Tình hình và mục đích nghiên cứu: Tác dụng sinh học của huyệt luôn là những quan tâm lớn của các nhà
châm cứu. Theo lý thuyết cũng như trong lâm sàng thường ngày, Nội quan và Thần môn là hai huyệt có tác
dụng quan trọng và thường dùng trong các rối loạn giấc ngũ và bệnh lý tim mạch.(3,7). Thực tế tác dụng của sự
kết hợp đó đối với hệ tim mạch như thế nào? Đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm những mục tiêu
nghiên cứu sau. - Xác định hiệu quả của châm bổ Nội quan - Thần môn trên nhịp nhanh xoang sinh lý sau
nghiệm pháp gắng sức. - Xác định hiệu quả của châm tả Nội quan - Thần môn trên nhịp nhanh xoang sinh lý
sau nghiệm pháp gắng sức. - Tỷ lệ những tác dụng không mong muốn (nếu có) của phương pháp điều trị trên.
Phương pháp và phương tiện: Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 được tiến hành trên 90 sinh viên khỏe
mạnh tình nguyện, tuổi từ 18-25 (20 nam, 70 nữ) được gây nhịp nhanh xoang sinh lý và phân vào 3 nhóm theo
dõi.Nhóm 1 (châm tả Nội quan - Thần môn), nhóm II (châm bổ Nội quan-Thần môn), nhóm III (chứng-nghỉ
ngơi, không châm). Nhịp tim được theo dõi trước, sau nghiệm pháp gắng sức mỗi phút đến 20 phút.
Kết quả: Nhóm châm tả Nội quan-Thần môn: Sau 3 phút, nhịp tim < 100 nhịp/phút, sau 6 phút giảm 64
nhịp và trở về chỉ số ban đầu. Nhóm châm bổ: Sau 4 phút, nhịp tim < 100 nhịp/phút, sau 8 phút giảm 64 nhịp
và trở về chỉ số ban đầu. Nhóm nghỉ ngơi. Sau 6 phút, nhịp tim < 100 nhịp/phút, sau 12 phút giảm 63 nhịp và
trở về chỉ số ban đầu. Các kết quả đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tác dụng phụ sau khi châm giữa nhóm
châm cứu và không châm cứu không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Kết luận: Nhóm huyệt Nội quan-Thần môn có tác dụng làm chậm nhịp nhanh xoang sau hoạt động gắng
sức. Kỹ thuật tác động (châm bổ hay tả) đều có hiệu quả nhịp nhanh xoang sau hoạt động gắng sức. Châm tả
trong trường hợp nhịp nhanh xoang sau gắng sức cho kết quả tốt hơn châm bổ Nội quan-Thần môn. Không ghi
nhận tác dụng phụ của kỹ thuật tác động (châm bổ hoặc tả) trên nhóm huyệt Nội quan-Thần môn.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự thay đổi nhịp tim người bình thường sau gắng sức khi châm huyệt thần môn và nội quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 90
KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NHỊP TIM NGƯỜI BÌNH THƯỜNG
SAU GẮNG SỨC KHI CHÂM HUYỆT THẦN MÔN VÀ NỘI QUAN
Phạm thị Kim Loan*, Phan Quan Chí Hiếu**
TÓM TẮT
Tình hình và mục đích nghiên cứu: Tác dụng sinh học của huyệt luôn là những quan tâm lớn của các nhà
châm cứu. Theo lý thuyết cũng như trong lâm sàng thường ngày, Nội quan và Thần môn là hai huyệt có tác
dụng quan trọng và thường dùng trong các rối loạn giấc ngũ và bệnh lý tim mạch.(3,7). Thực tế tác dụng của sự
kết hợp đó đối với hệ tim mạch như thế nào? Đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm những mục tiêu
nghiên cứu sau. - Xác định hiệu quả của châm bổ Nội quan - Thần môn trên nhịp nhanh xoang sinh lý sau
nghiệm pháp gắng sức. - Xác định hiệu quả của châm tả Nội quan - Thần môn trên nhịp nhanh xoang sinh lý
sau nghiệm pháp gắng sức. - Tỷ lệ những tác dụng không mong muốn (nếu có) của phương pháp điều trị trên.
