Đặt vấn đề: Vi khuẩn yếm khí (VKKK) gây bệnh trong viêm tai xương chũm mạn tính ở người lớn
(VTXCMT) thay đổi theo thời gian. Việc khảo sát định danh vi khuẩn yếm khí và làm kháng sinh đồ sẽ giúp
chúng tôi chọn lựa kháng sinh thích hợp trong điều trị bệnh.
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Mục tiêu: định danh vi khuẩn yếm khí trong VTXCMT và làm kháng sinh đồ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 47 bệnh nhân VTXCMT có chỉ định phẫu thuật. Lấy mủ nhuộm
Gram, cấy tìm VKKK và làm Kháng sinh đồ.
Kết quả: VKKK thường gặp là: Bacteroides fragilis: 5 (36%); Peptostreptococcus spp: 3 (20%);
Peptostreptococcus asaccharolyticus: 2 (13%) ; Bacteroides thetaitaomicron: 2 (13%); Bacteroides distasonic: 1
(6%); Eubacterium limosum: 1 (6%); Staphylococcus saccaroloficus: 1 (6%). Phần các kháng sinh trong kháng
sinh đồ đều bị đề kháng cao (47‐82%) với VKKK.
Kết luận: trong VTXCMT tỉ lệ kháng sinh bị đề kháng tăng theo thời gian với VTKK. Cần làm kháng sinh
đồ để hạn chế sự đề kháng của kháng sinh.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát vi khuẩn yếm khí trong viêm tai xương chũm mạn tính ở người lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 35
KHẢO SÁT VI KHUẨN YẾM KHÍ TRONG VIÊM TAI XƯƠNG CHŨM
MẠN TÍNH Ở NGƯỜI LỚN
Nguyễn Đăng Quốc Chấn*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Vi khuẩn yếm khí (VKKK) gây bệnh trong viêm tai xương chũm mạn tính ở người lớn
(VTXCMT) thay đổi theo thời gian. Việc khảo sát định danh vi khuẩn yếm khí và làm kháng sinh đồ sẽ giúp
chúng tôi chọn lựa kháng sinh thích hợp trong điều trị bệnh.
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Mục tiêu: định danh vi khuẩn yếm khí trong VTXCMT và làm kháng sinh đồ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 47 bệnh nhân VTXCMT có chỉ định phẫu thuật. Lấy mủ nhuộm
Gram, cấy tìm VKKK và làm Kháng sinh đồ.
Kết quả: VKKK thường gặp là: Bacteroides fragilis: 5 (36%); Peptostreptococcus spp: 3 (20%);
Peptostreptococcus asaccharolyticus: 2 (13%) ; Bacteroides thetaitaomicron: 2 (13%); Bacteroides distasonic: 1
(6%); Eubacterium limosum: 1 (6%); Staphylococcus saccaroloficus: 1 (6%). Phần các kháng sinh trong kháng
sinh đồ đều bị đề kháng cao (47‐82%) với VKKK.
Kết luận: trong VTXCMT tỉ lệ kháng sinh bị đề kháng tăng theo thời gian với VTKK. Cần làm kháng sinh
đồ để hạn chế sự đề kháng của kháng sinh.
Từ khóa: viêm tai xương chũm mạn, vi khuẩn kị khí.
ABSTRACT
STUDY OF BACTERIOLOGY WITH CHRONIC OTOMASTOIDITIS
Nguyen Dang Quoc Chan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 35= 39
Background: Chronic otomastoiditis bacteriology studies show the presence of anaerobe and their incidence
vary according to each study. These studies guide us on choosing the most adequate antibiotic agent to eliminate
the infectious process.
Study design: Clinical prospective.
Objectives: To determine bacteriology of patients with chronic otomastoiditis and culture‐direct antibiotic
therapy.
Materials and methods: Our study was done 47 patients with chronic maxillary rhinosinusitis and with
indication direct maxillary entrap tap. The secretion fragments of maxillary sinus were performed Gram stain,
aerobe and anaerobe culture, culture‐direct antibiotic therapy.
