Khảo sát xương vùng cằm trên phim sọ nghiêng

Vùng cằm rất đa dạng về hình thái và có ảnh hưởng đáng kể đến vẻ mặt; đồng thời phản ánh chiều hướng, mức độ phát triển chung của hàm dưới và chứa nhiều điểm tham chiếu trong chỉnh hình răng mặt. Mục tiêu: khảo sát kích thước xương vùng cằm, phân tích theo giới tính và hạng xương theo chiều trước sau. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 90 phim sọ nghiêng đạt chuẩn (45 nam và 45 nữ trong độ tuổi 18-25 ở 3 hạng xương) với các số đo góc và khoảng cách ở xương vùng cằm theo chiều trước sau và chiều dọc. Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS IBM (kiểm định t, post-hoc Tukey). Kết quả: chiều cao vùng cằm, bao gồm của xương ổ răng và xương nền, ở nam lớn hơn ở nữ ở hạng I và hạng III (p<0,05); trong khi ở hạng II, điều này thể hiện chủ yếu ở vùng giữa cằm B-Pog (p<0,01). Bề dày xương ổ răng vùng cổ răng ở nam chỉ cao hơn có ý nghĩa so với nữ ở hạng I và II (p<0,05); tuy nhiên ở hạng III, bề dày cằm và độ nhô cằm ở nam lớn hơn ở nữ một cách rõ rệt (p<0,01). Chiều cao xương ổ răng, độ nghiêng xương ổ răng so với mặt phẳng hàm dưới ở hạng III nhỏ hơn so với hạng II (p<0,01); ngược lại, độ cong lồi và nhô cằm ở hạng III lớn hơn ở hạng II (p<0,05). Kết luận: ở hạng I, sự khác biệt vùng cằm giữa hai giới chủ yếu theo chiều dọc trong khi ở hạng III, sự khác biệt còn theo chiều trước sau và chủ yếu ở phần xương nền tại vị trí có kích thước lớn nhất.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát xương vùng cằm trên phim sọ nghiêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 69 KHẢO SÁT XƯƠNG VÙNG CẰM TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG Phạm Lệ Quyên TÓM TẮT Vùng cằm rất đa dạng về hình thái và có ảnh hưởng đáng kể đến vẻ mặt; đồng thời phản ánh chiều hướng, mức độ phát triển chung của hàm dưới và chứa nhiều điểm tham chiếu trong chỉnh hình răng mặt. Mục tiêu: khảo sát kích thước xương vùng cằm, phân tích theo giới tính và hạng xương theo chiều trước sau. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 90 phim sọ nghiêng đạt chuẩn (45 nam và 45 nữ trong độ tuổi 18-25 ở 3 hạng xương) với các số đo góc và khoảng cách ở xương vùng cằm theo chiều trước sau và chiều dọc. Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS IBM (kiểm định t, post-hoc Tukey). Kết quả: chiều cao vùng cằm, bao gồm của xương ổ răng và xương nền, ở nam lớn hơn ở nữ ở hạng I và hạng III (p<0,05); trong khi ở hạng II, điều này thể hiện chủ yếu ở vùng giữa cằm B-Pog (p<0,01). Bề dày xương ổ răng vùng cổ răng ở nam chỉ cao hơn có ý nghĩa so với nữ ở hạng I và II (p<0,05); tuy nhiên ở hạng III, bề dày cằm và độ nhô cằm ở nam lớn hơn ở nữ một cách rõ rệt (p<0,01). Chiều cao xương ổ răng, độ nghiêng xương ổ răng so với mặt phẳng hàm dưới ở hạng III nhỏ hơn so với hạng II (p<0,01); ngược lại, độ cong lồi và nhô cằm ở hạng III lớn hơn ở hạng II (p<0,05). Kết luận: ở hạng I, sự khác biệt vùng cằm giữa hai giới chủ yếu theo chiều dọc trong khi ở hạng III, sự khác biệt còn theo chiều trước sau và chủ yếu ở phần xương nền tại vị trí có kích thước lớn nhất. Từ khóa: vùng cằm, phim sọ nghiêng. ABSTRACT MANDIBULAR SYMPHYSIS ON LATERAL CEPHALOGRAMS IN DIFFERENT ANTERO- POSTERIOR JAW RELATIONSHIPS Pham Le Quyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 69 - 74 The morphology of mandibular symphysis varies tremendously vvand has remarkable influence on