc 2 xã Xuân Lãnh và
Xuân Phước – huyện Đồng Xuân theo chỉ số TF
(Thylstrup và Fejerskov (1978)) bằng cách ghi
nhận chỉ số cho từng răng, răng được làm sạch
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 97
và khô trước khi khám. Mô tả đặc điểm nhiễm
fluor trên răng, được sắp xếp thành 10 mức độ,
từ độ 0 9, phản ảnh sự gia tăng mức độ trầm
trọng. Vì toàn bộ các mặt răng đều bị nhiễm như
nhau, nên cách phân loại này có thể căn cứ vào
mặt ngoài như là đại diện cho tất cả các mặt
răng còn lại. Ghi nhận mã số của mặt ngoài:
0: Men răng trong, màu kem nhạt.
1: Những đường trắng đục mảnh chạy
ngang trên bề mặt, có hình ảnh “đỉnh tuyết”.
2: Những đường trắng đục thấy rõ hơn và
tạo các đám mây nhỏ.
3: Những đường trắng hợp lại thành các
đám mây trắng đục lan rộng.
4: Toàn bộ bề mặt răng bị trắng đục.
5: Có thêm những hố tròn khiếm khuyết
men có đường kính dưới 2mm.
6: Những hố nhỏ kết hợp lại thành từng dãy
có chiều cao < 2mm.
7: Mất men nhiều hơn, nhưng < 1/2 bề mặt
men. Phần men còn lại có màu trắng đục.
8: Mất men > 1/2 bề mặt men, phần men còn
lại trắng đục.
9: Mất phần lớn bề mặt men làm thay đổi
hình dáng giải phẩu của răng.
Đánh giá tình trạng răng nhiễm fluor nhẹ,
trung bình, nặng theo các mức độ của chỉ số TF:
TF 0: bình thường.
TF 1 – 2: nhẹ.
TF 3 – 4: trung bình.
TF 5 -9: nặng.
Phỏng vấn học sinh và người dân qua bảng
câu hỏi để biết thông tin về nguồn nước sử
dụng và thời gian sinh sống tại địa phương.
Xử lý kết quả bằng phần mềm Excel và SPSS.
KẾT QUẢ
Mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Số lượng trẻ 12 tuổi được khám.
Xã Nam Nữ Tổng cộng
Xuân Phước 15 20 35
Xuân Lãnh 12 14 26
Tổng 27 34 61
% 5347
Tình trạng răng nhiễm fluor
Tỷ lệ và mức độ trầm trọng của học sinh 12
tuổi sống liên tục từ bé đến nay tại 2 xã Xuân
Phước và Xuân Lãnh huyện Đồng Xuân tỉnh
Phú Yên.
Theo chỉ số Dean
Bảng 2: Tỷ lệ trẻ có tình trạng răng nhiễm fluor và
chi số nhiễm fluor cộng đồng (FCI).
Xã n Tỷ lệ NF (%) FCI Đánh giá FCI
Xuân Phước 35 80 1,5±1,20 Trung bình
Xuân Lãnh 26 84,6 1,5±1,16 Trung bình
P=1,000.
Không có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm fluor
cũng như về chỉ số nhiễm fluor cộng đồng giữa
2 xã Xuân Phước và Xuân Lãnh. Cả 2 xã đều có
chỉ số nhiễm fluor cộng đồng thuộc loại trung
bình.
Có 53,85% trẻ có toàn bộ (100%) răng bị
nhiễm fluor ở mức độ TF≥ 1, có 26,92% trẻ có tất
cả các răng đều bị nhiễm fluor ở mức độ TF≥2,
có 7,69% trẻ có 100% răng nhiễm fluor ở mức độ
TF≥3, và 3,85% trẻ có cả hàm răng nhiễm fluor ở
mức độ TF≥4.
Kết quả về tình trạng răng nhiễm fluor của
một số cá thể sống tại thôn Phú xuân B, xã
Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú
Yên: 100% số dân được khám đều có tình
trạng răng nhiễm fluor với 2 mức độ 4 và 5
theo chỉ số Dean, không có người nào nhiễm
ở mức độ nhẹ hơn. FCI = 3,6 ± 0,51: thuộc loại
nhiễm fluor rất đáng kể.
Theo chỉ số TF
Bảng 3: Tỷ lệ răng nhiễm fluor ở từng mức độ so với
tổng số răng được khám theo chỉ số TF.
Xã Bình
thường (TF
0)
Nhẹ (TF 1,
2)
Trung bình
(TF 3, 4)
Nặng (TF 5
- 9)
Xuân
Phước
38,31%
(303/791R)
38,18%
(302/791R)
17,19%
(136/791R)
6,32%
(50/791R)
Xuân
Lãnh
27,23%
(162/595R)
46,55%
(277/595R)
25,38%
(151/595R)
0,84%
(5/595R)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 98
Biểu đồ 1: Tỷ lệ trẻ 12 tuổi nhiễm fluor tại 2 xã theo từng mức độ của chỉ số Dean.
