Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân bệnh động mạch vành hiện còn dùng các thuốc điều
trị bệnh động mạch vành sau xuất viện.
Cơ sở nghiên cứu: Vấn đề sử dụng thuốc sau xuất viện ở bệnh nhân bệnh động mạch vành là hết sức
cần thiết nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ, đặc biệt ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: phỏng vấn 600 bệnh nhân bệnh động mạch vành phối hợp xem toa thuốc
và thuốc đang sử dụng. Khảo sát việc sử dụng 5 loại thuốc chính: aspirin, clopidogrel, ức chế beta, ức chế
men chuyển, thuốc điều chỉnh lipid máu. Việc khảo sát được thực hiện 2 lần, lần thứ nhất lúc nhận vào
nghiên cứu, lần thứ 2 cách 12 tháng sau đó.
Kết quả nghiên cứu: Tại thời điểm trung bình 18,9 tháng sau xuất viện, tỷ lệ bệnh nhân còn dùng
liên tục các loại thuốc lần lượt như sau: aspirin 85,0%; ức chế men chuyển 83,0%; ức chế beta 79,7%;
thuốc điều chỉnh lipid máu 75,5% và clopidogrel 75,8%. Và tỷ lệ bệnh nhân còn dùng đủ 5 nhóm thuốc
trên chỉ còn 57,2%.
Kết luận: Nhiều bệnh nhân đã ngừng thuốc trong quá trình điều trị duy trì sau xuất viện, tỷ lệ này
tăng dần theo thời gian sau xuất viện. Tại thời điểm trung bình 18,9 tháng sau xuất viện, tỷ lệ bệnh nhân
còn dùng liên tục đủ 5 loại thuốc chỉ còn 57,2%.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc sau xuất viện ở bệnh nhân bệnh động mạch vành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 114
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC SAU XUẤT VIỆN
Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH
Võ Thị Dễ*, Đặng Vạn Phước**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân bệnh động mạch vành hiện còn dùng các thuốc điều
trị bệnh động mạch vành sau xuất viện.
Cơ sở nghiên cứu: Vấn đề sử dụng thuốc sau xuất viện ở bệnh nhân bệnh động mạch vành là hết sức
cần thiết nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ, đặc biệt ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: phỏng vấn 600 bệnh nhân bệnh động mạch vành phối hợp xem toa thuốc
và thuốc đang sử dụng. Khảo sát việc sử dụng 5 loại thuốc chính: aspirin, clopidogrel, ức chế beta, ức chế
men chuyển, thuốc điều chỉnh lipid máu. Việc khảo sát được thực hiện 2 lần, lần thứ nhất lúc nhận vào
nghiên cứu, lần thứ 2 cách 12 tháng sau đó.
Kết quả nghiên cứu: Tại thời điểm trung bình 18,9 tháng sau xuất viện, tỷ lệ bệnh nhân còn dùng
liên tục các loại thuốc lần lượt như sau: aspirin 85,0%; ức chế men chuyển 83,0%; ức chế beta 79,7%;
thuốc điều chỉnh lipid máu 75,5% và clopidogrel 75,8%. Và tỷ lệ bệnh nhân còn dùng đủ 5 nhóm thuốc
trên chỉ còn 57,2%.
Kết luận: Nhiều bệnh nhân đã ngừng thuốc trong quá trình điều trị duy trì sau xuất viện, tỷ lệ này
tăng dần theo thời gian sau xuất viện. Tại thời điểm trung bình 18,9 tháng sau xuất viện, tỷ lệ bệnh nhân
còn dùng liên tục đủ 5 loại thuốc chỉ còn 57,2%.
Từ khóa: sử dụng thuốc, sau xuất viện, bệnh động mạch vành.
ABSTRACT
RESEARCH ON USING MEDICATION AFTER HOSPITAL
DISCHARGE OF CORONARY ARTERY DISEASE PATIENTS.
Vo Thi De, Dang Van Phuo
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 114 - 118
Background: Using medications after hospital discharge of coronary artery disease (CAD) patients is
very important, but it was not researched enough in Viet Nam.
Objective: To characterize using medications after hospital discharge to evidence-based cardiovascular
medications prescribed at hospital discharge.
