Cơ sở và mục tiêu nghiên cứu: Nhồi máu cơ tim (NMCT) với cơ chế bệnh sinh nền là tổn thương xơ vữa
động mạch vành tiến triển không ổn định, nên có một tỷ lệ bệnh nhân bị tái phát lại. Khi bị tái phát lại, bệnh
cảnh thường nặng nề hơn. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát tỷ lệ NMCT tái phát trong một
năm sau lần đầu và đặc điểm dân số nhóm bệnh nhân này tại BV.Thống Nhất.
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả cắt ngang, theo dõi dọc trong 1 năm.
Đối tượng: Các BN nhập viện với chẩn đoán NMCT cấp Thống Nhất từ tháng (1/2009) đến (12/2010),
được chẩn đoán NMCT cấp lần 1. Tất cả các bệnh nhân được theo dõi trong 1 năm sau lần NMCT đầu tiên (kết
thúc nghiên cứu vào 12/2011). Các bệnh nhân bị nhồi máu tái phát trong thời gian theo dõi là nhóm NMCT tái
phát (nhóm 2). Nhóm còn lại là nhóm không tái phát (nhóm 1). Tiến hành khảo sát và đặc điểm dân số của nhóm
NMCT tái phát.
Kết quả: 318 bệnh nhân NMCT cấp nhập viện BV Thống Nhất trong thời gian (1/2009‐ 12/2010). Sau thời
gian theo di 1 năm, có 53 bệnh nhân NMCT tái phát chiếm tỉ lệ 17%. Thời điểm tái phát tập trung ở tháng thứ
6‐9 (41,1%). Tuổi trung bình cao hơn so với nhóm không tái phát (74,5 ± 10,8; 71,1 ± 12,6;, p = 0,04), tập trung
ở bậc tuổi 75‐90 tuổi (58,5%). Thể nhồi máu cơ tim không ST chênh lên chiếm tỉ lệ cao (77,4%; 40,5%; p=
0,000).
Kết luận: Tỉ lệ NMCT tái phát trong vòng 1 năm tại BV Thống Nhất là 17%. Thời điểm tái phát tập trung
cao ở tháng thứ 6‐9 sau lần đầu (41,1%). So với nhóm không tái phát, có tuổi trung bình cao hơn và thể nhồi
máu cơ tim không ST chênh lên chiếm đa số (77,4%).
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tỉ lệ nhồi máu cơ tim tái phát trong thời gian một năm sau lần đầu tại Bệnh viện Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013
248
KHẢO SÁT TỈ LỆ NHỒI MÁU CƠ TIM TÁI PHÁT TRONG THỜI GIAN
MỘT NĂM SAU LẦN ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Vũ Mạnh Cường*, Hồ Thượng Dũng**
TÓM TẮT
Cơ sở và mục tiêu nghiên cứu: Nhồi máu cơ tim (NMCT) với cơ chế bệnh sinh nền là tổn thương xơ vữa
động mạch vành tiến triển không ổn định, nên có một tỷ lệ bệnh nhân bị tái phát lại. Khi bị tái phát lại, bệnh
cảnh thường nặng nề hơn. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát tỷ lệ NMCT tái phát trong một
năm sau lần đầu và đặc điểm dân số nhóm bệnh nhân này tại BV.Thống Nhất.
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả cắt ngang, theo dõi dọc trong 1 năm.
Đối tượng: Các BN nhập viện với chẩn đoán NMCT cấp Thống Nhất từ tháng (1/2009) đến (12/2010),
được chẩn đoán NMCT cấp lần 1. Tất cả các bệnh nhân được theo dõi trong 1 năm sau lần NMCT đầu tiên (kết
thúc nghiên cứu vào 12/2011). Các bệnh nhân bị nhồi máu tái phát trong thời gian theo dõi là nhóm NMCT tái
phát (nhóm 2). Nhóm còn lại là nhóm không tái phát (nhóm 1). Tiến hành khảo sát và đặc điểm dân số của nhóm
NMCT tái phát.
