Khảo sát về thực trạng và xu hướng chọn công tác của bác sĩ răng hàm mặt hiện nay

Mục tiêu: Nghiên cứu tiến hành với mục tiêu đánh giá thực trạng và xu hướng chọn nơi công tác của bác sĩ răng hàm mặt tốt nghiệp tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Tp.HCM. Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 92 Sinh viên RHM và 87 BS RHM khóa 2002-2008. Theo phương pháp hồi cứu và điều tra cắt ngang mô tả, từ 07/2009 đến 10/2009. Kết quả: Kết quả cho thấy có đến 91% bác sĩ Răng Hàm Mặt (BS RHM) sau khi tốt nghiệp đã nhận công tác tại Tp.HCM - tăng hơn 3,5 lần so với đầu vào; và đa số BS RHM không về công tác tại nơi có hộ khẩu tuyển sinh. 68% BS RHM công tác tại các cơ sở Răng Hàm Mặt tư nhân, 28% BS RHM công tác tại các cơ sở Răng Hàm Mặt nhà nước. Chỉ có 4 BS RHM về tỉnh công tác tại các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Đắc Lắc. Không có BS RHM về công tác tại các tỉnh khu vực Trung Bộ và Tây Nam Bộ. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay đa số BS RHM sau khi tốt nghiệp chỉ muốn công tác tại Tp.HCM, có rất ít BS RHM về tỉnh công tác tại nơi mà các thí sinh đã nhận các chế độ ưu tiên khi tuyển sinh vào Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát về thực trạng và xu hướng chọn công tác của bác sĩ răng hàm mặt hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 323 KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG CHỌN CÔNG TÁC CỦA BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT HIỆN NAY Nguyễn Đức Huệ*, Đào Thị Hoàng Anh* TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu tiến hành với mục tiêu đánh giá thực trạng và xu hướng chọn nơi công tác của bác sĩ răng hàm mặt tốt nghiệp tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Tp.HCM. Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 92 Sinh viên RHM và 87 BS RHM khóa 2002-2008. Theo phương pháp hồi cứu và điều tra cắt ngang mô tả, từ 07/2009 đến 10/2009. Kết quả: Kết quả cho thấy có đến 91% bác sĩ Răng Hàm Mặt (BS RHM) sau khi tốt nghiệp đã nhận công tác tại Tp.HCM - tăng hơn 3,5 lần so với đầu vào; và đa số BS RHM không về công tác tại nơi có hộ khẩu tuyển sinh. 68% BS RHM công tác tại các cơ sở Răng Hàm Mặt tư nhân, 28% BS RHM công tác tại các cơ sở Răng Hàm Mặt nhà nước. Chỉ có 4 BS RHM về tỉnh công tác tại các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Đắc Lắc. Không có BS RHM về công tác tại các tỉnh khu vực Trung Bộ và Tây Nam Bộ. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay đa số BS RHM sau khi tốt nghiệp chỉ muốn công tác tại Tp.HCM, có rất ít BS RHM về tỉnh công tác tại nơi mà các thí sinh đã nhận các chế độ ưu tiên khi tuyển sinh vào Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM. Từ khóa: bác sĩ Răng Hàm Mặt, cơ sở Răng Hàm Mặt nhà nước, cơ sở Răng Hàm Mặt tư nhân ABSTRACT SURVEY ON THE CHOICE OF WORK PLACE OF DENTISTS AFTER GRADUATING FROM THE FACULTY OF ODONTO-STOMATOLOGY IN