Methods: We studied 600 patients with coronary artery disease. We examined using to aspirin,
clopidogrel, beta-blockers (BBs), angiotensin-converting enzyme (ACE) inhibitors, and statins/fibrates by
interviewing patients, looking at their prescriptions and drugs.
Results: The proportion of patients who continued medications respectively was aspirin 85.0%; ACE
inhibitors/angiotensin receptor blockers 83.0%; BBs 79.7%; statins/ fibrates 75.5% and clopidogrel 75.8%.
Only 57.2% continued to all of their initial medications.
Conclusions: Many CAD patients stopped medications after hospital discharge. Only 57.2%
continued to all of their initial medications. Physicians need to be aware of patient factors which influence
*Sở y tế Long An ** Bộ môn Nội ĐHYD-TPHCM
Tác giả liên lạc: BS Võ Thị Dễ., ĐT: 0918106018 Email: vothidela89@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 115
using medications to facilitate higher use of evidence-based medications.
Keywords: Using medications, hospital discharge, coronary artery disease.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh mạch vành (ĐMV) là một bệnh gây
tử vong hàng đầu ở các nước phát triển, bệnh
cũng đang trở thành phổ biến ở các nước
đang phát triển. Tại VN, bệnh động mạch
vành là 1 trong 6 nguyên nhân tử vong
thường gặp. Bên cạnh những tiến bộ trong
lĩnh vực can thiệp mạch vành giúp cứu sống
nhiều bệnh nhân, việc điều trị nội khoa và sự
tuân thủ điều trị lâu dài cũng là một trong
những vấn đề góp phần quan trọng cho việc
giảm tỷ lệ tái phát bệnh tật và tử vong, vấn đề
này lại càng quan trọng đối với bệnh nhân đã
đặt stent. Nhiều nghiên cứu cho thấy tình
hình sử dụng thuốc sau xuất viện một thời
gian của bệnh nhân bệnh động mạch vành
không tốt, nhiều bệnh nhân đã ngừng nhiều
loại thuốc quan trọng dẫn đến những biến
chứng nguy hiểm. Chúng tôi tiến hành nghiên
cứu: “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc sau
xuất viện ở bệnh nhân bệnh động mạch vành”
nhằm xác định tỷ lệ bệnh nhân hiện còn dùng
các loại điều trị bệnh động mạch vành sau
xuất viện.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên
cứu của chúng tôi gồm 600 bệnh nhân đang
khám và điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy và
bệnh viện Đại học Y dược, sống tại thành phố
Hồ Chí Minh và 8 tỉnh lân cận, được chẩn
đoán bệnh ĐMV qua chụp mạch vành trong 2
năm 2007-2008.
Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát thực
tế tình hình bệnh nhân bệnh động mạch vành
còn dùng các loại thuốc như các khuyến cáo
hiện hành(5,6,4,2,1,3); chúng tôi tiến hành phỏng
vấn bệnh nhân, xem toa thuốc và xem thuốc
đang sử dụng. Khảo sát 2 lần, lần thứ nhất lúc
nhận vào nghiên cứu ở thời điểm trung bình 8
tháng sau xuất viện, lần thứ 2 lúc kết thúc
nghiên cứu ở thời điểm trung bình 18,9 tháng
sau xuất viện. Qua 2 lần khảo sát, chúng tôi
thu được các kết quả như sau:
KẾT QUẢ N GHIÊN CỨU
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Trong 600 bệnh nhân bệnh động mạch
vành trong nghiên cứu của chúng tôi thì nam
chiếm 71,25%. Tuổi trung bình là 62,2 (nhỏ
nhất 20 tuổi và lớn nhất là 92 tuổi); Bệnh tập
trung ở các nhóm tuổi từ 50-79 (485 bệnh
nhân, chiếm 80,8%); 67,25% bệnh nhân trong
nhóm nghiên cứu có bảo hiểm y tế; 64,3%
bệnh nhân có tổn thương từ 2 nhánh động
mạch vành trở lên, trong đó có 32,5 % bệnh
nhân có tổn thương cả 3 nhánh động mạch
vành. Đa số bệnh nhân bệnh động mạch vành
có bệnh kèm, rối loạn lipid máu là bệnh kèm
thường gặp nhất (gặp ở 76,0% bệnh nhân
bệnh động mạch vành), kế đến là tăng huyết
áp (gặp ở 73,7% bệnh nhân bệnh động mạch
vành).