the profile which is very critical in orthodontics. It also reflects the growth direction and potential of the mandible. Objectives: the objectives of this study were to determine the dimensions of the mandibular symphysis and their correlation to gender and anteroposterior jaw relationship. Materials and method: this cross sectional study was conducted on 90 standardized cephalograms (45 males and 45 females from 18 to 25 years of age, selected according to their anteroposterior jaw relationship). Vertical and anteroposterior measurements were collected and analyzed with SPSS IBM (t-test, post-hoc Tukey test). Results: the alveolar and symphyseal heights were greater in males than in females with skeletal class I and class III (p<0.05); however, in class II cases, only B-Pog was significantly different (p<0.01). Alverolar bone width at cervical level was greater in males than in females with class I and class II (p<0.05); whereas the total symphyseal thickness and anterior prominence of the mandibular symphysis were greater in males with class III (p<0.01). Alveolar height and inclination to the mandibular plane in class III were significantly less than in class II (p<0.01); while the convexity and anterior prominence of the mandibular symphysis were greater in class III (p<0.05). * Bộ môn Chỉnh hình răng mặt- Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: BS CKI Phạm Lệ Quyên ĐT:0903716159 Email: plquyen@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 70 Conclusion: in skeletal class I, the vertical dimensions of the mandibular symphysis were significantly different between genders whereas in class III, the difference was also anteroposterior, especially in the skeletal part. Keywords: mandibular symphysis, lateral cephalogram, anteroposterior jaw relationship. MỞ ĐẦU Vùng cằm giữ một vai trò quan trọng đối với thẩm mỹ tầng mặt dưới nói riêng và toàn bộ mặt nói chung. Độ nhô và hình dạng vùng cằm chịu ảnh hưởng của di truyền và các yếu tố môi trường và có thể thay đổi dưới tác động của hệ thống cơ bám, do đó có thể góp phần dự đoán chiều hướng và tiềm năng tăng trưởng của hàm dưới(3,7). Trong điều trị chỉnh hình răng mặt, nhiều điểm tham chiếu ở xương và phần mềm vùng cằm cần được đánh giá trên phim sọ nghiêng. Độ nhô cằm cùng với sự nghiêng trục bù trừ của răng cửa dưới đặc biệt quan trọng đối với những trường hợp chỉnh nha “ngụy trang” để đảm bảo sự vững ổn của răng cửa dưới và những trường hợp phẫu thuật chỉnh hàm kết hợp với phẫu thuật tạo hình vùng cằm(2). Phần mô mềm vùng cằm (bề dày, chiều dài, trương lực cơ) có thể phù hợp hoặc không nhất quán với cấu trúc xương bên dưới, nhưng lại có ảnh hưởng đến thẩm mỹ mặt, góp phần quyết định kế hoạch điều trị toàn diện(8). Hình thái vùng cằm có liên quan đến hình thái mặt và thường quan sát thấy vùng cằm kém phát triển ở bệnh nhân có dạng mặt dài và phát triển nhiều ra trước ở dạng mặt ngắn. Mối liên quan giữa vùng cằm với các sai hình xương cũng được đề cập nhưng chưa được xác định rõ. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa hình thái vùng cằm với hướng phát triển của xương hàm dưới (Bjork 1969)(3), với hạng xương theo chiều trước sau (Al-Khateeb 2014)(1) và chủ yếu trong hạng III cắn ngược hoặc cắn hở (Chung 2008)(5); sự thay đổi hình thái vùng cằm theo tuổi ở hai giới ở giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì (Rosenstein 1964, Buschang 1992)(4,9), vị trí của răng cửa dưới trong vùng cằm (Berlanga 2013)(2). Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề hình thái, kích thước của xương vùng cằm cũng như bề dày mô mềm vùng này trên phim sọ nghiêng chưa được chú ý nhiều. Do đó đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát xương vùng cằm trên phim sọ nghiêng xương trên một mẫu dân số người Việt Nam ở độ tuổi 18-25. Phần đầu của nghiên cứu trình bày các kích thước xương vùng cằm phân tích theo giới tính và hạng xương theo chiều trước sau. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 90 phim sọ nghiêng của 45 nam và 45 nữ từ 18 đến 25 tuổi (trung bình là 21,29 tuổi), sức khỏe toàn thân bình thường, không có dị tật bẩm sinh xương vùng sọ mặt, không thiếu răng trước dưới(6), chưa điều trị chỉnh hình răng mặt hoặc phẫu thuật chỉnh xương hàm, không có tiền sử chấn thương hay thủ thuật can thiệp ở vùng cằm. Phim sọ nghiêng được thu thập tại phòng khám chỉnh hình răng mặt tư nhân theo tiêu chí: đối tượng phù hợp điều kiện chọn mẫu, phim sọ nghiêng chụp kỹ thuật số tại một phòng X- quang duy nhất, do một kỹ thuật viên duy nhất chụp theo quy chuẩn, đầu được định vị theo máy chụp (Sirona Orthophos XG5, phần mềm xử lý Sidexis). Phim được lựa chọn theo hạng xương với 15 phim cho mỗi hạng xương ở mỗi giới (Hạng I: 2o ≤ ANB ≤ 4o; hạng II: ANB > 4o; hạng III: ANB < 2o)(1). Phim được vẽ nét và đo bởi một người duy nhất là bác sĩ chỉnh hình răng mặt được định chuẩn và giá trị thực được tính để bù trừ cho độ phóng đại tương ứng của phim. Các điểm chuẩn xương vùng cằm(1,5): + B: điểm sau nhất trên đường viền phía ngoài vùng cằm giữa nhô cằm và mào xương ổ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 71 + Pog: điểm trước nhất của cằm trên đường giữa. + Gn: điểm trước nhất và dưới nhất của cằm trên đường giữa. + Id: điểm trên nhất và trước nhất của xương ổ răng hàm dưới mặt ngoài, nằm giữa răng cửa giữa dưới (điểm xương ổ răng mặt ngoài). + Idl: điểm xương ổ răng mặt lưỡi. + PAP: điểm dưới nhất và sau nhất ở bờ trước cành lên xương hàm dưới. + Inf Go: điểm nằm ở bờ dưới xương hàm dưới, nối giữa phần lồi góc hàm và phần khuyết trước góc hàm. + RBS: giao điểm giữa đường viền ống thần kinh răng dưới với đường nối PAP và Inf Go. + Bl: giao điểm giữa đường nối RBS và B với đường viền mặt lưỡi của cằm. + B’: giao điểm giữa đường viền phía lưỡi của cằm và đường vuông góc từ B đến đoạn thẳng nối malv và Me. + B1: giao điểm giữa đường vuông góc từ B đến tiếp tuyến với đường viền phía lưỡi của cằm tại điểm có khoảng cách nhỏ nhất với B. + malv: điểm giữa vùng xương ổ răng, trung điểm của Id – Idl. + saj: điểm nối xương ổ và xương nền vùng cằm, trung điểm của B – Bl. + Pgl: pogonion mặt lưỡi, điểm nhô nhất trên đường viền phía lưỡi của cằm, tại khoảng cách lớn nhất với đoạn nối saj và Me. Các điểm chuẩn mô mềm: Pog’, Gn’, Me’. + Pog’: pogonion mô mềm. + Gn’: gnathion mô mềm. + Me’: menton mô mềm. Ý nghĩa của các số đo: Góc + B-B1-Gn: góc phản ánh gián tiếp kích thước dọc của cằm. Hình 1. Các điểm chuẩn xương và số đo (Chung 2008)(5) + B-Pog-Me: độ cong lồi của cằm. + Id-B-Pog: độ cong lõm của cằm. + Id-B/Md: phản ánh độ nghiêng của phần xương ổ răng hàm dưới so với mặt phẳng hàm dưới. + B-Pog/Md: phản ánh độ nghiêng của phần xương nền vùng cằm so với mặt phẳng hàm dưới. Khoảng cách: + malv-saj: chiều cao xương ổ. + saj-Me: chiều cao xương