Mục tiêu: Khảo sát tương quan giữa các chỉ số phế thân ký với mức độ khó thở đo lường bằng thang điểm
BDI/TDI (baseline dyspnea index/ transitional dyspnea index).
Phương pháp: Một nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu 6 tháng thực hiện trên 73 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính (BPTNMT) đến khám tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ 04/2009 đến 10/2010. Tại thời điểm
ban đầu, 3 tháng và 6 tháng, bệnh nhân được thực hiện đo phế thân ký và đánh giá thang điểm BDI/TDI. Tương
quan giữa các chỉ số phế thân ký và mức độ khó thở tại một thời điểm và tương quan giữa biến thiên của các chỉ
số này sau 3 và 6 tháng được tính toán.
Kết quả: Hệ số tương quan tại một thời điểm giữa các chỉ số phế thân ký và điểm số BDI/TDI thể hiện mức
độ khó thở trên bệnh nhân BPTNMT lần lượt là:FEV1 =0,509 (P < 0,001); FEF25 – 75% =0,407 (P < 0,001); TLC= -
0,367; RV = - 0,439 (P < 0,001); IC = 0,221 (P = 0,001); sGAW= 0,574; Raw = - 0,488 (P < 0,001); Hệ số tương
quan theo thời gian giữa biến thiên của các chỉ số phế thân ký và điểm số BDI/TDI thể hiện thay đổi mức độ khó
thở trên bệnh nhân BPTNMT trong thời gian theo dõi 3 tháng lần lượt là: FEV1= 0,331 (P < 0,001); FEF 25 – 75%=
0,272 (P = 0,001); TLC = - 0,043 (P = 0,610); RV = - 0,510 (P = 0,542); IC= 0,258 (P = 0,002). sGAW = 0,037 (
P = 0,659); Raw = 0,110 (P = 0,188). Hệ số tương quan theo thời gian giữa biến thiên của các chỉ số phế thân ký
và điểm số BDI/TDI thể hiện thay đổi mức độ khó thở trên bệnh nhân BPTNMT trong thời gian theo dõi 6 tháng
lần lượt là: FEV1= 0,258 (P = 0,027); FEF 25 – 75%= 0,196 (P = 0,101). TLC = - 0,253 (P = 0,034); RV = - 0,242 (P
= 0,042); IC= 0,175 (P = 0,147). sGAW = 0,160 ( P = 0,183); Raw = - 0,012 (P = 0,921).
Kết luận: Có tương quan tại một thời điểm mức độ trung bình giữa các chỉ số phế thân ký và mức độ khó
thở tính bằng thang điểm BDI/TDI trên bệnh nhân BPTNMT. Không có tương quan hay có tương quan yếu
giữa biến thiên các chỉ số ứ khí phế nang với biến thiên mức độ khó thở đánh giá bằng thang điểm BDI/TDI trên
bệnh nhân BPTNMT sau 3 và 6 tháng. Có tương quan yếu đến trung bình giữa biến thiên các chỉ số tắc nghẽn
đường thở với biến thiên mức độ khó thở đánh giá bằng thang điểm BDI/TDI trên bệnh nhân BPTNMT sau 3
và 6 tháng
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tương quan giữa các chỉ số phế thân ký với mức độ khó thở trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 354
KHẢO SÁT TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ PHẾ THÂN KÝ
VỚI MỨC ĐỘ KHÓ THỞ TRONG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Lê Khắc Bảo*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tương quan giữa các chỉ số phế thân ký với mức độ khó thở đo lường bằng thang điểm
BDI/TDI (baseline dyspnea index/ transitional dyspnea index).
Phương pháp: Một nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu 6 tháng thực hiện trên 73 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính (BPTNMT) đến khám tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ 04/2009 đến 10/2010. Tại thời điểm
ban đầu, 3 tháng và 6 tháng, bệnh nhân được thực hiện đo phế thân ký và đánh giá thang điểm BDI/TDI. Tương
quan giữa các chỉ số phế thân ký và mức độ khó thở tại một thời điểm và tương quan giữa biến thiên của các chỉ
số này sau 3 và 6 tháng được tính toán.