Kết quả: 318 bệnh nhân NMCT cấp nhập viện BV Thống Nhất trong thời gian (1/2009‐ 12/2010). Sau thời
gian theo di 1 năm, có 53 bệnh nhân NMCT tái phát chiếm tỉ lệ 17%. Thời điểm tái phát tập trung ở tháng thứ
6‐9 (41,1%). Tuổi trung bình cao hơn so với nhóm không tái phát (74,5 ± 10,8; 71,1 ± 12,6;, p = 0,04), tập trung
ở bậc tuổi 75‐90 tuổi (58,5%). Thể nhồi máu cơ tim không ST chênh lên chiếm tỉ lệ cao (77,4%; 40,5%; p=
0,000).
Kết luận: Tỉ lệ NMCT tái phát trong vòng 1 năm tại BV Thống Nhất là 17%. Thời điểm tái phát tập trung
cao ở tháng thứ 6‐9 sau lần đầu (41,1%). So với nhóm không tái phát, có tuổi trung bình cao hơn và thể nhồi
máu cơ tim không ST chênh lên chiếm đa số (77,4%).
Từ khóa: Nhồi máu cơ tim tái phát, nhồi máu cơ tim cấp.
ABSTRACT
ASSESSING THE FREQUENCY OF RECURRENT MYOCARDIAL INFARCTION (RE‐MI) DURING 1
YEAR AFTER FIRST MYOCARDIAL INFARCTION AT THONG NHAT HOSPITAL
Vu Manh Cuong, Ho Thuong Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 248 ‐ 252
Background‐ Objectives: Recurrent Myocardial Infarction (Re‐MI) could be following event due to
progressive characteristic of atherosclerosis of coronary artery. Its prognosis and clinical outcome is often worse.
This study assess the frequency of Re‐MI and demographic characteristics of patients suffering from Re‐MI at
Thong Nhat hospital.
Method: Prospective, cross‐ sectional descriptive method. The patients with first acute MI hospitalized into
Thong Nhat hospital were recruited in 2 years (01/2009‐ 12/2010). All patients were followed for at least 1 year
after the first MI The patients suffering the second MI in that time were considered as Re‐MI patients. The
patient no suffering from the second MI were considered as no Re‐MI. We assessed the frequency of Re‐MI and
demographic characteristics of Re‐MI. Diagnosis of AMI was made according to universal redefinition of MI
* Bệnh viện đa khoa Sài gòn ** Bệnh viện Thống Nhất TP HCM
Tác giả liên lạc: BSCK2.Vũ Mạnh Cường ĐT: 0909300462 Email: Drcuong30@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 249
(ESC/ACC/AHA/WHF/WHO Force ‐ 2007).
Results: With 318 patients suffering from Acute MI hospitalized in Thong Nhat hospital was followed for 1
year, there are 53 Re‐MI cases account for 17%. The common time were 6‐ 9 months after the first MI. Average
age of RMI group was higher significantly (74.5± 10.8; 71.1 ±12,.6; p = 0.04), particularly at group of 75 ‐ 90
year old (58.5%). The NSTEMI account for the most of Re‐MI (77.4%; 40.5%; p= 0,000).
Conclusions. Re‐MI rate during 1 year after first MI was 17%. at Thong Nhat hospital. The common time
were 6‐ 9 months after first MI (41.1%). In comparison with non‐Re‐MI group, the Re‐Mi have higher average
age and higher ratio of NSTEMI type (77.4%).