nền vùng cằm. + malv-Me: chiều cao vùng cằm toàn bộ. + Id-Idl: bề dày xương ổ vùng cổ rang. + B-Bl: bề dày nền xương ổ. + B-B’: bề dày cằm tại điểm B + Pog-Pgl: bề dày cằm tại pogonion. + Bề dày cằm toàn bộ: tổng khoảng cách từ Pog và Pgl đến saj-Me. Để kiểm tra độ tin cậy của phương pháp, 10 phim được chọn ngẫu nhiên để đo lại lần thứ hai cách lần đo thứ nhất 30 ngày, sau đó tính tương quan nội hạng Pearson. Hệ số tương quan Pearson nội hạng giữa các số đo của 2 lần đo là r = 0,95 - 0,99 đảm bảo độ tin cậy của phương pháp đo đạc. Xử lý thống kê mô tả và suy lý (kiểm định Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 72 t, ANOVA, post-hoc Tukey) bằng phần mềm SPSS IBM. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Bề dày xương ổ tại nền xương không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ trong từng hạng xương và giữa các hạng xương (p > 0,05). Bề dày xương ổ tại vùng cổ răng ở nam cao hơn ở nữ có ý nghĩa thống kê ở hạng I (p = 0,003) và hạng II xương (p = 0,012). Điều này cho thấy mức độ di chuyển cho phép của chân răng theo chiều ngoài trong có thể giống nhau giữa nam và nữ ở các hạng xương nhưng mức độ di chuyển của thân răng theo chiều ngoài trong ở nam có thể nhiều hơn ở nữ hạng I và hạng II. Bề dày xương ổ ở nhóm hạng I trong nghiên cứu của Chung 2008(5) tương tự giá trị ở nữ hạng I trong nghiên cứu này. Bảng 1. Kích thước vùng xương ổ răng trước dưới theo chiều ngoài trong (đơn vị đo: mm) B - B' B – Bl Id – Idl TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC Hạng I Nữ 9,47 1,55 9,53 1,60 6,87 0,99 Nam 9,33 2,06 9,33 2,16 7,87 0,64 Chung 9,40 1,79 9,43 1,87 7,37 0,96 Hạng II Nữ 8,80 1,86 8,8 1,86 6,80 0,41 Nam 9,07 1,83 9,20 1,82 7,47 0,83 Chung 8,93 1,82 9,00 1,82 7,13 0,73 Hạng III Nữ 8,00 2,14 8,13 2,03 6,93 1,10 Nam 9,33 1,59 9,20 1,42 7,20 0,78 Chung 8,67 1,97 8,67 1,81 7,07 0,94 Bảng 2. Kích thước vùng xương nền của cằm theo chiều trước sau (đơn vị đo: mm) Pog-Pgl Pgl to saj-Me Pog to saj-Me Dày cằm Pog to B-Me TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC Hạng I Nữ 15,53 1,46 8,93 0,96 5,60 1,18 14,53 1,36 4,01 0,93 Nam 15,53 1,77 9,27 1,83 6,00 1,20 15,27 2,02 4,07 0,8 Chung 15,53 1,59 9,10 1,45 5,80 1,19 14,9 1,73 4,04 0,85 Hạng II Nữ 13,87 2,48 8,60 1,68 5,07 1,39 13,53 2,33 3,60 0,91 Nam 15,60 1,77 9,13 1,36 5,60 1,18 14,73 1,67 3,93 0,88 Chung 14,73 2,29 8,87 1,53 5,33 1,3 14,13 2,08 3,77 0,9 Hạng III Nữ 14,07 1,75 8,53 1,19 5,27 0,88 13,87 1,51 3,80 0,68 Nam 16,80 2,86 9,27 1,94 6,53 1,19 15,87 2,39 5,00 1,41 Chung 15,43 2,71 8,90 1,63 5,90 1,21 14,87 2,21 4,40 1,25 Bề dày cằm tại pogonion ở nam lớn hơn có ý nghĩa so với nữ ở hạng II (p = 0,036) và hạng III (p = 0,004). Như vậy, hình dạng cằm của nam và nữ có thể hơi khác nhau ở hai hạng xương này, nhất là ở hạng III khi bề dày cằm toàn bộ cũng có sự khác biệt (p = 0,01). Sự khác biệt có thể ở vùng nhô cằm do các số đo Pog to saj-Me, Pog to B-Me ở nam hạng III đều lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với nữ (p<0,01). Độ nhô cằm chung cho hai giới có sự khác biệt giữa hạng II và hạng III, hạng III nhô nhiều hơn hạng II (p<0,05). Độ nhô cằm trong nghiên cứu này (thấp nhất là 3,77mm, ở hạng II xương) lớn hơn khá nhiều so với nghiên cứu của Al-Khateeb 2014 (cao nhất là 2,84mm, ở hạng III xương)(1). Bảng 3. Kích thước cằm theo chiều dọc (đơn vị đo: mm) Id – B B – Pog Pog – Me Id - Me malv-Saj