Phương pháp và phương tiện: Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 được tiến hành trên 90 sinh viên khỏe
mạnh tình nguyện, tuổi từ 18-25 (20 nam, 70 nữ) được gây nhịp nhanh xoang sinh lý và phân vào 3 nhóm theo
dõi.Nhóm 1 (châm tả Nội quan - Thần môn), nhóm II (châm bổ Nội quan-Thần môn), nhóm III (chứng-nghỉ
ngơi, không châm). Nhịp tim được theo dõi trước, sau nghiệm pháp gắng sức mỗi phút đến 20 phút.
Kết quả: Nhóm châm tả Nội quan-Thần môn: Sau 3 phút, nhịp tim < 100 nhịp/phút, sau 6 phút giảm 64
nhịp và trở về chỉ số ban đầu. Nhóm châm bổ: Sau 4 phút, nhịp tim < 100 nhịp/phút, sau 8 phút giảm 64 nhịp
và trở về chỉ số ban đầu. Nhóm nghỉ ngơi. Sau 6 phút, nhịp tim < 100 nhịp/phút, sau 12 phút giảm 63 nhịp và
trở về chỉ số ban đầu. Các kết quả đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tác dụng phụ sau khi châm giữa nhóm
châm cứu và không châm cứu không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Kết luận: Nhóm huyệt Nội quan-Thần môn có tác dụng làm chậm nhịp nhanh xoang sau hoạt động gắng
sức. Kỹ thuật tác động (châm bổ hay tả) đều có hiệu quả nhịp nhanh xoang sau hoạt động gắng sức. Châm tả
trong trường hợp nhịp nhanh xoang sau gắng sức cho kết quả tốt hơn châm bổ Nội quan-Thần môn. Không ghi
nhận tác dụng phụ của kỹ thuật tác động (châm bổ hoặc tả) trên nhóm huyệt Nội quan-Thần môn.
Từ khóa: Nội quan-Thần môn, châm bổ, châm tả, chậm nhịp nhanh xoang sau gắng sức.
ABSTRACT
EFFECT ON SINUSAL TACHYCARDIA WITH STRESS TEST BY DISPERSING, TONIFYING THE
ACUPOINTS PC.6 - HT.7 ON HEALTHY VOLUNTEERS.
Pham thi Kim Loan, Phan Quan Chi Hieu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 90 – 95
Background and Aims: Biological effects of acupoints are among most interested concerns of acpucturists.
By classical theories and daily clinical use, PC.6 and HT.7 are important points and often used in the cara of
sleeping disorders and cardiovascular conditions (3,7). This study was conducted to test the safety and the
effectiveness of PC.6 – HT.7 on sinusal tachycardia of healthy volunteers with stress test.
Study design and setting: Clinical trial study stade I. 90 healthy volunteers, aged 18-25 (20 male, 70
female) with sinusal tachycardia after stress test were divided into 3 groups. Group I (dispersing PC.6 – HT.7), 1I
* BV YHCT tỉnh Quảng Nam ** Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Phạm Thị Kim Loan ĐT: 0906147518 Email: bsloan1972@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 91
(tonyfying PC.6 – HT.7), group III (rest-control). The heart rate was monitored before and after stress test every
minute in the next 20 minutes.
Results: Dispersing PC.6 – HT.7: Heart rate <100/ mn after 3 mn, back to normal rate after 6 mn.
Tonifying PC.6 – HT.7: Heart rate <100/ mn after 4 mn, back to normal rate after 8 mn. Resting (control group):
Heart rate <100/ mn after 6 mn, back to normal rate after 12 mn. All the differences between the 3 groups are
statistical significant (p 0.05).
Conclusion: PC.6 – HT.7 has an effect of slowing down sinusal tachycardia after stress test. Both technics of
tonifying or dispersing are effective but the last technic was shown better results. No side effects found.
Keywords: PC.6 – HT.7, dispersing PC.6 – HT.7, tonifying PC.6 – HT.7, slowing down sinusal
tachycardia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tác dụng sinh học của huyệt cụ thể như thế
nào luôn là những điều mà các nhà châm cứu
học rất muốn làm sáng tỏ. Theo lý thuyết cũng
như trong lâm sàng thường ngày, Nội quan và
Thần môn là hai huyệt có tác dụng quan trọng
và thường dùng trong các rối loạn giấc ngũ và
bệnh lý tim mạch.(3, 7)
Vậy thực tế tác dụng của sự kết hợp đó đối
với hệ tim mạch như thế nào? Đề tài nghiên cứu
này được thực hiện nhằm những mục tiêu
nghiên cứu sau:
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định hiệu quả của châm bổ Nội quan -
Thần môn trên nhịp nhanh xoang sinh lý sau
nghiệm pháp gắng sức.
