Đặt vấn đề: Huyệt Hoa Đà - Giáp tích đã được nghiên cứu có hiệu quả trong điều trị giảm đau do ung thư,
đau sau zona, bệnh lý gân cơ. Những kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng có sự liên quan chặt chẽ với
tiết đoạn thần kinh. Đề tài này được tiến hành nhằm xác định rõ giới hạn bên ngoài da do ảnh hưởng của châm
huyệt Hoa Đà Giáp tích vùng lưng trên.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định vùng ảnh hưởng ngoài da khi châm tê nhóm huyệt Hoa Đà Giáp tích đoạn
D1-D5.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cơ bản, mô tả hàng loạt ca, trên 30 người khỏe mạnh tình nguyện
được châm tê (dòng điện xung tần số 100Hz trong 20 phút). Ngưỡng đau được khảo sát trước và ngay sau châm
tê tại 94 điểm khám của toàn bộ cơ thể.
Kết quả: Vùng bình thường không có thay đổi ngưỡng đau trước và sau châm tê gồm vùng chi phối bởi tiết
đoạn thần kinh sọ V1- V3, thần kinh tủy sống từ C2- C7 và từ D9 - D12, L1- L5, S1- S5. Vùng tăng ngưỡng
đau gồm vùng chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8-D8 cả phía trước và sau thân. Mức tăng ngưỡng đau trong
vùng chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8-D8 với nhiều mức độ khác nhau, trong đó tiết đoạn D4 tăng nhiều nhất,
mức tăng giảm dần về hai cực trên và dưới.
Kết luận: Vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Hoa Đà Giáp tích D1-D5 là vùng chi phối của tiết đoạn
thần kinh C8-D8.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát vùng da lưng chịu tác động khi châm tê nhóm huyệt Hoa Đà Giáp tích đoạn D1 – D5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 54
KHẢO SÁT VÙNG DA LƯNG CHỊU TÁC ĐỘNG
KHI CHÂM TÊ NHÓM HUYỆT HOA ĐÀ GIÁP TÍCH ĐOẠN D1 – D5
Nguyễn Văn Đàn*, Phan Quan Chí Hiếu*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Huyệt Hoa Đà - Giáp tích đã được nghiên cứu có hiệu quả trong điều trị giảm đau do ung thư,
đau sau zona, bệnh lý gân cơ. Những kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng có sự liên quan chặt chẽ với
tiết đoạn thần kinh. Đề tài này được tiến hành nhằm xác định rõ giới hạn bên ngoài da do ảnh hưởng của châm
huyệt Hoa Đà Giáp tích vùng lưng trên.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định vùng ảnh hưởng ngoài da khi châm tê nhóm huyệt Hoa Đà Giáp tích đoạn
D1-D5.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cơ bản, mô tả hàng loạt ca, trên 30 người khỏe mạnh tình nguyện
được châm tê (dòng điện xung tần số 100Hz trong 20 phút). Ngưỡng đau được khảo sát trước và ngay sau châm
tê tại 94 điểm khám của toàn bộ cơ thể.
Kết quả: Vùng bình thường không có thay đổi ngưỡng đau trước và sau châm tê gồm vùng chi phối bởi tiết
đoạn thần kinh sọ V1- V3, thần kinh tủy sống từ C2- C7 và từ D9 - D12, L1- L5, S1- S5. Vùng tăng ngưỡng
đau gồm vùng chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8-D8 cả phía trước và sau thân. Mức tăng ngưỡng đau trong
vùng chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8-D8 với nhiều mức độ khác nhau, trong đó tiết đoạn D4 tăng nhiều nhất,
mức tăng giảm dần về hai cực trên và dưới.
Kết luận: Vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Hoa Đà Giáp tích D1-D5 là vùng chi phối của tiết đoạn
thần kinh C8-D8.
Từ khóa: Huyệt Hoa Đà–Giáp tích, tiết đoạn thần kinh tủy, ngưỡng đau.
ABSTRACT
A SURVEY ON THE INFLUENCE REGIONS OF BACK SKIN OF ANESTHETIC ACUPUNCTURE AT
D1-D5 HUA-TUO JIAJI POINTS.
Nguyen Van Dan, Phan Quan Chi Hieu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 54 – 60
Background: Hua-tuo Jiaji points have been demonstrated to be effective in controlling cancer pain, post-
herpetic neuralgia, and tendinopathy. The results have suggested a close relationship with dermatome concepts.