Key words. Recurrent Myocardial Infarction, Acute Myocardial Infarction.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhồi máu cơ tim cấp (NMCT cấp) là một
trong các bệnh cảnh cấp cứu nội khoa và tim
mạch thường gặp với diễn biến nhanh, tiên
lượng nặng và tỷ lệ tử vong cao đặc biệt trong
những giờ đầu. Ngày nay việc điều trị NMCT
cấp có những tiến bộ vượt bậc với chiến lược
điều trị tái tưới máu sớm đã thay đổi ngoạn mục
dự hậu NMCT cấp. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu
nước ngoài cho thấy rằng với bản chất tiến triển
không ngừng của nhiễm mỡ xơ mạch‐ nguyên
nhân chính của bệnh mạch vành và nhồi máu cơ
tim‐ những người sống sót sau NMCT cũng
luôn bị nguy cơ tái NMCT lại lần 2, 3 với bệnh
cảnh nặng nề hơn và tỷ lệ tử vong còn cao hơn
so với lần đầu. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên
cứu theo dõi dọc đối tượng NMCT cấp lần đầu
tại BV.Thống Nhất trong thời gian 1 năm sau đó
với mong muốn tìm ra tỉ lệ NMCT tái phát trong
thời gian một năm sau lần đầu, và một số đặc
điểm của nhóm bệnh nhân nguy cơ cao này.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân NMCT cấp nhập bệnh
viện.Thống Nhất từ 01/2009 đến 12/2010. Tất cả
các BN được theo dõi trong ít nhất 1 năm sau lần
NMCT đầu tiên qua: tái khám tại BV, điện thoại
tới nhà, để biết được tình hình và diễn biến của
bệnh nhân. Thời gian chấm dứt của nghiên cứu
là 12/2011.
Tiêu chuẩn chẩn đoán NMCT cấp của Tổ
chức Y tế Thế giới theo tiêu chuẩn đồng thuận
2007 của cac tổ chức The Joint
ESC/ACC/AHA/WHF/WHO Task Force/2007.
Các bệnh nhân bị nhồi máu tái phát trong
thời gian theo dõi là nhóm NMCT tái phát
(nhóm 2). Nhóm còn lại là nhóm không tái phát
(nhóm 1).
Tiêu chuẩn loại trừ
BN nhập viện được chẩn đoán NMCT‐ tử
vong ngay trong ngày đầu nhập viện. BN không
có hội chứng mạch vành cấp, hoặc nghi ngờ có
hội chứng này lúc nhập viên. BN không hợp tác
tham gia nghiên cứu, hoặc BN tử vong trong
vòng 1 năm không rõ nguyên nhân. BN được
chẩn đoán NMCT ở BV đa khoa khu vực không
có đầy đủ xét nghiệm và bằng chứng NMCT.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, cắt dọc mô tả.
Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 13.0 cho windows.
Các dữ liệu trong nghiên cứu được trình bày
dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. So sánh
trung bình (biến số định lượng) giữa các nhóm
bằng phép kiểm T‐ test và so sánh 2 tỷ lệ (biến số
định tính) bằng chi bình phương, khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tỉ lệ NMCT tái phát
Qua theo dõi 312 bệnh nhân NMCT cấp tính
trong thời gian 1 năm sau có 53 bệnh nhân bị
NMCT tái phát, chiếm tỉ lệ 17%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013
250
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại
khoa tim mạch bệnh viện Thống Nhất, là bệnh
viện đa khoa lớn phía nam có chuyên khoa tim
mạch chuyên sâu, kể cả tim mạch can thiệp vì
vậy những đặc điểm ghi nhận được có thể mang
tính đại diện, đặc biệt trên nhóm người lớn tuổi
bị NMCT.
Kết quả thu được 312 bệnh nhân NMCT cấp
lần đầu. Bệnh nhân được quản lý, tái khám điều
trị theo bảo hiểm y tế. Một số bệnh nhân có bảo
hiểm y tế ở nơi khác, hoặc tự nguyện tới khám
BV.Thống Nhất, được liên lạc qua điện thoại, địa
chỉ theo địa chỉ sau khi hồi phục NMCT và xuất
viện. Theo dõi tất cả BN đó trong 1 năm, kết quả
thu được NMCT tái phát 53 BN chiếm tỉ lệ 17%.
