Mục tiêu: Ghi nhận tình hình thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) tại TP.HCM để có cơ sở phân tích mô hình
BHYT hiện nay về các ưu khuyết điểm, các khó khăn tồn tại, đề xuất một số hướng giải quyết nhằm góp phần
xây dựng chế độ BHYT ngày càng hợp lý và công bằng hơn. Mặt khác, đề tài còn là cơ sở để định lượng hiệu quả
của việc thực hiện BHYT trước và sau khi Luật BHYT đi vào thực tiễn.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang, hồi cứu số liệu kết hợp với điều tra xã hội học bằng phiếu khảo sát và
phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là bệnh nhân đang tham gia KCB ngoại trú tại các bệnh viện.
Kết quả: Số lượng bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng, chứng tỏ tính đúng đắn và phù hợp
với lòng dân của một chính sách xã hội. Tuy nhiên kết quả khảo sát việc thực hiện bảo hiểm tại một số bệnh viện
tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy còn nhiều bất cập, thể hiện qua tình trạng quá tải bệnh nhân, cường độ làm
việc của các bác sĩ dù rất căng thẳng cũng không đáp ứng kịp thời cho yêu cầu điều trị, làm kéo dài thời gian chờ
đợi của bệnh nhân, cơ sở vật chất chật hẹp dẫn đến tình trạng chen chúc, mệt mỏi cho bệnh nhân. Tuy nhiên,
bệnh nhân vẫn lựa chọn sự chờ đợi để được khám chữa bệnh tại các bệnh viện công thay vì đăng ký KCB tại các
bệnh viện tư có tham gia bảo hiểm y tế vì tin tưởng vào chất lượng điều trị và vì chi phí KCB rẻ.
Kết luận: Đã hoàn thành mục tiêu đề ra là ghi nhận diễn biến việc thực hiện bảo hiểm tại Tp.HCM, đã
cung cấp những số liệu khoa học và khách quan để phân tích các ưu khuyết điểm, các khó khăn tồn tại, từ đó
đề xuất một số hướng giải quyết nhằm góp phần xây dựng việc thực hiện BHYT ngày càng hợp lý và công
bằng hơn.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình triển khai bảo hiểm y tế tại một số bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 240
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ
TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Dương Thị Mai Trang*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Ghi nhận tình hình thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) tại TP.HCM để có cơ sở phân tích mô hình
BHYT hiện nay về các ưu khuyết điểm, các khó khăn tồn tại, đề xuất một số hướng giải quyết nhằm góp phần
xây dựng chế độ BHYT ngày càng hợp lý và công bằng hơn. Mặt khác, đề tài còn là cơ sở để định lượng hiệu quả
của việc thực hiện BHYT trước và sau khi Luật BHYT đi vào thực tiễn.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang, hồi cứu số liệu kết hợp với điều tra xã hội học bằng phiếu khảo sát và
phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là bệnh nhân đang tham gia KCB ngoại trú tại các bệnh viện.
Kết quả: Số lượng bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng, chứng tỏ tính đúng đắn và phù hợp
với lòng dân của một chính sách xã hội. Tuy nhiên kết quả khảo sát việc thực hiện bảo hiểm tại một số bệnh viện
tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy còn nhiều bất cập, thể hiện qua tình trạng quá tải bệnh nhân, cường độ làm
việc của các bác sĩ dù rất căng thẳng cũng không đáp ứng kịp thời cho yêu cầu điều trị, làm kéo dài thời gian chờ
đợi của bệnh nhân, cơ sở vật chất chật hẹp dẫn đến tình trạng chen chúc, mệt mỏi cho bệnh nhân. Tuy nhiên,
bệnh nhân vẫn lựa chọn sự chờ đợi để được khám chữa bệnh tại các bệnh viện công thay vì đăng ký KCB tại các
bệnh viện tư có tham gia bảo hiểm y tế vì tin tưởng vào chất lượng điều trị và vì chi phí KCB rẻ.
Kết luận: Đã hoàn thành mục tiêu đề ra là ghi nhận diễn biến việc thực hiện bảo hiểm tại Tp.HCM, đã
cung cấp những số liệu khoa học và khách quan để phân tích các ưu khuyết điểm, các khó khăn tồn tại, từ đó
đề xuất một số hướng giải quyết nhằm góp phần xây dựng việc thực hiện BHYT ngày càng hợp lý và công
bằng hơn.