This study was conducted for determining the concrete influence regions of skin of Hua-tuo Jiaji points.
Aims of study: Determine the influence regions of skin of D1-D5 Hua-tuo Jiaji points under anesthetic
acupuncture.
Materials and Method: Pilot descriptive study on 30 healthy volunteers. A 20-minute electroacupuncture
of 100 Hz was performed at D1-D5 Hua-tuo Jiaji points. Pain threshold were checked at 94 determined points of
the whole body before and right after anesthetic acupuncture.
Results: The regions that did not have any pain threshold changes were V1-V3, C2-C7, D9-D12, L1-L5, and
S1-S5 dermatomes.
* Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược Tp.Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Văn Đàn ĐT: 0983731326 Email:vandan2685@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 55
Pain threshold were increased in the regions of C8-D8 dermatomes both ventral and dorsal. There were
various levels of pain threshold increase in C8-D8 dermatomes, in which, the D4 dermatome is the highest. The
increasing levels were gradual diminished toward upper border of C8 and lower border of D8 dermatomes.
Conclusion: The influence regions of skin of D1-D5 Hua-tuo Jiaji points are C8-D8 dermatomes.
Key words: Hua-tuo Jiaji points, dermatomes, pain threshold.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyệt Hoa Đà - Giáp tích đã được nghiên
cứu có hiệu quả trong điều trị giảm đau do ung
thư, Herpes Zoster, bệnh lý gân cơ... Tuy nhiên
các vùng ảnh hưởng ngoài da khi châm huyệt
Hoa Đà Giáp tích và mối tương quan với các
khoanh da (dermatomes) theo tiết đoạn thần
kinh tủy của y học hiện đại hầu như chưa được
đề cập trong y văn.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định vùng ảnh hưởng ngoài da khi
châm tê nhóm huyệt Hoa Đà Giáp tích đoạn D1-
D5.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cơ bản, mô tả hàng loạt ca.
Cỡ mẫu
30 người khỏe mạnh, tình nguyện.
Tiêu chuẩn chọn đưa vào nghiên cứu
Khỏe mạnh, tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
Không rối loạn về cảm giác (hỏi và thăm
khám).
Không bị chấn thương, viêm, nhiễm trùng
da.
Tự nguyện đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Khi không thỏa một trong các điều kiện trên.
Trong khi châm kim hoặc xung điện xuất
hiện cảm giác khó chịu hay hiện tượng vựng
châm (vã mồ hôi, hoa mắt, buồn nôn, tay chân
lạnh, ngất).
Lo lắng hay sợ hãi quá mức trước hoặc trong
khi châm, có ý ngưng tham gia nghiên cứu ở bất
kỳ thời điểm nào.
Phương tiện nghiên cứu
Kim châm cứu, Tianxie, 0,30 x 25, của hãng
Suzhou Tianyi Acupuncture Instruments Co,
China.
Máy điện châm, ES-160. ITO physiotherapy
and Rehabilitation, dòng điện xung, tần số
100Hz.
Dụng cụ khám cảm giác: Kim khám cảm
giác đau đầu tù được lấy từ búa phản xạ của
hãng Falkinti, Pakistan gắn vào lực kế cơ học tự
tạo (hệ thống lò xo nằm trong 1 xi lanh bơm
tiêm 5ml), 1 chấm đỏ ở đầu trên của kim dùng
để theo dõi khi đọc trị số.
Sau đó quy ra lực bằng phương pháp gián
tiếp sử dụng lực kế điện tử để bàn của hãng
Tree®, sản xuất tại Đài Loan, có độ nhạy 0,0001
Newton (0,01gram) và đo được lực tối đa là 1
Newton (100gram). Chuẩn hóa mỗi vạch nhỏ
mm trên thân lực kế cơ học tự tạo tương ứng với
0,0208 Newton của lực kế điện tử để bàn.
Định nghĩa các biến số
Vị trí của các huyệt Hoa Đà - Giáp tích D1 –
D5
Hoa Đà Giáp tích D1-D2: từ dưới gai sau đốt
sống D1-D2 ngang ra hai bên, mỗi bên 0,5 thốn.
Hoa Đà Giáp tích D2-D3: từ dưới gai sau đốt
sống D2-D3 ngang ra hai bên, mỗi bên 0,5 thốn.
Hoa Đà Giáp tích D3-D4: Từ dưới gai sau
đốt sống D3-D4 ngang ra hai bên, mỗi bên 0,5
thốn.