Kết quả: Hệ số tương quan tại một thời điểm giữa các chỉ số phế thân ký và điểm số BDI/TDI thể hiện mức
độ khó thở trên bệnh nhân BPTNMT lần lượt là:FEV1 = 0,509 (P < 0,001); FEF25 – 75% = 0,407 (P < 0,001); TLC= -
0,367; RV = - 0,439 (P < 0,001); IC = 0,221 (P = 0,001); sGAW= 0,574; Raw = - 0,488 (P < 0,001); Hệ số tương
quan theo thời gian giữa biến thiên của các chỉ số phế thân ký và điểm số BDI/TDI thể hiện thay đổi mức độ khó
thở trên bệnh nhân BPTNMT trong thời gian theo dõi 3 tháng lần lượt là: FEV1 = 0,331 (P < 0,001); FEF 25 – 75% =
0,272 (P = 0,001); TLC = - 0,043 (P = 0,610); RV = - 0,510 (P = 0,542); IC= 0,258 (P = 0,002). sGAW = 0,037 (
P = 0,659); Raw = 0,110 (P = 0,188). Hệ số tương quan theo thời gian giữa biến thiên của các chỉ số phế thân ký
và điểm số BDI/TDI thể hiện thay đổi mức độ khó thở trên bệnh nhân BPTNMT trong thời gian theo dõi 6 tháng
lần lượt là: FEV1 = 0,258 (P = 0,027); FEF 25 – 75% = 0,196 (P = 0,101). TLC = - 0,253 (P = 0,034); RV = - 0,242 (P
= 0,042); IC= 0,175 (P = 0,147). sGAW = 0,160 ( P = 0,183); Raw = - 0,012 (P = 0,921).
Kết luận: Có tương quan tại một thời điểm mức độ trung bình giữa các chỉ số phế thân ký và mức độ khó
thở tính bằng thang điểm BDI/TDI trên bệnh nhân BPTNMT. Không có tương quan hay có tương quan yếu
giữa biến thiên các chỉ số ứ khí phế nang với biến thiên mức độ khó thở đánh giá bằng thang điểm BDI/TDI trên
bệnh nhân BPTNMT sau 3 và 6 tháng. Có tương quan yếu đến trung bình giữa biến thiên các chỉ số tắc nghẽn
đường thở với biến thiên mức độ khó thở đánh giá bằng thang điểm BDI/TDI trên bệnh nhân BPTNMT sau 3
và 6 tháng.
Từ khóa: chỉ số phế thân ký, mức độ khó thở, BDI/TDI.
ABSTRACT
CORRELATIONS BETWEEN PHLETHYSMOGPRAPHIC PARAMETERS AND DYSPNEA IN
CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE
Le Khac Bao* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 354 - 359
Objectives: To evaluate the correlation between phlethysmographic parameters and dyspnea measured by
BDI/TDI scale (baseline dyspnea index/ transitional dyspnea index).
Methods: A 6-month prospective cohort study has been conducted on 73 Chronic Obstructive Pulmonary
Disease (COPD) patients at University Medical Hospital at Ho Chi Minh city from March 2009 to October
2010. At 0, 3rd and 6th months of the study period, lung function testing by phlethysmography and six-minute
* Bộ môn Nội Tổng Quát – Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS Lê Khắc Bảo, ĐT: 0908888702, Email: baolekhac@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 355
walk test were relized in every patient. The correlations between phlethysmographic parameters and distances in
6MWT at any time as well as the correlations between their varations after 3 and 6 months were calculated.
Results: Correlation ratios between the phlethysmographic parameters and the dyspnea measured by
BDI/TDI scale in COPD patients at any time are: FEV1 = 0.509 (P < 0,001); FEF25 – 75% = 0.407 (P < 0.001)TLC= -
0.367; RV = - 0.439 (P < 0.001); IC = 0.221(P = 0.001). sGAW= 0.574; Raw = - 0.488 (P < 0.001). Correlation
ratios between the changes in phlethysmographic parameters and those in the dyspnea measured by BDI/TDI
scale in COPD patients after 3 months are: FEV1 = 0.331 (P < 0.001); FEF 25 – 75% = 0.272 (P = 0.001). TLC = -
0.043 (P = 0.610); RV = - 0.510 (P = 0.542); IC= 0.258 (P = 0.002). sGAW = 0.037 ( P = 0.659); Raw = 0.110 (P
= 0.188). Correlation ratios between the changes in phlethysmographic parameters and those in the dyspnea
measured by BDI/TDI scale in COPD patients after 6 months are: FEV1 = 0.258 (P = 0.027); FEF 25 – 75% = 0.196
(P = 0.101). TLC = - 0.253 (P = 0.034); RV = - 0.242 (P = 0.042); IC= 0.175 (P = 0.147). sGAW = 0.160 ( P =
0.183); Raw = - 0.012 (P = 0.921).
