Mở đầu: Suy tim và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh mang tính toàn cầu và ảnh hưởng tới một số
lượng lớn bệnh nhân trên toàn thế giới. Tỉ lệ suy tim ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn đáng kể
so với dân số chung. Vai trò của NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim đã được xác lập, tuy nhiên vẫn chưa được
nghiên cứu ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Mục tiêu: Xác định nồng độ và điểm cắt NT-ProBNP trong máu để chẩn đoán suy tim tâm thu đi kèm ở
bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên bệnh nhân bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính nhập viện vào khoa hô hấp bệnh viện Nhân Dân Gia Định 12/2010 đến 7/2011, sau thời gian
nằm viện ổn định.
Kết quả: 113 bệnh nhân được nhận vào nghiên cứu gồm 90 nam và 23 nữ. Tuổi trung bình là 70±11 tuổi.
Trong dân số nghiên cứu có 32 bệnh nhân có kèm suy tim tâm thu (28,3%). Nồng độ NT-proBNP ở nhóm có kèm
suy tim tâm thu và không kèm suy tim tâm thu lần lượt bằng 2248,5 (890,7-7426) và 170,5 (82,2-434,1) (pg/ml)
(p<0,001). Tại giá trị 628,9 pg/ml là điểm cắt tối ưu dự đoán suy tim tâm thu với độ nhạy 93,8%; độ đặc hiệu
82,7%; giá trị tiên đoán dương 68,2%; giá trị tiên đoán âm 97,1%; diện tích dưới đường cong 0,93.
Kết luận: Tại giá trị 628,9 pg/ml là điểm cắt tối ưu dự đoán suy tim tâm thu đi kèm theo ở bệnh nhân bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính. Nồng độ NT-proBNP trong huyết thanh có giá trị loại trừ chẩn đoán hơn là xác định
chẩn đoán.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát vai trò của NT-proBNP trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 111
KHẢO SÁT VAI TRÒ CỦA NT-proBNP
TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Lê Thị Kim Chi*
TÓM TẮT
Mở đầu: Suy tim và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh mang tính toàn cầu và ảnh hưởng tới một số
lượng lớn bệnh nhân trên toàn thế giới. Tỉ lệ suy tim ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn đáng kể
so với dân số chung. Vai trò của NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim đã được xác lập, tuy nhiên vẫn chưa được
nghiên cứu ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Mục tiêu: Xác định nồng độ và điểm cắt NT-ProBNP trong máu để chẩn đoán suy tim tâm thu đi kèm ở
bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên bệnh nhân bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính nhập viện vào khoa hô hấp bệnh viện Nhân Dân Gia Định 12/2010 đến 7/2011, sau thời gian
nằm viện ổn định.
Kết quả: 113 bệnh nhân được nhận vào nghiên cứu gồm 90 nam và 23 nữ. Tuổi trung bình là 70±11 tuổi.
Trong dân số nghiên cứu có 32 bệnh nhân có kèm suy tim tâm thu (28,3%). Nồng độ NT-proBNP ở nhóm có kèm
suy tim tâm thu và không kèm suy tim tâm thu lần lượt bằng 2248,5 (890,7-7426) và 170,5 (82,2-434,1) (pg/ml)
(p<0,001). Tại giá trị 628,9 pg/ml là điểm cắt tối ưu dự đoán suy tim tâm thu với độ nhạy 93,8%; độ đặc hiệu
82,7%; giá trị tiên đoán dương 68,2%; giá trị tiên đoán âm 97,1%; diện tích dưới đường cong 0,93.
Kết luận: Tại giá trị 628,9 pg/ml là điểm cắt tối ưu dự đoán suy tim tâm thu đi kèm theo ở bệnh nhân bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính. Nồng độ NT-proBNP trong huyết thanh có giá trị loại trừ chẩn đoán hơn là xác định
chẩn đoán.