Tỷ lệ bệnh nhân hiện còn dùng các loại
thuốc điều trị bệnh động mạch vành
Bảng 1: Phân bố theo tỷ lệ bệnh nhân hiện còn
dùng các loại thuốc
8 tháng sau
xuất viện
Số BN, (Tỷ lệ
%)
18,9 tháng sau
xuất viện
Số BN, (Tỷ lệ %)
Aspirin 574 (95,7%) 530 (88,3%)
Clopidogrel 549 (91,5%) 468(78%)
Ức chế beta 541 (90,2%) 500 (83,3%)
UCMC 562 (93,7%) 515 (85,8%)
Statin hoặc fibrate 546 (91,0%) 467 (77,8%)
Nhận xét: Tại thời điểm trung bình 8
tháng sau xuất viện thì có hơn 90% bệnh nhân
còn dùng các thuốc đã nêu, tuy nhiên gần 1
năm sau đó, kết quả nghiên cứu cho thấy số
bệnh nhân còn dùng các loại thuốc nầy giảm
dần (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 116
Tỷ lệ bệnh nhân đã dùng thuốc liên tục
sau xuất viện
Tỷ lệ bệnh nhân đã dùng thuốc liên tục
trong thời gian sau xuất viện như sau:
85.0
75.8
79.7
83.0
75.5
71.5
60
65
70
75
80
85
Tỷ lệ %
Asp clop uc beta ucmc sta hoặc
fib
statin
Loại
Biểu đồ 1: Phân bố theo tỷ lệ bệnh nhân dùng các loại thuốc liên tục
Ghi chú: uc beta: ức chế beta; ucmc: ức chế
men chuyển; asp: aspirin; clop: clopidogrel;
sta: statins; fib: fibrate
Kết quả được trình bày cho thấy: trung
bình sau xuất viện 18,9 tháng tỷ lệ bệnh nhân
còn dùng liên tục các loại thuốc chỉ còn từ
71,5% đến 85%; trong đó tỷ lệ dùng liên tục
aspirin là cao nhất và statins là thấp nhất. Tỷ
lệ bệnh nhân còn dùng đủ 5 nhóm thuốc trên
chỉ còn từ 54,8% - 57,2%. Như vậy có nhiều
bệnh nhân đã ngừng thuốc trong quá trình
điều trị duy trì sau xuất viện.
54.8
57.2
53.5
54
54.5
55
55.5
56
56.5
57
57.5
Tỷ lệ %
5 loại có statin 5 loại có sta hoặc fib Loại
Biểu đồ 2: Phân bố theo tỷ lệ bệnh nhân đã dùng liên tục đủ 5 loại thuốc
Ghi chú: 5 loại có statin (aspirin,
clopidogrel, ức chế beta, UCMC, statins); 5
loại có sta hoặc fib (aspirin, clopidogrel, ức
chế beta, UCMC, statins hay fibrate).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 117
BÀN LUẬN
Tỷ lệ bệnh nhân hiện còn dùng các loại
thuốc điều trị bệnh động mạch vành
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trung
bình 18,9 tháng sau xuất viện thì tỷ lệ bệnh
nhân còn dùng các loại thuốc lần lượt là
aspirin 88,3%, ức chế beta 83,3%, ức chế men
chuyển 85,8%, clopidogrel 78,0%, thuốc điều
chỉnh lipid máu là 77,8% (bảng 1). So sánh với
nghiên cứu khác thì tỷ lệ còn dùng các loại
thuốc trong nghiên cứu của chúng tôi cao
hơn. Nghiên cứu EUROASPIRE II (năm
2001)(8) khảo sát trên 8.181 bệnh nhân bệnh
động mạch vành, kết quả nghiên cứucho thấy
tại thời điểm trung bình 16,8 tháng sau xuất
viện thì tỷ lệ bệnh nhân còn dùng các loại
thuốc lần lượt là aspirin 86%, ức chế beta 63%,
ức chế men chuyển 38%, hạ lipid máu 61%.