Conclusion: There are moderate correlations at any time between phlethysmographic parameters and
dyspnea measured by BDI/TDI scale in COPD patients. There are no correlations or weak correlations between
the variations in alveolar hyperinflation parameters and the variations in dyspnea measured by BDI/TDI scale
after 3 and 6 months. There are weak to moderate correlations between the variation in airway obstruction
parameters and the variation in dyspnea measured by BDI/TDI scale after 3 and 6 months.
Key words: phlethysmographic parameters, dyspnea, BDI/TDI scale
MỞ ĐẦU
BPTNMT là vấn đề sức khỏe cộng đồng trên
toàn thế giới với tỷ lệ bệnh toàn bộ cũng như tỷ
lệ bệnh mới ngày càng tăng. Tại Việt nam tần
suất bệnh này theo ước đoán vào năm 2001 là
6,7% - cao nhất trong khu vực châu Á Thái Bình
Dương(1). Việc đánh giá BPTNMT một cách
chuẩn xác là một nhu cầu cần thiết.
Khuyến cáo hướng dẫn xử lý BPTNMT toàn
cầu hiện nay phiên bản mới nhất – GOLD 2009 –
vẫn dùng chỉ số FEV1 trong chẩn đoán và điều
trị(8). Tuy nhiên, ngày càng có nhiều chứng cứ
cho thấy việc dùng một chỉ số duy nhất như vậy
không giúp đánh giá toàn diện một bệnh có tính
chất toàn thân như BPTNMT mà trong đó tổn
thương tắc nghẽn luồng khí chỉ là một trong các
tổn thương tại phổi(3).
Khả năng gắng sức là thông số quan trọng
trong đánh giá BPTNMT. Nhiều thử nghiệm
lâm sàng vẫn dung khả năng gắng sức là một
thước đo hữu ích đánh giá hiệu quả của một
biện pháp điều trị.
Câu hỏi đặt ra là liệu có mối tương quan nào
giữa các thông số khách quan đánh giá toàn
diện hơn tổn thương tại phổi, nghĩa là không chỉ
đánh giá tổn thương tắc nghẽn đường thở như
chỉ số FEV1, với các chỉ số lâm sàng trong đó có
khả năng gắng sức.
Kết quả các nghiên cứu cơ bản trên thế giới
cho thấy dường như các chỉ số phế thân ký khác
FEV1 như là thể tích khí cặn RV, dung tích hít
vào IC có thể là có liên quan chặt hơn với các chỉ
số lâm sàng trong đó có khả năng gắng sức.(2)
Tuy nhiên cũng còn quá sớm để kết luận rằng
chỉ số nào là ứng cử viên thay cho FEV1.
Đặc điểm cố hữu của phế thân ký là biến
thiên theo tuổi, giới, thời gian và đặc biệt là
chủng tộc.(1) Tại Việt nam chỉ mới có một số
nghiên cứu cắt ngang đánh giá sự tương quan
giữa các chỉ số phế thân ký với mức độ khó thở,
khả năng gắng sức.(5,6,7,9) Các nghiên cứu cắt dọc
đánh giá mối tương quan của các chỉ số phế thân
ký và chỉ số lâm sàng ví dụ khả năng gắng sức
chưa được thực hiện.
Mục tiêu
Xác định tương quan giữa các chỉ số phế
thân ký với khả năng gắng sức đo lường qua
trắc nghiệm đi bộ 6 phút (6MWT).