Xác định hiệu quả của châm tả Nội quan -
Thần môn trên nhịp nhanh xoang sinh lý sau
nghiệm pháp gắng sức.
Tỷ lệ những tác dụng không mong muốn
(nếu có) của phương pháp điều trị trên.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng (giai đoạn I) ngẫu
nhiên có nhóm chứng, thực hiện tại khoa Nội II
Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam, từ
tháng 10/ 2010 đến tháng 4/ 2011.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn đối tượng
Tuổi 18 - 25, không phân biệt giới tính - nghề
nghiệp; tình nguyện tham gia nghiên cứu với
tiêu chuẩn:
Không có tiền căn bệnh tim mạch. Không có
tiền căn bệnh mạn tính: thiếu máu, cường giáp,
bệnh phổi mạn, suy thận mạn, viêm khớp dạng
thấp.
BMI: 18 – 23.
Có nhịp tim đều, trùng với mạch quay, tần
số 70 - 90 nhịp/phút trước nghiệm pháp và có
nhịp tim từ trên 100 đến dưới 140 nhịp/ phút sau
nghiệm pháp gắng sức.
Trạng thái tinh thần bình thường trong ngày
tiến hành nghiên cứu.
Không sử dụng chất kích thích như rượu, cà
phê, thuốc lá trước nghiên cứu 24g.
Không dùng thuốc ảnh hưởng nhịp tim
trước khi nghiên cứu 24 - 48 giờ.
Tiêu chuẩn loại
Đang mắc bệnh cấp tính, sốt, hoặc bệnh có
tính chất cấp cứu.
Vận động thể lực trong vòng 12 giờ trước
thời điểm thực hiện nghiên cứu.
Nữ đang hành kinh, có thai.
Đối tượng nghiên cứu lo âu, sợ kim.
Tiêu chuẩn ngưng nghiên cứu
Vựng châm.
Rối loạn nhịp trong quá trình nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu thay đổi ý định
không tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 92
Chọn 90 đối tượng, phân ngẫu nhiên vào 3
nhóm. (ĐTNC bốc thăm).
Nếu bốc thăm I: Xếp vào nhóm châm tả
huyệt Thần môn và Nội quan.
Nếu bốc thăm II: Xếp vào nhóm châm bổ
huyệt Thần môn và Nội quan.
Nếu bốc thăm III: Xếp vào nhóm chứng:
không châm cứu.
Các chỉ số theo dõi
Tần số tim trước, trong và sau khi châm cứu.
Ghi nhận bằng máy Oximeter MAXCARE 109
liên tục mỗi phút trong suốt thời gian nghiên
cứu.
Trị số huyết áp ban đầu, sau gắng sức, sau
khi châm cứu. Ghi nhận bằng máy đo huyết áp
OMRON SEM - 1 trước khi chạy gắng sức, sau
khi chạy gắng sức, sau khi rút kim và sau 10
phút nghỉ.
Triệu chứng không mong muốn (nếu có):
Chóng mặt, buồn nôn, ngất, lạnh chân tay, mạch
nhanh, huyết áp tụt.
Phương pháp phân tích số liệu. Số liệu được
xử lý bằng phần mềm EXCEL 2003.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm về tuổi
Bảng 1. Đặc điểm về tuổi của nhóm nghiên cứu.
Nhóm I (Tả) II(Bổ) III(Nghỉ) So sánh
Tuổi trung
bình
20,17 ±
1,66
20,76 ±
1,67
20,33 ± 1,66 F = 1,41
P = 0,24
Nhận xét: Sự khác biệt về tuổi giữa 3 nhóm
không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Đặc điểm về giới
Bảng 2. Đặc điểm về giới của 3 nhóm nghiên cứu
Giới
Nhóm I Nhóm II Nhóm III TC So sánh
n % n % n % n %
χ2 = 5,99
p = 0,94
Nam 6 20 7 23,33 7 23,33 20 22,22
Nữ 24 80 23 6,67 23 6,67 70 77,78
TC 30 100 30 100 30 100 90 100
Nhận xét: Sự khác biệt về giới tính của 3
nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Nghề nghiệp: Tất cả các đối tượng nghiên
cứu đều là sinh viên.
Tình trạng sức khỏe chung.