HOCHIMINH CITY Nguyen Duc Hue, Dao Thi Hoang Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 323 - 329 Objectives: To evaluate the place of work of preference among dental students and dentists after graduation from the Faculty of Odonto-Stomatology, University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City. Materials and method: This is a retrospective and cross-sectional study, from July to October, 2009. The sample included 92 dental students and 87 dentists (2002 – 2008) at the Faculty of Odonto-Stomatology, University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City. Results: The result showed that 91% dentists worked in Ho Chi Minh City. They did not like to work at their home town. 68% dentists worked in private dental clinics, 28% in public dental clinics and only 4 dentists worked in Ba Ria Vung Tau, Binh Phuoc, Dac Lac provinces. And no new dentist after graduating from the Faculty of Odonto-Stomatology, University of Medicine and Pharmacy worked in central provinces and provinces in Mekong river region. Conclusion: Nowadays, the majority of dentists after graduating from the Faculty of Odonto-Stomatology at the University of Medicine and Pharmacy prefer working in Ho Chi Minh City only. Key words: Dentist, public dental clinic, private dental clinic. * Bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương Tp.HCM Tác giả liên hệ: BSCKII Nguyễn Đức Huệ, ĐT: 0918449544, Email: nguyenhuerhm@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 324 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp.HCM–Bộ Y Tế là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Răng Hàm Mặt (RHM) các tỉnh thành phía Nam. Bệnh viện có nhiệm vụ điều trị, chỉ đạo tuyến và quản lý ngành RHM từ Đà Nẵng đến Cà Mau(1,2,5). Về đào tạo cán bộ ngành RHM, nhiều năm qua Khoa RHM, Đại học Y Dược Tp.HCM đã đào tạo nhiều nhân lực RHM phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho người dân tại các tỉnh thành phía Nam. Nhưng thực tế hiện nay các tỉnh vẫn còn thiếu BS RHM rất nhiều, nhất là bệnh viện các huyện ở vùng sâu, vùng xa. Mặc dù ngành giáo dục và y tế cùng với các địa phương đã triển khai nhiều chính sách, chế độ ưu tiên tạo nguồn nhân lực cho các vùng sâu, vùng xa như chế độ cử tuyển, đào tạo chuyên tu hay đào tạo Bác sĩ Y khoa học định hướng RHM, nhưng phần lớn các huyện vẫn chưa có BS RHM về công tác(1,2,5,6). Nguyên nhân do điều kiện làm việc, các chế độ ưu tiên và các chính sách chưa đủ thu hút cán bộ về công tác tại vùng sâu, vùng xa. Hơn nữa, tại một số địa phương dù thiếu nhân lực nhưng vẫn có tình trạng khó xin việc vào các bệnh viện do qui định số lượng biên chế hằng năm. Những năm gần đây, do sự phát triển ngày càng nhiều các cơ sở RHM tư nhân, với nhu cầu tuyển chọn nhân sự rất lớn đã góp phần tạo việc làm cho các BS RHM mới ra trường điều này cũng làm ảnh hưởng lớn đến nhân lực của các tỉnh, nơi đã có sinh viên đi