Mục tiêu tổng quát này thể hiện qua hai mục
tiêu cụ thể:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 356
Xác định hệ số tương quan tại một thời điểm
của chỉ số phế thân ký FEV1, FEF 25-75% ; TLC, RV,
IC; Raw, sGaw với khoảng cách đi bộ được
trong 6MWT.
Xác định hệ số tương quan theo thời gian
của biến thiên chỉ số phế thân ký FEV1, FEF 25-75%;
TLC, RV, IC; Raw, sGaw với biến thiên khoảng
cách đi bộ trong 6MWT.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
73 bệnh nhân BPTNMT đến khám trong thời
gian từ 04/2009 - 04/2010 tại BVĐHYD được mời
tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn
Đạt cả 4 tiêu chuẩn:
Tuổi ≥ 40.
Tiền căn hút thuốc lá ≥ 10 gói/năm hoặc tiếp
xúc khói độc hại trong môi trường sống hoặc
làm việc.
Có triệu chứng lâm sàng phù hợp BPTNMT:
ho kéo dài ± khó thở gắng sức.
FEV1/FVC sau test dãn phế quản < 70%.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại
Đạt ≥ 1 tiêu chuẩn:
- Đồng tồn tại bệnh khác có thể làm thay đổi
chỉ số phế thân ký: bệnh thành ngực (gù vẹo cột
sống), màng phổi (tràn dịch, tràn khí màng
phổi), nhu mô phổi (xep phổi, cắt phổi, di chứng
lao phổi), bệnh đường thở khác BPTNMT (dãn
phế quản, hen suyễn) .v.v.
- Đồng tồn tại bệnh khác có thể ảnh hưởng
đến mức độ khó thở như là suy tim trái .v.v.
- Không thể hợp tác thực hiện đo phế thân
ký, không đủ minh mẫn để trả lới các câu hỏi
trong thang điểm BDI/TDI.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế
Đoàn hệ tiền cứu
Biến số nghiên cứu
Chỉ số phế thân ký:
- Phương tiện đo lường: Máy phế thân ký
của nSpire – Hoa Kỳ đáp ứng tiêu chuẩn về máy
phế thân ký của ATS/ERS 2005. (1)
- Quá trình đo phế thân ký: yêu cầu chất
lượng tuân thủ theo hướng dẫn về đo hô hấp ký
và thể tích phổi của ATS/ERS 2005. (1)
- Các thông số phế thân ký quan tâm bao
gồm: FEV1, FEF25 -75%, TLC, RV, IC, Raw và sGaw
sau test dãn phế quản.
Mức độ khó thở:
- Phương tiện đo lường: thang điểm khó thở
BDI/TDI (4).
- Thông số quan tâm: điểm số trong thang
điểm khó thở BDI/TDI.
Quá trình nghiên cứu
Thời gian thu dung: 1 năm từ 1/4/09 – 1/4/10.
Thởi điểm theo dõi: 6 tháng với 3 lần khám
vào tháng 0, 3 và 6 kể từ khi bắt đầu nghiên cứu.
Tại mỗi lần khám bệnh nhân đều được đo
phế thân ký trước và sau test dãn phế quản với
400 mcg Salbutamol; sau đó bệnh nhân trả lời
thang điểm khó thở BDI/TDI.
Quản lý - xử lý số liệu
Nhập liệu thống kê: nhập điểm số thang
điểm khó thở BDI/TDI, chỉ số phế thân ký vào
phần mềm SPSS phiên bản 11.5.
Xử lý thống kê: dùng phần mềm SPSS phiên
bản 11.5 tính hệ số tương quan Pearson với mức
có ý nghĩa thống kê P < 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tuổi và giới
Tuổi: - Trung bình = 66,2 ± 9,9. - Cao nhất =
86; Thấp nhất = 40.