So sánh tỉ lệ NMCT tái phát của chúng tôi
với một số kết quả của tác giả trong nước
Nguyễn Thị Thu Ba (22,9%), Nguyễn Thị Hoa
(19,4%), Nguyễn Hải Cường (22,4%), cùng một
địa điểm lấy mẫu, tần suất NMCT tái phát trên
có cao hơn của chúng tôi(1,9,8). Sự khác biệt là do
thiết kế nghiên cứu. Nghiên cứu chúng tôi theo
dõi dọc trong thời gian một năm sau NMCT lần
đầu. Tất cả các tác giả này đều thiết kế nghiên
cứu mô tả cắt ngang, khảo sát tất cả các bệnh
nhân NMCT tái phát trên tất cả các mốc thời
gian sau NMCT lần đầu tại thời điểm nghiên
cứu. Thiết kế này tuy dễ làm nhưng sẽ có 2 thiếu
sót. Thứ nhất là bệnh nhân được xác định
NMCT lần 1 tại lúc lấy nghiên cứu cắt ngang
nhưng sau một thời gian (1 tháng, 6 tháng hoặc
1 năm) có thể sẽ bị NMCT tái phát và biến
thành nhóm 2. Thứ hai là dân số nghiên cứu
không xác định mốc thời gian NMCT tái phát
nên sẽ không đồng nhất gồm nhiều thời điểm tái
NMCT (tái nhồi máu ở 1 tháng, 6 tháng, 3 năm,
10 năm). Mà thời gian tái NMCT là yếu tố tiên
lượng chính, càng sớm thì tiên lượng càng xấu.
So sánh với tác giả nước ngoài Huberdina
L.Koek tỉ lệ NMCT tái phát trong nữ giới 15% ‐
17%, Nam: 18% ‐ 20% thực hiện kéo dài 5 năm(6).
Nghiên cứu (ASPECT) tỉ lệ NMCT tái phát‐ năm
đầu tỉ lệ 5,2%(1).
Tần suất biến cố tim mạch tiếp theo
Bảng.1.Tần suất biến cố tim mạch kế tiếp nhóm
NMCT tái phát.
Tổng số Sống sót
sau
NMCT(42)
NMCT > 2
lần(6)
Tử vong
do tim
mạch (3)
Tử vong
không do
TM (2)
53(100%) 79.3% 11.3% 5.6% 3.8%
Theo dõi tiếp tục nhóm NMCT tái phát tiếp
tục cho tới hết một năm nhận thấy trong nhóm
NMCT tái phát này, có thêm 6 bệnh nhân
(11,3%) bị NMCT tái phát trên 2 lần, trong đó có
3 bệnh nhân tử vong do NMCT tái phát (5,6%), 2
bệnh nhân tử vong không do tim mạch (3,8%),
như vậy tần suất biến cố tiếp theo 20,7%.
Bệnh nhân bị NMCT tái phát sau đó còn
luôn bị đe dọa bởi sự tiến triển tiếp tục của quá
trình nhiễm mỡ xơ mạch, và khả năng dẫn tới
NMCT tái phát tăng gấp 3 ‐ 6 lần, và tần suất tử
vong do NMCT cũng tăng hơn với người
thường. Trong nghiên cứu của chúng tôi biến cố
tim mạch kế tiếp nhóm NMCT tái phát (20,7%)
tương đương khi so sánh với nghiên cứu của
(ASPECT) có 23,3% biến cố sau NMCT tái phát
(trong số 254 bệnh nhân NMCT tái phát)(2).