Từ khóa: NT-proBNP, suy tim tâm thu, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
ABSTRACT
THE ROLE OF NT-proBNP IN PATIENTS
WITH CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE
Le Thi Kim Chi* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 111 - 115
Background: heart failure and chronic obstructive pulmonary disease are global diseases and affect a large
number of patients over the world. The prevalence of heart failure in patients with chronic obstructive pulmonary
disease is significantly higher than the general population. The role of NT-proBNP testing in diagnosing of heart
failure has been established, however, it has not been studied in patients with chronic obstructive pulmonary
disease.
Objective: To determine the concentration and cut-off value of NT-proBNP to diagnose systolic heart failure
on chronic obstructive pulmonary disease.
Method: cross-sectional study conducted on patients with chronic obstructive pulmonary disease who
admitted to the Respiratory ward in Nhan Dan Gia Dinh Hospital from 12/2010 to 7/2011.
Results: 113 patients were recruited, including 90 men and 23 women. Mean age was 70. In the
* Phân môn Hô Hấp - Bộ môn Nội Tổng quát ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên hệ: BS Lê Thị Kim Chi, ĐT: 0975181771, Email: kimchidhyd@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 112
investigation, systolic heart failure was found in 28.3%. The NT-proBNP levels in systolic heart failure patients
and non systolic heart failure patients respectively 2248.5 (890.7 to 7426) and 170.5 (82.2 to 434.1) (pg/ml) (p
<0.001). The best cut-off value of NT-proBNP to diagnose systolic heart failure was 628.9 pg/ml. Accordingly the
sensitivity was 93.8%; specificity 82.7%; positive predictive 68.2%; negative predictive 97.1%; the area under the
curve 0.93.
Conclusion: The best cut-off value of NT-proBNP to diagnose systolic heart failure on chronic obstructive
pulmonary disease was 628.9 pg/ml. The NT-proBNP testing is better at ruling out than ruling in systolic heart
failure.
Keywords: NT-proBNP, systolic heart failure, chronic obstructive pulmonary disease
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là
bệnh mang tính toàn cầu và ảnh hưởng tới một
số lượng lớn bệnh nhân trên toàn thế giới. Tỷ lệ
suy tim ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính cao hơn đáng kể so với dân số chung(8).
Theo một nghiên cứu của Curkendall và
cộng sự. Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính có nguy cơ phát triển suy tim cao gấp 4,5 lần
so với bệnh nhân không có bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính, sau khi điều chỉnh với độ tuổi và các
yếu tố nguy cơ tim mạch khác(2).
Do đó việc chẩn đoán chính xác suy tim ở
bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là cần
thiết. Tuy nhiên việc chẩn đoán suy tim kết hợp
với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gặp nhiều khó
khăn đặc biệt là trong giai đoạn sớm của suy tim
do các điểm tương đồng trong các dấu hiệu và
triệu chứng như khó thở, cũng như chồng chéo
yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá(7).
NT-proBNP từ khi ra đời đến nay đã có
nhiều công trình nghiên cứu trong nước cũng
như trên thế giới khẳng định vai trò của nó trong
chẩn đoán phân biệt nguyên nhân khó thở cấp
do bệnh lý tim hay do bệnh lý hô hấp. Tuy nhiên
vai trò của NT-proBNP tronng chẩn đoán suy
tim tâm thu kết hợp với bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính vẫn chưa được nghiên cứu, đó là lí do
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này(1,3).
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định nồng độ và điểm cắt NT-ProBNP
trong máu để chẩn đoán suy tim tâm thu đi kèm
ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
BỆNH NHÂN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang thực hiện tại khoa nội
hô hấp, BV Nhân Dân Gia Định từ 12/2010 đến
7/2011.
Tiêu chuẩn nhận bệnh
Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
giai đoạn ổn định
Tiêu chuẩn loại bệnh
Bệnh nặng.
Bệnh cấp tính.
Thiếu máu nặng (Hb < 70g/l).
Xơ gan báng bụng.
Suy thận nặng (GFR ≤ 30ml/phút).
Đột quỵ.