Cả 3 nhóm đều là người bình thường, tiền
sử không mắc các bệnh mạn tính, không mắc
bệnh liên quan đến tim mạch, trong thời điểm
nghiên cứu tình trạng tinh thần và sức khỏe ổn
định, không mắc bệnh gì khác.
BMI của 3 nhóm
Bảng 3. Chỉ số cơ thể của 3 nhóm nghiên cứu.
Nhóm I (Tả) II (Bổ) III (Nghỉ) So sánh
BMI
19,23 ±
1,14
19,72 ±
1,19
19,46 ± 0,88
F =1,6
p = 0,2
Nhận xét: Chỉ số BMI của 3 nhóm không có
sự khác biệt với p > 0,05.
Tình trạng tim mạch
Tần số tim ban đầu (trước khi làm nghệm
pháp)
Bảng 4. Tần số tim trung bình ban đầu của 3 nhóm.
Nhóm I (Tả) II (Bổ) III (Nghỉ) So sánh
Tần số tim
trung bình
(nhịp/phút)
74,47 ±
4,32
74,67 ±
4,38
75,53 ±
4,24
F = 0,51
p = 0,59
Nhận xét: Sự khác biệt của nhịp tim ban đầu
giữa 3 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p >
0,05.
Tần số tim trung bình sau gắng sức.
Bảng 5. Tần số tim trung bình sau gắng sức 3 nhóm.
Nhóm I (Tả) II (Bổ) III (Nghỉ) So sánh
Tần số tim trung
bình(nhịp/phút)
138,4 ±
1,61
138,6 ±
1,52
138,6 ±
1,47
F = 0,1
p = 0,9
Nhận xét: Sự khác biệt của tần số tim trung
bình sau gắng sức giữa 3 nhóm không có ý
nghĩa thống kê, p > 0,05.
Huyết áp ban đầu
Bảng 6. Huyết áp trung bình ban đầu của 3 nhóm.
HA(mmHg)
Nhóm
So sánh
I (Tả) II (Bổ) III (Nghỉ)
Tâm thu 106,77 ±
1,55
108,93 ±
1,71
108,57 ±
1,58
F= 0,51, p=0,6
Tâm trương 65,06 ±
1,09
65,43 ±
0,97
64,83 ±
1,19
F=0,07,p=0,62
Nhận xét: Huyết áp trung bình ban đầu của
3 nhóm trong giới hạn bình thường, sự khác biệt
giữa 3 nhóm không có ý nghĩa thống kê, p >
0,05.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 93
Huyết áp sau gắng sức
Bảng 7. Huyết áp trung bình 3 nhóm sau gắng sức
HA(mmHg)
Nhóm So sánh
I (Tả) II (Bổ) III (Nghỉ)
Tâm thu 136,63 ±
2,05
136,7 ±
1,97
138,57 ±
1,36
F=0,45,p=0,63
Tâm trương 72,07 ±
1,02
72,16 ±
1,36
69,43 ±
1,27
F=1,58,p=0,21
Nhận xét: Huyết áp trung bình của 3 nhóm
sau gắng sức trong giới hạn bình thường, sự
khác biệt giữa 3 nhóm không có ý nghĩa thống
kê với p > 0, 05.
Điện tim: Điện tim cả 3 nhóm bình thường.
Không có dấu thiếu máu và rối loạn nhịp.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÓM
Nhóm I (Nhóm châm tả): Sau 3 phút, nhịp
tim < 100 nhịp/phút, sau 6 phút giảm 64 nhịp và
trở về chỉ số ban đầu. Sự thay đổi có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05.
Nhóm II (Châm bổ): Sau 4 phút, nhịp tim <
100 nhịp/phút, sau 8 phút giảm 64 nhịp và trở về
chỉ số ban đầu. Sự thay đổi có ý nghĩa thống kê
với p<0,05.
Nhóm III (Nhóm nghỉ ngơi). Sau 6 phút,
nhịp tim < 100 nhịp/phút, sau 12 phút giảm 63
nhịp và trở về chỉ số ban đầu. Sự thay đổi có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05.
So sánh giữa 3 nhóm
Bảng 8. Diễn biến tần số tim trung bình 3 nhóm.