Thời gian NMCT tái phát sau NMCT lần
đầu
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
35.00%
40.00%
45.00%
50.00%
Tháng 1‐3 Tháng 3‐6 Tháng 6‐9 Tháng 9‐12
Tỉ lệ NMCT
Biểu đồ.1. Tần số và tỷ lệ thời gian sau NMCT tái
phát sau NMCT lần đầu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 251
Trong 53 bệnh nhân NMCT tái phát, bệnh
nhân tái phát sau lần đầu từ 1‐ 3 tháng có 10 BN
(18,9%), từ 3‐6 tháng 12 BN (22,6%), từ 6‐ 9 tháng
có tỷ lệ tái phát cao nhất 26 BN (49,1%), từ 9
tháng đến 1 năm có 5 BN (9,4%).
Nghiên cứu của chúng tôi khi đánh giá thời
gian tái nhồi máu cơ tim sau lần đầu cho thấy
thời điểm tái nhồi máu cơ tim tập trung nhiều
nhất vào tháng thứ 6‐ 9 với tần suất 49,1%.
Nghiên cứu Euro Heart Survey‐ ACS đề cập tới
tỉ lệ biến chứng trong lúc điều trị tại bệnh viện, tỉ
lệ tử vong trong 30 ngày nhập viên với NMCT‐
ST chênh lên lên tới 8,4%, mặc dù bệnh nhân có
sống sót sau 30 ngày nhưng yếu tố nguy cơ tim
mạch sau đó vẫn cao tới 88,6% đến 90.7%(1,2).
Một số đặc điểm dân số của NMCT tái
phát
Tuổi
Bảng.2. So sánh tuổi trung bình ở 2 nhóm NMCT.
Đặc
tính
NMCT không tái phát
(n1) NMCT tái phát (n2)
P
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
bình
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
bình
Tuổi 22 89 71,1±12,6 50 90 74,5±10,8 0,04*
*Kiểm định Wilcoxon (với phân phối không
chuẩn).
Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất nhóm NMCT
không tái phát: 22 tuổi, nhóm NMCT tái phát là
50 tuổi. Bệnh nhân lớn tuổi nhất ở nhóm NMCT
không tái phát là 89 tuổi, nhóm NMCT tái phát
là 90 tuổi.
Tuổi trung bình của nhóm NMCT tái phát
cao hơn nhóm NMCT không tái phát. Điều này
cho thấy tuổi càng cao, khả năng tái phát càng
lớn. Giải thích cho điều này có thể do tổn
thương xơ vữa động mạch vành ở người cao
tuổi thường nặng và lan tỏa, dễ bị tái phát lại
hơn so với người không cao tuổi.
So sánh 2 nhóm NMCT với từng mức phân
tầng bậc tuổi
Bảng.3. Kết quả phân tầng bậc tuổi của 2 nhóm
NMCT.
NHÓM TUỔI
NMCT không tái phát
(n1:259)
NMCT tái phát
(n2:53)
TS % TS %
< 60 tuổi 52 20.1% 4 7.5%
60 - 74 tuổi 97 37.4% 18 34%
75 - 90 tuổi 110 42.5% 31 58.5%
Phân tích theo từng bậc tuổi, nhóm NMCT
khoâng taùi phaùt tăng dần tỉ lệ thuận với gia
tăng của tuổi tác (20,1%, 37,4%, 42,5%), trong khi
đó nhóm NMCT tái phát có tỉ lệ tập trung cao
nhất vào bậc tuổi 75‐90 (58,5%).
Kết quả tuổi trung bình của nhóm NMCT
không tái phát 71,1 ± 12,6 tuổi, nhóm NMCT tái
phát là 74,5 ± 10,8 tuổi.
So sánh với các tác giả trong nước MEDI‐
ACS tuổi trung bình 65 ± 13 nghiên cứu đa trung
tâm ở tất cả lứa tuổi có NMCT khu vực phía
Nam vì vậy tuổi trung bình nghiên cứu này thấp
hơn nghiên cứu chúng tôi [9]. Tác giả Nguyễn
Duy Khương là 70,61 ± 6,96, Nguyễn Thị Hoa là
70,82 ± 8,98, Đỗ Kim Bảng là 62,64 ± 10,62 có tuổi
trung bình tương đương với nhóm tuổi của
nhóm NMCT cấp chúng tôi, nhưng thấp hơn
nhóm tuổi tuổi trung bình nhóm NMCT tái
phát, và cũng phù hợp với y văn (10,9,5).