Giới: - Nam: 94,5%; - Nữ: 5,5%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 357
Đặc điểm BPTNMT cơ bản:
Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn nặng dựa
trên phân loại của GOLD 2009:
23%
40%
30%
7%
GĐ I GĐ II GĐ III GĐ IV
Phân bố bệnh nhân theo số lượng đợt cấp
trung bình – nặng trong 1 năm trước đó:
55
10
4 1 3
0
10
20
30
40
50
60
0 1 2 3 4
Phân bố bệnh nhân theo tình trạng hút thuốc
lá khi bắt đầu nghiên cứu:
Tình trạng Số bệnh nhân Tỷ lệ
Chưa hút 5 6,8%
Đã cai 45 61,7%
Đang hút 23 31,5%
Tương quan tại một thởi điểm giữa các chỉ
số phế thân ký với điểm số khó thở trong
BDI/TDI
Chỉ số tắc nghẽn đường thở với điểm số khó
thở
Điểm số khó thở Chỉ số phế thân ký
Hệ số R Trị số P
FEV1 0,509 0,000
FEF 25-75% 0,407 0,000
Chỉ số ứ khí phế nang với điểm số khó thở
Điểm số khó thở Chỉ số phế thân ký
Hệ số R Trị số P
TLC - 0,367 0,000
RV - 0,439 0,000
IC 0,221 0,001
Chỉ số tăng kháng lực đường thở với điểm số
khó thở
Điểm số khó thở Chỉ số phế thân ký
Hệ số R Trị số P
Raw - 0,488 0,000
sGaw 0,574 0,000
Giữa các chỉ số phế thân ký với nhau
Tương quan giữa Hệ số R Trị số P
FEV1 & TLC - 0,271 0,000
FEV1 & sGaw 0,834 0,000
TLC & sGaw - 0,44 0,000
Tương quan theo thời gian giữa biến thiên
các chỉ số phế thân ký với biến thiên điểm
số khó thở
Chỉ số tắc nghẽn đường thở với điểm số khó
thở
Điểm số khó thở
Biến thiên Chỉ số phế thân ký Hệ số R Trị số P
FEV1 0,331 0,000 Sau 3 tháng
FEF 25- 75% 0,272 0,001
FEV1 0,258 0,027 Sau 6 tháng
FEF 25- 75% 0,196 0,101
Chỉ số ứ khí phế nang với điểm số khó thở
Điểm số khó thở
Biến thiên Chỉ số phế thân ký Hệ số R Trị số P
TLC - 0,043 0,610
RV - 0,510 0,542 Sau 3 tháng
IC 0,258 0,002
TLC - 0,253 0,034
RV - 0,242 0,042 Sau 6 tháng
IC 0,175 0,147
Chỉ số tăng kháng lực đường thở với điểm số
khó thở
Điểm số khó thở
Biến thiên Chỉ số phế thân ký Hệ số R Trị số P
Raw 0,110 0,188
Sau 3 tháng
sGaw 0,037 0,659
Raw - 0,012 0,921
Sau 6 tháng
sGaw 0,160 0,183
Giữa các biến thiên các chỉ số phế thân ký với
nhau
Tương quan giữa Hệ số R Trị số P
FEV1 & TLC - 0,121 0,148
FEV1 & sGaw 0,521 0,000
TLC & sGaw - 0,147 0,079
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 358
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tuổi trung bình là 66,2 ± 9,9 là phù hợp với
đặc điểm chung của BPTNMT vốn xuất hiện
trên người lớn tuổi, và phù hợp với các kết quả
nghiên cứu về BPTNMT trên thế giới.
Giới nam chiếm ưu thế đến 94,5% là phù
hợp với tỷ lệ hút thuốc lá tại Việt nam cao hơn
hẳn ở nam giới - 56,1%, so với tỷ lệ hút thuốc lá
ở nữ là 1,8%. (11) Đặc điểm về giới trong nghiên
cứu này như vậy cũng phù hợp với đặc điểm về
giới trong dân số BPTNMT chung.
Phân bố bệnh nhân BPTNMT theo giai đoạn
bệnh dựa vào trị số FEV1 sau test dãn phế quản
cho thấy bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ và trung
bình (1 và 2) là 53%, giai đoạn nặng (3) là 30% và
giai đoạn rất nặng (4) là 7%. Nhóm bệnh nhân
trong nghiên cứu của chúng tôi như vậy đại
diện cho nhóm BPTNMT tại cộng đồng với đặc
điểm là BPTNMT trong cộng đồng ở giai đoạn
nhẹ nhiều hơn nặng. Kết quả này cũng phù hợp
với kết quả trong nghiên cứu khảo sát tỷ lệ
BPTNMT trong cộng đồng của tác giả Ngô Quý
Châu tại miền Bắc Việt nam.