Hoa Đà Giáp tích D4-D5: Từ dưới gai sau
đốt sống D4-D5 ngang ra hai bên, mỗi bên 0,5
thốn.
Vị trí của 94 điểm khảo sát ngưỡng đau
Qui ước chọn vị trí khảo sát ngưỡng đau:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 56
Vị trí điểm cực trên của tiết đoạn là điểm
nằm trên tiết đoạn đó, ở mặt sau của cơ thể và ở
gần đỉnh đầu nhất.
Vị trí điểm cực dưới của tiết đoạn là điểm
nằm trên tiết đoạn đó, ở mặt trước của cơ thể và
ở xa đỉnh đầu nhất.
Vị trí điểm giữa của tiết đoạn là điểm nằm
trên tiết đoạn đó và ở giữa điểm cực trên với
điểm cực dưới.
Bảng 1. Vị trí giải phẫu khảo sát cảm giác theo tiết đoạn thần kinh.
Tiết đoạn
thần kinh
Điểm Vùng Vị trí chọn khám cảm giác
V1
Cực trên Đầu Phía trước đỉnh đầu 0,5 cm, đo ngang ra 1 cm
Giữa Trán Trước trán, trên đường thẳng qua chính giữa mắt và cách bờ trên cung lông mày 1cm
Cực dưới Mặt Đỉnh mũi, đo ngang ra 1 cm
V2
Cực trên Trán Góc trán ngay bờ chân tóc
Giữa Mặt Giao điểm của đường chân cánh mũi kéo ngang ra và bờ ngoài của mắt kéo thẳng xuống
Cực dưới Mặt Đáy của rãnh nhân trung, đo ngang ra 1 cm
V3
Cực trên Đầu Đỉnh cao nhất của vành tai đo lên 5 cm
Giữa Mặt Điểm nằm ngay góc hàm
Cực dưới Mặt Đỉnh thấp nhất của cằm, đo ngang ra 1 cm
C2
Cực trên Đầu Phía sau đỉnh đầu 0,5 cm, đo ngang ra 1 cm
Giữa Tai Đỉnh cao nhất của vành tai
Cực dưới Mặt Từ góc hàm đo xuống theo bờ ngoài xương hàm dưới và cách góc hàm 2 cm
C3
Cực trên Đầu Phía trên đáy hộp sọ 2cm, đo ngang ra 1 cm
Giữa Cổ Khe sụn giáp nhẫn, đo ngang ra 1 cm
Cực dưới Cổ Khe sụn giáp nhẫn đo xuống 1 cm, đo ngang ra 1 cm
C4
Cực trên Đầu Phía dưới đáy hộp sọ 2 cm, đo ngang ra 1 cm
Giữa Cổ Trên hõm xương ức 2 cm, đo ngang ra 1 cm
Cực dưới Cổ hõm xương ức, đo ngang ra 1 cm
C5
Cực trên Lưng Từ gai sau đốt sống C7 đo lên 4 cm, đo ngang ra 1 cm
Giưa Tay Chính giữa nếp gấp khuỷu tay
Cực dưới Tay Mặt trong cẳng tay, giữa nếp cổ tay đo lên 2cm
C6
Cực trên Lưng Từ gai sau đốt sống C7 đo lên 2 cm, đo ngang ra 1 cm
Giữa Đầu ngoài nếp gấp giữa liên đốt gần và liên đốt xa ngón tay cái
Cực dưới Tay Đầu mút ngón tay cái
C7
Cực trên Lưng Bờ trên của gai sau đốt sống C7, đo ngang ra 1 cm
Giữa Tay Mặt sau cẳng tay, giữa nếp gấp cổ tay
Cực dưới Tay Đầu mút ngón tay giữa
C8
Cực trên Lưng Từ gai sau đốt sống C7 đo xuống 1 cm, đo ngang ra 1 cm
Giữa Tay Chỗ tiếp giáp da lưng và da lòng bàn tay, điểm ngay gốc ngón tay út
Cực dưới Tay Đầu mút ngón áp út
D1
Cực trên Lưng Bờ trên của gai sau đốt sống L1, đo ngang ra 1 cm
Giữa Ngực Trên đường trung đòn và ở giữa khe liên sườn 1-2
Cực dưới Tay Mặt trong cẳng tay, giữa nếp cổ tay đo lên 1cm
D2
Cực trên Lưng Bờ trên của gai sau đốt sống L2, đo ngang ra 1 cm
Giữa Ngực Nằm trên đường trung đòn và ở giữa khe liên sườn ngực 2-3
Cực dưới Ngực
Điểm nằm ở bờ trên xương sườn số 2 và cắt với đường tiếp giáp giữa da lưng và da
ngực
D3
Cực trên Lưng Bờ trên của gai sau đốt sống L3, đo ngang ra 1 cm