Results: The predominant anaerobie were: Bacteroides fragilis: 5 (36%); Peptostreptococcus spp: 3 (20%);
Peptostreptococcus asaccharolyticus: 2 (13%); Bacteroides thetaiotaomicron: 2 (13%); Bacteroides distasonic: 1
(6%); Eubacterium limosum: 1 (6%); Staphylococcus saccaroloficus: 1 (6%). All of the antibiotic in the culture‐
direct antibiotic therapy are resisted highly (47‐82%) with the anaerobe.
Conclusions: Individual patients with Chronic otomastoiditis demonstrate an increasing prevalence of
antibiotic resistance over time. The use of culture‐direct antibiotic therapy may “protect” against development of
* Khoa Y – Đại học Đà Nẵng
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Đăng Quốc Chấn Email: ndqchan@yahoo.com ĐT: 0903052555
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 36
sequentially increasing antibiotic resistance for patients with Chronic otomastoiditis.
Key worlds: Chronic otomastoiditis, Anaerobie Bacteroides.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Do nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới, điều kiện
nước sinh hoạt không đảm bảo, trình độ dân trí
chưa cao, công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu
trong cộng đồng còn hạn chế cùng với việc sử
dụng kháng sinh tràn lan không đúng phác đồ,
nên viêm tai xương chũm mạn tính ở người lớn
vẫn là bệnh phổ biến ở nước ta. Theo thống kê
của Trung tâm Tai – Mũi ‐ Họng, số lượt bệnh
nhân đến khám và được chẩn đoán, điều trị
viêm tai xương chũm mạn tính (VTXCMT) trong
khoảng thời gian 10 năm là 1.301 bệnh nhân,
trong đó có 454 bệnh nhân bị VTXCMT hồi viêm
chiếm tỷ lệ 33% và có 113 bệnh nhân bị biến
chứng nội sọ do tai chiếm tỷ lệ 9% . Đây là một
bệnh phát triển nhanh và có nhiều biến chứng
nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được
chẩn đoán và điều trị đúng và kịp thời (7).
Chính vì vậy, để việc điều trị đạt kết quả tốt,
phòng ngừa biến chứng và giảm tỉ lệ tử vong,
các công trình nghiên cứu trong nước đã tập
trung tìm kiếm vi khuẩn gây bệnh trong
VTXCMT và tính nhạy cảm với kháng sinh của
chúng. Do có rất nhiều khó khăn về phương tiện
cũng như kỹ thuật, đa số các công trình này chỉ
mới tìm thấy các loại vi khuẩn ái khí Gr (‐), Gr
(+) (12) mặc dù các thầy thuốc có kinh nghiệm
nhận thấy vẫn có một tỉ lệ VTXCMT không đáp
ứng với việc điều trị bằng kháng sinh theo
kháng sinh đồ nhưng khi sử dụng các loại
kháng sinh có tác dụng trên các vi khuẩn yếm
khí lại cho kết quả tốt(2).
Các công trình nghiên cứu, các tài liệu nước
ngoài đã cho thấy có khoảng 30% VTXCMT là
do vi khuẩn yếm khí gây ra(13,16). Điều này cho
phép suy luận rằng ở Việt Nam vi khuẩn yếm
khí cũng có vai trò gây bệnh trong VTXCMT và
cần được chứng minh cũng như xác định tính
nhạy cảm với kháng sinh của chúng để có thể
điều trị một cách hữu hiệu.
Do đó đề tài “Khảo sát vi khuẩn kỵ khí trong
viêm tai xương chũm mạn tính” nhằm nghiên
cứu vấn đề này trên các bệnh nhân người lớn
được điều trị ở BV Cấp cứu Trưng Vương và BV
Tai‐ Mũi –Họng TP.HCM
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
47 bệnh nhân bị VTXCMT khám và điều trị
tại BV Cấp cứu Trưng Vương, BV Tai Mũi Họng
TPHCM. Chẩn đoán xác định bằng các tiêu
chuẩn về lâm sàng:
* Nhức đầu
* Chảy mủ tai
* Ấn sào bào đau
* Lỗ thủng màng nhĩ
‐ Cận lâm sàng: CT scan có thể thấy hình ảnh
sào bào mờ, xương chũm đặc ngà, mảnh xương
mục hay cholesteatome
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Bảng thu thập số liệu
Gồm các thông số nghiên cứu như:
Tuổi, giới, địa chỉ cư trú, lí do nhập viện.