Như vậy đặc điểm dân số của bệnh nhân
BPTNMT trong nghiên cứu của chúng tôi là phù
hợp với đặc điểm bệnh nhân BPTNMT ngoài
cộng đồng tại Việt nam. Và như thế rất có khả
năng kết quả đạt được trong nghiên cứu này có
thể ngoại suy cho nhóm dân số BPTNMT ngoài
cộng đồng tại Việt nam
Tương quan tại một thời điểm giữa các chỉ
số phế thân ký với điểm số khó thở
73 bệnh nhân được đánh giá đồng thời chỉ số
phế thân ký và điểm số khó thở tại 3 thời điểm:
ban đầu, ba và sáu tháng sau. Mức độ tương
quan được tính toán dựa trên 73 x 3 = 219 lượt
bệnh nhân.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
có mối tương quan tại một thời điểm có ý nghĩa
thống kê giữa các chỉ số phế thân ký với điểm số
khó thở trong thang điểm BDI/TDI.
Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
mức độ tương quan chỉ ở mức trung bình với hệ
số tương quan hai chiều chỉ nằm trong khoảng
0,3 – 0,7 mà thôi.
Trong nhóm chỉ số phế thân ký thể hiện tắc
nghẽn luồng khí, FEV1 vẫn tương quan chặt với
điểm số khó thở hơn FEF 25–75% (RFEV1 = 0, 509 so
với R FEF25-75 = 0,407).
Trong nhóm chỉ số phế thân ký thể hiện ứ
khí phế nang, RV tương quan chặt với điểm số
khó thở hơn TLC (RRV = - 0,439 so với RTLC = -
0,367). Chỉ số IC, chỉ số gián tiếp tình trạng ứ khí
phế nang chỉ tương quan yếu với điểm số khó
thở với RIC = 0,221.
Trong nhóm chỉ số phế thân ký thể hiện tăng
kháng lực đường thở, sGaw tương quan chặt với
với điểm số khó thở hơn Raw (RsGaw = 0,574 so
với R Raw = - 0,488).
So sánh giữa ba nhóm chỉ số, sGaw tương
quan chặt với với điểm số khó thở hơn hai chỉ số
FEV1 và RV nhưng sự khác biệt về mức độ
tương quan là không lớn (RsGaw = 0,574 so với R
FEV1 = 0,509 và R RV = - 0,439).
Tương quan tại một thời điểm giữa các chỉ
số phế thân ký tại một thời điểm là có ý nghĩa
thống kê với mức độ tương quan thay đổi: yếu
giữa FEV1 và TLC (R = - 0,271); trung bình giữa
TLC và sGaw (R = - 0,44); mạnh giữa FEV1 và
sGaw (R = 0,834).
Như vậy có thể dùng các chỉ số phế thân
ký tại một thời điểm để tiên đoán với mức độ
khó thở bệnh nhân BPTNMT tại thời điểm đó
nhưng không thể dùng như là chỉ số duy nhất
vì sự tương quan chỉ ở mức trung bình. Tương
tự như vậy, không thể dùng một chỉ số phế
thân ký duy nhất như FEV1 chẳng hạn để tiên
đoán mức độ khó thở bệnh nhân BPTNMT tại
thời điểm ngược lại phải phối hợp đồng thời
chỉ số FEV1 và TLC.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 359
Tương quan theo thời gian giữa biến thiên
các chỉ số phế thân ký với điểm số khó thở
73 bệnh nhân được theo dõi biến thiên chỉ số
phế thân ký và điểm số khó thở khoảng thời
gian 3 tháng và 6 tháng.
Mức độ tương quan biến thiên trong thời
gian 3 tháng được tính toán dựa trên biến thiên
giữa hai khoảng thời điểm 0 – 3 tháng và 3 – 6
tháng nghĩa là trên 73 x 2 = 146 lượt bệnh nhân.