Biểu đồ 2: Tỷ lệ răng nhiễm fluor theo từng mức độ của chỉ số TF.
Cụm biểu đồ 3: Tỷ lệ trẻ 12 tuổi tương ứng với những tỷ lệ răng bị nhiễm fluor khác nhau ở mức độ TF≥1; 2; 3
và 4 của mỗi trẻ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 99
Biểu đồ 4: Tỷ lệ nhiễm fluor theo từng mức độ của
chỉ số Dean của những người dân được khám.
BÀN LUẬN
Tỷ lệ và mức độ trầm trọng của tình trạng
răng nhiễm fluor của người dân tại 2 xã
Xuân Phước và Xuân Lãnh
Trẻ 12 tuổi và người dân sống tại 2 xã này có
tỷ lệ răng nhiễm fluor khá cao, tương ứng với
80%, 84,6% và 100%. Chỉ số nhiễm fluor cộng
đồng FCI của học sinh đều thuộc lọai trung bình
(1,0 -2,0). Các học sinh bị nhiễm ở mức độ 2, 3
nếu khám theo cả 2 loại chỉ số Dean và TF chiếm
tỷ lệ cao. Những bé có bề mặt men bị khiếm
khuyết có tỷ lệ không nhỏ, mặc dù mức độ TF ≥
7 (làm thay đổi hình dạng răng) không ghi nhận
được, nhưng TF 5 và 6 biểu hiện bởi các khiếm
khuyết men răng từ những hố nhỏ cho đến
những dãy khiếm khuyết dài đều ghi nhận
được. Nhất là dân sống tại thôn Phú Xuân B, xã
Xuân Phước đều có tình trạng răng nhiễm fluor
từ trung bình đến nặng. Toàn bộ bề mặt men
răng của tất cả răng trên cung hàm đều bị trắng
đục, nhiễm sắc, 60% số dân được khám có tình
trạng khiếm khuyết men, nhất là vùng răng cửa,
do đó ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ. Đây
cũng chính là mối quan tâm và lo lắng của
người dân sống tại huyện này cũng như của các
cấp lãnh đạo.
Tình hình sử dụng nguồn nước và thời
gian sinh sống tại địa phương
Tất cả trẻ 12 tuổi và những người dân được
khám đều có thời gian sinh sống tại địa phương
rất lâu, từ bé đến nay. Hầu hết đều sử dụng
nguồn nước chủ yếu là nước giếng đào tại nhà,
hoặc của hàng xóm để nấu ăn, uống kể cả sinh
hoạt. Chỉ có 2 trẻ được phỏng vấn trả lời là có sử
dụng thêm nước mưa và nước suối.
Như vậy, liệu nồng độ fluor trong nguồn
nước của các giếng tại các xã này như thế nào,
và nồng độ này có đồng đều tại tất cả các giếng
nước hay không? Mỏ fluor đang được khai thác
tại đây có ảnh hưởng như thế nào đối với tình
trạng này?
Đối chiếu với các nghiên cứu trước đây,
Khánh Hòa và Ninh Thuận là 2 tỉnh lân cận
với Phú Yên đã được khảo sát về tình trạng
răng nhiễm fluor với tỷ lệ và mức độ trầm
trọng rất đáng quan tâm. Tỷ lệ và chỉ số
nhiễm fluor cộng đồng của các nơi này tương
tự nhau. Các tỉnh lân cận Phú Yên và ngay tại
Phú Yên có tỷ lệ và chỉ số nhiễm fluor cộng
đồng tương đương với nhau. Như vậy, yếu tố
địa chất, môi trường có liên quan mật thiết
đến tình trạng này như thế nào?
Vùng Tỷ lệ nhiễm
fluor
FCI
Khánh Hòa (1985) (4) > 90% 1,76
Ninh thuận
(1999)(5,9)
Huyện Ninh Hải >90% 1,68
Huyện Ninh Phước >90% 1,62
Huyện Đồng
Xuân – Phú
Yên
Xã Xuân Phước 80% 1,5
Xã Xuân Lãnh 84,6% 1,5
Về yếu tố khí hậu và môi trường, huyện
Đồng Xuân tỉnh Phú Yên có sự hiện diện của
các mạch chứa quặng và mỏ fluorite, trong đó
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 100
xã Xuân Lãnh là một trong những xã có mỏ
quặng fluorite đang được khai thác. Theo Đặng
Trung Thuận, hàm lượng F trong nước bề mặt
và trong lòng đất của huyện này có nồng độ rất
cao, có nơi lên đến 11,5 mg/l, trong nước mỏ
fluorite có nồng độ 5,1 mg/l. Các nguồn nước
khoáng nóng có thể vận động ngầm theo các hệ
thống đứt gãy, khe nứt trong các đá mang theo
fluor có trong đá và phát tán ra xung quanh. Vì
vậy các giếng nước gần nơi khai thác mỏ hay
gần các nguồn nước khoáng nóng có hàm lượng
F tương đối cao 4,2 -6,1mg/l, nơi cao nhất 11,5
mg/l. Nước giếng tại các nhà dân có nồng độ
dao động rất lớn từ rất nhỏ (0,1mg/l) đến rất cao
11,5mg/l. Đặc biệt tại xã Xuân Lãnh, một số
giếng do các hộ dân đào dọc theo đường liên
tỉnh La Hai-Vân Canh tuy nằm trên bề mặt địa
hình cao, nhưng các giếng luôn đầy nước, và có
nồng độ F>1,5mg/l, có giếng 5 – 6,1mg/l.