Dấu hiệu khám lâm sàng, cận lâm sàng
Có cholesteatome không ?
Có biến chứng hay không, biến chứng gì ?
Vi khuẩn gì ? Kết quả định danh
Kết quả kháng sinh đồ ...
Tính chất mủ: màu sắc, mùi.
Xử lí số liệu
Các dữ liệu lâm sàng được nhập và phân
tích trên máy vi tính sử dụng chương trình
thống kê SPSS 16.0 for Window.
KẾT QUẢ & BÀN LUẬN
Nghiên cứu trên 47 bệnh nhân, kết quả như
sau
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 37
Tuổi
Trong nghiên cứu lứa tuổi bị VTXCMT
thường gặp trong khoảng 20‐40 tuổi. Bệnh nhân
lớn tuổi nhất: 44 tuổi, nhỏ tuổi nhất: 16 tuổi.
Tuổi trung bình: 25.
Giới tính
Nữ: 19 (40%), nam:28 (60%). Trong đó, nội
thành: 15(32%), ngoại thành: 11(23%), tỉnh:
21(45%).
Các triệu chứng lâm sàng
Bảng 1. Chảy mủ tai
Vi khuẩn kỵ khí Tổng cộng
Thời gian(năm) Có Không
< 5 3 14 17
6 - 10 4 14 18
11 - 15 5 3 8
> 15 3 1 4
Tổng cộng 15 32 47
P-value <0,05
Đại đa số bệnh nhân đều có tiền sử chảy mủ
tai kéo dài nhiều năm, nhất là lô có phát hiện
VKKK. P‐value = 0,003 < α = 0,05 Như vậy thời
gian mắc bệnh và vi khuẩn kỵ khí gây bệnh có
mối tương quan nhau. Ngưỡng sai lầm là 5%.
Thời gian bệnh càng kéo dài, khả năng do vi
khuẩn yếm khí càng lớn. Trên 5 năm chúng tôi
có 13/15 trường hợp (chiếm tỉ lệ 87%) nhiễm
khuẩn yếm khí. nhiễm khuẩn yếm khí có tiền sử
chảy tai lâu hơn nhiễm khuẩn ái khí. 80% (12
trường hợp) có tiền sử chảy tai trên 5 năm. Theo
tác giả Nhan trừng Sơn, tình trạng này có thể do
không phát hiện được vi khuẩn yếm khí nên
dùng kháng sinh điều trị không đúng. Nhiều tác
giả cho rằng sự kéo dài của nhiễm khuẩn mạn
tính là một yếu tố gợi ý nhiễm khuẩn yếm khí.
Thời gian chảy mủ tai càng dài, khả năng do vi
khuẩn yếm khí càng lớn.
Bảng 2 Màng nhĩ
Vị trí lỗ thủng Vi khuẩn kỵ khí Tổng cộng
Có Không
Trung tâm 4 11 15
Màng căng rộng 8 16 24
¼ sau trên 2 3 5
Không rõ 1 2 3
Tổng cộng 15 32 47
Ở 100% bệnh nhân quan sát được màng nhĩ
trong đề tài đều có lỗ thủng màng nhĩ (ngoại trừ
3 trường hợp không quan sát được vì bị che lấp)
các trường hợp khác vị trí thủng thường gặp là
thủng màng căng ở trung tâm (kích thước nhỏ
hay rộng), ở 1/4 sau trên (thường đi kèm sụp
thành sau trên ống tai), trong đó nhiều nhất là
thủng rộng màng căng. Sự khác biệt giữa 2
nhóm không có ý nghĩa nhiều.