Thời
điểm
Tần số tim trung bình So sánh
Nhóm I (Tả) Nhóm II (Bổ) Nhóm III (Nghỉ) F p
Bđ 74,47 ± 4,32 74,67 ± 4,38 75,53 ± 4,24 0,51 > 0,05
Sgs 138,40 ± 1,61 138,60 ± 1,52 138,60 ± 1,47 0,10
1p 115,30 ± 1,62 118,30 ± 1,46 121,97 ± 1,86 120,1 <0,05
2p 103,10 ± 1,64 109,60 ± 1,61 114,6 ± 1,84 342,87
3p 92,93 ± 1,74 103,10 ± 2,30 108,87 ± 2,04 467,33
4p 84,76 ± 2,22 96,90 ± 2,78 104,53 ± 1,83 557,1
5p 78,36 ± 3,01 90,80 ± 2,72 100,50 ± 1,71 570,37
6p 74,23 ± 4,09 85,03 ± 2,67 96,13 ± 2,06 383,62
8p 74,26 ± 4,74 75,27 ± 3,76 88,00 ± 2,25 126,46
10p 74,26 ± 4,46 74,67 ± 4,20 80,80 ± 2,56 27,31
12p 74,46 ± 4,23 74,63 ± 4,21 75,83 ± 3,38 1,06 >0,05
15p 74,46 ± 4,38 74,63 ± 4,13 75,56 ± 4,29 0,57
20p 74,36 ± 4,21 74,70 ± 4,11 75,56 ± 4,20 0,64
Bảng 9. Sự thay đổi tần số tim theo thời gian.
Tần số
tim
Thời gian So sánh
Nhóm I
(Tả)
Nhóm II
(Bổ)
Nhóm III
(Nghỉ)
F p
<100
nhịp/phút
2,97 ±
0,18
4,2 ±
0,41
5,73± 0,44 431,01
< 0,05
Về ban
đầu
5,83 ±
0,59
8,2 ±
0,81
11,9 ±
1,07
386,32
3p
6p
4p
8p
Sgs, 139
6p
12p
70
80
90
100
110
120
130
140
Bđ Sgs 1p 2p 3p 4p 5p 6p 8p 10p 12p 15p 20pThời điểm theo dõi
T
ần
s
ố
ti
m
t
ru
n
g
b
ìn
h
(
n
h
ịp
/p
h
ú
t)
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
p<0.05
p>0.05
Biểu đồ. Diễn biến tần số tim trung bình 3 nhóm
Nhận xét: Nhóm I về chỉ số bình thường sau
3 phút, nhóm II sau 4 phút, nhóm III sau 6 phút;
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 94
nhóm I về chỉ số ban đầu sau 6 phút, nhóm II
sau 8 phút, nhóm III sau 12 phút, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê.
Tác dụng phụ
Bảng 10. Triệu chứng không mong muốn trong quá trình nghiên cứu.
Triệu chứng
Trong khi gắng sức Trong khi châm Trong lúc nghỉ ngơi
Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm I Nhóm II Nhóm I Nhóm II Nhóm III
n % n % n % n % n % n % n % n %
Chóng mặt 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Nhợt nhạt vã
mồ hôi
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Buồn nôn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Lạnh chân tay 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Huyết áp tụt 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Ngất 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Nhận xét: Trong quá trình nghiên cứu
không có tác dụng không mong muốn nào xảy
ra.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu không có sự khác biệt về
tuổi, giới, nghề nghiệp, tình hình sức khỏe
chung; điện tâm đồ và các chỉ số đều nằm trong
giới hạn bình thường. Sự phân bố đồng đều này
làm cơ sở cho việc đánh giá khách quan kết quả
nghiên cứu.
Kết quả giảm nhịp tim khi châm huyệt
Thần môn và Nội quan
Nhóm châm tả sau 3 phút nhịp tim về trị số
bình thường, sau 6 phút về chỉ số ban đầu;
Nhóm châm bổ sau 4 phút về trị số bình thường,
sau 8 phút về trị số ban đầu. Theo lý thuyết của
YHCT, Tâm chủ về huyết mạch, huyệt Thần
môn là huyệt nguyên của kinh Thủ thiếu âm
Tâm nên khi điều trị các bệnh về huyết mạch
không thể thiếu Thần môn (4, 5) Nội quan là lạc
huyệt của kinh Thủ thiếu âm Tâm bào, là huyệt
giao hội với Âm duy mạch, một trong “lục tổng
huyệt ” đặc hiệu trị bệnh vùng ngực, có tác
dụng ổn định thần kinh, an thần, chống rối loạn
thần kinh thực vật, điều hòa nhịp tim và huyết
áp (1, 2),do đó sự kết hợp hai huyệt Thần môn và
Nội quan trong điều trị bệnh của Tâm tạng là
cần thiết và đây cũng là kinh nghiệm của các
nhà Châm cứu học từ xưa đến nay.