Giữa Ngực Nằm trên đường trung đòn và ở giữa khe liên sườn ngực 3-4
Cực dưới Ngực
Điểm nằm ở bờ trên xương sườn số 3 và cắt với đường tiếp giáp giữa da lưng và da
ngực
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 57
Tiết đoạn
thần kinh
Điểm Vùng Vị trí chọn khám cảm giác
D4
Cực trên Lưng Bờ trên của gai sau đốt sống L4, đo ngang ra 1 cm
Giữa Ngực Nằm trên đường trung đòn và ở giữa khe liên sườn ngực 4-5
Cực dưới Ngực
Điểm nằm ở bờ trên xương sườn số 4 và cắt với đường tiếp giáp giữa da lưng và da
ngực (ngang vú)
D5
Cực trên Lưng Bờ trên của gai sau đốt sống L5, đo ngang ra 1 cm
Giữa Ngực Nằm trên đường trung đòn và ở giữa khe liên sườn ngực 5-6
Cực dưới Ngực
Điểm nằm ở bờ trên xương sườn số 5 và cắt với đường tiếp giáp giữa da lưng và da
ngực
D6
Cực trên Lưng Bờ trên của gai sau đốt sống L6, đo ngang ra 1 cm
Giữa Ngực Nằm trên đường trung đòn và ở giữa khe liên sườn ngực 6-7
Cực dưới Ngực
Điểm nằm ở bờ trên xương sườn số 6 và cắt với đường tiếp giáp giữa da lưng và da
ngực
D7
Cực trên Lưng Bờ trên của gai sau đốt sống L7, đo ngang ra 1 cm
Giữa Ngực Nằm trên đường trung đòn và ở giữa khe liên sườn ngực 7-8
Cực dưới Ngực
Điểm nằm ở bờ trên xương sườn số 7 và cắt với đường tiếp giáp giữa da lưng và da
ngực
D8
Cực trên Lưng Bờ trên của gai sau đốt sống L8, đo ngang ra 1 cm
Giữa bụng Hõm ức bụng, đo ngang ra 1 cm
Cực dưới Bụng
Điểm nằm ở bờ trên xương sườn số 8 và cắt với đường tiếp giáp giữa da lưng và da
ngực
D9
Cực trên Lưng Bờ trên của gai sau đốt sống L9, đo ngang ra 1 cm
Giữa Bụng Trung điểm của hõm ức bụng và rốn, đo ngang ra 1 cm
Cực dưới Bụng
Điểm nằm ở bờ trên xương sườn số 9 và cắt với đường tiếp giáp giữa da lưng và da
ngực
D10
Cực trên Lưng Bờ trên của gai sau đốt sống L10, đo ngang ra 1 cm
Giữa Bụng Từ rốn đo ngang ra 1cm
Cực dưới Bụng
Điểm nằm ở bờ trên xương sườn số 10 và cắt với đường tiếp giáp giữa da lưng và da
ngực
D11
Cực trên Lưng Bờ trên của gai sau đốt sống L11, đo ngang ra 1 cm
Giữa Bụng Từ rốn đo xuống 5 cm, đo ngang ra 1 cm
Cực dưới Bụng Đỉnh cao nhất của mào chậu đo lên theo hướng nách và cách đỉnh mào chậu 3 cm
D12
Cực trên Lưng Bờ trên của gai sau đốt sống L12, đo ngang ra 1 cm
Giữa Bụng Từ rốn đo xuống 10 cm, đo ngang ra 1 cm
Cực dưới Bụng Đỉnh cao nhất của mào chậu
L1
Cực trên Lưng Bờ trên của gai sau đốt sống TL1, đo ngang ra 1 cm
Giữa Bẹn Chính giữa nếp bẹn
Cực dưới Bẹn Điểm giao nhau giữa nếp bẹn và đường thẳng phía trong đùi
L2
Cực trên Lưng Bờ trên của gai sau đốt sống TL2, đo ngang ra 1 cm
Giữa Đùi Điểm chính giữa mặt trước đùi
Cực dưới Đùi Nằm trên đường thẳng phía trong đùi và cách bộ phận sinh dục 15cm
L3
Cực trên Lưng Bờ trên của gai sau đốt sống TL3, đo ngang ra 1 cm
Giữa Đùi Từ gai chậu trước trên đo xuống 10cm
Cực dưới Cẳng chân Từ mắt cá trong đo lên theo hướng đầu trong xương chày và cách mắt cá trong 15 cm
L4