Các lỗ thủng màng nhĩ trong nhiễm khuẩn
yếm khí mang tính chất phá hủy xương nhiều
hơn. Thủng mất rìa gặp trong 8 trường hợp
nhiễm khuẩn yếm khí (56%) trong lúc nhóm
không yếm khí chỉ có 11 trường hợp (34%).
Bảng 3. Hình ảnh CTScan
Hình ảnh CT scan Vi khuẩn kỵ khí Tổng cộng
Có Không
Mất thông bào
x.chũm
14 18 32
Đặc ngà 1 1 2
Nghi có cholestatom 13 12 25
Hủy xương 1 1 2
Tính chất mủ
Bảng 4. Màu mủ
Màu mủ Vi khuẩn kỵ khí Tổng cộng
Có Không
Trắng 2 5 7
Vàng 12 24 36
Xanh 1 3 4
Tổng cộng 15 32 47
Bảng 5 Mùi mủ
Màu mủ Vi khuẩn kỵ khí Tổng cộng
Có Không
Không 1 7 8
Hôi 6 13 19
Thối 8 12 20
Tổng cộng 15 32 47
Mủ có mùi thối khẳm đặc biệt. Đây là triệu
chứng gợi ý quan trọng nhưng không phải là
triệu chứng đặc hiệu. Có thể có những trường
hợp nhiễm khuẩn yếm khí nhưng không có mùi
thối và cũng có những trường hợp mủ thối
nhưng không phải là nhiễm khuẩn yếm khí.
P‐value < α = 0,05. Như vậy: mùi mủ có
tương quan với VKKK, độ tin cậy 95%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 38
Bảng 6. Bệnh tích
Bệnh tích Vi khuẩn kỵ khí Tổng cộng
Có Không
Cholesteatome 13 18 31
Mô hoại tử 6 6 12
Sùi 3 12 15
Tổng cộng 22 36 58
Ở cả 2 nhóm trong khi phẫu thuật đều ghi
nhận được có sự hiện diện của cholesteatome,
mô hoại tử, mô sùi và hủy xương. Tính chất phá
hủy của tổn thương gặp ở nhóm nhiễm khuẩn
yếm khí nhiều hơn. Riêng về phá hủy xương có
đến 80% nhiễm khuẩn yếm khí ghi nhận được
hiện tượng này.
Bảng 7. Điều trị kháng sinh trước
Dùng KS trước Vi khuẩn kỵ khí Tổng cộng
Có Không
Có 13 21 34
Chưa 2 1 3
Tổng cộng 15 22 47
Do tình hình y tế và nhận thức của người
dân nưóc ta còn hạn chế, tuyệt đại đa số bệnh
nhân đều đã được điều trị kháng sinh trước đó
nhưng không đầy đủ, không đúng. Tình trạng
này đã ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả phân
lập vi khuẩn trong nghiên cứu của chúng tôi và
việc đánh giá này chỉ có ý nghiã tương đối.
Kết quả phân lập vi khuẩn
Bảng 8: Kết quả phân lập vi khuẩn
Vi khuẩn Số bệnh
nhân
Tần số
tương đối
Vi khuẩn không mọc 32 68%
Vi khuẩn kỵ khí đơn thuần 15 32%
Tổng cộng 47 100%
Định danh vi khuẩn
Bảng 9: Tần suất vi khuẩn kỵ khí
Tên vi khuẩn kỵ khí Số mẫu
phân lập
Tần số tương
đối (%)
Bacteroides fragilis 5 36
Peptostreptococcus spp 3 20
Peptostreptococcus
asaccharolyticus
2 13
Bacteroides thetaitaomicron 2 13
Bacteroides distasonic 1 6
Eubacterium limosum 1 6
Staphylococcus saccaroloficus 1 6
Tổng cộng 17 100
Phân lập được 32% mẫu có vi khuẩn yếm khí
trong 47 mẫu bệnh phẩm đã khẳng định vai trò
gây bệnh của vi khuẩn yếm khí ở người lớn tại
Việt Nam. Tỉ lệ vi khuẩn yếm khí dương tính
trong các mẫu cấy phân lập được phù hợp với
các công trình đã được công bố trên thế giới. Tỉ
lệ thường gặp ở các tác giả khác thay đổi từ 8 ‐
59% tùy vùng. Những trường hợp VTXCMT có
biến chứng có nhiều khả năng nhiễm khuẩn
yếm khí như các tác giả trong và ngoài nước đã
ghi nhận. Công trình nghiên cứu vi khuẩn yếm
khí trong VTXCMT có biến chứng ở trẻ em tại
nước ta của tác giả Tô Thanh Long được thực
hiện với 33 mẫu và đã phân lập được 25 mẫu có
VI KHUẨN Yếm khí chiếm tỷ lệ 76% so với kết
quả của chúng tôi, cũng ghi nhận có mối liên hệ
giữa vi khuẩn yếm khí và VTXCMT có biến
chứng đã được thiết lập.