Giới tính
Bảng.4. So sánh tần số và tỷ lệ 2 nhóm NMCT theo giới và tuổi.
Bậc tuổi
Giới nữ (n=90)
P
Giới nam (222)
P
NMCT không tái phát (69) NMCT tái phát (21)
NMCT
không tái phát (190)
NMCT tái phát (32)
< 60 tuổi 9 (13,0%) 2 (9,5%)
0,02
(χ2=6,49)
42 (22,1%) 4 (12,5%)
0,14
(χ2=3,83) 60- 74 tuổi 26 (37,7%) 11 (52,4%) 71 (37,4%) 12 (37,5%)
75- 90 tuổi 34 (49,3%) 8 (38,1%) 77 (40,5%) 16 (50%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013
252
Trong số bệnh nhân NMCT không tái phát,
số bệnh nhân nữ 90 người (28,9%), bệnh nam có
222 (71,1%), Tỉ lệ NMCT nam gấp 2,5 lần nữ. Ở
nhóm NMCT tái phát (n= 53), nữ có 21 người
(39,6%), và nam có 32 bệnh nhân (60,4%), tỉ lệ
giới tính nam cao nữ giới. Tuy nhiên, khi chỉ xét
từng bậc tuổi của giới nữ, chúng ta nhận thấy
tuổi nữ tăng tập trung cao nhất ở bậc tuổi 60‐74
tuổi, khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P= 0,02,
χ2=6,49).
Trong nghiên cứu này có 222 BN nam chiếm
tỉ lệ 71,1%, có 90 BN nữ có tỷ lệ 28,9%, và nam
gấp 2,5 lần nữ. Đặc điểm bệnh viện Thống Nhất
có tỉ lệ nam nhiều hơn nữ (vì tính chất đặc thù
bệnh viện cho cán bộ trung cao cấp). Chính vì
đặc thù này chúng tôi khảo sát tái phát riêng cho
giới nữ, nhận thấy nhóm NMCT tái phát ở giới
nữ cao nhất ở bậc tuổi 60‐74 (52,4%). Đây cũng
phù hợp với một số nhận định của NC‐
Framingham tần suất về mạch vành ở nữ tăng
chậm hơn ở nam 10 năm đầu ở lứa tuổi trung
niên, Nhưng ở 20 năm sau, tần suất NMCT và
đột tử ở giới nữ tăng cao hơn ở giới nam.
Nghiên cứu khác của Framingham trong vòng 6
năm bệnh nhân bị NMCT thấy tỉ lệ tử vong sau
NMCT ở nam 37%, nữ 60%, NMCT tái phát nam
18%, nữ giới 37%, cơn đau thắt ngực tái phát
chiếm 27% nam, và nữ 14%, suy tim 22% bệnh
nhân nam, 46% nữ (1, 2).
KẾT LUẬN
Tỉ lệ NMCT tái phát trong vòng 1 năm sau
NMCT lần đầu tại BV Thống Nhất là 17%. Thời
điểm tái phát tập trung cao ở tháng thứ 6‐9 sau
lần đầu (41,1%). So với nhóm không tái phát,
nhóm NMCT tái phát có tuổi trung bình cao hơn
và thể nhồi máu cơ tim không ST chênh lên
chiếm đa số (77,4%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Antman EM, Braunwald E, et al (2005) ʺGuidelines for the
managerment of patients with unstable angina and non ST
segment elevation myocardial infartionʺ. Circulation
ACC/AHA, Task Force on Practive Guidelines, Pp.1193‐1209.