Cực trên Lưng Bờ trên của gai sau đốt sống TL4, đo ngang ra 1 cm
Giữa Chân Điểm cách gốc trong của móng chân cái 0,2cm
Cực dưới Chân Đầu mút phía trong ngón của chân cái
L5
Cực trên Lưng Bờ trên của gai sau đốt sống TL5, đo ngang ra 1 cm
Giữa Chân Điểm cách gốc ngoài của móng chân 3 là 0,2cm
Cực dưới chân Đầu mút phía ngoài của ngón chân cái
S1 Cực trên Mông Bờ trên của gai sau đốt sống S1, đo ngang ra 1 cm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 58
Tiết đoạn
thần kinh
Điểm Vùng Vị trí chọn khám cảm giác
Giữa Chân Đỉnh mắt cá ngoài chân
Cực dưới Chân Đầu mút của ngón chân út
S2
Cực trên Mông Bờ trên của gai sau đốt sống S2, đo ngang ra 1 cm
Giữa Mông Từ hậu môn đo ngang ra 12cm
Cực dưới Hội âm Điểm cao nhất của gốc dương vật, đo ngang ra 1 cm
S3
Cực trên Mông Bờ trên của gai sau đốt sống S3, đo ngang ra 1 cm
Giữa Mông Từ hậu môn đo ngang ra 8cm
Cực dưới Hội âm Điểm thấp nhất của bìu, đo ngang ra 1 cm
S4
Cực trên Mông Bờ trên của gai sau đốt sống S4, đo ngang ra 1 cm
Giữa Hội âm Từ hậu môn đo ngang ra 4cm
Cực dưới Không có
S5
Cực trên Mông Bờ trên của gai sau đốt sống S4 đo xuống 2 cm, đo ngang ra 1 cm
Giữa Hội âm Từ hậu môn đo ngang ra 2cm
Cực dưới Không có
Kỹ thuật châm tê
Xác định vị trí huyệt Hoa Đà Giáp tích từ
D1-D5 hai bên.
Châm sâu vào huyệt khoảng 3cm với góc
kim 900 để đạt cảm giác đắc khí (tê, tức, nặng,
mỏi, cảm giác kim vít lại trên bề mặt da).
Vị trí mắc điện cực: Cực dương và cực âm
mắc xen kẽ nhau với cực dương đầu tiên mắc ở
Huyệt Giáp tích D1-D2.
Thời gian lưu kim là 20 phút. Châm 1 lần lúc
tiến hành khảo sát.
Tiêu chí theo dõi - đánh giá
Ngưỡng đau: Lực đủ gây cảm giác đau, tính
bằng Newton.
Vùng cảm giác bình thường: ngưỡng đau
trước và sau châm tê thay đổi không có ý nghĩa
thống kê.
Vùng giảm cảm giác đau: Ngưỡng đau sau
châm tê tăng lên có ý nghĩa thống kê.
Vùng tăng cảm giác đau: Ngưỡng đau sau
châm tê giảm có ý nghĩa thống kê.
Vùng rìa: là vùng giảm cảm giác đau và tiếp
giáp với vùng cảm giác bình thường.
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu giá trị ngưỡng đau trước và sau
châm trình bày dạng giá trị trung bình ± SEM,
được xử lý bằng phép kiểm t đôi (Paired
Samples t-Tests) của phần mềm SPSS 16.0.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 59
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Hình 1. Sự thay đổi ngưỡng đau trước và sau châm tê ở điểm cực trên, * p<0,05.
Hình 2. Sự thay đổi ngưỡng đau trước và sau châm tê ở điểm cực giữa, * p<0,05
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 60
Hình 3. Sự thay đổi ngưỡng đau trước và sau châm tê ở điểm cực dưới, * p<0,05.
Nhận xét
Vùng bình thường không có thay đổi
ngưỡng đau trước và sau châm tê gồm vùng chi
phối bởi tiết đoạn thần kinh V1- V3, C2- C7, D9 -
D12, L1- L5, S1- S5.
Vùng tăng ngưỡng đau gồm vùng chi phối
bởi tiết đoạn thần kinh C8-D8 cả phía trước và
sau thân.