Từ khoá: bảo hiểm y tế, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Thủ Đức, bệnh viện quận 11, bệnh viện chấn thương
chỉnh hình
ABSTRACT
STUDY OF HEALTH INSURANCE IMPLEMENTATION
IN SOME HOSPITALS IN HO CHI MINH CITY
Duong Thi Mai Trang* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 240 - 244
Objectives: The aim of study was recognition of the situation of health insurance (MI) based in Ho
Chi Minh City to analyze the current model of health insurance on the strengths and weaknesses,
difficulties exist and propose some solutions to contribute the MI regime more rational and fairer. On
the other hand, the topic is also the basis to quantify the effectiveness of the MI’s implementation before
and after the Health Insurance Law went into practice.
Methods: Cross-sectional study, retrospective data combined with the sociological survey by questionnaire
and direct interview patients who are participating in outpatient medical care in hospitals.
Results: The number of patients participating in health insurance is increasing, demonstrating the
correctness and conformity with popular social policy. However, survey results of the implementation of
insurance in some hospitals in Ho Chi Minh City showed inadequate, reflected overload patients, the very hard
intensity of the doctors though straight not meet requirements in time for treatment, as long waiting times for
*Bộ môn Quản Lý Dược - Đại Học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: TS. Dương Thị Mai Trang ĐT : 0933645877 Email: maitrangduong562003@yahoo.ca
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 241
patients, facilities narrow lead to crowded, fatigue patients. However, the selection of patients still waiting to
receive medical treatment at public hospitals instead of health care in private hospitals which are insured for
health. The reason is located in the quality of treatment and low-cost medical care.
Conclusions: Completed goals are recorded evolution of the implementation of insurance in HCM City,
provided scientific data to analyze the strengths, weaknesses, difficulties exist. Then propose some solutions to
help build the implementation of health insurance more affordable and more equitable.
Keywords: Health insurance, Cho Ray Hospital, Thu Duc Province Hospital, District 11 Hospital,
Orthopaedic Hospital.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những
công cụ mà Nhà nước áp dụng nhằm đảm bảo
công bằng xã hội, mang lại cho nhân dân cuộc
sống tốt đẹp hơn, là phương thức phù hợp với
nền kinh tế thị trường, là biện pháp chi trả tiến
bộ và văn minh để bảo đảm tính công bằng và
hiệu quả, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe
cho đại đa số người dân. Chính vì vậy BHYT là
một đòi hỏi tất yếu của xã hội(1).
Chính sách BHYT của VN từ khi ban hành
năm 1992 đến nay đã qua nhiều lần sửa đổi.
Nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia thuộc WHO
và sự nổ lực của nhà nước mà BHYT VN đã có
nhiều sự điều chỉnh về chính sách cho phù hợp
với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, với
cách thức quản lý cũng như từng bước mở rộng
đối tượng tham gia BHYT và mở rộng khung
quyền lợi cho người thụ hưởng. Do đó, việc thực
hiện đề tài “Khảo sát các bước phát triển của
BHYT tại một số bệnh viện ở TP.HCM” cung
cấp số liệu xác thực để phần nào đánh giá hiệu
quả thực hiện luật BHYT(2).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm khảo sát
-Bệnh viện Chợ Rẫy (BV tuyến TW) với 1500
giường bệnh.
-Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình (BV
chuyên khoa hạng 1) với 450 giường bệnh.
-Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức (BV đa
khoa hạng 2) với 500 giường bệnh.
-Bệnh viện quận 11 (BV đa khoa hạng 3) với
100 giường bệnh.
Đối tượng nghiên cứu
Việc thực hiện BHYT tại các bệnh viện khảo
sát, các văn bản pháp qui về BHYT trong
khoảng thời gian 1992 đến 2008.
Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu số liệu: việc thực hiện BHYT tại các
bệnh viện khảo sát trong vòng 4 năm 2005, 2006,
2007, 2008 (trừ bệnh viện Quận 11).
Mô tả cắt ngang: thực trạng việc thực hiện
BHYT của các bệnh viện khảo sát vào thời điểm
tháng 04, 05, 06/2009.
Điều tra xã hội học: Áp dụng phương pháp
phát Phiếu Khảo Sát và phỏng vấn trực tiếp các
bệnh nhân khám chữa bệnh BHYT tại các bệnh
viện khảo sát.
Cỡ mẫu nghiên cứu
Áp dụng công thức chọn mẫu sau
N = 2
/11
2 )1(
d
PPZ −
− α
d: sai số cho phép d=5% (0,05); Z: hệ số tin cậy ở độ tin cậy
ấn định 95%; P: tỷ số giá trị thực nghiệm P=0,5
Kỹ thuật chọn mẫu
Chia đều cho 4 bệnh viện khảo sát, mỗi
bệnh viện lấy 96 mẫu bệnh nhân KCB BHYT
Tiêu chí chọn mẫu
Tiêu chí đưa vào: các bệnh nhân đang tham
gia KCB ngoại trú tại các BV khảo sát.