Không tham gia đầy đủ xét nghiệm.
Phương pháp lấy mẫu
Lấy mẫu liên tục.
Một số định nghĩa
Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
trong giai đoạn ổn định được xác định theo tiêu
chuẩn GOLD 2011:
- Chẩn đoán xác định bằng đo chức năng hô
hấp FEV1/FVC < 70% + test giãn phế quản không
đáp ứng.
- Chức năng hô hấp được thực hiện khi bệnh
nhân đã ổn định.
Suy tim được xác định theo tiêu chuẩn
FRAMINGHAM và có LVEF thấp (≤ 50%) để
chẩn đoán suy tim tâm thu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 113
Phân tích thống kê
Các biến số rời được phân tích bằng phép
kiểm chi bình phương, mô tả dưới dạng tần số
(phần trăm). Biến số liên tục có phân phối chuẩn
được phân tích bằng phép kiểm t (student), được
mô tả dưới dạng trung bình ± 2D. Biến số liên tục
không có phân phối chuẩn được phân tích bằng
phép kiểm Wilcoxon rank sum (Mann-Whitney
U), được mô tả dưới dạng trung vị, khoảng tứ
phân vị (25%-75%). Kiểm định phân phối chuẩn
bằng phép kiểm Kolmogorov-Smirnov Z. Kiểm
định giá trị xét nghiệm NT-proBNP bằng phân
tích diện tích dưới đường cong ROC. Các kiểm
định có ý nghĩa thống kê khi trị số p < 0,05 (phép
kiểm 2 đuôi). Các số liệu được phân tích bằng
phần mềm SPSS 16.1.
KẾT QUẢ
Đặc điểm cơ bản của mẫu nghiên cứu
Dân số nghiên cứu gồm 113 bệnh nhân.
Đặc điểm cơ bản của mẫu được trình bày
trong bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm cơ bản của dân số nghiên cứu
Tổng số (n) 113
Nam (n) 90 (80%)
Nữ (n) 23 (20%)
Tuổi (năm) 70±11
BMI (kg/m
2
) 19,6±2,6
Độ thanh thải creatinin ước đoán
(ml/p/1,73m
2
)
58,1 (47,4-70,3)
Hct (%) 39,87 ± 5,3
Phân giai đoạn
COPD theo GOLD
GOLD 1 10%
GOLD 2 32,9 %
GOLD 3 25,7 %
GOLD 4 31,4 %
Hút thuốc lá Có 93 (82,8%)
Không 20 (17,2%)
Đái tháo đường Có 16 (16,2%)
Không 97 (83,6%)
Tăng huyết áp Có 53 (46,9%)
Không 60 (53,1%)
Thiếu máu Có 41 (36,3%)
Không 72 (63,7%)
Kết quả được trình bày dưới dạng n, phần
trăm nếu là biến số rời. Nếu là biến liên tục
được trình bày dưới dạng trung bình ± 2SD
nếu có phân phối chuẩn. Nếu biến liên tục
không có phân phối chuẩn được trình bày
dưới dạng trung vị, khoảng tứ phân vị.
So sánh nhóm có suy tim tâm thu và không
suy tim tâm thu
Chúng tôi so sánh một số đặc điểm ở bệnh
nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có kèm suy
tim tâm thu và không kèm suy tim tâm thu. Kết
quả trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. So sánh đặc điểm bệnh nhân bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính có kèm suy tim tâm thu và không
kèm suy tim tâm thu
suy tim tâm
thu (n=32)
không suy tim
tâm thu (n=81)
P
Tuổi 69,2±12,7 70±10,7 0,972
Đái tháo đường 5 (15,6%) 11 (13,6%) 0,779
Độ thanh lọc creatinin
ước đoán
(ml/p/1,73m
2
)
50,7 (41,8 –
62,8)
61,2 (49,4 –
71,1)
0,051
Thiếu máu 13 (40,6%) 28 (34,6%) 0,546
Bất thường trên ECG 27 (84,4 %) 36 (44,4 %) <0,001
PAPs mmHg 39 (30-54,5) 32 (25-38,3) 0,014
EF (%) 42,7±12% 66,7±8,9% 0,001
NT-proBNP (pg/ml) 2248,5
(890,7-7426)
170,5 (82,2-
434,1)
<0,001
Kết quả được trình bày dưới dạng n, phần
trăm nếu là biến số rời. Nếu là biến liên tục
được trình bày dưới dạng trung bình ± 2SD
nếu có phân phối chuẩn. Nếu biến liên tục
không có phân phối chuẩn được trình bày
dưới dạng trung vị (khoảng tứ phân vị).