Mức tăng ngưỡng đau trong vùng chi phối
bởi tiết đoạn thần kinh C8-D8 với nhiều mức độ
khác nhau, trong đó tiết đoạn D4 tăng nhiều
nhất, mức tăng giảm dần về hai cực và vùng rìa,
vùng ranh giới giữa tăng ngưỡng đau và vùng
bình thường là tiết đoạn C8 và D8.
BÀN LUẬN
Vùng da huyệt Hoa Đà Giáp tích D1-D5
thuộc chi phối của tiết đoạn thần kinh D2-D6.
Vùng tăng ngưỡng đau gồm vùng da chi phối bởi
tiết đoạn thần kinh D2-D6 có thể được giải thích theo
lý thuyết về cơ chế giảm đau của châm cứu.
Điện châm gây sẽ kích thích sợi Aβ và một
phần sợi Adelta, theo cơ chế kiểm soát cổng có
thể gây ức chế dẫn truyền cảm giác đau tại tầng
tủy (3).
Điện châm tần số cao (100Hz) kích thích
dynorphin ở tủy sống, gây hoạt hóa thụ thể
kappa-opioid. Đường ức chế hướng xuống hệ
serotoninergic có thể là cơ chế quan trọng trong
giảm đau sau châm kim, kết hợp với các chất
gây nghiện (opiates) nội sinh (2, 5).
Vùng tăng ngưỡng đau gồm vùng da chi phối bởi
tiết đoạn thần kinh C8-D1 và D7-D8 có thể được giải
thích qua những cơ chế.
Hoy Ping Yee Chan cho rằng: châm Hoa Đà
giáp tích tạo ra nhiều tác dụng: lưu thông hệ
thống kinh mạch, điều hòa lưu thông khí huyết
cũng như tăng cường lưu thông máu tại chỗ và
cải thiện dinh dưỡng cho các mô xung quanh.(1)
Cùng một cơ, do nhiều sợi cơ hợp thành,
được phân bố bởi nhiều sợi trục vận động phát
sinh từ các rễ thần kinh tủy liền kề nhau. Vùng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 61
da huyệt Hoa Đà Giáp tích D1-D5 thuộc chi
phối của tiết đoạn thần kinh D2 - D6, do vậy khi
kích thích bằng châm kim, sẽ tác động đến
nhiều sợi cơ trong các cơ cạnh sống vốn chịu sự
chi phối của các neuron vận động đến từ những
khoanh tủy liên tiếp nhau, do vậy có sự lan
truyền tín hiệu lên trên đến C8-D1 và xuống
dưới đến D7-D8 (4).
Mức tăng ngưỡng đau trong vùng chi phối bởi
tiết đoạn thần kinh C8-D8 với nhiều mức độ khác
nhau, trong đó tiết đoạn D4 tăng nhiều nhất, mức
tăng giảm dần về hai cực và vùng rìa, vùng ranh
giới giữa tăng ngưỡng đau và vùng bình thường
là tiết đoạn C8 và D8 có thể được giải thích do
các vùng giải phẫu của dermatomes có khuynh
hướng trùng lấp lên nhau (4) nên có thể ở những
vùng có sự chồng lấp lên nhau của nhiều
khoanh da có ngưỡng đau tăng lên sau châm
kim thì sẽ có ngưỡng đau chung tăng hơn so với
những khoanh da ít có sự chồng lấp của các
khoanh da có ngưỡng đau tăng lên sau châm
kim hoặc do chồng lấp với các khoanh da có
ngưỡng đau không thay đổi.
KẾT LUẬN
Vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Hoa
Đà Giáp tích D1-D5 là vùng chi phối của tiết
đoạn thần kinh C8-D8.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chan HPY (2007), Acupuncture for stroke rehabilitation, Three
decades of information from china paravertebral point needling
blue poppy press, pp. 39-40.
2. Lin JG, Chen WL (2008), Acupuncture analgesia: a review of its
mechanisms of actions, Am J Chin Med., 36(4), pp. 635-45.
3. Phan Quan Chí Hiếu (1997), Hệ thống kiểm soát cảm giác đau &
châm cứu, trong Thần kinh sinh học & châm cứu, Đại học Y
Dược TP. HCM, tr. 15-20.
4. Waxman SG (2002), The Spinal Cord, In: Clinical
Neuroanatomy, The McGraw-Hill Companies, 25 th, pp. 98-100.
5. Zhao ZQ (2008), Neural mechanism underlying acupuncture
analgesia, Prog Neurobiol, 85(4), pp. 355-75.