2. Braunwald E, Antman EM, et all Beasely JW (2000)
ʺACC/AHA guidelines for the management of patients with
unstable angina and non‐ST‐segment elevation myorcardial
infraction: a report of the American College of Cardiology /
American Heart Association Task Force on Practice
Guidelinesʺ. J Am Coll Cardiol, 36, 970‐1062.
3. CaoThanh Ngọc (2007) ʺKhaỏ sát điều trị NMCT cấp có ST
chênh lên tại BV. Chợ Rãy 2005‐2006ʺ. Luận văn tôt nghiệp bác sĩ
nội trú, Trường ĐHYK –TP.HCM.
4. Daiji Saito, Teruo Shiraki, Takefumi Oka, Akio Kajiyama,
Toshiyuki Takamura (2002) ʺRisk Factors Indicating Recurrent
Myocardial Infarction After Recovery From Acute Myocardial
Infarctionʺ. Circulation Journal, The Department of Cardiology
Iwakuni National Hospital, Vol.66.
5. Đỗ Kim Bảng (2002) ʺNghiên cứu khr năng dự đoán vị trí tổn
thương trên điên tâm đồ trên bệnh nhân NMCT cấpʺ. Luân văn
tốt nghiệp BS Nội trú bệnh viên, Trường DDHYK.Hà Nội.
6. Huberdina L, Koek Jan, W. P. F. Kardaun, Evelien Gevers,
Agnes de Bruin, Joannes B. Reitsma, Diederick E. Grobbee,
Michiel L. Bots (2007) ʺAcute myocardial infarction incidence
and hospital mortality: routinely collected national data versus
linkage of national Registersʺ
7. Lê Thi Thu Ba (2007) ʺKhảo sát yếu tố tiên lượng nặng và tử
vong trong NMCT cấp ở người lớn tuổi tại BV.Thống Nhấtʺ.
Luận văn thạc sĩ y khoa, Trường ĐHYK –TP.HCM
8. Nguyễn Hải Cường (2005) ʺGía trị của thang điểm TIMI trong
phần nguy cơ của BN hội chứng mạch vành cấp không ST
chênhʺ. Luận văn thạc sĩ y khoa trường ĐHYK –TP.HCM, 36‐37
9. Nguyễn Thi Hoa (2011) ʺKhảo sát biến chứng suy tim cấp ST
chênh lên ở người cao tuổiʺ. Luận văn thạc sĩ Y khoa trường
ĐHYK –TP.HCM, trường ĐHYK –TP.HCM
10. Nguyễn Duy Khương (2008) ʺKhảo sát các biến chứng rối loạn
nhịp tim của NMCT cấp ở người lớn tuổi tại BV.Thống Nhấtʺ.
Luận văn thạc sĩ Y khoa, Trường ĐHY Dươc‐TP.HCM.
11. Phạm Nguyễn Vinh (2011) ʺMEDI‐ACS Study‐Nghiên cứu sổ
bộ điều trị bệnh nhân nhập viên do hội chứng mạch vành
cấpʺ. Hội tim mạch học TP.HCM, Đại học y khoa Phạm Ngọc
Thạch‐ BV Tâm Đức.
12. Phạm Nguyễn Vinh, Hồ Huỳnh Quang Trí (2008) ʺNhồi máu
cơ tim cấp: Chẩn đoán và điều trịʺ. Bệnh học tim mạch, Nhà xuất
bản Y học TP.HCM, tập 2, (28), Tr78‐ 88; 89‐97.
13. Võ Thành Nhân, Mai Trí Luận (2012) ʺĐiều trị đau thắt ngực
không ổn định và NMCT cấp không ST chênhʺ. Bệnh DDM
vành ở người cao tuổi, Trang 108‐115.
14. Võ Thành Nhân, Mai Trí Luận (2012) ʺĐiều trị NMCT cấp có
ST chênhʺ. Bệnh DDM vành ở người cao tuổi, Trang 139‐160.
Ngày nhận bài báo 01‐7‐2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10‐7‐2013
Ngày bài báo được đăng: 01‐8‐2013