* Nhiều tác giả khảo sát vi khuẩn trong
VTXCMT (không khảo sát yếm khí ) đã có tỉ lệ vi
khuẩn không mọc từ 10 ‐ 33% mẫu và đã cho
rằng có hiện tượng mủ vô trùng trong VTXCMT.
Theo các tác giả Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Hữu
Khôi(4,6),cũng như một số tác giả ở nước ngoài số
không mọc này có thể do chưa cấy yếm khí, do
đã dùng kháng sinh trước đó hoặc do nguyên
nhân khác.
Kháng sinh đồ
Bảng 10: Độ nhạy của kháng sinh đối với vi khuẩn
kỵ khí
Kháng sinh Số mẫu vi khuẩn kỵ
khí
Tần số tương đối
(%)
Nhạy Trung
gian
Kháng Nhạy Trung
gian
Kháng
Ampicillin 7 0 8 47 00 53
Tetracycline 2 0 13 13 00 87
Cefuroxime 8 0 7 53 00 47
Chloramphenicol 5 0 10 33 00 67
Cefoperazone 8 0 8 53 00 47
Metronidazole 9 0 6 60 00 40
Clindamycin 8 0 7 53 00 47
Amox -Clav 8 0 7 53 00 47
Cefotaxime 7 0 8 47 00 53
Qua kết quả kháng sinh đồ, chúng tôi ghi
nhận gần như tất cả các kháng sinh sử dụng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 39
trong kháng đồ có tỉ lệ đề kháng cao (>25%).
Chúng tôi nhận thấy theo thời gian, kháng sinh
bị VTKK đề kháng tăng lên đáng kể.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 47 bệnh nhân VXHMT,
chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Tỉ lệ 32% mẫu bệnh phẩm phân lập được vi
khuẩn yếm khí trong xương chũm đã cho thấy
tầm quan trọng của vấn đề. Các vi khuẩn yếm
khí thường gặp là Bacteroides fragilis (36%),
Peptostreptococcus spp (20% Peptostreptococcus
asaccharolyticus (13%). Không có triệu chứng nào
đặc hiệu cho vi khuẩn yếm khí trên lâm sàng.
Chỉ có thể nghi ngờ khi có các dấu hiệu sau: (1)
VTXCMT kéo dài không đáp ứng điều trị kháng
sinh thông thường, (2) mủ có mùi thối khẳm, (3)
san thương có tính chất phá hủy nhiều, (4) cấy
phân lập vi khuẩn ái khí không mọc và (5) điều
đặc biệt là trong VTXCMT có biến chứng, tỉ lệ
phân lập được vi khuẩn yếm khí rất cao (4/6
trường hợp, chiếm tỉ lệ 66% ).
Đặc điểm quan trọng của vi khuẩn yếm khí
là không gây bệnh đơn độc mà luôn luôn phối hợp
nhiều chủng (yếm khí ‐ ái khí). Vì vậy trong điều
trị kháng sinh cần chú ý phối hợp nhiều loại
kháng sinh để có hiệu quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Hoàng Sơn, Nhan Trừng Sơn (1994), Tình hình viêm tai
xương chũm biến chứng áp‐xe tiểu não tại BV Nhi đồng 1 từ 1989‐
1993, Kỷ yếu công trình nghiên cứu nhi khoa‐ Hội nghị Nhi
khoa khu vực phía Nam, 11/94, trang 259‐260.