Saj-Me malv-Me TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC Hạng I Nữ 9,47 1,30 13,27 2,05 9,67 1,76 31,33 2,02 10,73 1,53 22,27 1,75 31,93 2,22 Nam 11,87 2,03 15,53 2,30 11,33 1,63 36,93 3,77 12,53 2,39 25,40 3,72 37,00 3,61 Chung 10,67 2,07 14,40 2,43 10,5 1,87 34,13 4,12 11,63 2,17 23,83 3,27 34,47 3,91 Hạng II Nữ 10,80 1,42 13,93 2,40 10,07 1,03 33,13 3,31 11,93 1,49 23,27 1,87 33,87 2,64 Nam 11,73 1,98 16,60 1,92 10,33 1,54 36,73 3,22 12,60 1,99 25,47 3,91 37,33 2,97 Chung 11,27 1,76 15,27 2,53 10,2 1,30 34,93 3,70 12,27 1,76 24,37 3,21 35,60 3,28 Hạng III Nữ 9,80 1,21 14,20 2,24 10,07 1,44 32,53 2,53 9,87 1,06 23,40 1,40 32,80 2,27 Nam 11,33 1,18 16,27 2,89 11,47 2,20 36,13 3,89 11,53 1,41 24,87 4,81 36,73 4,10 Chung 10,57 1,41 15,23 2,75 10,77 1,96 34,33 3,71 10,70 1,49 24,13 3,56 34,77 3,82 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 73 Bề dày cằm toàn bộ ở đối tượng cắn ngược trong nghiên cứu của Chung 2008(5) tương tự giá trị ở nam hạng III trong nghiên cứu này. Ở hạng I và hạng III, tất cả các kích thước cằm theo chiều dọc ở nam đều lớn hơn ở nữ có ý nghĩa (p < 0,05) trừ saj-Me ở hạng III không có sự khác biệt giữa nam và nữ (p > 0,05).Tuy nhiên, ở hạng II, chỉ có B-Pog, Id-Me và malv-Me có sự khác biệt đáng kể (p < 0,01). Như vậy, chiều cao vùng cằm giữa nam và nữ hạng II có thể khác biệt chủ yếu tại vùng giữa của cằm, khoảng cách từ điểm sâu nhất đến điểm lồi nhất trên đường viền mặt ngoài của cằm. Kích thước cằm theo chiều dọc ở nhóm hạng I trong nghiên cứu của Chung 2008(5) tương tự với nam hạng I và II trong nghiên cứu này. Nhóm hạng I của nghiên cứu này cũng có chiều cao xương ổ, chiều cao xương nền vùng cằm tương tự với nhóm hạng I của nghiên cứu của Al-Khateeb 2014(1); tuy nhiên, chiều cao cằm toàn bộ ở nghiên cứu này lớn hơn (Id-Me thấp nhất ở nhóm hạng I, trung bình là 34,13mm; trong nghiên cứu của Al-Khateeb 2014, Id-Me cao nhất ở nhóm hạng III, trung bình là 33,98mm). Bảng 4. Chỉ số góc vùng cằm (đơn vị đo: o) B-B1-Gn B-Pog-Me Id-B-Pog Id-B/Md B-Pog/Md TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC Hạng I Nữ 46,47 4,81 142,53 8,41 147,00 7,45 98,13 8,73 65,47 6,56 Nam 50,80 4,80 143,27 7,23 145,73 7,23 97,60 7,43 64,07 7,76 Chung 48,63 5,21 142,9 7,71 146,37 7,24 97,87 7,97 64,77 7,09 Hạng II Nữ 47,13 9,06 146,8 9,92 146,27 7,27 100,93 6,25 66,20 6,71 Nam 48,87 6,99 142,8 7,99 145,6 6,02 100,33 7,89 65,47 5,51 Chung 48,00 8,00 144,8 9,08 145,93 6,57 100,63 7,00 65,83 6,05 Hạng III Nữ 50,80 6,14 141,8 7,34 151,47 8,38 90,67 7,51 62,47 7,26 Nam 49,47 7,58 136,4 9,54 148,27 7,18 92,53 6,83 61,47 7,15 Chung 50,13 6,81 139,1 8,80 147,39 7,84 91,60 7,12 61,97 7,10 Góc B-B1-Gn ở nam hạng I lớn hơn có ý nghĩa so với nữ (p = 0,02). Góc độ này không có sự khác biệt giữa hai giới ở hạng II và hạng III (p > 0,05). Độ lồi cằm, độ lõm cằm, độ nghiêng của xương ổ răng và xương nền vùng cằm so với mặt phẳng hàm dưới không có sự khác biệt giữa nam và nữ ở cả ba hạng xương (p > 0,05). Kết quả phân tích Tukey cho thấy góc SNB có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hạng I và hạng II (p = 0,032), giữa hạng II và hạng III (p < 0,01). Như vậy, hàm trên tương đối ổn định và sự khác biệt chủ yếu ở hàm dưới với SNB lần lượt là 79,77 ± 3,75 ở hạng I; 77,3 ± 4,22 ở hạng II và 81,9 ± 3,16 ở hạng III. Hơn nữa, GoGn-SN của nhóm hạng II và hạng III trong nghiên cứu này cũng khác nhau