Qua bảng 2 cho thấy tỉ lệ bất thường trên
điện tâm đồ ở nhóm suy tim tâm thu cao hơn
nhóm không kèm suy tim tâm thu, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê. Bệnh nhân suy tim tâm thu
có NT-proBNP cao hơn có ý nghĩa thống kê so
với nhóm không kèm suy tim tâm thu.
Giá trị chẩn đoán suy tim tâm thu kèm theo
ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
của NT-proBNP
Diện tích dưới đường cong ROC của xét
nghiệm NT-proBNP là 0,93. Chúng tôi chọn
được điểm cắt của nồng độ NT-proBNP là 628,9
pg/ml để chẩn đoán suy tim tâm thu kèm theo ở
bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khi
phân theo từng nhóm tuổi ở nhóm bệnh nhân ≥
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 114
65 tuổi chúng tôi chọn được điểm cắt của nồng
độ NT-proBNP đề chẩn đoán suy tim tâm thu là
637,2pg/ml. đối với nhóm bệnh nhân < 65 tuổi,
điểm cắt tương ứng là 500pg/ml. Độ nhạy, độ
dặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên
đoán âm tại các giá trị xét nghiệm được trình bày
qua bảng 3.
Bảng 3: Độ nhạy, độ đặc hiệu của NT-proBNP trong
dự đoán suy tim tâm thu ở bệnh nhân bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính
Điểm cắt
(pg/ml)
Độ nhạy
(%)
Độ đặc
hiệu (%)
GTTĐD (%) GTTĐA (%)
637,2 90,9 82,5 66,7 95,9%
628,9 93,8 82,7 68,2 97,1
500 100 83,3 71,4 100
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung
bình là 70 ±11 tuổi. đa số là bệnh nhân ≥ 65 tuổi
(chiếm tỉ lệ 69,9%). 80% dân số trong nghiên cứu
của chúng tôi là nam giới, điều này phù hợp với
thói quen hút thuốc lá ở nam giới là yếu tố nguy
cơ chính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Về các yếu tố nguy cơ tim mạch như hút
thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp. Hút
thuốc lá trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỉ
lệ khá cao 82,8% phù hợp với hút thuốc lá là yếu
tố nguy cơ chính của bệnh phổi tắc nghãn mạn
tính, cũng phù hợp với các nghiên cứu khác trên
thế giới(8). Tỉ lệ tăng huyết áp trong nghiên cứu
của chúng tôi là 46,9%. Tỉ lệ đái tháo đường
trong nghiên cứu của chúng tôi là 14,2 % cao hơn
các nghiên cứu trên thế giới.
Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số bệnh
nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thuộc GOLD
2, 3, 4. Không có bệnh nhân nào đa hồng cầu,
thiếu máu chiếm tỉ lệ tương đối cao 36,3%.