2. Koneman EW, (1997), Color Atlas and Textbook of Diagnostic
Microbiology, Lippincott, Philadephia, New York, 709 – 784.
3. Hartman NL, (1990) Appropriate specimen collection for isolation
of anaerobic bacteria, Hospital medicine, August, 45 ‐52.
4. Lê Văn Lợi (1995): Phẫu thuật thông thường TMH tập II, NXB Y
học, trang 20 ‐ 54.
5. Lennette EH, (1985) Isolation and Examination of anaerobic
bacteria, Manual of clinical microbiology, American society for
microbiology, , 413‐471, 522‐552, 1133‐1137.
6. Nguyễn Hữu Khôi, Nguyễn Duy Vĩ (1997), Nhận xét về vi
khuẩn học trong viêm tai giữa mủ mạn ‐ Đánh giá độ nhạy cảm (in
vitro) của một số kháng sinh, Chuyên đề Tai mũi họng, Hội Tai
mũi họng TPHCM, số 3, 7/1997, 84‐93.
7. Nguyễn Thanh Bảo (2006), Vi khuẩn học. Đại học y dược
TPHCM..
8. Nguyễn Văn Đức & Võ Quang Phúc (1997): Biến chứng Nội sọ
do VTXC Tại TT TMH Tp.HCM từ 1/97 ‐ 8/96. Chuyên đề TMH
Tạp chí Y học Trường ĐH Y Dược Tp. HCM số đặc biệt hội
nghị khoa học Khoa Y lần XVII .Phụ bản số 4 tập I –1997
(Trang 25‐30)
9. Nguyễn Văn Đức, Đặng Hòang Sơn, Nhan Trừng Sơn (1997),
Biến chứng nội sọ của viêm tai xương chũm trong thời gian 10 năm
( 1/1985 ‐ 1/1994 ), Chuyên đề Tai mũi họng, Hội Tai mũi
họng TPHCM, số 3, 7/1997, 81‐83.
10. Nguyễn Văn Đức, Võ Quang Phúc ,Nguyễn Thanh Vinh
(1998) : Kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị biến chứng Nội sọ
do Tai . Hội nghị Khoa học kỷ thuật TT TMH Tp.HCM
19/9/1998 (Trang 52‐57).
11. Nhan Trừng Sơn (1995), Biến chứng nội sọ do viêm tai, Cấp cứu
tai mũi họng và phẫu thuật cổ mặt nhi, tr1‐6.
12. Nhan Trừng Sơn (1995), Điều trị kháng sinh trong tai mũi họng
nhi, Tai mũi họng nhi T.1, 2/1995, 9 ‐ 15.
13. Paparella MM, Shumrick DA (1980), Chronic otitis media and
mastoiditis, Otolaryngology Vol 2, , 1455 ‐ 1490.
14. Phạm Hùng Vân (1997), Tài liệu huấn luyện vi sinh lâm sàng vi
khuẩn yếm khí.
15. Roch ER., DE Uzeda M (1989); Bacteriology of chronic otitis
media affecting children living in Rio de Janero, Ear, nose, throat
Journal 68 (6), Jun, 448 ‐452.
16. Roch ER., DE Uzeda M (1990), Antagonism among Bacteroides
fragilis group strains isolated from middle ear exudates from
patients with chronic suppurative otitis media; Ear, nose, throat
Journal 69 (9, Sep), 114 ‐ 118.
17. Sprinkle PM, Hunsaker DH (1991) Microbiology,
Otolaryngology,vol 1, , Chapter 24, Section 5 567‐574.
18. Trần Minh Tỏ & Tạ Kim Dung (1997): Biến chứng VTXC mạn
tính gặp tại BVCR từ 4/91 – 4/96 . Hội nghị TMH ,phẩu thuật
Cổ –Mặt các Tỉnh phía Nam lần II tại BVCR (Trang 11‐12).
Ngày nhận bài báo 08‐04‐2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10‐05‐2013
Ngày bài báo được đăng: 25–09‐2013