học, nhưng khi tốt nghiệp vẫn không về tỉnh công tác(1,5). Xuất phát từ thực trạng nêu trên, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát thực trạng và xu hướng chọn nơi công tác của BS RHM khóa 2002-2008” với mục tiêu phân tích và so sánh xu hướng lựa chọn nơi công tác của BS RHM hiện nay. Mục tiêu chuyên biệt Xác định số lượng đầu vào của sinh viên RHM và BS RHM tốt nghiệp khóa 2002-2008 tại Khoa RHM, Đại học Y Dược Tp.HCM. Xác định tỉ lệ phần trăm BS RHM khóa 2002- 2008 về công tác theo địa chỉ trước khi tuyển sinh. Xác định tỉ lệ phần trăm BS RHM 2002-2008 công tác tại các cơ sở RHM nhà nước, tư nhân sau khi tốt nghiệp. So sánh xu hướng chọn nơi công tác của BS RHM khóa 1998-2004 và 2002-2008. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả 92 SV RHM và 87 BS RHM tốt nghiệp khóa 2002-2008 tại Khoa RHM, Đại học Y Dược Tp.HCM. Phương pháp nghiên cứu Theo phương pháp hồi cứu và điều tra cắt ngang mô tả. Phương pháp chọn mẫu Theo phương pháp chọn mẫu tổng thể. Sơ đồ 1: Các bước chọn mẫu MẪU NGHIÊN CỨU SINH VIÊN RHM 2002 - 2008 BÁC SĨ RHM 2002 - 2008 DANH SÁCH SV RHM 2002 - 2008 HỘ KHẨU T.T SV RHM 2002 - 2008 HỆ THỐNG NHÀ NƯỚC HỆ THỐN G TƯ NHÂN Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 325 Phương tiện nghiên cứu Danh sách sinh viên RHM khoá 2002-2008 và hộ khẩu thường trú của sinh viên trước khi nhập học (2,3). Danh sách BS RHM tốt nghiệp theo Kỷ yếu Răng Hàm Mặt năm 2008. Mẫu ghi nhận nơi công tác của BS RHM khóa 2002-2008. Xử lý và phân tích kết quả Xử lý và phân tích kết quả bằng phần mềm thống kê SPSS 10.0. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả phân tích. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Số lượng sinh viên RHM trúng tuyển khóa 2002-2008 Số lượng sinh viên RHM trúng tuyển Năm 2002, nhằm tăng nguồn lực RHM các tỉnh thành phía Nam, Khoa RHM, Đại học Y Dược Tp.HCM được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cho tuyển sinh theo chỉ tiêu hàng năm và tuyển thêm một số sinh viên RHM hệ ngoài ngân sách nhà nước, số sinh viên này có điểm thấp hơn điểm chuẩn 0,5 điểm. Lớp RHM khóa 2002-2008 có 92 sinh viên trúng tuyển với số lượng như sau: - Chỉ tiêu: 62 SV RHM (Hệ A: ngân sách nhà nước cấp). - Ngoài chỉ tiêu: 30 SV RHM (Hệ B: ngoài ngân sách nhà nước). Hệ tuyển thêm ngoài ngân sách nhà nước có kèm theo các qui định như sau: - Điểm tuyển sinh thấp hơn điểm chuẩn 0,5 điểm so với sinh viên hệ chính quy. - Học phí cao hơn 3-4 lần so với sinh viên hệ chính quy. - Không được nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo. - Vẫn được hưởng mọi quyền lợi như sinh viên chính quy. Bảng 1: Danh sách SV RHM trúng tuyển khóa 2002- 2008, theo hộ khẩu thường trú. STT TỈNH ðẦU VÀO TỈ LỆ(%) 1 Tp.HCM 22 23,91 2 ðồng Nai 8 8,70 3 Bà Rịa Vũng Tàu 6 6,52 4 Tây Ninh 6 6,52 5 Bến Tre 6 6,52 6 Lâm ðồng 6 6,52 7 ðồng Tháp 4 4,35 8 An Giang 4 4,35 9 Gia Lai 4 4,35 10 Bình Thuận 4 4,35 11 Trà Vinh 3 3,26 12 Long