có ý nghĩa thống kê (với góc GoGn- SN lần lượt là 34,6 ± 8,58 và 30 ± 5,72; p=0,038). Các chỉ số độ cong lồi cằm B-Pog-Me, độ nghiêng của xương ổ răng dưới so với mặt phẳng hàm dưới Id-B/Md và chiều cao xương ổ malv-saj có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hạng II và hạng III (p<0,05). Trong đó, cằm ít cong lồi nhất ở hạng II (B-Pog-Me=144,8 ± 9,08) và cong lồi nhất ở hạng III (B-Pog-Me=139,1 ± 8,8). Xương ổ răng nghiêng ra ngoài nhiều nhất ở hạng II với Id-B/Md=100,63 ± 7 và ít nhất ở hạng III với Id- B/Md=91,6 ± 7,12; độ nghiêng trung bình ở hạng I với Id-B/Md là 97,87 ± 8. Xương ổ răng cao nhất ở hạng II và thấp nhất ở hạng III với malv-saj lần lượt là 12,27 ± 1,76 và 10,7 ± 1,49. Các số đo này có thể có liên quan hay không với sự khác biệt về dạng mặt, cần được phân tích sâu thêm. KẾT LUẬN Các kết quả khảo sát về hình thái vùng cằm phân tích theo giới tính và hạng xương trên mẫu dân số người Việt Nam trưởng thành trẻ cho phép nhận xét: Giữa nam và nữ: sự khác biệt bề dày xương ổ vùng cổ răng chỉ có ý nghĩa ở hạng I và hạng II; sự khác biệt vùng cằm chủ yếu theo chiều dọc ở Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 74 hạng I, trong khi ở hạng III, sự khác biệt này vừa theo chiều dọc vừa theo chiều trước sau và chủ yếu ở phần xương nền tại vùng dày nhất. Giữa các hạng xương: bề dày xương ổ răng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê; chiều cao xương ổ răng, độ nghiêng xương ổ răng so với mặt phẳng hàm dưới ở hạng III nhỏ hơn so với hạng II; độ cong lồi và nhô cằm ở hạng III lớn hơn ở hạng II. Cần phân tích thêm mối liên hệ giữa vùng cằm với các dạng mặt theo chiều dọc và mối tương quan của mô cứng và phần mềm vùng này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Al-Khateeb S.N, Al-Maaitah E.F, Abu AlHaija E.S, Badran S.A. Mandibular symphysis morphology and dimensions in different anteroposterior jaw relationships. Angle Orthod 2014;84: 304-9. 2. Berlanga N.M, Perez J.L, Mir C.F, Puigdollers A. Lower incisor dentoalveolar compensation and symphysis dimensions among class I and III malocclusion patients with different facial vertical skeletal patterns. Angle Orthod 2013;83:948-55. 3. Björk A, Skieller V. Normal and abnormal growth of the mandible. A systhesis of longitudinal cephalometric implant studies over a period of 25 years. Eur J Orthod 1983;5(1):1-46. 4. Buschang P.H, Julien K, Sachdeva R, Demirjian A. Childhood and pubertal growth changes of the human symphysis. Angle Orthod 1992;62:203-10. 5. Chung C.J, Jung S, Baik H.S. Morphological characteristics of the symphyseal region in adult skeletal class III crossbite and openbite malocclusions. Angle Orthod 2008;78:38-43. 6. Endo T, Ozoe R, Kojima K, Shimooka S. Congenitally missing mandibular incisors and mandibular symphysis morphology. Angle Orthod 2007;77:1079-84. 7. Haskell B. The human chin and its relationship to mandibular morphology. Angle Orthod 1979;49:153-66. 8. Nanda R.S, Meng H, Kapila S, Goorhuis J. Growth changes in soft tissue facial profile. Angle Orthod 1990;60: 177-90. 9. Rosenstein S.W. A longitudinal study of anteroposterior growth of the mandibular symphysis. Angle Orthod 1964;34:177-90. Ngày nhận bài báo: 03/02/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/03/2015 Người phản biện: PGS-TS Ngô Thị Quỳnh Lan Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015
Tài liệu liên quan