Khi so sánh giữa 2 nhóm có suy tim tâm thu
và không suy tim tâm thu có hai điểm khác biệt
đáng lưu ý giữa 2 nhóm này. Tỉ lệ bất thường
trên điện tâm đồ ở nhóm có suy tim tâm thu cao
hơn nhóm không suy tim tâm thu. Nồng độ NT-
proBNP trong máu ở nhóm có suy tim tâm thu
cao hơn hẳn so với nhóm không suy tim tâm thu,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Chúng tôi chọn điểm cắt là 628,9 pg/ml để
chẩn đoán suy tim tâm thu là tốt nhất. Tại điểm
cắt này xét nghiệm có độ nhạy là 93,8%, độ đăc
hiệu là 82,7%, giá trị tiên đoán dương là 68,2%,
giá trị tiên đoán âm là 97,1%, với diện tích dưới
dường cong ROC là 0,93. Giá trị tiên đoán âm
của NT-proBNP trong nghiên cứu của chúng tôi
khá cao (97,1%), điều này chứng tỏ khả năng loại
trừ chẩn đoán suy tim tâm thu của NT-proBNP
khi nó có giá trị thấp hơn 628,9pg/ml là rất cao.
Bảng 4: So sánh diện tích dưới đường cong ROC,
điểm cắt của NT-proBNP qua các nghiên cứu
Nghiên cứu Prosen Chúng tôi Rutten 2007
AUC của ROC 0,9 0,93 0,8
Điểm cắt (pg/ml) 1000 628,9 125
Độ nhạy 92% 93,8% 89%
Độ đặc hiệu 89% 82,7% 66%
GTTĐD 90% 68,2% 49%
GTTĐA 86% 97,1% 94%
So sánh với các kết quả từ nghiên cứu nước
ngoài như nghiên cứu của Prosen được đăng tải
năm 2011, thực hiện trên 218 đối tượng khó thở
cấp do phổi hoặc do suy tim nhập khoa cấp cứu
đã chọn điểm cắt NT-proBNP là 1000pg/ml(5).
Nghiên cứu của Rutten và cộng sự thực hiện
năm 2007 với 200 BN thì điểm cắt của NT-
proBNP là 125pg/ml(9). Kết quả trong nghiên cứu
của chúng tôi điểm cắt nồng độ NT-proBNP
thấp ở hơn nghiên cứu của Prosen do nghiên
cứu của chúng tôi thực hiện trên trên đối tượng
bệnh nhân ổn định trước khi xuất viện, nghiên
cứu của Prosen thực hiện trên bệnh nhân khó
thở cấp nhập khoa cấp cứu. So với nghiên cứu
của Rutten và cộng sự nghiên cứu của chúng tôi
có điểm cắt cao hơn do nghiên cứu của Rutten
thực hiện trên đối tượng bệnh nhân chăm sóc
sức khỏe ban đầu, nhóm bệnh nhân ST bao gồm
cả STTT và suy tim tâm trương.
Khi chia bệnh nhân ra làm 2 nhóm tuổi khác
nhau; <65 tuổi và ≥ 65 tuổi, chúng tôi cũng tìm
được hai điểm cắt tương ứng để chẩn đoán suy
tim tâm thu kèm theo ở bệnh nhân bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính đó là 500 pg/ml và 637,2 pg/ml.
Tại hai giá trị này cũng cho giá trị tiên đoán âm
cao hơn giá trị tiên đoán dương cho thấy khả
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 115
năng lạo trừ chẩn đoán của xét nghiệm hơn xác
định chẩn đoán.
Một số nghiên cứu trên thế giới phân nhóm
tuổi để tìm điểm cắt của NT-proBNP trong chẩn
đoán ST, tuy nhiên cách phân nhóm tuổi khác
với nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu
PRIDE khảo sát trên đối tượng khó thở cấp nhập
phòng cấp cứu chia làm các nhóm tuổi: <50 tuổi,
50-70 tuổi và >70 tuổi. Còn trong nghiên cứu của
Rutten chỉ thực hiện ở bệnh nhân ≥ 65 tuổi với
điểm cắt để chẩn đoán ST của NT-proBNP là
125pg/ml(9). Kết quả của các nghiên cứu được so
sánh qua bảng sau.