An 3 3,26 13 ðắc Lắc 3 3,26 14 Bình Phước 2 2,17 15 Vĩnh Long 2 2,17 16 Tiền Giang 2 2,17 17 Cà Mau 1 1,09 18 ðà Nẵng 1 1,09 19 Khánh Hoà 1 1,09 20 Bạc Liêu 1 1,09 21 Bình Dương 1 1,09 22 Quảng Ngãi 1 1,09 23 Sóc Trăng 1 1,09 TỔNG 92 100 Kết quả thống kê cho thấy tổng số sinh viên RHM trúng tuyển là 92 sinh viên có hộ khẩu từ 23 tỉnh phía nam. Số sinh viên có hộ khẩu tại Tp.HCM là 22 sinh viên (23,91%), chiếm tỉ lệ cao nhất, các tỉnh còn lại chỉ có 70 sinh viên. Các tỉnh có tỉ lệ sinh viên trúng tuyển từ 6-8 sinh viên là Đồng Nai với 8 sinh viên (8,70%); Tây Ninh, Bến Tre, Lâm Đồng và Bà Rịa Vũng Tàu với 6 sinh viên (6,52%). Bảng 2: Danh sách SV RHM Hệ A-Hệ B khóa 2002- 2008 phân theo hộ khẩu thường trú. STT TỈNH HỆ A HỆ B TỔNG 1 TP.HCM 16 6 22 2 ðồng Nai 5 3 8 3 Bà Rịa Vũng Tàu 3 3 6 4 Tây Ninh 4 2 6 5 Bến Tre 6 0 6 6 Lâm ðồng 4 2 6 7 ðồng Tháp 3 1 4 8 An Giang 3 1 4 9 Gia Lai 3 1 4 10 Bình Thuận 3 1 4 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 326 STT TỈNH HỆ A HỆ B TỔNG 11 Trà Vinh 2 1 3 12 Long An 3 0 3 13 ðắc Lắc 2 1 3 14 Bình Phước 1 1 2 15 Vĩnh Long 1 1 2 16 Tiền Giang 1 1 2 17 Bạc Liêu 1 0 1 18 Sóc Trăng 1 0 1 19 Cà Mau 0 1 1 20 ðà Nẵng 0 1 1 21 Khánh Hoà 0 1 1 22 Bình Dương 0 1 1 23 Quảng Ngãi 0 1 1 TỔNG 62 30 92 Theo số liệu ở Bảng 2 cho thấy trong tổng số 92 sinh viên trúng tuyển của 23 tỉnh thành phố, có 62 sinh viên Hệ A của 18 tỉnh, thành phố và 30 sinh viên tuyển thêm ngoài ngân sách (Hệ B) của 19 tỉnh, thành phố. Số lượng BS RHM tốt nghiệp khóa 2002- 2008 Bảng 3: BS RHM tốt nghiệp khóa 2002-2008. Hệ ñào tạo ðầu vào (SV RHM) ðầu ra (BS RHM) N % N % Hệ A (theo chỉ tiêu) 62 67 60 97 Hệ B (Ngoài ngân sách) 30 33 27 90 TỔNG 92 100 87 95 Theo Kỷ yếu RHM 2002-2008, Khoa RHM, ĐHYD Tp.HCM, trong tổng số 92 SV RHM khóa này, có 87 BS RHM tốt nghiệp chiếm 95%, với tỷ lệ tốt nghiệp ở hệ A là 60/62 và hệ B là 27/30. Có 5 sinh viên không đủ điều kiện thi tốt nghiệp (hệ A: 2 sinh viên và hệ B: 3 sinh viên). Tỉ lệ BS RHM khóa 2002-2008 tốt nghiệp, phân theo địa chỉ tuyển sinh Bảng 4. Tỉ lệ BS RHM khóa 2002-2008 tốt nghiệp xếp theo địa chỉ tuyển sinh(4). Khu vực ðầu vào (SV RHM) ðầu ra (BS RHM) N % N % TP.HCM 22 24 22 24 Tây Nam Bộ 27 29 25 27 ðông Nam Bộ 23 25 23 25 Tây Nguyên 13 14 11 12 Trung Bộ 07 08 06 07 TỔNG 92 100 92 95 Kết quả Bảng 4 cho thấy, tổng số 87 BS RHM tốt nghiệp chiếm 95%, chỉ có 5 sinh viên không đủ điều kiện tốt nghiệp có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh Tây Nam Bộ (2 sinh viên), Tây Nguyên (2 sinh viên) và Trung Bộ (1 sinh viên). Nơi công tác của BS RHM khóa 2002-2008 Nơi công tác của BS RHM khóa 2002-2008 theo địa chỉ tuyển sinh Bảng 5: Nơi công tác của BS RHM theo địa chỉ tuyển sinh xếp theo khu vực. KHU VỰC Hộ khẩu thường trú Nơi công tác (sau tốt nghiệp) SV BS RHM N Tp.HCM 22 22 79 Trung Bộ 07 06 0 Tây Nguyên 13 11 1 ðông Nam Bộ 23 23 3 Tây Nam Bộ 27 25 0 Xuất cảnh 0 0 4 TỔNG 92 87 87 Nơi công tác