Tiêu chí loại ra: các bệnh nhân BHYT cấp
cứu, nội trú.
N= 1,962x0,5x(1-0,5)/0,052 = 384
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 242
Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu hồi cứu và thống kê, được phân
loại theo từng tiêu chí và được tính theo tỷ lệ %
của cỡ mẫu nghiên cứu. Kết quả được trình bày
dưới dạng biểu đồ theo số liệu thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Giới thiệu sơ nét về các bệnh viện khảo sát
-BV Chợ Rẫy là BV đa khoa, thuộc TW là BV
tuyến cuối trong khám chữa bệnh.
-BV Chấn thương chỉnh hình là BV chuyên
khoa hạng nhất trực thuộc Sở Y tế, là BV tuyến
cuối trong việc thực hiện KCB BHYT về chấn
thương chỉnh hình, do đó số khoa lâm sàng và
cận lâm sàng ít hơn nhưng trang thiết được đầu
tư theo chiều sâu rất nhiều.
-Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức là BV
hạng 2, trực thuộc Sở Y tế, đang trên đường xây
dựng hoàn chỉnh thành một BV cửa ngõ vào
TpHCM và là cơ sở KCB ban đầu cho đối tượng
bệnh nhân BHYT trong khu vực.
-Bệnh viện Quận 11 là bệnh viện hạng 3, là
cơ sở KCB ban đầu và chăm sóc sức khỏe chủ
yếu cho nhân dân của một quận.
Cơ cấu tổ chức của các bệnh viện được trình
bày trong bảng 1.
Bảng 1. Cơ cấu tổ chức của các bệnh viện
Chợ Rẫy ĐKKV Thủ
Đức
CTCH Quận 11
Khoa lâm
sàng 41 18 12 10
Khoa cận lâm
sàng 14 5 4 4
Phòng chức
năng 8 6 6 4
Hoạt động KCB BHYT tại các bệnh viện
Hiện nay mặc dù các bệnh viện đã cố gắng
trang bị thêm nhiều giường bệnh phục vụ cho
yêu cầu điều trị nhưng tình trạng quá tải vẫn
diễn ra, nhất là tại các bệnh viện lớn do sự tin
tưởng của bệnh nhân và những bệnh nặng từ
các bệnh viện tuyến dưới chuyển lên. Số lượng
được thống kê trong bảng 2 và bảng 3.
Bảng 2. Số giường và số ngày điều trị bình quân tại
các bệnh viện năm 2008
Bệnh viện Chợ Rẫy CTCH ĐK Thủ
Đức
Quận 11
Số giường 1800 450 550 100
Số ngày điều trị
bình quân 8.8 7 6 6
Bảng 3. Tổng số lượt KCB nói chung và BHYT nói
riêng tại các BV qua các năm
2005 2006 2007 2008
KCB BHYT 157.646 223.858 266.272 318.334
Tổng lượt
KCB
826.794 884.012 936.590 955.525Chợ
Rẫy
Tỉ lệ % 19,1% 25,3% 28,4% 33,3%
KCB BHYT 8.395 27.912 35.986 36.665
Tổng lượt
KCB
369.870 401.647 425.706 465.800CTCH
Tỉ lệ % 2,3% 6,9% 8,5% 7,9%
KCB BHYT 174.791 246.361 281.519 300.816
Tổng lượt
KCB
429.694 441.247 479.973 478.451Thủ
Đức
Tỉ lệ % 40,7% 55,8% 58,6% 62,9%
Về đối tượng BHYT: ở cả 3 bệnh viện đối
tượng này đều tăng qua các năm. Trong 3 năm
2005, 2006, 2007 tổng số lượt KCB BHYT ở bệnh
viện ĐKKV TĐ đều cao nhất, thấp nhất là bệnh
viện CTCH. Riêng năm 2008 cao nhất là tại bệnh
Chợ Rẫy, thấp nhất vẫn là CTCH.
Số bệnh nhân đến KCB ngày càng tăng
nhưng nhân lực KCB không đủ đáp ứng nhu
cầu này Số lượt bệnh nhân hằng ngày trung
bình 1 bác sĩ phải thăm khám thể hiện ở bảng 4.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 243
Bảng 4. Số lượt KCB nói chung và BHYT nói riêng
trung bình một bác sĩ thăm khám trong ngày.