So sánh giữa thủ thuật châm bổ và châm tả
Nhóm châm tả sau 3 phút nhịp tim ≤ 100
nhịp/ phút, sau 6 phút trở về chỉ số ban đầu
nhanh hơn so với nhóm châm bổ (4 phút và 8
phút) nhóm chứng (6 phút và 12 phút). Theo
nguyên lý về cơ năng sinh lý linh hoạt của hệ
thần kinh của Wideskski (6), trong trường hợp
thần kinh ở trạng thái yên tĩnh, một kích thích
nhẹ thường hay gây ra một hưng phấn nhẹ, kích
thích mạnh thường gây ra một phản ứng hưng
phấn mạnh, nhưng nếu thần kinh ở trạng thái bị
hưng phấn thì kích thích mạnh sẽ chuyển sang
quá trình ức chế. Do vậy khi nhịp tim đang
nhanh châm tả sẽ làm giảm nhịp tim nhanh hơn
châm bổ, điều này phù hợp với nguyên tắc điều
trị của YHCT “Hư thì bổ, thực thì tả”; tình trạng
nhịp nhanh xoang là bệnh cảnh thực theo
YHCT.
Như vậy, có thể nói khi kết hợp châm huyệt
Thần môn và Nội quan đã làm chậm nhịp
nhanh xoang ở người bình thường sau gắng sức
là do tác động vào hệ thần kinh phó giao cảm
theo quan điểm của YHHĐ, còn theo YHCT
châm cứu luôn dựa vào các học thuyết âm
dương, học thuyết kinh lạc, học thuyết tạng
tượng để điều chỉnh sự quân bình của cơ thể
phù hợp với môi trường xung quanh, phù hợp
với cuộc sống hiện tại. Khi áp dụng thủ thuật
châm bổ tả đúng với bệnh cảnh lâm sàng thì
hiệu quả điều trị của châm cứu được nâng lên rõ
rệt.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 95
KẾT LUẬN
Châm tả Nội quan – Thần môn: Sau 3 phút,
nhịp tim < 100 nhịp/phút, sau 6 phút giảm 64
nhịp và trở về chỉ số ban đầu. Sự thay đổi có ý
nghĩa thống kê với (p < 0,05).
Châm bổ Nội quan – Thần môn: Sau 4 phút,
nhịp tim < 100 nhịp/phút, sau 8 phút giảm 64
nhịp và trở về chỉ số ban đầu. Sự thay đổi có ý
nghĩa thống kê với (p <0,05).
Nghỉ ngơi (chứng). Sau 6 phút, nhịp tim <
100 nhịp/phút, sau 12 phút giảm 63 nhịp và trở
về chỉ số ban đầu. Sự thay đổi có ý nghĩa thống
kê với (p < 0,05).
Khi châm tả tần số tim trở về chỉ số bình
thường và ban đầu sớm hơn châm bổ và sớm
hơn nằm nghỉ tự nhiên (p < 0,05).
Trong quá trình nghiên cứu không có tác
dụng không mong muốn nào xảy ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Mỹ Hạnh (2003), Nghiên cứu đặc điểm của huyệt Nội quan
và ảnh hưởng của điện châm huyệt này lên một số chỉ số sinh
học, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Cai RL, Hu L et al (2007), “Effect of electroacupuncture of
“Shenmen” (HT7) and “Zhizheng”(SI7) on cardiac function and
electrical activities of cardiac sympathetic nerve in acute
myocardial ischemia rabbits”, Zhen Ci Yan Jiu, 32(4), pp, 243-6.
3. Hoàng Bảo Châu (1993), Châm cứu học, Nhà xuất bản Y học, tr.
454-491.
4. Lê Hoàng Sơn (1997), Giáo trình lý luận cơ bản YHCT (lưu hành
nội bộ), Bộ môn Y lý cổ truyền trường Trung học Y học cổ
truyền Tuệ Tỉnh II, Bộ Y tế, tr. 26-7, 54-61, 63, 66.
5. Ngô Anh Dũng (2007), Y lý y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học,
tr. 65-6, 76, 121-5.
6. Phan Đình Lựu (2008), Sinh lý học Y khoa tập I, Nhà xuất bản Y
học, tr.139-142.
7. Trần Thúy (1992), Châm cứu giản yếu, Nhà xuất bản Quân đội
nhân dân, tr. 12, 31.