của 87 BS RHM sau khi tốt nghiệp: - Đầu vào chỉ có 22 sinh viên có hộ khẩu thường trú tại Tp.HCM, 65 BS RHM có hộ khẩu từ các tỉnh. - Sau tốt nghiệp có đến 79 BS RHM công tác tại Tp.HCM, số BS RHM công tác tại Tp.HCM nhiều hơn gấp 3,5 lần so với số tuyển sinh lúc ban đầu. - Không có BS RHM nào về công tác tại các tỉnh Trung Bộ, Tây Nam Bộ vào thời điểm nghiên cứu. - Chỉ có 4 BS RHM về công tác tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước và Đắc Lắc. Nơi công tác của BS RHM khóa 2002-2008 tại cơ sở nhà nước và tư nhân Bảng 6: Nơi công tác của BS RHM (2002 - 2008) phân bố theo khu vực. Khu Vực RHM nhà nước RHM tư nhân Tổng N % N % N % TP.HCM 21 24 58 67 79 91 Trung Bộ 0 0 0 0 0 0 Tây Nguyên 1 1 0 0 1 1 ðông Nam Bộ 2 2 1 1 3 3 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 327 Khu Vực RHM nhà nước RHM tư nhân Tổng N % N % N % Tây Nam Bộ 0 0 0 0 0 0 Xuất cảnh 4 5 TỔNG 24 27 59 68 87 100 Trong tổng số 87 BS RHM tốt nghiệp, có đến 79 BS RHM (91%) đang nhận công tác tại Tp.HCM, chỉ có 4 BS RHM (5%) về công tác tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, không có bác sĩ nào về công tác tại các tỉnh Trung Bộ và Tây Nam Bộ và có 4 BS RHM (5%) đi nước ngoài học tập và đoàn tụ gia đình. Nơi công tác của BS RHM khóa 2002-2008 so với hộ khẩu khi tuyển sinh Bảng 7: Nơi công tác của BS RHM khóa 2002-2008 phân bố theo tỉnh. STT Hộ khẩu ñầu vào ðầu vào SV RHM Nơi công tác BS RHM Tỉ lệ (%) 1 Tp.HCM 22 79 91 2 Bà Rịa - Vũng Tàu 6 1 1 3 Lâm ðồng 6 1 1 4 ðắc Lắc 3 1 1 5 Bình Phước 2 1 1 6 ðồng Nai 8 0 0 7 Tây Ninh 6 0 0 8 Bến Tre 6 0 0 9 Bình Thuận 4 0 0 10 Gia Lai 4 0 0 11 An Giang 4 0 0 12 ðồng Tháp 4 0 0 13 Long An 3 0 0 14 Trà Vinh 3 0 0 15 Vĩnh Long 2 0 0 16 Tiền Giang 2 0 0 17 Quảng Ngãi 1 0 0 18 Cà Mau 1 0 0 19 Sóc Trăng 1 0 0 20 ðà Nẵng 1 0 0 21 Khánh Hoà 1 0 0 22 Bạc Liêu 1 0 0 23 Bình Dương 1 0 0 24 Xuất cảnh X 4 5 TỔNG 92 87 100 Kết quả thống kê cho thấy: - Tổng số sinh viên RHM trúng tuyển khóa 2002-2008 là 92 sinh viên của 23 tỉnh, thành phố, trong đó số sinh viên có hộ khẩu thường trú tại Tp.HCM là 22 sinh viên (24%). - Tổng số 87 BS RHM tốt nghiệp, so với nơi công tác và theo hộ khẩu lúc tuyển sinh cho thấy có 79 BS RHM nhận công tác tại Tp.HCM, chiếm 91%, tăng hơn 3,5 lần so với đầu vào; chỉ có 4 BS RHM về công tác tại Bà Rịa Vũng tàu, Bình Phước và Đắc Lắc, có 4 BS RHM (5%) đi xuất cảnh và đi học nước ngoài và đa số BS RHM không về công tác tại nơi có hộ khẩu tuyển sinh. Nơi công tác của BS RHM tại cơ sở nhà nước và tư nhân Nơi công tác của BS RHM tại cơ sở nhà nước và tư nhân ở khu vực phía nam Bảng 8: Nơi công tác của BS RHM tại cơ sở nhà nước và tư nhân khu vực phía nam. Nơi công tác Khu vực Tổng Tp.HCM Tỉnh N N N % Cơ quan nhà nước 21 03 24 27 Cơ sở tư nhân 58 01 59 68 Xuất cảnh X X 04 05 TỔNG 79 04 87 100 Kết quả Bảng 8 cho thấy trong khóa 2002- 2008, chỉ có 4 BS RHM về tỉnh công tác (3 BS làm việc tại cơ sở nhà nước, 1 BS làm