Bảng 5: Điểm cắt NT-proBNP qua các nghiên cứu,
phân theo các nhóm tuổi khác nhau
Các nghiên
cứu
Tuổi
70 tuổi
<65 tuổi ≥65 tuổi
Chúng tôi 500pg/ml 637,2pg/ml
Rutten 125pg/ml
PRIDE 450pg/ml 900pg/ml 1800pg/ml
Tóm lại từ kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy vai trò của NT-proBNP trong chẩn
đoán suy tim tâm thu đi kèm theo ở bệnh nhân
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định.
Đồng thời nhấn mạnh vai trò của NT-proBNP
trong chẩn đoán loại trừ suy tim tâm thu đi kèm
ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai
đoạn ổn định.
KẾT LUẬN
Nồng độ NT-proBNP trong huyết thanh có
vai trò trong loại trừ chẩn đoán suy tim tâm thu
đi kèm theo ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính hơn là chẩn đoán xác định suy tim tâm
thu. Tại điểm cắt 628,9pg/ml cho phép chẩn đoán
suy tim tâm thu với giá trị tiên đoán dương là
68,2% và giá trị tiên đoán âm là 97,1%. Nếu xét
riêng từng nhóm tuổi chúng tôi chọn điểm cắt là
500pg/ml đối với nhóm bệnh nhân < 65 tuổi, còn
đối với nhóm bệnh nhân ≥ 65 tuổi chúng tôi chọn
điểm cắt là 637,2pg/ml.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cowie MR, Struthers AD, Wood DA, Coats AJ, Thompson SG,
Poole-Wilson PA and Sutton GC (1997). "Value of natriuretic
peptides in assessment of patients with possible new heart
failure in primary care". Lancet, volume 350, pp. 1349-53.
2. Curkendall SM, DeLuise C, Jones JK, Lanes S, Stang MR,
Goehring E, Jr. and She D (2006). "Cardiovascular disease in
patients with chronic obstructive pulmonary disease,
Saskatchewan Canada cardiovascular disease in COPD
patients". Ann Epidemiol, volume 16,pp. 63-70.
3. Januzzi JL, Camargo CA, Anwaruddin S, Baggish AL, Chen
AA, Krauser DG, Tung R, Cameron R, Nagurney JT, Chae CU,
Lloyd-Jones DM, Brown DF, Foran-Melanson S, Sluss PM,
Lewandrowski EL and Lewandrowski KB (2005). "The N-
terminal Pro-BNP investigation of dyspnea in the emergency
department (PRIDE) study". Am J Cardiol, vol. 95, pp. 948-54.
4. Landray MJ, Lehman R and Arnold I (2000). "Measuring brain
natriuretic peptide in suspected left ventricular systolic
dysfunction in general practice: cross-sectional study". BMJ,
volume 320, pp. 985- 6.
5. Nguyễn Anh Vũ (2010), Siêu âm tim cập nhật chẩn đoán, Nhà
Xuất Bản Đại Học Huế.
6. Prosen G, Klemen P, Strnad M, Grmec S (2011). "Combination
of lung ultrasound (a comet-tail sign) and N-terminal pro-brain
natriuretic peptide in differentiating acute heart failure from
chronic obstructive pulmonary disease and asthma as cause of
acute dyspnea in prehospital emergency setting". Crit Care,
volume 15, pp. R114.
7. Remes J, Miettinen H, Reunanen A, Pyorala K (1991). "Validity
of clinical diagnosis of heart failure in primary health care". Eur
Heart J, volume 12, pp. 315-21.
8. Rutten FH, Cramer MJ, Grobbee DE, Sachs AP, Kirkels JH,
Lammers JW, Hoes AW (2005). "Unrecognized heart failure in
elderly patients with stable chronic obstructive pulmonary
disease". Eur Heart J, volume 26, pp. 1887-94.
9. Rutten FH, Cramer MJ, Zuithoff NP, Lammers JW, Verweij W,
Grobbee DE, Hoes AW (2007). "Comparison of B-type
natriuretic peptide assays for identifying heart failure in stable
elderly patients with a clinical diagnosis of chronic obstructive
pulmonary disease". Eur J Heart Fail, volume 9,pp. 651-9.