So sánh tác động của nồng độ fluor trong
nguồn nước sử dụng và tình trạng răng nhiễm F
tại 2 xã Xuân Phước và Xuân Lãnh với các
nghiên cứu gần đây tại Việt nam:
Vùng Nồng độ
Fluor trong
nước
giếng
(ppm)
Tỷ lệ răng
nhiễm
fluor (%)
FCI
Khánh
Hòa(4)
Huyện Ninh Hòa 0,1 – 20 96 1,76
Ninh
Thuận
(5,9)
Thôn Khánh Hội
Huyện Ninh Hải
0,15 – 4,8 97,8 2,69
Thôn Phước Dân
Huyện Ninh Phước
0,1 – 3,2 97,5 2,03
Phường Phước Mỹ
Thị xã Phan Rang
0,05 – 3,4 73 1,22
Phú Yên Xã Xuân Lãnh
Huyện Đồng Xuân
0,1 – 6,1 84,6 1,5
KẾT LUẬN
Tỷ lệ răng nhiễm fluor: đa số học sinh 12
tuổi sống liên tục tại 2 xã này đều có tình trạng
răng nhiễm fluor: 80% đối với xã Xuân Phước và
84,6% đối với xã Xuân Lãnh. 100% người dân
sống tại thôn Phú Xuân B xã Xuân Phước,
huyện Đồng Xuân đều bị nhiễm fluor trên răng.
Mức độ trầm trọng của tình trạng răng
nhiễm fluor:
- Chỉ số nhiễm F cộng đồng ở trẻ em 12 tuổi
ở cả 2 xã đều thuộc loại trung bình (1,5), của
nguời dân tại thôn Phú Xuân B là 3,6 (rất đáng
kể). Mức độ trầm trọng của răng nhiễm fluor
cũng thay đổi nhiều từ bình thường đến nặng,
nhưng hầu hết trẻ bị nhiễm ở mức độ 2 và 3.
- Theo phân loại của TF: số răng bị nhiễm
fluor ở các mức độ khác nhau theo TF cũng có
khoảng thay đổi rộng, số răng bị nhiễm fluor ở
mức độ TF từ 1 đến 4 chiếm phần lớn.
- Tất cả người dân được khám đều có mức
độ nhiễm fluor theo chỉ số Dean là 4 và 5, nghĩa
là toàn bộ bề mặt men bị trắng đục, nhiễm sắc và
có các hố khiếm khuyết men răng. Trong quá
trình khám điều tra cũng nhận thấy có tình
trạng răng nhiễm fluor ở hệ răng sữa với mức
độ trầm trọng không kém gì người lớn.
Tình trạng răng nhiễm fluor có thể có liên
quan chặt chẽ với nồng độ fluor trong nguồn
nước sử dụng, ở đây chính là nguồn nước giếng
tại nhà.
Mỏ fluorite có thể cũng chính là nguyên
nhân quan trọng làm gia tăng nồng độ fluor
trong nước giếng.
ĐỀ XUẤT
Cần có một đợt khám điều tra chi tiết hơn,
phối hợp với việc phân tích nguồn đất đai cùng
với nồng độ fluor trong nước sử dụng. Từ đó đề
ra một biện pháp khắc phục nhằm đem lại cho
người dân tại đây một hàm răng đẹp.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Fejerskov O (1988). Dental fluorosis, A handbook for health
workers. Munksgaard Int Publ.
2. Fejerskov O (1996). Fluoride in dentistry. Munksgaard Int
Publ.
3. Murray JJ (1996). Epidemiology and measurement of dental
fluorosis. Fluorides in caries prevention, 222: 261.
4. Nguyễn Cung (1985). Khảo sát tình trạng nhiểm Fluor trên răng
tại Ninh Hòa-Phú Khánh. Tiểu luận tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm
Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM.
5. Nguyễn Thị Thanh Hà (1999). Khảo sát tình trạng nhiễm fluor
trên răng tại Ninh Thuận. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược
Tp.HCM.
6. Nguyễn Xuân Phách (1995). Thống kê y học. Nhà xuất bản Y
học.
7. Pereira AC (1999). Analysis of three dental fluorosis indexe