việc tư nhân), nhưng có đến 79 BS RHM công tác tại các cơ sở nhà nước, tư nhân trên địa bàn Tp.HCM. Ngoài ra, có 59 BS RHM mới tốt nghiệp đi công tác tại các cơ sở RHM tư nhân (với 58 BS công tác tại cơ sở tư nhân ở TP.HCM và 1 bác sĩ về làm tư nhân tại tỉnh Bình Phước). Nơi công tác của BSRHM tại cơ sở nhà nước và tư nhân trên địa bàn Tp.HCM Bảng 9: Nơi công tác của BS RHM tại cơ sở nhà nước, tư nhân trên địa bàn Tp.HCM. NƠI CÔNG TÁC Số lượng Tỉ lệ % Cơ sở tư nhân 58 73 Cơ quan nhà nước 27 BV RHM Trung Ương 9 BV Thủ ðức 5 BV Nhi ðồng 1 4 ðH Y Dược Tp.HCM 2 BV 115 1 TỔNG 79 100 Các BS RHM khóa 2002-2008 công tác tại Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 328 Tp.HCM sau khi tốt nghiệp phân bố như sau: 58 BS RHM (73%) công tác tại các cơ sở tư nhân; 21 BS RHM (27%) công tác tại các cơ sở RHM nhà nước, trong đó chỉ có 9 BS RHM công tác tại BV RHM Trung Ương và 2 BS công tác tại Khoa RHM Đại học Y Được Tp.HCM, số còn lại công tác tại các Bệnh viện Thủ Đức (5 BS RHM), Bệnh viện Nhi Đồng và Bệnh viện 115. Bảng 10: Nơi công tác của BS RHM Hệ B ngoài ngân sách. PHÂN BỐ SINH VIÊN BS RHM N % Tp.HCM 06 25 83 TỈNH 24 02 07 XUẤT CẢNH 0 01 03 KHÔNG ðẠT 0 02 07 TỔNG 30 30 100 Kết quả Bảng 10 cho thấy Hệ B ngoài ngân sách có 30 sinh viên trúng tuyển, tại Tp.HCM chỉ có 6 sinh viên và các tỉnh khác là 24 sinh viên. Sau khi tốt nghiệp, có đến 25 BS RHM công tác tại Tp.HCM, chỉ có 2 BS RHM về tỉnh và 2 sinh viên không đủ điều kiện tốt nghiệp. So sánh nơi công tác của BS RHM tại 2 thời điểm nghiên cứu Bảng 11: So sánh nơi công tác của BS RHM (1998- 2004) và (2002-2008) tại khoa RHM, Đại học Y Dược Tp.HCM. Nơi công tác Niên khóa 1998-2004 Niên khóa 2002-2008 N % N % Tp.HCM 65 97 79 91 Tỉnh 1 1,5 4 5 Xuất cảnh 1 1,5 4 5 TỔNG 67 100 87 100 So sánh nhu cầu chọn nơi công tác của BS RHM tại hai thời điểm cho thấy đa số BS RHM của khóa (1998-2004) và (2002-2008) nhận công tác tại Tp.HCM với 97% và 91%. Hai nghiên cứu ở 2 thời điểm khác nhau, nhưng chỉ có 1,5 % và 5 % BS RHM về tỉnh công tác. KẾT LUẬN Qua kết quả khảo sát chúng tôi kết luận như sau: - Sinh viên khoá 2002-2008 có 92 SVRHM trúng tuyển, Hệ A gồm 62 sinh viên, Hệ B gồm 30 sinh viên trên 23 tỉnh thành phía Nam. - Có 87 BS RHM đủ điều kiện tốt nghiệp với 22 BS RHM có hộ khẩu ở Tp.HCM và 65 BS RHM từ các tỉnh. - Đa số BS RHM sau khi tốt nghiệp đã nhận công tác tại Tp.HCM (79 BS RHM, chiếm 91%), tăng gấp 3,5 lần so với số sinh viên RHM có hộ khẩu TP.HCM (22 sinh viên). - Trong số 65 BS RHM tốt nghiệp có hộ khẩu tại các tỉnh, có đến 60 bác sĩ đã nhận công tác tại Tp.HCM (92 %), chỉ có 4 bác sĩ về công tác tại Bệnh viện Đa Khoa của tỉnh Bình Phước, Đắc Lắc, Bà Rịa Vũng Tàu và 1 bác sĩ đi xuất cảnh. Không có BS RHM nào về công tác tại các tỉnh của khu vực Trung Bộ và Tây Nam Bộ. - Trong tổng số 87 BS RHM tốt nghiêp có đến 68% BS về công tác tại các cơ sở RHM tư nhân, chỉ có 28% BS RHM công tác tại các cơ sở nhà