Trong nghiên cứu của Wissam A. Jaber (năm
2005)(7): thực hiện trên 7.745 bệnh nhân bệnh
động mạch vành, các thuốc được cho lúc xuất
viện là thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc hạ
lipid máu, thuốc ức chế beta, UCMC. Trung
bình 36 tháng sau xuất viện có 26 bệnh nhân
không dùng thuốc, 507 bệnh nhân còn dùng 1
hay 0 loại thuốc, 1739 bệnh nhân dùng 2 loại
thuốc, 3321 bệnh nhân dùng 3 loại, 2178 còn
dùng đủ 4 loại thuốc. Ở nhóm bệnh nhân
dùng từ 3 đến 4 loại thuốc thì nguy cơ tử
vong thấp hơn nhóm chỉ dùng 1 loại thuốc
hay không dùng loại nào.
Qua nghiên cứu chúng tôi cũng thấy
rằng tỷ lệ bệnh nhân còn dùng các loại thuốc
giảm dần theo thời gian sau xuất viện. Tại
thời điểm trung bình 8 tháng sau xuất viện thì
có từ 90,2% - 95,7% bệnh nhân hiện còn dùng
các thuốc điều trị bệnh động mạch vành đã
nêu trên, nhưng 1 năm sau đó số bệnh nhân
còn dùng các loại thuốc nầy giảm dần chỉ còn
77,8% - 88,3% (sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê); trong đó 2 loại thuốc giảm rõ nhất là
clopidogrel (từ 91,5% xuống 78%) và thuốc
điều chỉnh lipid máu (từ 91% xuống 77,8%)
(bảng 1).
Đây là số lượng bệnh nhân hiện còn
dùng thuốc tại thời điểm khảo sát, số bệnh
nhân đã dùng thuốc liên tục từ khi xuất viện
đến thời điểm khảo sát sẽ còn thấp hơn.
Tỷ lệ bệnh nhân đã dùng thuốc liên tục
Biểu đồ 2 cho thấy ở thời điểm kết thúc
nghiên cứu (trung bình 18,9 tháng sau xuất
viện), tỷ lệ bệnh nhân còn dùng liên tục đủ 5
loại thuốc cơ bản theo các khuyến cáo chỉ còn
54,8% đối với 5 thuốc aspirin, clopidogrel, ức
chế beta, ức chế men chuyển, statins. Đây là 1
tỷ lệ tuân thủ điều trị thấp, rất đáng quan
tâm, như vậy là có gần 50% bệnh nhân bệnh
động mạch vành trong quá trình điều trị duy
trì đã không còn dùng các loại thuốc như các
khuyến cáo hiện hành và như vậy nhiều khả
năng họ sẽ không đạt được hiệu quả điều trị
tối ưu như nhiều nghiên cứu đã chứng minh.
So với các nghiên cứu khác như nghiên cứu
của Newby thì kết quả lại càng thấp hơn,
trong nghiên cứu này chỉ còn 21% bệnh nhân
còn dùng liên tục đủ 3 loại thuốc ở thời điểm
1 năm sau xuất viện (aspirin, ức chế beta,
statin).
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho
thấy tỷ lệ bệnh nhân còn dùng liên tục đối với
từng loại thuốc như sau: aspirin 85%, kế đến
là ức chế men chuyển 83%, clopidogrel 81,5%,
ức chế beta 79,7%, statins 71,5% và thuốc điều
chỉnh lipid máu nói chung (statins hay
fibrate) 75,5% (bảng 2).