Mức độ tương quan biến thiên trong thời
gian 6 tháng được tính toán dựa trên biến thiên
giữa hai thời điểm 0 – 6 tháng nghĩa là trên 73
lượt bệnh nhân.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
có mối tương quan theo thời gian 3 tháng có ý
nghĩa thống kê giữa một số chỉ số phế thân ký
với mức độ khó thở đó là các chỉ số FEV1, FEF 25-
75%, không có tương quan giữa biến thiên các chỉ
số ứ khí phế nang và tăng kháng lực đường thở
với biến thiên mức độ khó thở.
Đồng thời nghiên cứu của chúng tôi cũng
cho thấy có mối tương quan giữa biến thiên các
chỉ số phế thân ký với mức độ khó thở sau thời
gian theo dõi 6 tháng đó là các chỉ số FEV1, TLC,
RV ở mức độ yếu.
Tương quan theo thời gian giữa biến thiên
các chỉ số phế thân ký là có ý nghĩa thống kê với
mức độ tương quan trung bình giữa FEV1 và
sGaw (R = 0,521); không có sự tương quan giữa
biến thiên chỉ số FEV1 và TLC cũng như giữa
TLC và sGaw.
Như vậy không thể dùng biến thiên các chỉ
số phế thân ký trong ba, sáu tháng để tiên đoán
biến thiên mức độ khó thở trên bệnh nhân
BPTNMT trong thời gian 3, 6 tháng vì sự tương
quan chỉ ở mức yếu hoặc là không có. Tương tự
như vậy, không thể dùng biến thiên chỉ số phế
thân ký này để tiên đoán biến thiên chỉ số phế
thân ký khác.
KẾT LUẬN
Có tương quan tại một thời điểm mức độ
trung bình giữa các chỉ số phế thân ký và mức
độ khó thở tính bằng thang điểm BDI/TDI trên
bệnh nhân BPTNMT.
Không có tương quan hay có tương quan
yếu giữa biến thiên các chỉ số ứ khí phế nang với
biến thiên mức độ khó thở đánh giá bằng thang
điểm BDI/TDI trên bệnh nhân BPTNMT trong
thời gian 3 và 6 tháng.
Có tương quan yếu đến trung bình giữa biến
thiên các chỉ số tắc nghẽn đường thở với biến
thiên mức độ khó thở đánh giá bằng thang điểm
BDI/TDI trên bệnh nhân BPTNMT trong thời
gian 3 và 6 tháng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Thoracic Society/ European Respiratory Society
Task Force (2005). Standardisation of lung function testing. ERS
Respir J, vol 26: 319 – 338.
2. Celli B (2003) Improvement in resting inspiratory capacity and
hyperinflation with tiotropium in COPD patients with increased
static lung volumes, Chest 2003 (124): 1743 – 1748.
3. Celli BR. (2006) Chronic Obstructive Pulmonary Disease
Phenotype and their Clinical Relevance. Proc Am Thorac Soc Vol.
pp 461 – 466.
4. Denis E (2006), Effect of fluticasone propionate/salmeterol on lung
hyperinflation and exercise indurance in COPD. Chest 2006 (130):
647 – 656.
5. Đỗ Thị Tường Oanh (2007). Đánh giá hiệu quả của chương
trình phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân bằng khoảng
cách đi bộ sáu phút ở bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính. Tạp chí thông tin Y dược, Hà nội, số chuyên đề lao và
bệnh phổi, tr. 99 – 104.
6. Hoàng Đình Hữu Hạnh, Lê Thị Tuyết Lan (2008). Khảo sát mối
liên quan giữa độ khó thở và các thể tích phổi ở bệnh nhân bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính. Tạp chí Y học TPHCM tập 12 (1), 91 – 95.
7. Hoàng Đình Hữu Hạnh, Lê Thị Tuyết Lan. (2008) Khảo sát mối
liên quan giữa độ khó thở và các chỉ số hô hấp ký ở bệnh nhân bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính. Tạp chí Y học TPHCM tập 12 (1), 96 –
99.
8. NHLBI. (2009) Global Strategy for the Diagnosis, Management
and Prevention of Chronic Obstructive Pulmonary Disease.
9. Nguyễn Ngọc Phương Thư (2004) Khảo sát sự tương quan giữa
mức độ khó thở và FEV1 với chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân
b