nước. - Đối với 30 sinh viên Hệ B ngoài ngân sách, vì không có các qui định khi học tập và khi tốt nghiệp đối với những sinh viên hệ này, nên đã có đến 25 BS RHM nhận công tác tại Tp.HCM, chỉ có 2 bác sĩ về tỉnh công tác, 1 bác sĩ đi xuất cảnh và 2 sinh viên không đủ điều kiện tốt nghiệp. Từ nghiên cứu này cho thấy Bộ Giáo Dục- Đào Tạo và Bộ Y Tế chưa có những qui định trong quá trình đào tạo và phân bố BS RHM khi tốt nghiệp, nên đã tạo nên tình trạng đa số BS RHM sau tốt nghiệp đều nhận công tác tại Tp.HCM, mặc dù khi tuyển sinh, số sinh viên trúng tuyển có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh chiếm tỉ lệ rất cao. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT So với xu hướng chọn công tác của BS RHM hiện nay, với thực tế hơn 70% người dân Việt Nam sống tại vùng nông thôn sẽ được hưởng gì về các chính sách chăm sóc răng miệng vì chưa có BS RHM tại tuyến huyện. Nhằm động viên, khuyến khích các Bác sĩ trẻ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 329 về công tác tại các vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ và tăng cường cán bộ y tế cho tuyến dưới theo tinh thần của Đề án 1816 của Bộ Y Tế, các ngành chức năng, các nhà quản lý nguồn nhân lực nên xem xét điều chỉnh một số chính sách, chế độ ưu tiên: - Nên có qui chế cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ giữa cơ sở đào tạo (nhà trường) và sinh viên trong thời gian đi học và sau khi tốt nghiệp. - Cần có chính sách ưu tiên, thỏa đáng nhằm khuyến khích, hỗ trợ cán bộ y tế về công tác tại vùng sâu, vùng xa. - Xây dựng qui chế và động viên bác sĩ sau khi tốt nghiệp nên có nghĩa vụ tham gia công tác tại cộng đồng hay đi cơ sở từ 1 đến 2 năm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp.HCM (2009). Đề án thành lập Trung Tâm Đào Tạo-Bệnh Viện RHM Trung Ương, 2-5. 2. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp.HCM (2009). Báo cáo giao ban định kỳ hàng năm về hoạt động Răng Hàm Mặt các tỉnh, thành phía Nam, 3-8. 3. Kỷ yếu răng hàm mặt (2002). Khoa RHM, Đại học Y Dược Tp.HCM. 4. Kỷ yếu răng hàm mặt (2008). Khoa RHM, Đại Học Y Dược Tp.HCM. 5. Nguyễn Đức Huệ (2007). Chất lượng dịch vụ của các cơ sở Răng Hàm Mặt tỉnh Bình Dương. Luận Án Chuyên Khoa Cấp 2, Đại học Y Dược Tp.HCM, 5-12. 6. Nguyễn Đức Huệ, Ngô Đồng Khanh (2004). Sự phân bố bác sĩ Răng Hàm Mặt các tỉnh thành phía Nam, thực trạng và giải pháp. Hội nghị khoa học và đào tạo Răng Hàm Mặt, 4-10. 7. Nguyễn Đức Huệ (2009). Thực trạng phân bố bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân các tỉnh thành phía Nam. Hội thảo Nha Khoa Công Cộng, 37-38. 8. Oral health manpower (2006). Area profile programme. Oral health Division, Ministry of health, Oral health country, Malaysia. 9. Sutha J (2008). Oral health personel Thai Land. 10. WHO (2005). Oral Health Data Bank, Singapore - Country Situation and Trends. National health priorities and health resources, 7-18.
Tài liệu liên quan