Bệnh viện Chợ
Rẫy
Thủ
Đức
CTCH Quận
11
Số phòng khám BHYT 32 13 6 10
Số bác sĩ trực tiếp khám bệnh 51 15 15 10
Số lượt BN khám trung bình 1
ngày 2859 1300 1780 858
Số lượt BN BHYT khám trung
bình/ngày 1120 975 175 538
Tỉ lệ bác sĩ/lượt bệnh nhân 1/56 1/86 1/119 1/86
Tỉ lệ bác sĩ/lượt bệnh nhân
BHYT 1/22 1/65 1/12 1/54
Nhận xét: Khảo sát cho thấy các bác sĩ trong
khoa khám phải chịu một áp lực công việc rất
lớn. Chỉ xem xét riêng với đối tượng BHYT thì
cao nhất là tại bệnh viện ĐKKVTĐ với 65 bệnh
nhân/ngày, thấp nhất là tại bệnh viện CTCH với
12 bệnh nhân/ngày. Với số bệnh nhân trung
bình mỗi bác sĩ phải KCB một ngày như vậy có
thể ảnh hưởng đến chất lượng thăm khám, vì
khó có đủ thời gian giải thích tình trạng bệnh tật
cho bệnh nhân hiểu một cách cặn kẽ, điều này có
thể gây nên bức xúc cho bệnh nhân về thái độ
phục vụ.
Tổng thời gian chờ đợi cho một lần đi KCB
BHYT
Kết quả khảo sát tổng thời gian KCB của các
bệnh nhân được thể hiện qua bảng 5.
Bảng 5. Thống kê số bệnh nhân theo tổng thời gian
KCB
Dưới 2 giờ Từ 2 – 3 giờ Trên 3 giờ
Số người 31 98 255
Tỉ lệ % 8,1% 25,5% 66,4%
-Từ lúc bắt đầu quy trình KCB đến lúc nhận
được thuốc, một bệnh nhân BHYT phải tốn
trung bình từ 2-3 giờ, trong khi thời gian chờ đợi
của các bệnh nhân khám ngoài BHYT chỉ tốn
khoảng từ 1- 1,5 giờ.
Lý do chấp nhận đến bệnh viện công lập
để khám chữa bệnh thay vì chọn một bệnh
viện tư có tham gia BHYT
Mặc dù phải tốn rất nhiều thời gian chờ đợi,
trong những điều kiện không tiện nghi như chật
chội, nóng bức,.., nhưng hầu hết các bệnh nhân
được phỏng vấn đều chấp nhận và thông cảm
để đạt được mong muốn chủ yếu của họ là được
khám bệnh với các bác sĩ ở trong những bệnh
viện mà họ tin tưởng vào trình độ chuyên môn
và vì một lý do được sự đồng thuận tuyệt đối
của bệnh nhân là chi phí KCB ở các BV công lập
rẻ hơn chi phí KCB ở bệnh viện tư nhân mặc dù
cũng được thanh toán theo chế độ BHYT. Số liệu
thống kê được trình bày trong bảng 6.
Bảng 6. Lý do lựa chọn cơ sở KCB công lập và tư
nhân
Lý do Chất lượng
KCB
Chất lượng phục vụ Chi phí
Mức
độ Tin tưởng
Không
tin
tưởng
Tốt
Chấp
nhận
được
Kém Mắc hơn
Rẻ
hơn
BV
công 346 08 50 250 84 0 384
BV tư 64 300 325 59 9 384 0
KẾT LUẬN
Đề tài đã hoàn thành mục tiêu đề ra là ghi
nhận diễn biến việc thực hiện bảo hiểm y tế tại
TP.HCM, thống kê được các số liệu là cơ sở khoa
học để xác định các ưu khuyết điểm, các khó
khăn tồn tại, từ đó đã có một số đề xuất góp
phần xây dựng chế độ BHYT ngày càng hợp lý
và công bằng hơn.
-Hợp lý hóa công tác tổ chức và thực hiện vi
tính hóa các công việc hành chính để rút ngắn
thời gian chờ đợi của bệnh nhân.
-Đầu tư mở rộng, nâng cấp bệnh viện để cải
thiện chất lượng dịch vụ phục vụ.
-Mở rộng mô hình xã hội hóa trong các bệnh
viện công lập để tăng thu nhập cho các nhân
viên y tế và sự hài lòng cho các bệnh nhân có
khả năng chi trả.
-Nhanh chóng nghiên cứu ban hành các văn
bản hướng dẫn Luật BHYT nhằm đưa Luật đi
vào thực tiễn, phổ biến sâu rộng đến toàn thể
nhân dân.
-Có chính sách hỗ trợ cho các đối tượng còn
gặp nhiều khó khăn được thuận lợi hơn trong
việc tiếp cận với chính sách BHYT.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 244
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Thị Mai Trang (2008), Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
Giáo trình Dược xã hội học-Bộ môn Quản lý Dược-Khoa
Dược, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
2. Quốc hội khóa 12 (2008), Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH 12,
ban hành ngày 14/11/2008.
3. Võ Ngọc Mai Linh (2009), Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ Đại học,
tr. 43,-45, 87.