So sánh với các nghiên cứu khác thấy rằng
tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc liên tục trong
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn. Trong
nghiên cứu của Sud (năm 2008)(10), phỏng vấn
208 bệnh nhân bệnh động mạch vành qua
điện thoại thời điểm 10 tháng sau xuất viện
cho kết quả như sau: Tỷ lệ dùng thuốc liên tục
là 87,6% đối với Aspirin và 66% đối với
UCMC. Lý do ngừng thuốc là do bác sĩ không
ghi trong toa hay do có tác dụng phụ của
thuốc. Nghiên cứu của Newby và cộng sự
(năm 2006) ở 31.750 bệnh nhân bệnh ĐMV,
khảo sát việc sử dụng 4 loại thuốc aspirin, ức
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 118
chế beta, statins và ức chế men chuyển trong
giai đoạn từ 1995-2002, qua sự tự tường thuật
của bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy
chỉ có 71% bệnh nhân dùng aspirin liên tục,
46% đối với ức chế beta, 44% đối với thuốc hạ
lipid máu, 36% đối với cả hai aspirin và ức
chế beta, 21% bệnh nhân là còn dùng liên tục
nhiều thuốc phối hợp (aspirin, ức chế beta,
statin)(9).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu việc sử dụng thuốc sau
xuất viện ở 600 bệnh nhân bệnh ĐMV tại bệnh
viện Chợ Rẫy và bệnh viện Đại học Y dược
Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi thấy rằng
ở thời điểm trung bình 18,9 tháng sau xuất
viện tỷ lệ bệnh nhân còn dùng liên tục các loại
thuốc lần lượt như sau: aspirin 85,0%; ức chế
men chuyển 83,0%; ức chế beta 79,7%; thuốc
điều chỉnh lipid máu 75,5% và clopidogrel
75,8%. Và chỉ có 57,2% bệnh nhân bệnh động
mạch vành là còn dùng liên tục đủ 5 loại
thuốc này.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tình
hình dùng thuốc sau xuất viện ở bệnh nhân
bệnh động mạch vành chưa đạt được như các
khuyến cáo hiện hành, việc tiếp tục tìm hiểu
lý do và các yếu tố ảnh hưởng đến việc dùng
thuốc và tuân thủ điều trị ở bệnh nhân bệnh
động mạch vành sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả điều trị, giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở
bệnh nhân bệnh động mạch vành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “ACC/AHA Guideline for the management of patients with
ST segment elevation myocardial infarction and
ACC/AHA/SCAI Guideline on percutaneous coronary
intervention”. (2009). Circulation. 2009; 120:pp.2271-2306.
2. “ACC/AHA Guideline Update for the management of
patients with unstable angina and non- ST segment
elevation myocardial infarction” (2007). A report of the
American college of cardiology /American Heart
Association. Task force on Practice Guidelines. Published
online before print August 6, 2007, doi: 10.1161/
CIRCULATIONAHA. 107. Pp.185752.
3. “ACC/AHA/SCAIS 2007 Guideline Update for
percutaneous coronary intervention” (2008). A report of the
American college of cardiology /American Heart
Association. Task force on Practice Guidelines. Circulation.
2008;117:pp.261-295
4. “Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam khuyến cáo về can thiệp
động mạch vành qua da” (2008). Khuyến cáo về các bệnh lý
tim mạch giai đoạn 2006- 2010. Nhà xuất bản Y học, tr.389-
433
5. “Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam khuyến cáo về chẩn
đoán, điều trị đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ
tim không ST chênh lên” (2008). Khuyến cáo về các bệnh lý
tim mạch giai đoạn 2006- 2010. Nhà xuất bản Y học, tr.107 -
141
6. “Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam khuyến cáo về xử trí
nhồi máu cơ tim có đoạn ST chênh lên” (2008). Khuyến cáo
về các bệnh lý tim mạch giai đoạn 2006- 2010. Nhà xuất bản
Y học, tr.177-179
7. Jaber W.A., Lennon R.J., Verghese M (2005). "Application of
Evidence-Based Medical Therapy Is Associated With
Improved Outcomes After Percutaneous Coronary
Intervention and Is a Valid Quality Indicator". J. Am. Coll.
Cardiol, 46:pp.1473-1478.
8. “Lifestyle and risk factor management and use of drug
therapies in coronary patients from 15 countries. Principle
results from EUROASPIRE II Euro Heart survey
programme” (2001). European Heart journal, 22(70):pp.554-
572
9. Newby L.K.; Anita Y.C. (2006). “Long-Term Adherence to
Evidence-Based Secondary Prevention Therapies in
Coronary Artery Disease”. Circulation. 113: pp.203-212.
10. Sud A., et al. (2008). "Adherence to Medications by Patients
After Acute Coronary Syndromes". The Annals of
Pharmacotherapy: 39(11):pp.1792-1797.